[2025] Thi thử TN sở GDĐT Vĩnh Phúc (Lần 3 – Đề 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Mã đề: 099

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1C 2D 3C 4A 5C 6D 7D 8A 9D
10C 11D 12A 13A 14D 15C 16D 17A 18B
19 20 21 22 23 24 25
(a) S Đ Đ S 8 1 5,12
(b) Đ S S Đ 26 27 28
(c) S S Đ S 23 2,13 48,3
(d) S Đ Đ S

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

(Xem giải) Câu 1. Gang, thép (là hợp kim của sắt và carbon) bị ăn mòn điện hóa khi để trong không khí ẩm. Khi đó, ở anode đã xảy ra quá trình nào sau đây?

A. Oxi hóa carbon.       B. Khử nước.       C. Oxi hóa sắt.       D. Khử oxygen.

(Xem giải) Câu 2. Các ion kim loại kiềm có thể được nhận biết bằng màu ngọn lửa. Ion K+ cho ngọn lửa có màu nào sau đây?

A. Màu xanh lam.       B. Màu vàng.       C. Màu đỏ tía.       D. Màu tím.

(Xem giải) Câu 3. Glucose không tham gia phản ứng nào sau đây?

A. Lên men.       B. Hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

C. Thủy phân.       D. Làm mất màu nước bromine.

(Xem giải) Câu 4. Chỉ số octane là một đại lượng qui ước để đặc trưng cho khả năng chống kích nổ của nhiên liệu. Chỉ số octane càng cao thì khả năng chịu nén của nhiên liệu trước khi phát nổ càng lớn. Cho bảng chỉ số octane của một số loại xăng sau đây:

Xăng RON 92 E5 RON 92 E10 RON 92
Chỉ số octane 92 92,8 93,7

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Việc pha thêm ethanol vào xăng giúp làm tăng chỉ số octane của nhiên liệu.

B. Trong các loại xăng trên, RON 92 có khả năng chống kích nổ cao nhất.

C. Xăng có chỉ số octane càng cao thì càng dễ cháy.

D. Xăng E10 RON 92 và E5 RON 92 có khả năng chống kích nổ như nhau.

(Xem giải) Câu 5. X, Y, Z, T là bốn nguyên tố khác nhau trong số các kim loại Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13), K (Z = 19) (không theo thứ tự). Cho biết bán kính nguyên tử của các kim loại trên như sau:

Kim loại X Y Z T
Bán kính nguyên tử (nm) 0,160 0,143 0,227 0,186

Dựa vào xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử trong bảng tuần hoàn, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Z là Al.       B. Y là Mg.       C. T là Na.       D. X là K.

(Xem giải) Câu 6. Khi nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch chứa protein và CuSO4, thấy có màu tím xuất hiện. Nguyên nhân của hiện tượng này là

A. do protein bị thủy phân tạo amino acid có màu tím.

B. do sự tạo thành kết tủa Cu(OH)2 có màu tím.

C. do ion Cu2+ khử protein tạo thành hợp chất có màu tím.

D. do phản ứng của protein và Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo thành phức chất có màu tím.

(Xem giải) Câu 7. Ở điều kiện thích hợp, hydrocarbon nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polymer?

A. C6H5CH=CH2.       B. CH3CH=CH2.       C. CH2=CH2.       D. CH3CH3.

(Xem giải) Câu 8. Sulfuric acid là hóa chất có tầm quan trọng bậc nhất trong công nghiệp. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. H2SO4 đặc có khả năng hòa tan tất cả các kim loại, kể cả Au và Pt.

B. Khi pha loãng dung dịch H2SO4 đặc cần phải rót từ từ dung dịch acid vào nước và khuấy đều.

C. H2SO4 đặc có tính acid mạnh, háo nước và khó bay hơi.

Bạn đã xem chưa:  [2025] Thi thử TN chuyên Gia Định - TP Hồ Chí Minh

D. Nguyên tử sulfur trong H2SO4 có số oxi hóa là +6.

(Xem giải) Câu 9. Cho các cặp oxi hóa khử và thế điện cực chuẩn như sau:

Cặp oxi hóa-khử Zn2+/Zn Fe2+/Fe Cu2+/Cu Fe3+/Fe2+
E°(V) -0,76 -0,44 +0,34 +0,77

Ở điều kiện thích hợp, cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng?

A. Fe + dung dịch FeCl3.       B. Cu + dung dịch FeCl3.

C. Zn + dung dịch CuSO4.       D. Fe + dung dịch ZnSO4.

(Xem giải) Câu 10. Để điều chế 10,8 kg Al bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3 với hiệu suất phản ứng đạt 80% thì khối lượng Al2O3 cần dùng là m kg. Giá trị của m là

A. 81,6.       B. 20,4.       C. 25,5.       D. 102.

(Xem giải) Câu 11. Amine nào sau đây là một amine bậc ba?

A. C6H5NHCH3.       B. CH3NHCH2CH3.       C. CH3CH2NH2.       D. (CH3)3N.

(Xem giải) Câu 12. Dung dịch amino acid nào sau đây làm quì tím đổi sang màu xanh?

A. Lysine.       B. Valine.       C. Alanine.       D. Glycine.

(Xem giải) Câu 13. Triolein có thể tham gia nhiều phản ứng hóa học khác nhau. Trong số các phản ứng sau của triolein, phản ứng nào là thuận nghịch?

A. Phản ứng thủy phân trong môi trường acid.       B. Phản ứng cộng bromine.

C. Phản ứng đốt cháy.       D. Phản ứng xà phòng hóa.

(Xem giải) Câu 14. Kim loại tungsten (W) được dùng làm dây tóc bóng đèn sợi đốt. Ứng dụng này dựa trên tính chất nào của kim loại W?

A. Độ cứng cao.       B. Khả năng dẫn điện tốt.

C. Tính dẻo cao.       D. Nhiệt độ nóng chảy cao.

(Xem giải) Câu 15. Phèn chua (KAl(SO4)2.12H2O) là một muối kép được sử dụng rộng rãi trong xử lí nước đục, thuộc da, sản xuất giấy và vải chống cháy. Sau lũ lụt, người dân thường xử lí nước từ các ao hồ bị đục để tạm thời phục vụ sinh hoạt. Họ cho một lượng vừa đủ phèn chua vào bể chứa nước, khuấy đều và để yên trong vài giờ. Sau quá trình xử lí, thu được lớp nước trong ở phía trên và lớp cặn lắng xuống đáy. Biết rằng trong môi trường nước, ion Al3+ bị thủy phân theo phương trình: Al3+ + 3H2O ⇋ Al(OH)3 + 3H+.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sử dụng phèn chua xử lí nước làm tăng pH của nước.
(b) Lớp cặn dưới đáy bể là kết tủa Al(OH)3 hấp phụ và cuốn theo các hạt chất bẩn lắng xuống.
(c) Nước sau khi xử lí chỉ chứa các ion K+, SO42-.
(d) Sau khi xử lí bằng phèn chua, nước thu được có thể sử dụng để uống ngay mà không cần xử lí thêm.
Số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 4.       C. 1.       D. 3.

(Xem giải) Câu 16. Một mẫu nước được xác định chứa đồng thời lượng lớn các ion Mg2+, Ca2+, HCO3-, SO42-. Mẫu nước đó thuộc loại nào sau đây?

A. Nước cứng tạm thời.       B. Nước cứng vĩnh cửu.

C. Nước mềm.       D. Nước cứng toàn phần.

(Xem giải) Câu 17. Ethyl propinonate là ester có mùi thơm của dứa chín. Công thức cấu tạo của ethyl propinonate là

A. C2H5COOC2H5.       B. CH3COOCH3.       C. CH3COOC2H5.       D. C2H5COOCH3.

(Xem giải) Câu 18. Vật liệu nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?

A. Tơ cellulose acetate.         B. Tơ olon.

C. Tơ tằm.       D. Tơ visco.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.

(Xem giải) Câu 19. Pin lithium-ion (Li-ion) là loại pin điện hóa được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính xách tay, xe điện,… Pin có cấu trúc gồm: anode (graphite, ký hiệu là C6); cathode (LiCoO2); dung dịch chất điện li chứa các muối của Li+. Trong quá trình hoạt động, ion lithium (Li+) di chuyển bên trong pin qua chất điện li, còn electron di chuyển bên ngoài pin qua mạch điện. Pin hoạt động như pin điện hóa khi phóng điện và như bình điện phân khi sạc điện. Phản ứng chung trong pin như sau:
LiC6(s) + CoO2(s) → LiCoO2(s) + C6(s)
a) Trong quá trình sạc điện, ion Li+ di chuyển từ cathode đến anode.
b) Trong quá trình phóng điện, electron di chuyển từ anode đến cathode thông qua mạch ngoài, tạo ra dòng điện cung cấp năng lượng cho thiết bị.
c) Một điện thoại thông minh sử dụng pin Li-ion dung lượng 5000 mAh, được thiết kế cho thời gian hoạt động tối đa 12 giờ mỗi lần sạc đầy. Sau 500 chu kì phóng – sạc, dung lượng pin giảm còn 80% so với ban đầu, khi đó thời gian sử dụng tối đa mỗi lần sạc đầy chỉ còn 10 giờ.
d) Nồng độ ion Li+ trong dung dịch chất điện li giảm dần.

Bạn đã xem chưa:  [2021] Khảo sát kiến thức - Sở GDĐT Vĩnh Phúc (Lần 1 - Đề 4)

(Xem giải) Câu 20. Potassium hexacyanidoferrate(II) (K4[Fe(CN)6]) là một phức chất quan trọng của iron, tồn tại ở dạng rắn, dễ tan trong nước tạo thành dung dịch màu vàng nhạt. Phức K4[Fe(CN)6] có thể tạo thành thông qua phản ứng có phương trình ion sau đây:
[Fe(H2O)6]2+(aq) + 6CN-(aq) → [Fe(CN)6]4-(aq) + 6H2O(l) (1)
màu lục nhạt                               màu vàng nhạt
a) Fe là một nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất.
b) Nguyên tử trung tâm trong phức K4[Fe(CN)6] là K+ và Fe2+.
c) Liên kết hóa học trong cầu nội của phức K4[Fe(CN)6] được hình thành nhờ sự cho cặp electron chưa liên kết của nguyên tử trung tâm vào orbital trống của 6 phối tử CN-.
d) Phản ứng (1) xảy ra quá trình thế phối tử của phức chất dẫn đến sự thay đổi màu sắc của phức chất.

(Xem giải) Câu 21. Poly(methyl methacrylate) (PMMA) là một loại polymer trong suốt, nhẹ, có độ bền cơ học cao và khả năng truyền sáng tốt, thường được sử dụng làm cửa sổ máy bay, biển quảng cáo, kính chắn gió và thiết bị y tế. Cấu trúc của PMMA như sau: [-CH2-C(CH3)(COOCH3)-]n
a) Polymer PMMA được dùng làm chất dẻo.
b) Polymer PMMA được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng từ methyl methacrylate.
c) Một mắt xích trong PMMA có phân tử khối là 100.
d) Biết hiệu suất phản ứng điều chế PMMA là 80%. Nếu sử dụng 1 tấn methyl methacrylate tinh khiết sẽ thu được 800 kg PMMA.

(Xem giải) Câu 22. Một nhóm học sinh thực hiện đề tài tách curcumin từ củ nghệ. Curcumin là hợp chất tạo màu vàng đặc trưng cho củ nghệ, được biết đến với tác dụng chống viêm, chống oxi hóa và có tiềm năng nghiên cứu ứng dụng trong điều trị ung thư, Alzheimer, bệnh tim mạch. Công thức cấu tạo của curcumin như sau:

Sau khi tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và tính chất vật lí của curcumin, nhóm học sinh đã đưa ra giả thuyết: “Curcumin tan tốt trong ethanol nhưng ít tan trong nước lạnh, nên có thể chiết bằng ethanol và kết tinh bằng nước để tách curcumin ra khỏi bột nghệ”. Để kiểm chứng giả thuyết, nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm theo qui trình:
• Bước 1: Cân 10 gam bột nghệ khô, cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt. Thêm 50 mL ethanol 90%, khuấy đều hoặc lắc mạnh trong 10–15 phút.
• Bước 2: Lọc bỏ bã, thu lấy dung dịch màu vàng (dịch chiết chứa curcumin).
• Bước 3: Đun cách thủy dịch chiết để loại bớt ethanol.
• Bước 4: Thêm nước lạnh vào phần dịch còn lại thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Lọc, rửa và làm khô kết tủa để thu được curcumin thô.
a) Trong bước 1 đã sử dụng phương pháp chiết lỏng – lỏng với dung môi chiết là ethanol 90%.
b) Kết quả thí nghiệm chứng minh giả thuyết ban đầu là đúng.
c) Số nguyên tử hydrogen trong phân tử curcumin là 14.
d) Có thể thay thế bước 3 và 4 bằng cách chưng cất dịch chiết để thu được curcumin.

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN trường Bình Giang - Hải Dương (Lần 1)

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.

(Xem giải) Câu 23. Một dung dịch KNO3 được pha chế bằng cách hòa tan hoàn toàn 40 gam muối vào 100 gam nước ở 80°C. Khi làm lạnh dung dịch xuống 20°C, có bao nhiêu gam KNO3 khan bị kết tinh? Biết độ tan của KNO3 ở 20°C là 32 gam trên 100 gam nước.

(Xem giải) Câu 24. Peptide X được tạo thành từ 1 gốc Gly, 2 gốc Ala và 1 gốc Val. Cho các phát biểu sau:
(1) X là một tripeptide.
(2) X có phân tử khối là 370.
(3) X hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu xanh lam.
(4) Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH thu được 3 muối khác nhau.
(5) X có 6 đồng phân cấu tạo.
Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(Xem giải) Câu 25. Thép là hợp kim của sắt, chứa dưới 2% carbon và một số nguyên tố khác như Cr, Mn, Si,… Một nhà máy sản xuất thép (chứa 98,5% khối lượng sắt) bằng cách khử Fe2O3 trong quặng hematite bằng khí CO trong lò cao. Biết hiệu suất toàn bộ quá trình sản xuất thép là 80%. Quặng hematite dùng để luyện kim chứa 90% Fe2O3; phần còn lại là tạp chất không chứa sắt và không tham gia vào thép thành phẩm. Từ 10 tấn quặng hematite, nhà máy có thể sản xuất được tối đa bao nhiêu tấn thép thành phẩm (Kết quả làm tròn đến hàng phần trăm)?

(Xem giải) Câu 26. Tinh bột là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp, y tế và là nguồn lương thực quý giá đối với động vật. Một đoạn mạch của phân tử tinh bột có cấu trúc như sau:

Cho các phát biểu sau:
(1) Đoạn mạch trên là một phần của phân tử amylose.
(2) Trong đoạn mạch có đồng thời liên kết α-1,4-glycoside và α-1,6-glycoside.
(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
(4) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được hỗn hợp glucose và fructose.
(5) Phân tử tinh bột còn 3 nhóm -OH tự do chưa tham gia liên kết.
Liệt kê các phát biểu đúng theo thứ tự tăng dần (Ví dụ 123; 12345, …).

(Xem giải) Câu 27. Một nhà máy sử dụng tinh bột sắn để sản xuất nhựa phân hủy sinh học chứa poly(lactic acid) (PLA) theo qui trình sau:
(1) Thủy phân tinh bột: (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
(2) Lên men lactic: C6H12O6 (vi khuẩn lactic) → 2CH3CHOHCOOH
(3) Trùng ngưng tạo PLA: nCH3CHOHCOOH (t°, xt) → (-OCH(CH3)CO-)n + nH2O
PLA được phối trộn với phụ gia theo tỉ lệ khối lượng 9 : 1 để thu được nhựa phân hủy sinh học. Biết hiệu suất phản ứng thủy phân, lên men và trùng ngưng lần lượt là 95%, 90% và 80%. Để sản xuất 1,44 tấn nhựa phân hủy sinh học, nhà máy cần tối thiểu bao nhiêu tấn tinh bột sắn (Kết quả làm tròn đến hàng phần trăm)?

(Xem giải) Câu 28. Để xác định hàm lượng FeCO3 trong một mẫu quặng (chứa FeCO3 và các tạp chất trơ), người ta hòa tan 0,72 gam mẫu quặng đó trong dung dịch H2SO4 loãng dư. Lấy toàn bộ dung dịch thu được đem chuẩn độ, cần vừa đủ 30,0 mL dung dịch KMnO4 0,02 M. Tính phần trăm khối lượng của FeCO3 trong mẫu quặng (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười)?

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!