[2025] Thi thử TN trường An Nghĩa – TP Hồ Chí Minh
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Mã đề: 135
⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:
1C | 2D | 3A | 4C | 5C | 6B | 7B | 8C | 9C |
10A | 11A | 12B | 13D | 14B | 15A | 16D | 17A | 18B |
19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | |
(a) | Đ | Đ | Đ | Đ | 2,02 | 91,1 | 2134 |
(b) | S | S | S | Đ | 26 | 27 | 28 |
(c) | S | S | Đ | S | 6 | 3 | 75 |
(d) | Đ | Đ | S | Đ |
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
(Xem giải) Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Các chất béo không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
B. Các chất béo bị thủy phân không hoàn toàn trong môi trường acid.
C. Chất béo là đồng đẳng với dầu, mỡ dùng để bôi trơn động cơ.
D. Phân tử chất béo chứa nhiều gốc acid béo no thì chất béo đó thường ở trạng thể rắn.
(Xem giải) Câu 2. Cho sơ đồ chuyền hóa:
Biết: X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác BaCO3; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. CO2, BaCl2. B. NaHCO3, BaCl2.
C. NaHCO3, Ba(OH)2. D. Ba(HCO3)2, Ba(OH)2.
(Xem giải) Câu 3. Nước Javel là sản phẩm của quá trình
A. điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn giữa hai điện cực.
B. điện phân dung dịch NaOH không có màng ngăn.
C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn giữa hai điện cực.
D. sục khí chlorine vào vôi sữa.
(Xem giải) Câu 4. Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân trong môi trường acid?
A. Cellulose. B. Tinh bột. C. Glucose. D. Saccharose.
(Xem giải) Câu 5. Acid trong dạ dày giúp kích hoạt enzyme pepsin, hỗ trợ tiêu hóa protein và bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn có hại. Nếu trong dạ dày có pH = 2 thì nồng độ H+ bằng bao nhiêu?
A. 2. B. 10. C. 10^-2. D. 10².
(Xem giải) Câu 6. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về carbohydrate?
A. Cellulose không tan trong nước, nhưng tan tốt trong dung dịch Schweizer.
B. Tinh bột và cellulose là đồng phân cấu tạo của nhau.
C. Công thức phân tử glucose là C6H12O6.
D. Sợi bông là cellulose gần như tinh khiết.
(Xem giải) Câu 7. Kim loại nào sau đây tan trong nước ở điều kiện thường?
A. Fe. B. Na. C. Cu. D. Al.
(Xem giải) Câu 8. Chất nào sau đây là monosaccharide?
A. maltose. B. saccharose. C. glucose. D. cellulose.
(Xem giải) Câu 9. Lysine là một trong những amino acid thiết yếu đối với cơ thể con người. Với mỗi môi trường có giá trị pH bằng 5,6; 9,7; 12,0, coi lysine chỉ tồn tại ở dạng cho dưới đây:
Trong quá trình điện di, ion sẽ di chuyển về phía điện cực trái dấu với ion. Cho các nhận định sau về quá trình điện di của lysine:
(a) Với môi trường pH = 9,7 thì dạng (2) hầu như không dịch chuyển về các điện cực.
(b) Với môi trường pH = 5,6 thì dạng (1) di chuyển về phía cực âm.
(c) Với môi trường pH = 12,0 thì dạng (3) di chuyển về phía cực dương.
(d) Với môi trường pH = 9,7 thì dạng (2) di chuyển về phía cực âm.
Các nhận định đúng là
A. (a), (b), (d). B. (a), (c), (d).
C. (a), (b), (c). D. (b), (c), (d).
(Xem giải) Câu 10. Chất nào sau đây là amine bậc hai?
A. C2H5NHCH3. B. CH3CH2N(CH3)2. C. CH3CH2NH2. D. CH3NH2.
(Xem giải) Câu 11. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
• Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 mL dung dịch NaOH 40%.
• Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi rồi để nguội hỗn hợp.
• Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 mL dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(1) Sau bước 3, có lớp chất rắn màu trắng chứa muối sodium của acid béo nổi lên.
(2) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối sodium của acid béo ra khỏi hỗn hợp.
(3) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(4) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu nhớt thì hiện tượng sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(5) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glycerol.
(6) Sau bước 2, dung dịch trong cốc thủy tinh là đồng nhất.
(7) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch CaCl2 bão hòa.
Số phát biểu sai là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 12. Trong quá trình pin Galvani Cu – Ag hoạt động
A. Ở điện cực Ag xảy ra quá trình oxi hóa.
B. Dòng electron chuyển dời từ cực Cu sang Ag.
C. Khối lượng điện cực Ag giảm.
D. Điện cực Cu là cực cathode.
(Xem giải) Câu 13. Hiện tượng phú dưỡng là một biểu hiện của môi trường ao, hồ bị ô nhiễm do dư thừa các chất dinh dưỡng. Sự dư thừa dinh dưỡng chủ yếu do hàm lượng các ion nào sau đây vượt quá mức cho phép?
A. chloride, sulfate. B. calcium, magnesium.
C. sodium, potassium. D. nitrate, phosphate.
(Xem giải) Câu 14. Phương trình hoá học của phản ứng khi cho ethylene tác dụng với dung dịch Br2 là CH2=CH2 + Br2 → CH2Br–CH2Br. Cơ chế của phản ứng trên xảy ra như sau:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong giai đoạn đầu của phản ứng có sự hình thành liên kết σ.
B. Trong phân tử ethylene có 2 liên kết π.
C. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng cộng.
D. Trong giai đoạn đầu của phản ứng có sự phân cắt liên kết π.
(Xem giải) Câu 15. Sản xuất glucose trong công nghiệp, người ta thủy phân tinh bột với xúc tác enzyme hoặc HCl. Để sản xuất được 2 tấn glucose cần m tấn tinh bột. Giả sử hiệu suất của cả quá trình là 80%. Giá trị của m là
A. 2,25. B. 1,44. C. 4,25. D. 1,80.
(Xem giải) Câu 16. Poly(vinyl chloride) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH2=CH2. B. CH2=CH-CH3. C. CH3COOCH=CH2. D. CH2=CHCl.
(Xem giải) Câu 17. Tên gọi của ester CH3COOC2H5 là
A. ethyl acetate. B. ethyl formate. C. methyl acetate. D. methyl formate.
(Xem giải) Câu 18. Hợp chất nào sau đây chứa nhóm chức amino (-NH2)?
A. Benzen. B. Aniline. C. Acetic acid D. Glucose.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.
(Xem giải) Câu 19. Ethyl propionate là một hợp chất hữu cơ có mùi như mùi quả dứa, một số quả như quả kiwi và quả dâu tây tự nhiên có chứa ethyl propionate với một lượng nhỏ. Để điều chế ethyl propionate trong phòng thí nghiệm, một học sinh đã thực hiện các bước sau:
• Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 mL dung dịch ethyl alcohol và 2 mL propionic acid. Sau đó, lắc đều ống nghiệm, sau đó cho thêm từ 5 đến 10 giọt dung dịch sulfuric acid đặc vào.
• Bước 2: Lắc đều ống nghiệm trên rồi tiến hành đun cách thủy khoảng phút ở 65°C.
• Bước 3: Làm lạnh, sau đó cho thêm khoảng 2 mL dung dịch sodium chloride bão hòa vào ống nghiệm.
a) Ở bước 2 , xảy ra phản ứng ester hóa.
b) Ở bước 3, có thể thay dung dịch sodium chloride bão hòa bằng dung dịch sodium hydroxide bão hòa.
c) Kết thúc thí nghiệm, thu được dung dịch đồng nhất.
d) Thí nghiệm trên có thể dùng điều chế ethyl fomate từ ethyl alcohol và formic acid.
(Xem giải) Câu 20. Một em học sinh A quan sát thấy nước giếng khoan của nhà mình khi mới bơm lên cho vào chậu thì trong nhưng để ngoài không khí một thời gian trong chậu xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ. Em học sinh A đưa ra giả thiết: “Nước giếng khoan chứa hợp chất sắt dưới dạng hòa tan nên khi tiếp xúc với không khí hợp chất sắt dưới dạng hòa tan bị oxi hóa và tạo thành kết tủa”. Để kiểm chứng giả thiết trên học sinh A tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
• Bước 1: Cho nước giếng khoan mới bơm lên vào đầy hai cốc đã được đánh số (1) và (2).
• Bước 2: Bịt kín miệng cốc thứ (2) bằng màng bọc thực phẩm để không cho không khí tiếp xúc với nước trong cốc rồi cùng để cả hai cốc ngoài không khí một thời gian.
• Bước 3: Sau 24 giờ học sinh quan sát thấy cốc (1) xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, còn cốc (2) nước vẫn trong suốt.
a) Nước giếng khoan có chứa ion Fe2+, khi tiếp xúc với không khí ion này bị oxi hóa thành ion Fe3+ và tạo kết tủa màu nâu đỏ Fe(OH)3.
b) Kết quả thí nghiệm trên chứng minh giả thiết của em A là sai.
c) Cốc nước thứ 2 nước vẫn trong vì kim loại sắt phản ứng với nước trong môi trường không có không khí tạo ra hợp chất không màu.
d) Để loại bỏ bớt lượng ion sắt trong nước giếng khoan ở trên, người ta có thể dùng dàn phun mưa (phun nước ngầm thành các hạt nhỏ để tăng diện tích tiếp xúc với không khí).
(Xem giải) Câu 21. Saccharose được sử dụng như một chất làm ngọt phổ biến trong sản xuất thực phẩm, có trong nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt.
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
• Bước 1: Cho khoảng 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Sau đó, thêm khoảng 0,5 mL dung dịch CuSO4 5% vào, lắc nhẹ.
• Bước 2: Cho khoảng 3 mL dung dịch saccharose 5% vào ống nghiệm, lắc đều, thu được dung dịch X.
• Bước 3: Đun nóng dung dịch X.
a) Công thức cấu tạo của saccharose là
b) Bước 1 xuất hiện kết tủa màu xanh, bước 2 thu được dung dịch X có màu vàng.
c) Do trong phân tử saccharose không còn nhóm –OH hemiacetal và nhóm –OH hemiketal nên ở bước 3 không thấy xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch.
d) Nếu bước 1 thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch FeSO4 thì hiện tượng ở bước 2 vẫn tương tự.
(Xem giải) Câu 22. Tiến hành thí nghiệm (như hình vẽ): Rót dung dịch NaCl bão hoà vào cốc 1, cốc 2, cốc 3; cho dầu nhờn vào cốc 4. Cho vào cốc 1 và cốc 4 một đinh sắt sạch, cho vào cốc 2 đinh sắt sạch được quấn bởi dây kẽm, cho vào cốc 3 đinh sắt sạch được quấn bởi dây đồng. Để 4 cốc trong không khí khoảng 5 ngày.
a) Ở cốc 4, đinh sắt không bị gỉ. Do đó các đồ vật bằng sắt có thể bảo vệ bằng cách tra dầu mỡ.
b) Để bảo vệ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn các tấm kẽm lên vỏ tàu (phần chìm dưới nước).
c) Ở cốc 1, đinh sắt bị gỉ và dung dịch có màu vàng của FeCl2. Ở cốc 2, đinh sắt không bị gỉ, dây Zn bị ăn mòn.
d) Ở cốc 3, đinh sắt bị gỉ nhiều nhất và dây đồng không bị ăn mòn.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.
(Xem giải) Câu 23. Cho thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử ở bảng sau:
Cặp oxi hóa – khử | Cu2+/Cu | 2H+/H2 | Al3+/Al |
Thế điện cực chuẩn (V) | 0,340 | 0,000 | -1,676 |
Sức điện động chuẩn của pin Al – Cu là bao nhiêu volt? (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm).
(Xem giải) Câu 24. Khi bảo quản trong phòng thí nghiệm, muối Mohr FeSO4.(NH4)2SO4.6H2O hút ẩm và bị oxi hóa một phần bởi O2 trong không khí thành hỗn hợp X. Để xác định phần trăm khối lượng muối Mohr trong X, tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
• Bước 1: Cân chính xác 3,0 gam X, rồi cho vào bình định mức 100 mL, cho nước cất vào, dùng đũa thủy tinh khuấy cho tan hết. Thêm nước cất vào bình định mức đến vạch, lắc đều, thu được 100 mL dung dịch Y.
• Bước 2: Lấy 10,00 mL dung dịch Y cho vào bình tam giác, thêm 5 mL sulfuric acid nồng độ 1M. Tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,015M đến khi dung dịch chuyển từ không màu sang màu tím nhạt bền trong 20 giây (đây là điểm tương đương của phép chuẩn độ). Lặp lại thí nghiệm chuẩn độ thêm 2 lần nữa. Kết quả thể tích dung dịch KMnO4 0,015M được ghi trong bảng sau:
Thí nghiệm | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 |
Thể tích KMnO4 (mL) | 9,4 | 9,2 | 9,3 |
Phần trăm khối lượng của muối Mohr trong X là a%. Tính giá trị của a (làm tròn đến hàng phần mười).
(Xem giải) Câu 25. Cho phương trình hóa học của các phản ứng được đánh số thứ tự từ 1 tới 4 dưới đây:
(1) (C6H10O5)n (tinh bột) + nH2O (H+, t°) → nC6H12O6 (glucose)
(2) C6H12O6 (glucose) (enzyme) → 2C2H5OH + 2CO2
(3) C6H12O6 (glucose) (enzyme) → 2CH3CH(OH)COOH
(4) C6H12O6 (glucose) + 2[Ag(NH3)2]OH → CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
Gán số thứ tự phương trình hoá học của các phản ứng theo tên gọi: lên men rượu, thủy phân, lên men lactic, tráng gương và sắp xếp theo trình tự thành dãy bốn số (ví dụ: 1234, 4321, …).
(Xem giải) Câu 26. Acid béo omega-n là cách gọi phổ biến của các acid béo không no trong các thực phẩm dinh dưỡng. Trong đó n là vị trí xuất hiện liên kết đôi C=C đầu tiên trong mạch carbon (từ nhóm -CH3). Công thức khung phân tử của một acid béo không no được cho như sau:
Giá trị n tương ứng với acid béo trên là bao nhiêu?
(Xem giải) Câu 27. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.
(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.
(3) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.
(4) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.
Số thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn điện hóa học là?
(Xem giải) Câu 28. Vỏ trứng có chứa calcium ở dạng CaCO3. Để xác định hàm lượng CaCO3 trong vỏ trứng, các bước thí nghiệm được tiến hành như sau:
• Bước 1: Cân 2,0 gam vỏ trứng khô, đã được làm sạch, hoà tan hoàn toàn trong 500 mL dung dịch HCl 0,1 M. Lọc dung dịch sau phản ứng thu được 500 mL dung dịch X.
• Bước 2: Chuẩn độ 10,0 mL dung dịch X bằng dung dịch NaOH chuẩn với chỉ thị phenolphthalein thì tại điểm kết thúc chuẩn độ, dung dịch xuất hiện màu hồng.
Kết quả chuẩn độ 10,0 mL dung dịch X khi sử dụng dung dịch chuẩn NaOH 0,10 M như sau:
Thí nghiệm | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 |
Thể tích NaOH (mL) | 3,9 | 4,1 | 4,0 |
Giả thiết các tạp chất khác trong vỏ trứng không phản ứng với HCl, chấp nhận sai số chuẩn độ không đáng kể, các thành phần khác trong vỏ trứng không ảnh hưởng đến kết quả chuẩn độ. Tính hàm lượng CaCO3 trong vỏ trứng.
Bình luận