Lý thuyết Hóa học (Phần 5)

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

201A

202D 203B 204D 205D 206A 207B 208C 209A 210C

211B

212A 213C 214C 215B 216A 217D 218D 219B

220B

221C

222A 223A 224B 225C 226B 227D 228A 229D

230D

231C

232D 233C 234B 235D 236D 237C 238A 239D

240A

241A 242A 243C 244B 245B 246D 247A 248B 249D

250A

(Xem giải) Câu 201. Cho các phát biểu sau:
(1) Ở nhiệt độ cao, khí CO hay H2 khử được các oxit kim loại kiềm thổ thành kim loại.
(2) Các kim loại Na, Ca, Mg và Al được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(3) Các kim loại có tính khử mạnh đều khử được ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu.
(4) Nhúng thanh Zn nguyên chất vào dung dịch chứa HCl và CrCl3, xảy ra ăn mòn điện hóa.
Số phát biểu đúng là

A. 1         B. 4         C. 2         D. 3

(Xem giải) Câu 202. Thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau (đúng với tỉ lệ mol các chất):
(1) X + NaOH → Y + H2O (2) Y + 3HCl → Z + 2NaCl.
Biết rằng, trong Z phần trăm khối lượng của clo chiếm 19,346%.
Nhận định nào sau đây là sai?

A. Dung dịch X làm quỳ tím hóa xanh.

B. Z tác dụng tối đa với CH3OH/HCl thu được este có công thức C7H14O4NCl.

C. Đốt cháy 1 mol Y thu được Na2CO3 và 8 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2.

D. Z có tính lưỡng tính.

(Xem giải) Câu 203. Cho các nhận định sau:
(1) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thu được kết tủa bạc trắng.
(2) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ chủ yếu tồn tại dưới dạng mạch vòng.
(3) Glucozơ và fructozơ đều làm mất màu nước brom.
(4) Glucozơ và fructozơ đều có công thức đơn giản nhất là CH2O.
(5) Ở dạng mạch hở, trong phân tử glucozơ và fructozơ đều chứa 5 nhóm hiđroxyl (-OH).
Số nhận định đúng là

A. 5         B. 4         C. 2         D. 3

(Xem giải) Câu 204. Cho dãy các chất: tinh bột, Gly-Gly-Gly, triolein, alanin, saccarozơ và axit glutamic. Số chất trong dãy là chất rắn ở điều kiện thường là

A. 6         B. 4         C. 3         D. 5

(Xem giải) Câu 205. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho kim loại Na vào nước dư.
(2) Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2CrO4.
(3) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng dư.
(4) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
(5) Nung nóng Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là

A. 4         B. 1         C. 3         D. 2

(Xem giải) Câu 206. Cho các nhận định sau:
(a) Chất béo là trieste của glyxerol với các axit cacboxylic;
(b) Đun nóng chất béo trong môi trường axit, thu được glyxerol và xà phòng;
(c) Tristearin có công thức phân tử là C57H110O6;
(d) Một số dầu thực vật được dùng làm nhiên liệu cho động cơ điezen.
Số nhận định đúng là

A. 2         B. 4         C. 1         D. 3

(Xem giải) Câu 207. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong nước nóng từ 65°C trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo nhớt, gọi là hồ tinh bột.
(2) Phần trăm khối lượng của cacbon trong xenlulozơ cao hơn trong tinh bột.
(3) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
(4) Dung dịch hồ tinh bột cho được phản ứng tráng bạc.
(5) Trong các phản ứng, glucozơ chỉ thể hiện tính khử.
Số phát biểu đúng là

A. 4         B. 2         C. 3         D. 1

(Xem giải) Câu 208. Cho sơ đồ phản ứng: X + NaOH (loãng, dư) → Y; Y + Br2 + NaOH → Z. Chất X là một trong các chất sau: Al2O3, Cr2O3, CrO3, Cr(OH)2, Cr(OH)3, AlCl3, CrCl2, CrCl3, Na2Cr2O7. Số chất X thỏa mãn sơ đồ trên là

A. 2          B. 8          C. 4          D. 6

(Xem giải) Câu 209. Cho các phát biểu sau:
(a) Metylamin làm dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu hồng.
(b) Anilin còn có tên thay thế là phenylamin.
(c) Anilin ở điều kiện thường là chất lỏng, không màu, độc, ít tan trong nước và nhẹ hơn nước.
(d) Nhỏ natri hiđroxit vào dung dịch phenylamoni clorua thì thấy hiện tượng phân lớp chất lỏng.
(e) Anbumin là protein hình sợi, tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
Số phát biểu đúng là

A. 2         B. 3         C. 4         D. 5

(Xem giải) Câu 210. Cho các phát biểu sau
(1) Có thể phân biệt được nước cứng vĩnh cửu và nước cứng tạm thời bằng cách đun nóng.
(2) Hỗn hợp tecmit được sử dụng để hàn đường ray.
(3) Criolit có tác dụng chính là tăng nhiệt độ nóng chảy của nhôm oxit trong quá trình sản xuất nhôm.
(4) Phèn chua có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O được sử dụng để làm trong nước.
(5) Đốt natri trong oxi khô thu được natri peoxit (Na2O2).
(6) Trong phản ứng của nhôm với dung dịch natri hiđroxit, nước đóng vai trò là chất oxi hóa.
Số phát biểu đúng là

A. 3         B. 4         C. 5         D. 6

(Xem giải) Câu 211. Cho các thí nghiệm sau
(a) Cho 1 mol NaHCO3 tác dụng với 1 mol KOH trong dung dịch.
(b) Cho 1 mol Fe tác dụng 2,5 mol AgNO3 trong dung dịch.
(c) Cho 1 mol C6H5OOC-CH3 (phenyl axetat) tác dụng với 3 mol NaOH, đun nóng trong dung dịch.
(d) Cho 1 mol ClH3NCH2COOH tác dụng với 2 mol NaOH trong dung dịch.
(e) Cho 1 mol Fe3O4 và 2 mol Cu tác dụng với dung dịch HCl dư.
(f) Cho 2 mol CO2 tác dụng với 3 mol NaOH trong dung dịch.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số thí nghiệm thu được dung dịch chỉ chứa 2 chất tan là

A. 3         B. 4         C. 5         D. 6

(Xem giải) Câu 212. Từ chất hữu cơ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol các chất)
(a) X + nH2O → nY.
(b) Y → 2E + 2Z.
(c) 6nZ + 5nH2O → X + 6nO2.
(d) nT + nC2H4(OH)2 → Poli(etylen terephtalat) + 2nH2O.
(e) T + 2E → G + 2H2O.
Khối lượng phân tử của G là

A. 222         B. 202         C. 204         D. 194

(Xem giải) Câu 213. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nung nóng Fe(NO3)2 đến phản ứng hoàn toàn.
(b) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng.
(c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư.
(d) Cho Na vào dung dịch MgSO4.
(e) Nhiệt phân Hg(NO3)2.
(g) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với điện cực trơ.
(h) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là

A. 2         B. 5         C. 3         D. 4

(Xem giải) Câu 214. Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho hỗn hợp bột chứa Mg và K tan hết trong dung dịch HNO3 (loãng).
(b) Cho Ba vào dung dịch chứa CuSO4.
(c) Điện phân dung dịch MgCl2.
(d) Cho hỗn hợp bột chứa Fe và Zn tan hết trong dung dịch HCl.
Tổng số thí nghiệm có thể cho đồng thời cả khí và kết tủa (chất rắn) là

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết Hóa học (Phần 3)

A. 2         B. 1         C. 3         D. 4

(Xem giải) Câu 215. Cho các nhận định sau:
(a) Kim loại Al có tính lưỡng tính vì Al tan được trong các dung dịch axit mạnh và kiềm.
(b) NaHCO3 là chất lưỡng tính.
(c) Công thức của phèn chua là: Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
(d) Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.
(e) Bột nhôm oxit và bột sắt (hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray.
Số nhận định sai là

A. 1         B. 3         C. 4         D. 2

(Xem giải) Câu 216. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đốt dây sắt dư trong khí clo.
(b) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
(c) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng dư).
(d) Cho Mg dư vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(e) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
Có bao nhiêu thí nghiệm sau khi phản ứng hoàn toàn thu được muối sắt (II)?

A. 2         B. 3         C. 4         D. 1

(Xem giải) Câu 217. Cho các phát biểu sau:
(a) Cho xenlulozơ vào ống nghiệm chứa nước Svayde, khuấy đều thấy xenlulozơ tan ra.
(b) Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp.
(c) Tơ nitron (hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “ len” đan áo rét.
(d) Đun nóng tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng sẽ thu được fructozơ.
(e) Trong phản ứng tráng gương, glucozơ đóng vai trò chất oxi hóa.
Số phát biểu đúng là

A. 3         B. 5         C. 4         D. 2

(Xem giải) Câu 218. Cho các phát biểu sau:
(1) Kali và natri được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài lò phản ứng hạt nhân;
(2) Các kim loại khác nhau đều thể hiện tính chất hóa học khác nhau;
(3) Phương pháp điện phân dùng để tinh chế một số kim loại như Cu, Zn, Pb, Fe, Ag;
(4) Kim loại beri (Be) được dùng làm chất phụ gia để chế tạo các hợp kim có tính đàn hồi cao, bền chắc, không bị ăn mòn;
(5) Thạch cao sống dùng để sản xuất xi măng;
(6) Bột Al2O3 có độ cứng cao được dùng làm vật liệu mài.
Số phát biểu đúng là

A. 6         B. 4         C. 3         D. 5

(Xem giải) Câu 219. Cho các nhận định sau:
(1) Các kim loại khác nhau thể hiện tính chất hóa học khác nhau.
(2) Nhôm là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng.
(3) Trong công nghiệp, crom được dùng để sản xuất thép.
(4) Bột Al2O3 có độ cứng cao được dùng làm vật liệu mài.
(5) Trong hồng cầu máu, sắt có nhiệm vụ chuyển tải oxi đến các tế bào cơ thể để duy trì sự sống của người và động vật.
(6) Vàng là kim loại có độ dẫn điện tốt hơn đồng.
Số nhận định đúng là

A. 3         B. 4         C. 5         D. 6

(Xem giải) Câu 220. Cho các nhận định sau:
(1) Glucozơ là cacbohiđrat đơn giản nhất không bị thủy phân.
(2) Glucozơ và saccarozơ đều tồn tại dưới dạng mạch vòng và mạch hở.
(3) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (Ni, t°) thu được poliancol có tên gọi là sobitol.
(4) Glucozơ và saccarozơ đều tan tốt trong nước.
(5) Glucozơ cho được phản ứng este hóa khi tác dụng với anhiđrit axetic, đun nóng.
(6) Glucozơ và fructozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đều thu được muối amoni gluconat.
Số nhận định đúng là

A. 3         B. 5         C. 4         D. 6

(Xem giải) Câu 221. Chất X có công thức C6H10O5 (trong phân tử không chứa nhóm -CH2-). Khi cho X tác dụng với NaHCO3 hoặc với Na thì số mol khí sinh ra luôn bằng số mol X đã phản ứng. Thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau (theo đúng tỉ lệ của hệ số của phương trình phản ứng)
(1) X → Y + H2O    (2) X + 2NaOH → 2Z + H2O
(3) Y + 2NaOH → Z + T + H2O    (4) 2Z + H2SO4 → 2P + Na2SO4
(5) T + NaOH → Na2CO3 + Q (CaO, t°) (6) Q + H2O → G
Biết rằng X, Y, Z, T, P, Q, G đều là các hợp chất hữu cơ mạch hở. Có các nhận định sau:
(a) P tác dụng Na dư cho nH2 = nP
(b) Q có khả năng làm hoa quả nhanh chín.
(c) Hiđro hóa hoàn toàn T (Ni, t°) thu được Z.
(d) G có thể dùng để sản xuất “xăng sinh học”.
Số nhận định đúng là

A. 1         B. 2         C. 3         D. 4

(Xem giải) Câu 222. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.
(c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(d) Cho bột Fe dư vào dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm sau phản ứng còn lại dung dịch chứa một muối tan là

A. 2         B. 1         C. 4         D. 3

(Xem giải) Câu 223. Cho các phát biểu sau:
(a) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc α-glucozơ.
(b) Oxi hóa glucozơ, thu được sobitol.
(c) Trong phân tử fructozơ có một nhóm –CHO.
(d) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
(e) Trong phân tử xenlulozơ, mỗi gốc glucozơ có ba nhóm –OH.
(g) Saccarozơ bị thủy phân trong môi trường kiềm.
Số phát biểu đúng là

A. 2         B. 5         C. 4         D. 3

(Xem giải) Câu 224. Cho các cặp chất sau: (1) glucozơ và fructozơ. (2) tinh bột và xenlulozơ. (3) alanin và metyl aminoaxetat. (4) metyl acrylat và vinyl axetat. (5) mononatri glutamat và axit glutamic. (6) đimetylamin và etylamin. Số cặp chất là đồng phân của nhau là

A. 6         B. 4         C. 3         D. 5

(Xem giải) Câu 225. Cho các phát biểu sau:
(a) Vàng là kim loại dẻo nhất trong các kim loại.
(b) Bạc là kim loại có tính dẫn điện tốt nhất trong các kim loại.
(c) Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, có tính dẫn nhiệt, dẫn điện tốt và đặc biệt có tính nhiễm từ.
(d) Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở thể rắn.
(e) Nhôm không tan trong dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
Số phát biểu sai là

A. 1         B. 4         C. 2         D. 3

(Xem giải) Câu 226. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Để hợp kim (Fe-C) lâu ngày trong không khí ẩm.
(b) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(c) Để hợp kim (Fe-Cr-Mn) lâu ngày trong không khí ẩm.
(d) Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa CuSO4 và HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết Hóa học (Phần 2)

A. 2         B. 3         C. 1         D. 4

(Xem giải) Câu 227. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Br2 vào dung dịch chứa NaCrO2 và NaOH.
(2) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2Cr2O7.
(3) Cho bột lưu huỳnh vào ống sứ chứa CrO3.
(4) Cho dung dịch KI vào dung dịch chứa Na2Cr2O7 và H2SO4.
Số trường hợp xảy ra phản ứng là

A. 1         B. 2         C. 4         D. 3

(Xem giải) Câu 228. Cho các phát biểu sau:
(1) Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn các lá kẽm vào phần ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước.
(2) Sắt có trong hemoglobin của máu, làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống.
(3) Để chuyên chở axit sunfuric đặc, nguội người ta có thể dùng thùng sắt hoặc thùng nhôm.
(4) Trong công nghiệp, nhôm được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy AlCl3.
Số phát biểu đúng là

A. 3         B. 4         C. 2         D. 1

(Xem giải) Câu 229. Cho các nhận định sau:
(1) Ở điều kiện thường, các amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.
(2) Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy khá cao, khi nóng chảy thì bị phân hủy.
(3) Các amino axit đều tham gia phản ứng trùng ngưng.
(4) Các amino axit đều có tính lưỡng tính.
(5) Ở dạng kết tinh, các amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực, trong dung dịch dạng ion lưỡng cực chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử.
Số nhận định đúng là

A. 4         B. 3         C. 2         D. 5

(Xem giải) Câu 230. Cho các phát biểu sau:
(1) Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng giấm ăn.
(2) Cho CrO3 vào dung dịch KOH dư tạo ra K2Cr2O7.
(3) Cho bột Al dư vào dung dịch FeCl3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa AlCl3 và FeCl2.
(4) Có thể dùng thùng bằng Al, Fe, Cr để vận chuyển các axit H2SO4 đặc, nguội hoặc HNO3 đặc, nguội.
(5) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 thì giải phóng ra kim loại Cu.
(6) Cho CrO3 vào nước thu được hỗn hợp axit.
(7) Nước cứng làm hỏng các dung dịch pha chế.
(8) Hợp kim K và Na dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân.
Số phát biểu đúng là

A. 6         B. 7         C. 4         D. 5

(Xem giải) Câu 231. Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường
(1) Cho bột nhôm vào bình khí clo.
(2) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4.
(3) Cho dung dịch Mg(NO3)2 vào dung dịch chứa FeSO4 và H2SO4 loãng.
(4) Cho Cr2O3 vào dung dịch NaOH loãng.
(5) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4.
(6) Cho CrO3 vào ancol etylic.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 2         B. 3         C. 4         D. 5

(Xem giải) Câu 232. Cho các phát biểu sau:
1. Isobutyl axetat có mùi chuối chín.
2. Tơ poliamit kém bền về mặt hóa học là do có chứa các nhóm peptit dễ bị thủy phân.
3. Poli(tetrafloetilen); poli(metyl metacrylat); tơ nitron đều được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
4. Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ enang, tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo.
5. Xenlulozơ tan được trong nước Svayde.
Số phát biểu đúng là

A. 2         B. 1         C. 4         D. 3

(Xem giải) Câu 233. Cho các phát biểu sau:
(a) Không thể làm mềm nước cứng toàn phần bằng dung dịch HCl.
(b) Nhôm nhẹ, dẫn điện tốt nên được dùng làm dây dẫn điện thay cho đồng.
(c) FeO là chất rắn, màu đen, không có trong tự nhiên.
(d) Ca(OH)2 được sử dụng rộng rãi trong sản xuất amoniac, vật liệu xây dựng.
Số phát biểu đúng là

A. 1         B. 2         C. 3         D. 4

(Xem giải) Câu 234. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Cr vào bình chứa khí flo (F2).
(b) Cho dung dịch NaOH (loãng, dư) vào dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 và FeCl2.
(c) Nung hỗn hợp bột gồm Mg và Mg(OH)2 (trong khí trơ) đến khối lượng không đổi.
(d) Thổi luồng khí H2 (dư) qua ống sứ nung nóng chứa PbO.
(e) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp).
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm có thể xảy ra quá trình oxi hóa – khử là

A. 5         B. 4         C. 3         D. 2

(Xem giải) Câu 235. Cho các phát biểu sau:
(a) Đun nóng etyl axetat với H2SO4 loãng, thu được hai lớp chất lỏng.
(b) Trong phân tử amilopectin, các gốc α–glucozơ chỉ liên kết với nhau bằng liên kết α–1,4–glicozit.
(c) Số nguyên tử cacbon trong một phân tử của chất béo luôn là một số chẵn.
(d) Đốt cháy hoàn toàn một amin không no (mạch hở) luôn thu được số mol H2O nhỏ hơn số mol CO2.
(e) Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
Số phát biểu đúng là

A. 4         B. 3         C. 5         D. 2

(Xem giải) Câu 236. Trong các phát biểu sau đây, số phát biểu sai là
(1) Tơ visco thuộc loại tơ hoá học
(2) Trong công nghiệp, glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ xúc tác là HCl loãng hoặc enzim
(3) Trong mật ong có chứa nhiều glucozơ
(4) Este isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín và có công thức phân tử là C7H14O2
(5) Trong công nghiệp dược phẩm, glucozơ được dùng để pha chế thuốc
(6) Ở dạng vòng, phân tử fructozo có một nhóm chức xeton.

A. 3         B. 0         C. 1         D. 2

(Xem giải) Câu 237. Trong các phát biểu sau đây, số phát biểu đúng là
(1) Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở thể rắn, có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim
(2) Kim loại kiềm thổ có nhiệt độ sôi giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối
(3) Nhôm tự bốc cháy trong không khí với ngọn lửa sáng chói tỏa nhiều nhiệt
(4) Phân tử saccarozơ do 2 gốc α–glucozơ và β–fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, gốc α–glucozơ ở C1, gốc β–fructozơ ở C4 (C1–O–C4)
(5) Corinđon ở dạng tinh thể trong suốt, không màu, rất rắn dùng để chế dạo đá mài, giấy nhám…..

A. 4         B. 2         C. 1         D. 3

(Xem giải) Câu 238. Cho các phát biểu sau :
(a) Đun nóng hỗn hợp Cr và S thì tạo hợp chất CrS.
(b) CrO3 là oxit axit và có tính khử mạnh.
(c) Cr2O3 là hợp chất lưỡng tính.
(d) Khi cho dung dịch K2Cr2O7 vào ống nghiệm chứa FeSO4 và H2SO4 thì thu được muối Fe (III).
(e) Cr(OH)3 tác dụng được với dung dịch NaOH.
(f) Cho vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7, dung dịch từ màu vàng chuyển thành màu da cam.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết Hóa học (Phần 4)

A. 3.         B. 4.         C. 5.         D. 6.

(Xem giải) Câu 239. Cho các nhận định sau:
(a) Kim loại sắt có tính nhiễm từ.
(b) Trong tự nhiên, sắt tồn tại chủ yéu ở dạng đơn chất.
(c) Fe(OH)3 là chất rắn màu nâu đỏ.
(d) Tính chất hóa học đặc trưng của FeO là tính khử.
Số nhận định đúng là

A. 4.         B. 2.         C. 1.         D. 3.

(Xem giải) Câu 240. Cho các nhận định sau:
(a) Saccarozơ được cấu tạo từ một gốc α-glucozơ và một gốc β-fructozo liên kết với nhau qua nguyên tử cacbon.
(b) Oxi hóa glucozơ, thu được sobitol.
(c) Trong phân tử fructozơ, có một nhóm -CHO.
(d) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
(e) Trong phân tử xenlulozơ, mỗi gốc glucozơ có ba nhóm –OH.
(f) Saccarozơ bị thủy phân trong môi trường kiềm.
(g) Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh do các đoạn mạch α-glucozơ tạo nên.
Số nhận định đúng là

A. 3.         B. 5.         C. 2.         D. 4.

(Xem giải) Câu 241. Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(b) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(c) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.
(d) Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
(e) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
(f) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(g) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
Số thí nghiệm không thu được kết tủa là

A. 2.         B. 3.         C. 1.         D. 4.

(Xem giải) Câu 242. Cho các nhận định sau:
(a)Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc chu kì 4, nhóm VIB.
(b) Một số chất hữu cơ và vô cơ như S, P, C, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với Cr2O3.
(c) Muối kaliđicromat oxi hóa được muối sắt (II) thành muối sắt (III) trong môi trường axit.
(d) Trong các phản ứng hóa học, muối crom (III) chỉ đóng vai trò chất oxi hóa.
(e) Kẽm khử được muối Cr3+ thành Cr2+ trong môi trường kiềm.
(f) Thêm dung dịch axit vào muối cromat (màu vàng) sẽ tạo thành muối đicromat (màu da cam).
Trong các nhận định trên, những nhận định đúng là:

A. (a), (c) và (f).     B. (b), (c) và (e).     C. (a), (d),(e) và (f).     D. (a), (b) và (f).

(Xem giải) Câu 243. Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau: (a) Fe3O4 và Cu (1 : 1); (b) Al và Zn (2 : 1); (c) Zn và Cu (1 : 1) (d) Fe2(SO4)3 và Cu (1 : 1); (e) FeCl2 và Cu (2 : 1); (g) FeCl3 và Cu (1 : 1). Số cặp chất tan hoàn toàn trong lượng dư HCl loãng, nóng là

A. 2.         B. 4.         C. 3.         D. 5.

(Xem giải) Câu 244. Cho các phát biểu sau:
a. Dầu, mỡ động thực vật có thành phần chính là chất béo.
b. Có thể rửa sạch các đồ dùng bám dầu mỡ động thực vật bằng nước.
c. Khi hidro hóa hoàn toàn chất béo lỏng thì thu được chất béo rắn.
d. Dầu mỡ động thực vật có thể để lâu trong không khí mà không bị ôi thiu.
e. Chất béo là thức ăn quan trọng của con người.
Số phát biểu đúng là

A. 2.         B. 3.         C. 4.         D. 5.

(Xem giải) Câu 245. Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:
a. Cho bột Al vào dung dịch NaOH. b. Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3.
c. Cho CaO và nước. d. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là

A. 2.         B. 4.         C. 1.         D. 3.

(Xem giải) Câu 246. Cho các phát biểu sau:
a. Cao su thiên nhiên có công thức là (-CH2-CH=CH-CH2-)n.
b. Dung dịch saccarozơ không tác dụng với Cu(OH)2.
c. Thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozơ đều thu được glucozơ.
d. Để phân biệt anilin và ancol etylic ta có thể dùng dung dịch brom.
e. Các peptit đều dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
Số phát biểu đúng là

A. 5.         B. 2.         C. 4.         D. 3.

(Xem giải) Câu 247. Cho các phát biểu sau:
(a) Saccarozơ là thành phần chủ yếu của đường mía.
(b) Glucozơ có trong cơ thể người và động vật.
(c) Tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên.
(d) Chất béo là một trong những thức ăn quan trọng của con người.
(e) Chất béo chứa chủ yếu các gốc axít béo không no thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng.
(f) Trong mật ong có chứa nhiều fructozơ.
Số phát biểu đúng là

A. 5.         B. 6.         C. 4.         D. 3.

(Xem giải) Câu 248. Cho các phát biểu sau:
(a) Các kim loại Na, Mg, Al được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(b) Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang.
(c) Các kim loại Mg, Zn và Fe đều khử được ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu.
(d) Đốt cháy Ag2S trong khí O2 dư, không thu được Ag.
Số phát biểu đúng là

A. 1.         B. 2.         C. 3.         D. 4.

(Xem giải) Câu 249. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Na vào dung dịch FeCl3 dư.
(b) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4.
(c) Đun nóng nhẹ dung dịch Ca(HCO3)2
(d) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3.
(e) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm vừa thu được chất khí vừa thu được chất kết tủa là

A. 5.         B. 2.         C. 4.         D. 3.

(Xem giải) Câu 250. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Al(NO3)3.
(b) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(c) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.
(d) Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch KAlO2.
(e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2.
Số thí nghiệm thu được kết tủa sau khi phản ứng kết thúc là

A. 3.         B. 2.         C. 4.          D. 1.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!