Lý thuyết Hóa học (Phần 6)

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

251D

252A 253B 254C 255D 256B 257C 258C 259C 260B

261C

262C 263C 264A 265B 266C 267B 268D 269B

270C

271D

272D 273B 274A 275A 276B 277C 278D 279C

280C

281C

282C 283C 284D 285C 286C 287A 288A 289D

290A

291A 292A 293D 294D 295C 296D 297D 298A 299C

300B

(Xem giải) Câu 251. Cho các phát biểu sau:
(a) Đun nóng NH2-CH2-CH2-COOH có xúc tác thích hợp thì thu được hỗn hợp các peptit khác nhau.
(b) Metylamin, amoniac và anilin đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh.
(c) Sobitol là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(d) Tơ hóa học gồm tơ nhân tạo và tơ tổng hợp.
(e) Nhỏ dung dịch I2 vào dung dịch hồ tinh bột rồi đun nóng, dung dịch thu được xuất hiện màu xanh tím sau đó mất màu.
Số phát biểu đúng là

A. 2.         B. 3.         C. 4.         D. 1.

(Xem giải) Câu 252. Cho các phát biểu sau:
(1) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit
(2) Anilin có tính bazo và làm xanh quì tím
(3) Anilin có phản ứng với nước Brom dư tạo p-Bromanilin
(4) Tất cả các amin đơn chức đều chứa 1 số lẻ nguyên tử H trong phân tử
(5) Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc
(6) Nhờ tính bazo, anilin tác dụng với dung dịch brom
(7) Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch dimetylamin thấy xuất hiện màu xanh
Số phát biểu sai là :

A. 4         B. 3         C. 5         D. 2

(Xem giải) Câu 253. Cho các phát biểu sau:
(1) Đốt cháy bất kỳ một amin, luôn thu được nitơ đơn chất.
(2) Ở điều kiện thường, đimetylamin là chất khí, tan tốt trong nước.
(3) Nhỏ nước Br2 vào dung dịch alanin, xuất hiện kết tủa trắng.
(4) Dung dịch anilin không làm đổi màu phenolphtalein.
(5) Propan-2-amin là amin bậc 2.
(6) Các peptit đều cho phản ứng màu biurê.
Số phát biểu đúng là.

A. 5         B. 3         C. 4         D. 6

(Xem giải) Câu 254. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho a mol Mg vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3.
(2) Cho a mol Fe tác dụng với dung dịch chứa 3a mol HNO3, thu khí NO là sản phẩm khử duy nhất.
(3) Cho a mol Fe vào dung dịch chứa 3a mol AgNO3.
(4) Sục a mol khí CO2 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2.
(5) Cho dung dịch chứa 3a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3.
Sau khi kết thúc phản ứng, số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là.

A. 4         B. 5         C. 2         D. 3

(Xem giải) Câu 255. Cho các phát biểu sau:
(1) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ cũng như fructozơ thu được axit gluconic.
(2) Glucozơ, fructozơ là nhóm cacbohiđrat không thủy phân được.
(3) Thủy phân đến cùng xenlulozơ trong môi trường axit tạo ra nhiều phân tử monosaccarit.
(4) Trong phân tử saccarozơ gốc α-glucozơ và gốc β-glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.
(5) Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, ở điều kiện thường không tan trong nước nguội.
(6) Phân tử amilozơ và amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
Số phát biểu đúng là.

A. 5         B. 4         C. 6         D. 3

(Xem giải) Câu 256. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng dư.
(2) Cho Fe(OH)3 vào dung dịch HCl loãng dư.
(3) Đốt cháy hỗn hợp bột gồm sắt và lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí.
(4) Bột bột sắt đến dư vào dung dịch HNO3 loãng.
(5) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(6) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được muối Fe (III) là.

A. 5         B. 4         C. 6         D. 3

(Xem giải) Câu 257. Cho các este sau: (1) CH2=CHCOOCH3; (2) CH3COOCH=CH2; (3) HCOOCH2-CH=CH2; (4) CH3COOCH(CH3)=CH2; (5) C6H5COOCH3; (6) HCOOC6H5; (7) HCOOCH2-C6H5; (8) HCOOCH(CH3)2. Biết rằng C6H5-: phenyl; số este khi tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được ancol là.

A. 6         B. 7         C. 5         D. 4

(Xem giải) Câu 258. Cho các nhận định sau:
(1) Trong các kim loại kiềm, xesi (Cs) có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
(2) Độ dẫn điện của nhôm (Al) tốt hơn của đồng (Cu).
(3) Những kim loại có độ dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt.
(4) Crom (Cr) là kim loại cứng nhất trong các kim loại.
(5) Wonfam (W) có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong các kim loại.
Số nhận định đúng là.

A. 5         B. 3         C. 4         D. 2

(Xem giải) Câu 259. Cho các chất sau: HOOC-[CH2]2-CH(NH2)COOH (1); H2N-CH2-COOCH3 (2); ClH3N-CH2-COOH (3); H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH (4); HCOONH4 (5). Số chất vừa tác dụng với dung dịch HCl; vừa tác dụng với dung dịch NaOH là.

A. 2         B. 5         C. 4         D. 3

(Xem giải) Câu 260. Cho các nhận định sau:
(1) Ở điều kiện thường, các kim loại như Na, K, Ca và Ba khử được nước giải phóng khí H2.
(2) Dùng nước để dập tắt các đám cháy magiê.
(3) Cho CrO3 vào dung dịch NaOH loãng dư, thu được dung dịch có màu da cam.
(4) Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
(5) Trong môi trường kiềm, muối crom (III) bị những chất oxi hóa mạnh oxi hóa thành muối crom (VI).
Số nhận định đúng là.

A. 4         B. 2         C. 3         D. 1

(Xem giải) Câu 261. Cho dung dịch HCl loãng, dư lần lượt vào các dung dịch riêng biệt sau: NaOH; NaHCO3; Al2O3; AlCl3; NaAlO2, (NH4)2CO3. Số trường hợp xảy ra phản ứng là.

A. 5         B. 3         C. 4         D. 2

(Xem giải) Câu 262. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(2) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
(3) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
(4) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(5) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(6) Cho BaCO3 vào lượng dư dung dịch NaHSO4.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là.

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết Hóa học (Phần 4)

A. 5         B. 3         C. 4         D. 6

(Xem giải) Câu 263. Cho các nhận định sau:
(1) Dùng nước brom có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ.
(2) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, xuất hiện kết tủa bạc trắng.
(3) Glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường cho phức màu xanh lam.
(4) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (Ni, t°) thu được sobitol.
(5) Glucozơ và fructozơ tan tốt trong nước và có vị ngọt.
(6) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
Số nhận định đúng là.

A. 5.         B. 3.         C. 6.         D. 4.

(Xem giải) Câu 264. Cho các nhận xét sau
(1) Tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong kim loại gây ra.
(2) Các kim loại nhẹ đều có khối lượng riêng nhỏ hơn 5g/cm3.
(3) Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
(4) Gang cũng như thép đều là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác.
Số nhận xét đúng là.

A. 4.         B. 2.         C. 3.         D. 1.

(Xem giải) Câu 265. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không có màng ngăn xốp.
(2) Cho BaO vào dung dịch CuSO4.
(3) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
(4) Nung nóng hỗn hợp bột gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí.
(5) Đốt cháy Ag2S trong khí oxi dư.
(6) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3.
(7) Nung nóng hỗn hợp bột gồm Al và Cr2O3 trong khí trơ.
Số thí nghiệm thu được đơn chất là.

A. 7         B. 5         C. 4         D. 6

(Xem giải) Câu 266. Este X có công thức phân tử C10H18O4. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất).
(1) X + 2NaOH → X1 + 2X2
(2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
(3) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O
Nhận định nào sau đây là sai?

A. Đun nóng X2 với H2SO4 đặc ở 170°C thu được anken.

B. X4 là hexametylenđiamin.

C. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X1 thu được 6 mol CO2 và 4 mol H2O.

D. Các chất X2, X3, X4 đều có mạch cacbon không phân nhánh.

(Xem giải) Câu 267. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(2) Cho CrO3 vào dung dịch HCl.
(3) Đốt cháy Ag2S trong khí oxi dư.
(4) Cho Ba vào dung dịch CuSO4.
(5) Điện phân nóng chảy Al2O3.
(6) Dẫn khí H2 đến dư qua CuO, nung nóng.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm tạo ra đơn chất là.

A. 4         B. 5         C. 6         D. 3

(Xem giải) Câu 268. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư lần lượt vào các dung dịch sau: NaHCO3, AlCl3, NaHSO4, NH4Cl, FeCl3, Na2SO4 và Na3PO4. Số trường hợp thu được kết tủa là.

A. 4         B. 6         C. 7         D. 5

(Xem giải) Câu 269. Cho các phản ứng sau.
(1) ZnO + C → Zn + CO    (2) 2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr
(3) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag    (4) Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
(5) HgS + O2 → Hg + SO2    (6) 2Al2O3 → 4Al + 3O2
Số phản ứng điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là.

A. 6         B. 4         C. 5         D. 3

(Xem giải) Câu 270. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho bột Al vào dung dịch NaOH loãng.
(2) Cho CaO vào lượng nước dư.
(3) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch CaCl2.
(4) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2CO3.
(5) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là.

A. 2         B. 3         C. 4         D. 5

(Xem giải) Câu 271. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho hỗn hợp gồm 2a mol Na và a mol Al vào lượng nước dư.
(2) Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3.
(3) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol KHCO3.
(4) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol CuSO4.
(5) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3.
(6) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol CuSO4.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là.

A. 2.         B. 3.         C. 4.         D. 1.

(Xem giải) Câu 272. Cho các dung dịch sau: C6H5NH2 (anilin), NH2-CH2-COOH, HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH, C2H5NH2, NH2-[CH2]4-CH(NH2)-COOH. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là.

A. 4.         B. 5.         C. 2.         D. 3.

(Xem giải) Câu 273. Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí như sau:
(a) do khí thải từ quá trình quang hợp cây xanh.
(b) do hoạt động của núi lửa.
(c) do khí thải công nghiệp.
(d) do nồng độ cao của các ion như Hg2+, As3+, Pb2+ trong các nguồn nước
Các nhận định đúng là.

A. (a) và (b).         B. (b) và (c).         C. (c) và (d).         D. (a) và (d).

(Xem giải) Câu 274. Cho các nhận định sau:
(a) Các polime tổng hợp là các hợp chất có phân tử rất lớn được điều chế từ phản ứng ứng trùng hợp hay trùng ngưng;
(b) Các polime được phân loại theo nguồn gốc; theo cấu trúc hay theo cách tổng hợp;
(c) Trong phân tử của tơ nilon-6 có chứa liên kết CO-NH;
(d) Tơ tằm, amilopectin, xenlulozơ axetat, cao su là các polime thiên nhiên.
Số nhận định đúng là.

A. 2.         B. 4.         C. 3.         D. 1.

(Xem giải) Câu 275. Cho các nhận định sau:
(a) Chất béo lỏng là trieste của các axit béo no và glyxerol.
(b) Ở điều kiện thường, triolein và tristearin đều là chất béo lỏng.
(c) Xà phòng là muối natri hay kali của các axit béo.
(d) Phản ứng xà phòng hóa xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
Các nhận định đúng là.

A. (c), (d).         B. (a), (d).         C. (a), (b).         D. (b), (c).

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết Hóa học (Phần 1)

(Xem giải) Câu 276. Cho các cặp chất có cùng số mol như sau: (a) Na và Al2O3; (b) Cu và Fe2(SO4)3; (c) Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3; (d) Ba(OH)2 và Al(OH)3; (e) CuCl2 và Fe(NO3)2; (f) FeCO3 và AgNO3. Số cặp chất tan hết trong lượng nước dư, chỉ thu được dung dịch là.

A. 6.         B. 4.         C. 3.         D. 5.

(Xem giải) Câu 277. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl dư.
(b) Cho Al2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng dư.
(c) Cho Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư.
(d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số trường hợp thu được chất rắn là.

A. 4.         B. 3.         C. 2.         D. 1.

(Xem giải) Câu 278. Cho các phát biểu sau:
(1) Polietilen và tơ lapsan có cấu trúc mạch không phân nhánh;
(2) Ở điều kiện thường, glucozơ là chất rắn kết tinh, không màu, tan tốt trong nước.
(3) Dung dịch anilin làm hồng phenolphtalein.
(4) Tơ nilon-6 thuộc loại tơ amit vì các mắt xích nối với nhau bằng các nhóm amit -NH-CO-.
Số phát biểu đúng là.

A. 4.         B. 2.         C. 1.         D. 3.

(Xem giải) Câu 279. Thực hiện các phản ứng sau:
(a) Cho bột nhôm tiếp xúc với khí clo.
(b) Cho bột lưu huỳnh vào ống sứ chứa CrO3;
(c) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng.
(d) Nung nóng hỗn hợp bột gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí.
(e) Cho CrO3 vào dung dịch NaOH.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi – hóa khử là.

A. 4.         B. 2.         C. 3.         D. 5.

(Xem giải) Câu 280. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đốt cháy hỗn hợp bột gồm sắt và lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí.
(b) Sục khí H2S đến dư vào dung dịch FeCl3.
(c) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
(d) Cho bột Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng.
(e) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 dư.
Sau khi kết thúc các thí nghiệm, số trường hợp thu được muối Fe(II) là.

A. 4.         B. 5.         C. 3.         D. 2.

(Xem giải) Câu 281. Cho các phát biểu sau:
(1) Anilin là chất lỏng, không màu, tan ít trong nước;
(2) Các chất HCl, NaOH, C2H5OH đều có khả năng phản ứng với glyxin;
(3) Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng;
(4) Cho nước Br2 vào dung dịch anilin, xuất hiện kết tủa trắng.
Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 4.         B. 2.         C. 3.         D. 1.

(Xem giải) Câu 282. Cho hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch CuSO4, kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X và rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp Z gồm hai oxit. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Cho Y vào dung dịch HCl loãng dư, thấy khí không màu thoát ra.

B. Hỗn hợp rắn Z gồm MgO và Al2O3.

C. Dung dịch X gồm MgSO4, Al2(SO4)3 và CuSO4.

D. Cho Y vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội, thấy còn lại phần kim loại không tan.

(Xem giải) Câu 283. Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng;
(b) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4;
(c) Cho Cr(OH)3 vào dung dịch NaOH loãng;
(d) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHCO3;
(e) Cho bột Al vào dung dịch NaOH loãng;
(f) Cho dung dịch NaI vào dung dịch chứa Na2Cr2O7 và H2SO4 loãng.
Số thí nghiệm có phản ứng hóa học xảy ra là

A. 6.         B. 4.         C. 5.         D. 3.

(Xem giải) Câu 284. Cho dãy các chất sau: vinyl axetat, metyl aminoaxetat, axit glutamic, triolein, metylamoni clorua, glucozơ, Gly-Gly, lòng trắng trứng. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng là

A. 4.         B. 6.         C. 5.         D. 7.

(Xem giải) Câu 285. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch Br2;
(b) Hiđro hóa hoàn toàn triolein;
(c) Đun nóng vinyl axetat với dung dịch NaOH;
(d) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ.
Số thí nghiệm thu được ancol là

A. 2.         B. 3.         C. 1.         D. 4.

(Xem giải) Câu 286. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Fe(II) hiđroxit vào dung dịch HNO3 loãng dư;
(2) Cho bột Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội;
(3) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch bạc nitrat;
(4) Đốt cháy bột Fe trong khí clo;
(5) Cho bột Fe đến dư vào dung dịch HNO3 loãng.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm tạo ra muối Fe(II) là

A. 4.         B. 3.         C. 1.         D. 2.

(Xem giải) Câu 287. Cho lần lượt các dung dịch: H2SO4 loãng, dư; dung dịch NaOH dư; dung dịch HCl dư; dung dịch BaCl2 dư; dung dịch NaHCO3 dư vào cốc đựng bột Mg (mỗi lần thêm chất tiếp theo đợi cho phản ứng ở lần thêm trước kết thúc). Kết thúc quá trình thí nghiệm, lọc bỏ kết tủa, đun nóng phần dung dịch nước lọc đến cạn khô thu được rắn X. Trong X chứa

A. Na2CO3 và NaCl.         B. NaCl, Na2SO4 và Na2CO3.

C. NaCl, MgCl2 và Na2CO3.         D. Na2CO3, NaCl và BaCl2.

(Xem giải) Câu 288. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân NaOH nóng chảy;
(b) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp;
(c) Cho bột lưu huỳnh tiếp xúc với CrO3;
(d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch NaHSO4;
(e) Đun nóng một mẫu nước cứng tạm thời.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm tạo ra chất khí là.

A. 5.         B. 4.         C. 3.         D. 2.

(Xem giải) Câu 289. Cho các phát biểu sau:
(1) Dung dịch glucozơ hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường, tạo phức xanh lam.
(2) Lòng trắng trứng hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường, tạo phức màu tím.
(3) Nhỏ dung dịch iot vào dung dịch hồ tinh bột, xuất hiện màu xanh tím.
(4) Cho dung dịch anilin vào nước brom, xuất hiện kết tủa trắng.
(5) Cho dung dịch fructozơ vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được kết tủa bạc trắng.
(6) Cho anilin vào nước cất, để yên thấy dung dịch phân lớp.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết Hóa học (Phần 2)

A. 5.         B. 4.         C. 3.         D. 6.

(Xem giải) Câu 290. Nung nóng hỗn hợp chứa các chất có cùng số mol gồm Al(NO3)3, NaHCO3, Fe(NO3)3, CaCO3 đến khi khối lượng không đổi, thu được rắn X. Hòa tan X vào nước dư, thu được dung dịch Y và rắn Z. Thổi luồng khí CO (dùng dư) qua rắn Z, nung nóng thu được rắn T. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Rắn T chứa một đơn chất và một hợp chất.

B. Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch Y, thấy xuất hiện ngay kết tủa.

C. Rắn T chứa một đơn chất và hai hợp chất.

D. Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch Y, thấy khí không màu thoát ra.

(Xem giải) Câu 291. Cho hỗn hợp bột chứa các chất rắn có cùng số mol gồm BaCl2, NaHSO4 và Fe(OH)2 vào lượng nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nung Y ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được rắn Z. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Cho dung dịch NaNO3 vào X, thấy thoát ra khí không màu, hóa nâu ngoài không khí.

B. Rắn Z chứa Fe2O3 và BaSO4.

C. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được hai loại kết tủa.

D. Cho dung dịch Na2CO3 vào X, thu được kết tủa.

(Xem giải) Câu 292. Có các nhận định về polime:
(a) Hầu hết các polime ở thể rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định;
(b) Bông, len, tơ tằm, xenlulozơ là các polime thiên nhiên;
(c) Có thể phân loại polime theo nguồn gốc, theo cấu trúc hay theo cách tổng hợp;
(d) Nilon-6 (-NH-(CH2)5-CO-)n do các mắt xích H2N[CH2]5COOH tạo nên.
(e) Các polime như nilon-6,6; tơ lapsan; tơ olon đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
Số nhận định đúng là.

A. 3.         B. 4.         C. 5.         D. 2.

(Xem giải) Câu 293. Cho các nhận định sau:
(a) Chất béo thuộc loại hợp chất este;
(b) Triolein tác dụng với H2 dư (Ni, t°), thu được tristearin;
(c) Mỡ động vật và mỡ bôi trơn máy có cùng thành phần các nguyên tố hóa học;
(d) Thủy phân chất béo trong dung dịch NaOH, thu được xà phòng.
Các nhận định đúng là

A. (a),(b),(c).      B. (b),(c),(d).      C. (a),(c),(d).      D. (a),(b),(d).

(Xem giải) Câu 294. Cho bột Fe đến dư vào dung dịch AgNO3, thu được dung dịch X. Trong các chất sau: Cl2, Cu, Fe, HCl, NaNO3, NaOH; số chất tác dụng được với dung dịch X là

A. 5.         B. 2.         C. 4.         D. 3.

(Xem giải) Câu 295. Tiến hành các thí nghiệm:
(1) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.
(2) Cho NaNO2 vào dung dịch NH4Cl đến bão hòa, đun nóng.
(3) Cho FeS vào dung dịch HCl/t°.
(4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch Na2CO3.
(5) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc.
(6) Dung dịch NH4NO3 vào dung dịch NaOH.
(7) Cho Zn vào dung dịch NaHSO4.
Số thí nghiệm có thể tạo ra chất khí là

A. 5         B. 4         C. 7         D. 6

(Xem giải) Câu 296. Cho các nhận định sau:
(a) Crom là kim loại màu trắng ánh bạc, có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại;
(b) Crom bị thụ động với các axit như HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội;
(c) Trong công nghiệp, crom được dùng để sản xuất thép;
(d) Trong tự nhiên, crom không tồn tại dưới dạng đơn chất;
(e) Crom tác dụng với dung dịch HCl (đun nóng) theo tỉ lệ mol 1 : 2.
Số nhận định đúng là

A. 4.         B. 2.         C. 3.         D. 5

(Xem giải) Câu 297. Cho các phát biểu sau:
(a) Al và Fe không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
(b) Tất cả các oxit kim loại là oxit bazơ.
(c) Dung dịch hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 có màu da cam.
(d) Phương pháp điện phân dùng để điều chế một số phi kim như H2, O2, F2, Cl2.
(e) Thạch cao nung có thể kết hợp với nước tạo thành thạch cao sống dùng để sản xuất xi măng.
Số phát biểu đúng là

A. 2.         B. 4         C. 5.         D. 3.

(Xem giải) Câu 298. X là este mạch hở được tạo bởi từ một axit cacboxylic đa chức và một ancol đơn chức, trong X chỉ chứa một loại nhóm chức. Hiđro hóa hoàn toàn X bằng lượng H2 vừa đủ (xúc tác Ni, t°), thu được este Y có công thức phân tử là C6H10O4. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn là

A. 3.         B. 2.         C. 1.         D. 4.

(Xem giải) Câu 299. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau:
(1) X + Y → nilon-6,6 + H2O; (2) X + Z → T (C7H12O4) + H2O.
Nhận định nào sau đây là sai?

A. Các chất X, Y, T đều có mạch cabon không phân nhánh.

B. Nhiệt độ sôi của chất Z thấp hơn axit fomic.

C. Chất T không cho được phản ứng este hóa với ancol etylic.

D. Đun nóng Z với H2SO4 đặc ở 170°C không thu được anken.

(Xem giải) Câu 300. Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng giữa ancol etylic với axit axetic được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
(b) Trong phản ứng xà phòng hóa luôn thu được xà phòng.
(c) Đốt cháy hoàn toàn một este no, mạch hở luôn thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1.
(d) Phương pháp thường dùng để điều chế este của ancol là đun hồi lưu ancol với axit hữu cơ có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác.
Phát biếu đúng là

A. (b).         B. (d).         C. (a).          D. (c).

1
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
( ͡° ͜ʖ ͡°)

hay wwa

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!