Nội dung chương trình Hóa học Phổ thông mới

A. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN:

Năm học 2022 – 2023: Lớp 10

Năm học 2023 – 2024: Lớp 8 và lớp 11

Năm học 2024 – 2025: Lớp 9 và lớp 12

B. NỘI DUNG TỔNG QUAN:

I. NỘI DUNG CỐT LÕI:

Chương trình Hóa học Phổ thông mới bao quát 3 mạch nội dung chính:

+ Mạch 1: Kiến thức cơ sở hóa học chung

+ Mạch 2: Hóa học vô cơ

+ Mạch 3: Hóa học hữu cơ

(Lưu ý màu sắc các chủ đề tương ứng màu sắc các mạch kiến thức)

1. Hóa học 10:

• Chủ đề 1. Cấu tạo nguyên tử

• Chủ đề 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

• Chủ đề 3. Liên kết hóa học

• Chủ đề 4. Phản ứng oxi hóa khử

• Chủ đề 5. Năng lượng hóa học

• Chủ đề 6. Tốc độ phản ứng hóa học

• Chủ đề 7. Nguyên tố nhóm VIIA (Nhóm Halogen)

2. Hóa học 11:

• Chủ đề 1. Cân bằng hóa học

• Chủ đề 2. Nitrogen – Sulfur

• Chủ đề 3. Đại cương hóa học hữu cơ

• Chủ đề 4. Hydrocarbon

• Chủ đề 5. Dẫn xuất halogen, Alcohol – Phenol

• Chủ đề 6. Hợp chất carbonyl (Aldehyde – Ketone)

• Chủ đề 7. Carboxylic acid

3. Hóa học 12:

• Chủ đề 1. Pin điện và điện phân

• Chủ đề 2. Đại cương về kim loại

• Chủ đề 3. Nguyên tố nhóm IA và IIA

• Chủ đề 4. Sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất và phức chất

• Chủ đề 5. Ester – Lipid

• Chủ đề 6. Carbohydrate

• Chủ đề 7. Hợp chất chứa nitrogen

• Chủ đề 8. Polymer

II. CÁC CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP:

1. Chuyên đề nâng cao kiến thức:

Chuyên đề 10.1. Cơ sở hoá học

Chuyên đề 12.1. Cơ chế phản ứng trong hoá học hữu cơ

Chuyên đề 12.3. Một số vấn đề cơ bản về phức chất

2. Chuyên đề thực hành:

Chuyên đề 10.3. Thực hành: Hoá học và công nghệ thông tin

Chuyên đề 11.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học hữu cơ

Chuyên đề 12.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học vô cơ

3. Chuyên đề giới thiệu một số ngành nghề có liên quan đến hóa học:

Chuyên đề 10.2. Hoá học trong việc phòng chống cháy nổ

Chuyên đề 11.1. Phân bón

Chuyên đề 11.3. Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ

C. ĐIỂM MỚI CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC PHỔ THÔNG MỚI SO VỚI CHƯƠNG TRÌNH HIỆN HÀNH:

Điểm mới quan trọng nhất trong chương trình môn Hóa học là đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về tính toán; chú trọng trang bị kiến thức nền tảng cơ sở, về phương pháp phân tích công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.

Các nội dung cụ thể:

+ Bổ sung kiến thức về quá trình hóa học, xem xét ảnh hưởng của yếu tố năng lượng đến khả năng phản ứng có thể xảy ra hay không, thông qua việc bổ sung thêm chủ đề mới “Năng lượng hóa học”, chủ yếu là tính enthalpy của một phản ứng hóa học (mức độ áp dụng công thức từ bảng số liệu cho sẵn).

+ Lựa chọn các nhóm nguyên tố có nhiều ứng dụng trong thực tiễn và gắn liền với cuộc sống như: Nguyên tố nhóm VIIA; Nitrogen- Sulfur; Đại cương về kim loại; Nguyên tố nhóm IA và nhóm IIA.

+ Sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất và phức chất.

+ Bổ sung phương pháp phổ khối lượng (MS) và phổ hồng ngoại (IR).

Các nội dung được lược bỏ, tinh giản:

+ Không lựa chọn học riêng các nguyên tố oxygen, phosphorus, carbon-silicon; Lược bỏ bài nhôm – sắt; nitric acid; Phân biệt một số chất vô cơ ; Hóa học và vấn đề KTXHMT; Các nội dung thiết thực liên quan đến các nguyên tố, hợp chất trên đã được lồng ghép trong các chủ đề.

+ Một số nội dung của đại cương hữu cơ (phân tích nguyên tố), bỏ cycloalkane, terpene và một số nội dung của alkyne (chỉ chú trọng vào acetylene), hydrocarbon thơm (styrene, naphthalene).

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!