[2019 – 2020] Thi học sinh giỏi lớp 12 – Tỉnh Ninh Bình

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Thời gian làm bài: 180 phút

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1D 2D 3C 4D 5C 6B 7D 8C 9D 10A
11D 12C 13B 14C 15B 16A 17C 18B 19D 20C
21C 22D 23A 24C 25C 26B 27A 28C 29B 30A
31D 32D 33B 34B 35B 36A 37C 38A 39D 40B
41A 42D 43A 44D 45C 46C 47C 48A 49B 50D
51D 52B 53A 54D 55A 56B

I. TRẮC NGHIỆM (14,0 điểm)

(Xem giải) Câu 1: Cho các chất hữu cơ sau: (1) H2NCH2COOH; (2) CH3COOH3NCH3; (3) H2NCH2COOC2H5; (4) C6H5NH3Cl. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là

A. (1), (2), (3), (4).       B. (2), (3), (4).       C. (1), (2), (4).         D. (1), (2), (3).

Câu 2: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hoá- khử?

A. Br2 + H2O → HBr + HBrO.

B. I2 + 2Na2S2O3 → 2NaI + Na2S4O6.

C. 3I2 + 6NaOH → NaIO3 + 5NaI + 3H2O.

D. 2K2CrO4 + H2SO4 → K2Cr2O7 + K2SO4 + H2O.

(Xem giải) Câu 3: Trong các chất sau: (1) C2H6, (2) CH2=CH2, (3) H2NCH2COOH, (4) C6H5CH=CH2, (5) benzen, (6) CH2=CH-Cl. Chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là

A. (4), (5), (6).       B. (1), (2), (3).       C. (2), (4), (6).       D. (3), (4), (5).

(Xem giải) Câu 4: Cho các phát biểu sau:
(a) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí có mùi khai khó chịu, tan nhiều trong nước.
(b) Để rửa lọ đựng dung dịch anilin người ta dùng dung dịch NaOH loãng.
(c) Các amin thơm đều là chất lỏng hoặc rắn và dễ bị oxi hóa.
(d) Phenol là một axit yếu nhưng có thể làm quỳ tím ẩm chuyển thành màu đỏ.
(e) Aminoaxit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao.
(f) Đưa đũa thủy tinh đã nhúng dung dịch HCl đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch CH3NH2 đặc thấy khói trắng bốc lên.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 6.       C. 5.       D. 4.

(Xem giải) Câu 5: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2 và phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là

A. 4.       B. 5.       C. 9.       D. 8.

(Xem giải) Câu 6: Cho các chất sau: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe2(SO4)3, FeSO4, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là

A. 6.       B. 7.       C. 8.       D. 9.

(Xem giải) Câu 7: Cho các polime sau: nilon-6,6; poli(metyl metacrylat); polistiren; nilon-7; poli(etylen terephtalat); poli(vinyl axetat). Số polime được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng là

A. 6.       B. 5.       C. 4.       D. 3.

(Xem giải) Câu 8: Cho các chất sau: FeCO3, Fe3O4, FeS, Fe(OH)2. Nếu hòa tan cùng số mol mỗi chất vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thì chất tạo ra số mol khí lớn nhất là

A. Fe3O4.       B. Fe(OH)2.       C. FeS.       D. FeCO3.

(Xem giải) Câu 9: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Sn; Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là

A. 4.       B. 2.       C. 1.       D. 3.

(Xem giải) Câu 10: Cho các chuyển hoá sau:
X + H2O → Y (xt, t°)
Y + H2 → Sobitol (Ni, t°)
Y + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → Amoni gluconat + 2Ag + 2NH4NO3
Y → E + Z (men)
Z + H2O → X + G (as, clorofin)
Các chất X, Y và Z lần lượt là

A. tinh bột, glucozơ và khí cacbonic.       B. xenlulozơ, glucozơ và khí cacbon oxit.

C. xenlulozơ, fructozơ và khí cacbonic.       D. tinh bột, glucozơ và ancol etylic.

(Xem giải) Câu 11: Chất X là một muối có công thức phân tử là C3H10N2O3. Khi cho X tác dụng với dung dịch KOH ta thu được một amin bậc ba và các chất vô cơ. Tên của X là

A. trimetylamoni cacbonat.       B. etylđimetylamoni nitrat.

C. đimetylamoni cacbonat.       D. trimetylamoni nitrat.

(Xem giải) Câu 12: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch hỗn hợp KHCO3 và CaCl2.
(b) Đun nóng nước cứng toàn phần.
(c) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch KCrO2 (hay K[Cr(OH)4]).
(d) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 dư vào KAl(SO4)2.12H2O.
(e) Cho dung dịch Na3PO4 vào nước cứng vĩnh cửu.
(f) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch CrCl3.
(g) Sục khí CO2 dư vào dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 và NaOH.
(h) Cho dung dịch H2SO4 (loãng) vào dung dịch Na2S2O3.
(i) Cho từ từ đến dư dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH.
Số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 8.       B. 7.       C. 6.       D. 9.

(Xem giải) Câu 13: Một dung dịch có các tính chất:
– Hoà tan Cu(OH)2 cho phức đồng màu xanh lam.
– Bị thuỷ phân khi có mặt xúc tác axit hoặc enzim.
– Khử [Ag(NH3)2]OH và Cu(OH)2 khi đun nóng.
Dung dịch đó là

A. saccarozơ.       B. mantozơ.       C. glucozơ.       D. fructozơ.

(Xem giải) Câu 14: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch H2SO4 loãng.
(b) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch Na2CO3.
(c) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(d) Cho Be vào nước.
Số thí nghiệm sinh ra chất khí là

A. 1.       B. 3.       C. 2.       D. 4.

(Xem giải) Câu 15: Cho 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là

A. dung dịch NaOH.       B. nước brom.

C. giấy quỳ tím.       D. dung dịch phenolphtalein.

(Xem giải) Câu 16: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử là C4H8O2. Chất X không thể là

A. xeton hoặc anđehit đều no, hai chức, mạch hở.

B. ancol không no có 1 liên kết π, 2 chức, mạch hở.

C. axit hoặc este đều no, đơn chức, mạch hở.

Bạn đã xem chưa:  [2020 - 2021] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Thừa Thiên Huế

D. hợp chất hữu cơ no, mạch hở chứa chức xeton và ancol.

(Xem giải) Câu 17: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: (1) Na2CO3, (2) H2SO4, (3) HCl, (4) KNO3. Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là

A. (3), (4), (2), (1).       B. (4), (1), (2), (3).

C. (2), (3), (4), (1).       D. (2), (3), (1), (4).

(Xem giải) Câu 18: Hợp chất nào sau đây thuộc loại tripeptit?

A. H2N-CH2CONH-CH2-CONH-CH2CH2COOH.

B. H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2COOH.

C. H2N-CH2-CONH-CH2CONH-CH2-CONH-CH(CH3)COOH.

D. H2N-CH2CONH-CH2CH2-CONH-CH(CH3)-COOH.

(Xem giải) Câu 19: Cho các chất: (1) C2H5NH2, (2) (C2H5)2NH, (3) NH3, (4) C6H5NH2. Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tính bazơ tăng dần từ trái sang phải là

A. (2), (1), (3), (4).       B. (3), (4), (1), (2).

C. (1), (2), (3), (4).       D. (4), (3), (1), (2).

(Xem giải) Câu 20: Cho các chất sau: CH3NH2, anilin, HOOCCH2CH(NH2)COOH, amoniac, H2NCH2CH(NH2)COOH, lysin, axit glutamic. Số chất làm dung dịch quỳ tím chuyển thành màu xanh là

A. 5.       B. 7.       C. 4.       D. 6.

(Xem giải) Câu 21: Cho hỗn hợp 2 kim loại Al và Cu vào dung dịch gồm AgNO3 và Ni(NO3)2. Kết thúc phản ứng thu được chất rắn X (tan một phần trong dung dịch HCl dư) và thu được dung dịch Y (phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được 1 chất kết tủa). Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Dung dịch Y gồm Al(NO3)3, Ni(NO3)2.       B. Chất rắn X gồm Ag, Cu và Ni.

C. Chất rắn X gồm Ag, Al và Cu.       D. Kim loại Cu chưa tham gia phản ứng.

(Xem giải) Câu 22: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho kim loại Mg tới dư vào dung dịch FeCl3.
(2) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(3) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(4) Nhiệt phân muối AgNO3 (rắn).
(5) Cho khí CO đi qua ống đựng bột Al2O3 nung nóng.
Thí nghiệm thu được kim loại khi kết thúc phản ứng là

A. (1), (3), (4), (5).       B. (2), (5).       C. (1), (2), (3), (4).       D. (1), (3), (4).

(Xem giải) Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(a) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân cấu tạo của nhau.
(b) Hai đồng phân amino axit của C3H7NO2 tạo ra tối đa 3 đipeptit.
(c) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(d) Thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozơ đều chỉ cho 1 loại monosaccarit.
(e) Nồng độ glucozơ trong máu người bình thường khoảng 5%.
(f) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 5.       C. 6.       D. 4.

(Xem giải) Câu 24: Hỗn hợp khí nào sau đây không tồn tại ở nhiệt độ thường?

A. Cl2 và O2.       B. CO và O2.       C. H2 và F2.       D. H2S và N2.

(Xem giải) Câu 25: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng sinh ra khí Z:

Cho các phản ứng hoá học sau:
(1) CaSO3 + 2HCl → CaCl2 + SO2 + H2O
(2) CuO + CO → Cu + CO2
(3) 2C + Fe3O4 → 3Fe + 2CO2
(4) Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O
Số phản ứng thoả mãn thí nghiệm trên là

A. 2.       B. 3.       C. 1.       D. 4.

(Xem giải) Câu 26: Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng được với nước lạnh tạo dung dịch kiềm?

A. K, Na, Ca, Zn.       B. Ba, Na, K, Ca.

C. Na, K, Mg, Ca.       D. Be, Mg, Ca, Ba.

(Xem giải) Câu 27: Oxi hóa hoàn hoàn toàn hỗn hợp A gồm HCHO và CH3CHO thu được hỗn hợp B gồm HCOOH và CH3COOH. Tỉ khối của B so với A bằng x. Giá trị của x nằm trong khoảng là

A. 1,36 < x < 1,53.       B. 1,33 < x < 1,44.       C. 1,44 < x <1,53.       D. 1,44 < x < 1,66.

(Xem giải) Câu 28: Cho kim loại Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3 thu được sản phẩm có

A. một chất khí và không có kết tủa.       B. một chất khí và hai chất kết tủa.

C. một chất khí và một chất kết tủa.       D. hỗn hợp hai chất khí.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Etyl fomat có phản ứng tráng bạc.

B. Thủy phân etyl axetat thu được ancol metylic.

C. Ở điều kiện thường, tristearin là chất rắn.

D. Triolein phản ứng được với nước brom.

(Xem giải) Câu 30: Cho các phản ứng:
(a) FeCO3 + H2SO4 đặc → khí X + khí Y + …
(b) NaHCO3 + KHSO4 → khí X + …
(c) Cu + HNO3 đặc → khí Z + …
(d) FeS + H2SO4 loãng → khí G + …
(e) NH4NO2 → khí H + …
(g) AgNO3 → khí Z + khí I + …
Trong các chất khí sinh ra ở các phản ứng trên, số chất khí tác dụng với dung dịch NaOH là

A. 4.       B. 6.       C. 3.       D. 5.

Câu 31: Cân bằng hóa học nào sau đây không chuyển dịch khi thay đổi áp suất?

A. N2O4 (k) ⇌ 2NO2 (k).       B. N2 (k) + 3H2 (k) ⇌ 2NH3 (k).

C. 2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k).       D. H2 (k) + I2 (k) ⇌ 2HI (k).

Câu 32: Trong số các phát biểu sau, phát biểu nào đúng khi nói về crom (III) oxit?

A. Crom (III) oxit là chất chỉ có tính oxi hoá.

B. Crom (III) oxit là một oxit trung tính.

C. Crom (III) oxit là chất chỉ có tính khử.

D. Crom (III) oxit là chất vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.

(Xem giải) Câu 33: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Các chất X, Y, Z, T, M, N đều là hợp chất chứa crom. Chất Y và N lần lượt là

A. Cr(OH)3, Na2Cr2O7.       B. Cr(OH)2, Na2Cr2O7.

C. Cr(OH)2, Na2CrO4.       D. Cr(OH)3, Na2CrO4.

(Xem giải) Câu 34: Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Dung dịch (1) (2) (4) (5)
(1) khí thoát ra có kết tủa
(2) khí thoát ra có kết tủa có kết tủa
(4) có kết tủa có kết tủa
(5) có kết tủa
Bạn đã xem chưa:  [2009 - 2010] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Hà Nội

Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là

A. H2SO4, MgCl2, BaCl2.       B. H2SO4, NaOH, MgCl2.

C. Na2CO3, BaCl2, BaCl2.       D. Na2CO3, NaOH, BaCl2.

(Xem giải) Câu 35: Cho hợp chất X có công thức phân tử là C2H7O3N. Khi cho X vào dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH dư, đun nóng nhẹ đều thấy có khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 16,90 gam.       B. 16,60 gam.       C. 17,25 gam.       D. 18,85 gam.

(Xem giải) Câu 36: Hoà tan hết m gam Al2(SO4)3 vào nước được dung dịch A. Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch A, thu được a gam kết tủa. Mặc khác, cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch A cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 21,375.       B. 22,842.       C. 42,752.       D. 17,175.

(Xem giải) Câu 37: Hoà tan 5,4 gam bột Al vào 150 ml dung dịch A chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 13,20.       B. 10,95.       C. 13,80.       D. 15,20.

(Xem giải) Câu 38: Cho 2,24 lít (đktc) khí CO đi từ từ qua một ống sứ nung nóng chứa m gam hỗn hợp MgO, Fe2O3, CuO. Sau phản ứng thu được (m – 0,8) gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Tỉ khối hơi của X so với H2 là

A. 18,0.       B. 14,0.       C. 12,0.       D. 24,0.

(Xem giải) Câu 39: Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2 M thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của ) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 10,23.       B. 8,61.       C. 10,77.       D. 9,15.

(Xem giải) Câu 40: Cho 19,2 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm vào 500 ml dung dịch HCl 2M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của ). Để kết tủa hết ion Cu2+ trong dung dịch X cần dùng tối đa V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là

A. 600.       B. 800.       C. 400.       D. 120.

(Xem giải) Câu 41: Cho m gam P2O5 vào 100 ml dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 0,5M thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được 8,12 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 2,13.       B. 1,76.       C. 4,46.       D. 2,84.

(Xem giải) Câu 42: Cho 13,44 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 qua bình đựng Ni (nung nóng), thu được hỗn hợp Y (chỉ chứa ba hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,4. Biết Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,25.       B. 0,20.       C. 0,10.       D. 0,15.

(Xem giải) Câu 43: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(1) C8H14O4 + NaOH → X1 + X2 + H2O;
(2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4;
(3) X3 + X4 → Nilon-6,6 + H2O.
Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nhiệt độ nóng chảy của X1 cao hơn X3.

B. Dung dịch X4 có thể làm quỳ tím chuyển màu hồng.

C. Nhiệt độ sôi của X2 cao hơn axit axetic.

D. Các chất X2, X3, X4 đều có mạch C phân nhánh.

(Xem giải) Câu 44: Thủy phân 51,3 gam mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng đạt 80% thu được hỗn hợp X. Trung hòa X bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 64,80.       B. 32,40.       C. 51,84.       D. 58,32.

(Xem giải) Câu 45: Cho 1,965 gam amino axit A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl tạo ra 2,5125 gam muối. Mặt khác, cho 1,965 gam A tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo thành 2,295 gam muối. Công thức cấu tạo của A là

A. (H2N)2C5H10COOH.       B. H2NC4H8COOH.

C. H2NC5H10COOH.       D. H2NC4H7(COOH)2.

(Xem giải) Câu 46: Cho hai este X, Y no, đơn chức, mạch hở là đồng phân của nhau. Thủy phân hoàn toàn 66,6 gam hỗn hợp 2 este trên cần vừa đủ 900 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 65,4 gam hỗn hợp Z gồm hai muối khan. Phần trăm số mol của muối có phân tử khối nhỏ hơn trong hỗn hợp Z là

A. 56,66%.       B. 47,33%.       C. 66,67%.       D. 62,39%.

(Xem giải) Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn 8,86 gam triglixerit E cần x mol O2, sau phản ứng thu được 0,57 mol CO2 và 0,53 mol H2O. Mặt khác, cho 8,86 gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được a gam muối. Giá trị của x và a tương ứng là

A. 0,805 và 10,24.       B. 0,815 và 9,14.       C. 0,805 và 9,14.       D. 0,815 và 10,24.

(Xem giải) Câu 48: Cho 34 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và đều thuộc loại hợp chất thơm (tỉ khối hơi của X đối với O2 luôn bằng 4,25 với mọi tỉ lệ mol giữa 2 este) tác dụng vừa đủ với 175ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 2 muối khan. Phần trăm khối lượng của 2 muối trong Y là

A. 56,67% và 43,33%.       B. 55,43% và 44,57%.

C. 35,60% và 64,40%.       D. 46,58% và 53,42%.

(Xem giải) Câu 49: Tripeptit mạch hở X và tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một amino axit no, mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2 trong đó tổng khối lượng CO2, H2O là 36,3 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y thì số mol O2 cần dùng là

A. 2,8.       B. 1,8.       C. 1,875.       D. 3,375.

Bạn đã xem chưa:  [2008 - 2009] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Hà Nội

(Xem giải) Câu 50: Cho hỗn hợp M chứa hai peptit X và Y đều được tạo bởi glyxin và alanin. Biết rằng tổng số nguyên tử O của phân tử X và Y là 13. Trong X hoặc Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng 0,35 mol M trong KOH thì thấy có 1,95 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 52,86 gam M rồi cho sản phẩm hấp thụ hoàn toàn vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có duy nhất khí N2 bay ra, khối lượng của bình tăng thêm 118,26 gam. Giá trị của m là

A. 260,10.       B. 267,25.       C. 203,85.       D. 235,05.

(Xem giải) Câu 51: Hấp thụ hết 4,48 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200 ml dung dịch X. Lấy 100 ml dung dịch X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, cho 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4 gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là

A. 3 : 4.       B. 3 : 1.       C. 2 : 3.       D. 1 : 2.

(Xem giải) Câu 52: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH, CxHyCOOCH3, CH3OH thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X trên phản ứng vừa đủ với 30ml dung dịch NaOH 1M thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức của CxHyCOOH là

A. CH3COOH.       B. C2H3COOH.       C. C3H5COOH.       D. C2H5COOH.

(Xem giải) Câu 53: Hỗn hợp T gồm 3 chất hữu cơ X, Y, Z (50 < MX < MY < MZ) và đều tạo nên từ các nguyên tố C, H, O. Đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được 2,688 lít CO2 (đktc). Cho m gam T phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 1,568 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là

A. 4,6.       B. 4,4.       C. 5,2.       D. 4,8.

(Xem giải) Câu 54: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO vào nước, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Y. Lượng kết tủa được thể hiện trên đồ thị như sau:

Giá trị của m là

A. 22,9.       B. 32,0.       C. 36,6.       D. 34,4.

(Xem giải) Câu 55: Điện phân dung dịch hỗn hợp X gồm CuSO4 (0,05 mol) và NaCl bằng dòng điện có cường độ không đổi 2A (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được dung dịch Y và khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,24 lít (đktc). Dung dịch Y có thể hòa tan tối đa 0,8 gam MgO. Biết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là

A. 8685.       B. 6755.       C. 4825.       D. 772.

(Xem giải) Câu 56: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 trong 1,37 lít dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí Z có khối lượng 1,16 gam gồm hai khí N2O và N2. Cô cạn dung dịch Y được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được (m + 2,4) gam chất rắn. Mặt khác, để tác dụng với các chất trong dung dịch Y thì cần tối đa 1,705 lít dung dịch KOH 1M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Al trong X là

A. 16,875%.       B. 15,00%.       C. 17.49%.       D. 14,79%.

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm):

(Xem giải) 1. Cho hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử là C3HxO. X vừa phản ứng với H2 (Ni, t°) vừa phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng. Xác định công thức cấu tạo có thể có của X.

(Xem giải) 2. Một chất hữu cơ A có công thức phân tử là C3H9O2N. Cho A phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng nhẹ thu được muối B và khí D. Khí D làm xanh giấy quỳ ẩm. Cho B tác dụng với NaOH rắn, nung nóng có xúc tác CaO thu được 1 hiđrocacbon có phân tử khối nhỏ nhất. Xác định công thức cấu tạo của A và viết các phương trình hóa học xảy ra.

Câu 2 (2,0 điểm):

(Xem giải) 1. Cho ba khí X, Y, Z. Đốt cháy V lít khí X thu được V lít khí Y và 2V lít khí Z. Hợp chất X không chứa oxi, Z là sản phẩm thu được khi cho lưu huỳnh tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Y là oxit trong đó khối lượng oxi gấp 2,67 lần khối lượng nguyên tố tạo oxit. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Viết các phương trình hóa học xảy ra khi
a. Đốt cháy hỗn hợp X, Y, Z trong không khí (nếu có xảy ra).
b. Cho Z lần lượt sục qua các dung dịch: Br2, H2O2, H2S, Na2CO3, KMnO4

(Xem giải) 2. Cho nguyên tử M có tổng số electron trên phân lớp p là 7. Tìm M và hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau:

(Xem giải) Câu 3 (1,5 điểm):
Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và Fe3O4 trong đó O chiếm 26,86% về khối lượng. Hòa tan hết 41,7 gam X cần dùng 1525 ml dung dịch HNO3 1,5M thu được dung dịch Y (không chứa muối Fe2+) và 2,24 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối so với H2 là 18,5. Làm bay hơi dung dịch Y thu được m gam muối khan. Tính m.

(Xem giải) Câu 4 (1,5 điểm):
Hỗn hợp X gồm 3 este A, B, C mạch hở với MA < MB < MC; 2MB = (MA + MC). Thủy phân hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y và 16 gam hỗn hợp Z. Hỗn hợp Y gồm 3 axit cacboxylic đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau. Hỗn hợp Z gồm 3 chất hữu cơ không phải là đồng phân của nhau nhưng trong phân tử có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp Y được 15,68 lít CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy 16 gam Z thu được 26,4 gam CO2 và 14,4 gam H2O. Nếu cho 16 gam Z phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 21,6 gam Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính phần trăm khối lượng của các chất A, B, C trong X.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!