Giải đề thi thử THPT của sở GD & ĐT TP. Hồ Chí Minh
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
Cụm thi số 8.
Câu 1. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa Ba(OH)2 và NaAlO2. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của m là:
A. 47,86 B. 57,71 C. 49,05 D. 35,30
⇒ Xem giải
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol của FeO và Cu là 3 : 1) trong dung dịch chứa NaNO3 và HCl thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối clorua có tổng khối lượng 36,2 gam và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp X trên trong dung dịch HCl thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối có tổng khối lượng 29,6 gam. Cho dung dịch AgNO3 tới dư vào Y thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V và giá trị gần nhất của m lần lượt là
A. 0,896 và 95,1 B. 0,448 và 93,5
C. 0,448 và 95,1 D. 0,896 và 93,5
⇒ Xem giải
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 8,58 gam một triglixerit X cần dùng vừa đủ 17,36 lít O2 (đktc) thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,04 mol. Mặt khác, hidro hóa hoàn toàn một lượng X cần 0,06 mol H2 thu được m gam chất hữu cơ Y. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam Y bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị gần nhất của a là
A. 26,8 B. 17,5 C. 17,7 D. 26,5
⇒ Xem giải
Câu 4. Hỗn hợp A gồm 3 peptit X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam A thì cần vừa đủ 53,76 lít O2 (đktc) và thu được 32,4 gam H2O. Mặt khác, nếu thủy phân hoàn toàn m gam A bằng dung dịch NaOH thì thu được 75,6 gam hỗn hợp gồm các muối của Gly, Ala và Val. Giá trị của m là
A. 51,2 B. 53,9 C. 46,3 D. 48,5
⇒ Xem giải
Câu 5. Hỗn hợp M gồm một este no, đơn chức, mạch hở và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M thu được N2; 3,69 gam H2O và 2,24 lít CO2 (đktc). Khối lượng phân tử của chất X là
A. Etyl amin. B. Metyl amin. C. Propyl amin. D. Butyl amin.
⇒ Xem giải
Câu 6. Tiến hành điện phân dung dịch hỗn hợp gồm NaCl 0,2M và CuSO4 0,3M (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 8106 giây thì dừng điện phân, ở anot thoát ra 3,36 lít khí (đktc). Cho m gam bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thu được 0,6m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 11,2. B. 15,6. C. 22,4. D. 6,4.
⇒ Xem giải
Câu 7. Cho 10,08 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1,5M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là
A. 2,88 B. 0,96 C. 4,80 D. 5,76
⇒ Xem giải
Cụm thi số 6
Câu 1. Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol este X bằng dung dịch NaOH đun nóng, thu được một muối của axit cacboxylic Y và 15,2 gam ancol Z. Chất Y có phản ứng tráng bạc, Z có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOCH2CH2CH2OOCH B. HCOOCH2CH2OOCH
C. HCOOCH2CH(CH3)OOCH D. CH3COOCH2CH2OOCCH3
⇒ Xem giải
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 18,68 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgCO3, Fe, FeCO3, Fe3O4 (Trong đó nguyên tố Mg chiếm 3,854% về khối lượng) bằng m gam dung dịch HNO3 47,25% (đun nóng), thu được dung dịch Y (chỉ gồm các muối nitrat của ion kim loại) và 1,96 lít (đktc) khí Z gồm 3 khí không màu A, B, C (MA < MB < MC; tỉ lệ mol nA : nB : nC = 1 : 4 : 20). Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào Y đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 13,284 gam kết tủa. Giá trị của m gần với số nào sau đây:
A. 50 B. 74 C. 64 D. 71
⇒ Xem giải
Câu 3. Cho 19,14 gam hỗn hợp A gồm hai peptit X và Y mạch hở (tạo bởi 3 amino axit Gly, Ala và Val) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,26 mol NaOH thu được a gam hỗn hợp muối B. Đốt cháy hoàn toàn 19,14 gam A, cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 47,18 gam. Mặt khác, đốt cháy a gam hỗn hợp muối B bằng lượng O2 vừa đủ thu được m gam hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2, Na2CO3. Giá trị của m là
A. 58,86 B. 74,46 C. 57,04 D. 60,68
⇒ Xem giải
Câu 4. Điện phân 100 ml dung dịch X gồm x mol AgNO3 và 1,5x mol Cu(NO3)2 với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi. Khi thời gian điện phân là t giây, khối lượng catot tăng 19,36 gam. Khi thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở hai điện cực là 0,24 mol. Nồng độ của dung dịch Cu(NO3)2 ban đầu là
A. 1,0M B. 1,2M C. 1,8M D. 2,1M
⇒ Xem giải
Câu 5. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào 100 ml dung dịch gồm NaAlO2 aM và NaOH bM. Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa số mol Al(OH)3 tạo ra và số mol HCl được mô tả như hình vẽ sau:
Tỉ lệ a : b gần nhất với số nào sau đây?
A. 1,48 B. 1,32 C. 0,64 D. 1,75
⇒ Xem giải
Câu 6. X là chất hữu cơ đơn chức có vòng benzen và công thức phân tử CxHyO2. X không tham gia phản ứng tráng bạc. Cho 1 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 2 mol NaOH, thu được dung dịch Y gồm 2 chất tan. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Cho biết 5a = b – c và b < 10a. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch Y chứa 2 muối có tỉ lệ khối lượng gần bằng 1,234.
B. Công thức phân tử của X là C9H10O2.
C. Chất X có đồng phân hình học.
D. Chất X không làm mất màu nước Br2.
⇒ Xem giải
Câu 7. Cho hỗn hợp gồm m gam bột Cu và 4,64 gam Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng dư thấy tan hoàn toàn thu được dung dịch X. Để oxi hóa hết Fe2+ có trong dung dịch X cần dùng 0,018 mol khí Cl2. Giá trị của m là
A. 0,640 B. 0,320 C. 0,512 D. 0,256
⇒ Xem giải
Câu 8. Hòa tan hết m gam Ba vào nước dư được dung dịch A. Nếu cho V lít CO2 (đktc) hấp thụ hết vào dung dịch A thì thu được 35,46 gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 2V lít CO2 (đktc) hấp thụ hết vào dung dịch A thì cũng thu được 35,46 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 24,66 B. 27,40 C. 46,17 D. 36,99
⇒ Xem giải
Cụm thi số 1
Câu 1. Cho hỗn hợp X chứa các kim loại Mg, Fe, Cu (dạng bột, được trộn đều). Tiến hành hai TN sau:
TN1. Lấy 16,32 gam X tác dụng hoàn toàn với Cl2 dư thu được 42,4125 gam chất rắn.
TN2. Hòa tan 0,66 mol X bằng 500 ml dung dịch HCl 1,6M, thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 8,064 lít khí H2 (đktc). Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được khí NO (sp khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 141 B. 175 C. 151 D. 125
⇒ Xem giải
Câu 2. E là dieste của axit glutamic với hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp. Trong E, cacbon chiếm 55,3% về khối lượng. Cho 54,25 gam E phản ứng hoàn toàn với 800 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch X, cô cạn X thu được chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z. Khối lượng muối có trong dung dịch Z là
A. 124,475 gam. B. 105,225 gam. C. 103,675 gam. D. 105,475 gam
⇒ Xem giải
Câu 3. Hỗn hợp X gồm 0,1 mol chất có công thức phân tử C2H12O4N2S và 0,02 mol C2H8N2O3. Cho X tác dụng với dung dịch chứa 0,37 mol NaOH (đun nóng) thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và hỗn hợp hai chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 20,9 B. 21,9 C. 25,9 D. 15,9
⇒ Xem giải
Câu 4. Hỗn hợp X gồm 0,1 mol chất có công thức phân tử C2H12O4N2S và 0,02 mol C2H8N2O3. Cho X tác dụng với dung dịch chứa 0,37 mol NaOH (đun nóng) thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và hỗn hợp hai chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 20,9 B. 21,9 C. 25,9 D. 15,9
⇒ Xem giải
Câu 5.
⇒ Xem giải
⇒ Xem giải
⇒ Xem giải
⇒ Xem giải
⇒ Xem giải
⇒ Xem giải
⇒ Xem giải
⇒ Xem giải
⇒ Xem giải
⇒ Xem giải
⇒ Xem giải
⇒ Xem giải
⇒ Xem giải
⇒ Xem giải
⇒ Xem giải
⇒ Xem giải
Bình luận