[Group BeeClass] Thi thử lần 8 – 2019
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
1C | 2D | 3B | 4B | 5A | 6B | 7C | 8D | 9C | 10C |
11D | 12B | 13B | 14C | 15D | 16A | 17A | 18A | 19D | 20D |
21B | 22D | 23B | 24D | 25A | 26D | 27D | 28B | 29A | 30B |
31B | 32B | 33B | 34B | 35B | 36A | 37D | 38D | 39B | 40D |
Câu 1: Chỉ dùng H2O và điều kiện đun nóng có thể tách hỗn hợp nào sau đây?
A. NH4Cl, Na2CO3, NaCl. B. NH4NO3, CaCO3, K2SO4.
C. NH4Cl, BaSO4, MgSO4. D. Tất cả đều thực hiện được.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các muối amoni đều lưỡng tính. B. Các muối amoni đều thăng hoa.
C. Urê là muối amoni. D. Phản ứng nhiệt phân NH4NO3 là phản ứng tự oxi hóa – khử.
Câu 3: Cho 2 phản ứng sau: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (1); Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O (2). Phát biểu nào sau đây đúng?
A. H+ ở phản ứng (2) có tính oxi hóa mạnh hơn H+ ở phản ứng (1).
B. H+ là chất oxi hóa ở phản ứng (1), NO3– là chất oxi hóa ở phản ứng (2).
C. Trong 2 phản ứng (1) và (2), axit vừa là chất oxi hóa vừa là môi trường.
D. Trong phản ứng (1) Fe thể hiện tính khử yếu, còn trong phản ứng (2) Fe thể hiện tính khử mạnh.
(Xem giải) Câu 4: Cho hình vẽ và các mệnh đề sau:
(1) Thí nghiệm trên chứng tỏ NH3 tan nhiều trong nước.
(2) Thí nghiệm trên chứng tỏ NH3 có tính bazơ.
(3) Nước phun vào bình do NH3 tan mạnh trong nước làm tăng áp suất trong bình.
(4) Nước ở trong bình chuyển từ không màu sang màu xanh.
Số mệnh đề đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5: Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của
A. (NH4)2HPO4 và KNO3. B. NH4H2PO4 và KNO3. C. (NH4)3PO4 và KNO3. D. (NH4)2HPO4 và NaNO3.
Câu 6: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO3 từ
A. NaNO2 và H2SO4 đặc. B. NaNO3 và H2SO4 đặc. C. NH3 và O2. D. NaNO3 và HCl đặc.
Câu 7: Thành phần chủ yếu của quặng apatit là
A. Ca3(PO4)2. B. Ca(H2PO4)2. C. 3Ca3(PO4)2.CaF2. D. CaH2PO4.
Câu 8: Cho hổn hợp C và S vào dung dịch HNO3 đặc thu được hổn hợp khí X và dung dịch Y. Thành phần của X là
A. SO2 và NO2. B. CO2 và SO2. C. SO2 và CO2. D. CO2 và NO2.
Câu 9: Ứng dụng nào không phải của HNO3?
A. Sản xuất phân bón. B. Sản xuất thuốc nổ.
C. Sản xuất khí NO2 và N2H4. D. Sản xuất thuốc nhuộm.
Câu 10: Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng lọ axit nitric đặc trong phòng thí nghiệm có màu nâu vàng hoặc nâu là do
A. HNO3 oxi hóa bụi bẩn trong không khí tạo hợp chất có màu.
B. HNO3 tự oxi hóa thành hợp chất có màu.
C. HNO3 bị phân hủy một ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng.
D. HNO3 hút nước mạnh tạo dung dịch có màu.
Câu 11: Dãy nào dưới đây gồm các chất mà nguyên tố nitơ có khả năng vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa khi tham gia phản ứng?
A. NH3, N2O5, N2, NO2. B. N2, NO, N2O, N2O5.
C. NH3, NO, HNO3, N2O5. D. NO2, N2, NO, N2O3.
(Xem giải) Câu 12: Cho các mệnh đề sau:
(1) Nitơ có độ âm điện lớn hơn photpho.
(2) Ở điều kiện thường nitơ hoạt động hóa học yếu hơn photpho.
(3) Photpho đỏ hoạt động hóa học mạnh hơn photpho trắng.
(4) Photpho có cộng hóa trị cao nhất là 5, số oxi hóa cao nhất là –5.
(5) Photpho chỉ có tính oxi hóa, không có tính khử.
Số mệnh đề đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5
Câu 13: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm của
A. P2O3. B. P2O5. C. P. D. PO43–.
Câu 14: Loại phân đạm nào thu được khi nung chảy quặng Apatit với đá xà vân và than cốc?
A. Phân supephotphat. B. Phân phức hợp.
C. Phân lân nung chảy. D. Phân apatit.
Câu 15: Dãy nào dưới đây gồm các muối trung hòa?
A. Na3PO4, (NH4)2HPO4, Na2HPO3. B. Na3PO4, NaH2PO2, Ba(H2PO4)2.
C. NH4H2PO4, NaH2PO4, Ba3(PO4)2. D. Na2HPO3, NaH2PO2, Na3PO4.
Câu 16: Tính chất nào sau đây không thuộc axit photphoric?
A. Ở điều kiện thường axit photphoric là chất lỏng, trong suốt, không màu.
B. Axit photphoric tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào.
C. Axit photphoric là axit trung bình, phân li theo 3 nấc.
D. Không thể nhận biết H3PO4 bằng dung dịch AgNO3.
Câu 17: Cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5.
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2.
Câu 18: Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách nào sau đây?
A. Đun SiO2 với NaOH nóng chảy.
B. Cho SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng.
C. Cho dung dịch K2SiO3 tác dụng với dung dịch NaHCO3.
D. Cho Si tác dụng với dung dịch NaCl.
Câu 19: Cho 3 dung dịch trong mỗi lọ riêng biệt không có nhãn: Na3PO4, H3PO4, (NH4)3PO4. Chỉ cần thêm một thuốc thử nào sau đây để phân biệt cả 3 loại dung dịch trên?
A. NaOH. B. Na2CO3. C. H2SO4. D. Ba(OH)2.
Câu 20: SO2 làm mất màu dung dịch thuốc tím nhưng CO2 thì lại không có tính chất này vì sao?
A. CO2 có tính oxi hoá. B. SO2 tạo ra axit H2SO3 mạnh hơn axit H2CO3.
C. CO2 có tính oxi hoá, SO2 có tính khử. D. CO2 không có tính khử, SO2 có tính khử.
Câu 21: Nước đá khô là khí nào sau đây ở trạng thái rắn?
A. CO. B. CO2. C. SO2. D. NO2.
(Xem giải) Câu 22: Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 chất bột màu trắng: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng nước và CO2 thì có thể nhận ra mấy chất?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 23: Trong các thí nghiệm sau: (1) Cho Si vào dung dịch NaOH. (2) Nung nóng hỗn hợp MgO, Si ở nhiệt độ cao. (3) Cho SiO2 vào dung dịch HF. (4) Cho hơi nước đi qua than nung đỏ. Số thí nghiệm tao ra đơn chất là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24: Những người đau dạ dày thường có dịch dạ dày với pH < 2 (thấp hơn so với bình thường pH từ 2 – 3). Để chữa bệnh, người bệnh thường uống trước bữa ăn một ít
A. Nước. B. Nước mắm. C. Nước đường. D. Dung dịch NaHCO3.
Câu 25: Khí CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào sau đây?
A. Magie. B. Cacbon. C. Photpho. D. Metan.
Câu 26: Có thể dùng mặt nạ có chứa chất nào sau đây để đề phòng bị nhiễm độc khí CO?
A. CuO. B. CuO và MgO. C. CuO và Al2O3. D. Than hoạt tính.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong tự nhiên, silic tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất.
B. Silic vô định hình hoạt động yếu hơn silic tinh thể.
C. Silic tinh thể là chất bột màu nâu.
D. Silic chiếm gần 29,5% khối lượng vỏ Trái đất.
(Xem giải) Câu 28: Để điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm người ta cho dung dịch HCl tác dụng với CaCO3 trong bình kíp. Do đó CO2 thu được thường có lẫn một ít hiđroclorua và hơi nước. Có thể dùng hoá chất theo thứ tự nào sau đây để thu được CO2 tinh khiết ?
A. NaOH và H2SO4 đặc. B. NaHCO3 và H2SO4 đặc. C. H2SO4 đặc và NaHCO3. D. H2SO4 đặc và NaOH.
(Xem giải) Câu 29: Hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na2O, CaO. Hòa tan hết 51,3 gam hỗn hợp X vào H2O thu được 5,6 lít H2 (đktc) và dung dịch kiềm Y trong đó có 28 gam NaOH. Hấp thụ hết 17,92 lít khí SO2 (đktc) và dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 72. B. 60. C. 48. D. 54.
(Xem giải) Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 2,24. B. 4,48. C. 1,79. D. 5,6.
(Xem giải) Câu 31: Cho 100 ml dung dịch NaOH 4M tác dụng với 100 ml dung dịch H3PO4 aM thu được 25,95 gam hai muối. Giá trị của a là
A. 1. B. 1,75. C. 1,25. D. 1,5.
(Xem giải) Câu 32: Một loại phân bón supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các muối không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân này là
A. 48,52%. B. 42,25%. C. 39,76%. D. 45,75%.
(Xem giải) Câu 33: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch hỗn hợp chứa Ca(OH)2 và NaAlO2. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của m và x là
A. 39,0 và 1,013. B. 66,3 và 1,130. C. 66,3 và 1,130. D. 66,3 và 1,013.
(Xem giải) Câu 34: Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg và Al (có tỉ lệ mol 3:4) vào dung dịch chứa HNO3 loãng, dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch có chứa 8,2m gam muối. Biết rằng có 0,3 mol N+5 trong HNO3 bị khử. Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 2,1. B. 3,0. C. 2,4. D. 4,0.
(Xem giải) Câu 35: Hòa tan m gam hỗn hợp K và Ba có tỉ lệ mol K : Ba = 1:2 vào nước thu được dung dịch X và có V lít H2 (đktc) thoát ra. Lượng khí H2 sinh ra khử vừa đủ (m – 28,81) gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO (trong đó Oxi chiếm 27,869% khối lượng hỗn hợp). Hấp thụ 1,506V lít CO2 (đktc) vào dung dịch X thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 49,25 gam. B. 41,37 gam. C. 37,43 gam. D. 66,98 gam.
(Xem giải) Câu 36: Cho 31,15 gam hỗn hợp gồm Zn và Mg (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch A chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối và 4,48 lít hỗn hợp khí B gồm N2O và H2 (đktc), tỉ khối của B so với H2 bằng 11,5. Giá trị m gần nhất với
A. 240. B. 255. C. 132. D. 252.
(Xem giải) Câu 37: Sục 13,44 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1,5M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp BaCl2 1,2M và KOH 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 66,98. B. 39,4. C. 47,28. D. 59,1.
(Xem giải) Câu 38: Cho hỗn hợp H gồm FeS2, CuS, Fe3O4 CuO (biết mS : mO = 7:13) tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được 34,84 gam hỗn hợp khí X gồm NO2 và NO (không còn sản phẩm khử nào khác); tỉ khối của X đối với He bằng 871/82. Mặt khác, cho H tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thì có 1,14 mol H2SO4 tham gia phản ứng, thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Số mol HNO3 tham gia phản ứng là
A. 2,28 mol. B. 2,00 mol. C. 3,04 mol. D. 1,92 mol.
(Xem giải) Câu 39: Để tổng hợp amoniac người ta dẫn hỗn hợp khí gồm N2 và H2 (tỉ lệ mol tương ứng 1:4) qua bình kín (đựng bột Fe) đun nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X. Biết tỉ khối của X so với He là 18/7. Hiệu suất tổng hợp amoniac là
A. 25,00%. B. 75,00%. C. 37,50%. D. 56,25%.
(Xem giải) Câu 40: Hòa tan hết hỗn hợp H gồm Al, Fe(NO3)2, FeCO3, CuO vào dung dịch chứa 1,14 mol KHSO4, thu được 5,376 lít hỗn hợp khí X gồm H2, NO, CO2 và dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa (không chứa ion Fe3+). Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan nặng hơn khối lượng H là 138,46 gam. Nếu cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 2M vào Y thì được hỗn hợp kết tủa Z. Biết tỉ khối của X đối với He bằng 97/12 và nếu nhiệt phân hoàn toàn H trong chân không thì thu được 0,22 mol hỗn hợp hai khí. Phần trăm khối lượng của Fe(OH)2 trong Z gần nhất với
A. 8%. B. 6%. C. 40%. D. 9%.
Bình luận