Thi HSG Hóa 9 (Đề tự luyện 1)

(Xem giải) Câu 1 (2 điểm): Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau:
Cu → CuSO4 → CuCl2 → Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 → Fe(OH)2 → Fe2O3 → Al2O3 → Al → NaAlO2 → Al(OH)3

Câu 2 (2 điểm):

(Xem giải) 1. Hòa tan hoàn toàn một lượng kim loại M trong dung dịch H2SO4 loãng có nồng độ 20% (lấy dư 20% so với lượng cần cho phản ứng). Dung dịch thu được có nồng độ của muối tạo thành là 23,68%. Xác định kim loại M ?

(Xem giải) 2. Hỗn hợp A gồm C3H4; C3H6; C3H8 có tỉ khối đối với hidro là 21. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít hỗn hợp A (ở đktc) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Tính độ tăng khối lượng của bình.

(Xem giải) Câu 3 (2 điểm):
Nêu phương pháp hóa học tách riêng từng kim loại riêng biệt ra khỏi hỗn hợp rắn gồm: Na2CO3, BaCO3, MgCO3.

Câu 4 (2 điểm):

(Xem giải) 1. Nêu phương pháp hóa học nhận biết 5 chất lỏng đựng trong 5 lọ riêng biệt sau: rượu etylic; benzen; glucozo; axit axetic; etyl axetat.

(Xem giải) 2. Nêu hiện tượng xảy ra khi cho Na vào từng dung dịch: FeCl3; NH4NO3; AlCl3; AgNO3.

(Xem giải) Câu 5 (2 điểm):
Cho 80 gam bột Cu vào 200 gam dung dịch AgNO3, sau một thời gian phản ứng đem lọc thu được dung dịch A và 95,2 gam chất rắn B. Cho tiếp 80 gam bột Pb vào dung dịch A, phản ứng xong đem lọc thì thu được dung dịch D chỉ chứa một muối duy nhất và 67,05 gam chất rắn E. Cho 40 gam bột kim loại R(có hóa trị II) vào 1/10 dung dịch D, sau phản ứng hoàn toàn đem lọc thì tách được 44,575 gam chất rắn F. Tính nồng độ mol của dung dịch AgNO3 và xác định kim loại R.

Bạn đã xem chưa:  [2017 - 2018] Thi học sinh giỏi Hóa 9 – Tỉnh Vĩnh Phúc

(Xem giải) Câu 6 (2 điểm):
Hỗn hợp X gồm axetilen, propilen và metan. Đốt cháy hoàn toàn 11 gam X thu được 12,6 gam H2O. Còn 11,2 dm3 X (ở đktc) thì phản ứng tối đa được với dung dịch chứa 100 gam brom. Tính thành phần % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X.

(Xem giải) Câu 7 (2 điểm):
Có 15 gam hỗn hợp Al và Mg được chia thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào 600 ml dung dịch HCl có nồng độ x mol/l thu được khí A và dung dịch B, cô cạn dung dịch B thu được 27,9 gam muối khan( thí nghiệm 1). Phần 2 cho vào 800 ml dung dịch HCl có nồng độ x mol/l và làm tương tự thu được 32,35 gam muối khan( thí nghiệm 2). Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu và trị số x.

Câu 8 (2 điểm):

(Xem giải) 1. Từ nguyên liệu là vỏ bào, mùn cưa chứa 50% xenlulozơ về khối lượng, người ta điều chế rượu etylic với hiệu suất 75%. Tính khối lượng nguyên liệu cần thiết để điều chế 1000 lít rượu etylic 90°. Khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml.

(Xem giải) 2. Cho luồng khí CO qua ống sứ chứa m gam hỗn hợp X gồm MnO và CuO nung nóng. Sau một thời gian trong ống sứ còn lại p gam chất rắn. Khí thoát ra được hấp thụ hoàn toàn bằng dung dịch Ca(OH)2 được q gam kết tủa và dung dịch Z. Dung dịch Z tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch NaOH nồng độ c mol/l. Lập biểu thức tính V theo m, p, q, c.

Bạn đã xem chưa:  [2015 - 2016] Thi học sinh giỏi lớp 9 - THCS Cự Khê - Hà Nội

(Xem giải) Câu 9 (2 điểm):
Cho hỗn hợp Z gồm 2 chất hữu cơ A và B tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 4 gam NaOH tạo ra hỗn hợp 2 muối R1COONa; R2COONa và 1 rượu ROH (Trong đó R1; R2 và R chỉ chứa C và H; R2 = R1 + 14). Tách lấy toàn bộ rượu rồi cho tác dụng hết với Na thu được 1,12 lít H2 (ở đktc). Mặt khác cho 5,14 gam Z tác dụng với một lượng vừa đủ NaOH thu được 4,24 gam muối, còn để đốt cháy hết 15,42 gam Z cần dùng 21,168 lít O2 (ở đktc) tạo ra 11,34 gam H2O. Xác định công thức hóa học của A và B

Câu 10 (2 điểm):

(Xem giải) 1. Tại sao khi đốt than trong phòng kín, đóng kín cửa có thể gây tử vong? Viết phương trình hoá học xảy ra.

(Xem giải) 2. Hãy nêu 8 hợp chất chứa K hoặc Na có nhiều ứng dụng trong thực tế. Những ứng dụng đó là gì?

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!