Thi thử THPT Quốc gia 2018 chuyên Quốc Học (Lần 3)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Đáp án và giải chi tiết:

1D 2C 3A 4A 5C 6C 7B 8D 9B 10A
11D 12C 13A 14D 15B 16B 17A 18D 19D 20B
21D 22C 23C 24B 25A 26A 27A 28D 29B 30B
31D 32C 33D 34C 35C 36A 37B 38C 39A 40B

Câu 1: Cho các phát biểu sau:

(a) Khi cần một lượng nhỏ metan, người ta cho canxi cacbua tác dụng với nước.

(b) Anken C4H8 có 3 đồng phân.

(c) Trong các ankin, chỉ có duy nhất C2H2 cộng nước (xúc tác HgSO4/H2SO4) tạo anđehit.

(d) Hợp chất C10H16 có thể chứa vòng benzen.

Số phát biểu đúng là

A. 2                                  B. 4                                  C. 3                                  D. 1

Xem giải

Câu 2: Một dung dịch có [OH-] = 2,5.10-10 M. Môi trường của dung dịch đó là

A. bazơ                            B. trung tính                    C. axit                             D. không xác định được

Câu 3: Có 4 chất X, Y, Z, T. Biết:

 – Y, Z tác dụng với Na tạo khí;

 – X, T tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng tạo kết tủa.

 – Nhiệt độ sôi của 4 chất giảm dần theo thứ tự Z > Y > T > X.

X, Y, Z, T lần lượt là

A. propin, propan-1-ol, axit propanoic, propanal.    B. propanal, axit propanoic, propan-1-ol, propin.

C. propanal, propan-1-ol, axit propanoic, propin.    D. propin, axit propanoic, propan-1-ol, propanal.

Xem giải

Câu 4: Hình vẽ sau mô phỏng phương pháp thu khí được tiến hành trong phòng thí nghiệm.

2062

Khí X không thể là

A. NH3                            B. CH4                             C. H2                               D. N2

Xem giải

Câu 5: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 đến dư vào dung dịch FeCl3.

(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.

(c) Cho bột Mg vào dung dịch FeCl3 dư.

(d) Hòa tan hoàn toàn kim loại Ba vào dung dịch NaHCO3.

(e) Cho dung dịch chứa 2a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3.

(g) Sục 3a mol khí CO2­ vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2.

Số thí nghiệm có tạo ra kết tủa là

A. 2                                  B. 3                                  C. 4                                  D. 5

Xem giải

Câu 6: Cho dãy các chất: HCOOH, CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen), CH3CHO. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là

A. 5.                                 B. 8.                                 C. 7.                                 D. 6.

Xem giải

Câu 7: Cho V1 lít dung dịch NaOH 1M (dung dịch X) và V2 lít dung dịch H3PO4 1M (dung dịch Y). Trộn lẫn dung dịch X với dung dịch Y để thu được hai muối Na2HPO4 và Na3PO4. Tỉ lệ  thỏa mãn là

A. 1 < V1/V2  < 2                   B. 2 < V1/V2 < 3                   C.  V1/V2 < 1                         D. V1/V2 > 3

Câu 8: Khi đun nóng cao su thiên nhiên tới 250 – 300°C thu được chất nào sau đây?

A. buta-1,3-đien              B. stiren                           C. etilen                           D. isopren

Câu 9: Trong các chất sau, chất nào không có tính lưỡng tính?

A. NaHCO3                     B. Al                                C. Al(OH)3                      D. Al2O­3

Câu 10: Cho các công thức hóa học sau:  C3H5(COOC17H35)3 , C3H5(COOC15H31)3, C3H5(OCOC16H33)3 , C3H5(OCOC17H33)3. Có bao nhiêu công thức hóa học không phải là công thức của chất béo?

A. 3                                  B. 4                                  C. 1                                 D. 2

Câu 11: Cách nào sau đây thường dùng để điều chế kim loại Ca?

A. Dùng Al để khử CaO ở nhiệt độ cao.

B. Dùng kim loại Ba để đẩy Ca ra khỏi dung dịch CaCl2.

C. Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn.

D. Điện phân CaCl2 nóng chảy.

Câu 12: Amin nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường?

A. metylamin                   B. etylamin                      C. phenylamin                 D. trimetylamin

Câu 13: Cho m gam K, K2O, Al vào nước dư. Phản ứng kết thúc thu được 1,456 lít khí (đktc), 0,27 gam chất rắn không tan và dung dịch X. Cho 700 ml dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch X thu được 2,34 gam kết tủa. m có giá trị là

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Nguyễn Huệ - Thừa Thiên Huế (Lần 1)

A. 3,15                             B. 3,19                             C. 3,39                             D. 3,43

Xem giải

Câu 14: Kim loại cứng nhất là

A. Nhôm                          B. Sắt                               C. Kim cương                 D. Crom

Câu 15: Cho các hợp chất sau: CH4, CHCl3, C2H7N, HCN, CH3COONa, C12H22O11, Al4C3, (NH2)2CO. Số chất hữu cơ trong số các chất trên là

A. 5                                  B. 6                                  C. 7                                  D. 8

Câu 16: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3COOCH3. Tên gọi của X là

A. etyl fomat                   B. metyl axetat                C. etyl axetat                   D. metyl propionat.

Câu 17: Tiến hành thí nghiệm giữa các dung dịch glucozơ, fructozơ, saccarozơ với các thuốc thử sau: dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, nước brom, dung dịch H2SO4 loãng, đun nhẹ. Số thí nghiệm có phản ứng hóa học xảy ra là

A. 7                                  B. 8                                  C. 9                                  D. 6

Câu 18: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 3M và Ca(OH)2 0,5 M sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 10                                B. 15                                C. 30                                D. 5

Xem giải

Câu 19: Có 4 ống nghiệm mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch không màu gồm: NH4HCO3, NaAlO2, C6H5ONa, C2H5OH. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt 4 dung dịch trên bằng phương pháp hóa học?

A. Dung dịch NaOH       B. Khí CO2                      C. Dung dịch BaCl2        D. Dung dịch HCl

Xem giải

Câu 20: Các số oxi hóa đặc trưng của crom trong hợp chất là

A. +3, +4, +6                   B. +2, +3, +6                   C. +1, +2, +4, +6             D. +2, +4, +6

Câu 21: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X thấy dung dịch vẩn đục. Nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào thấy dung dịch trong trở lại. Sau đó nhỏ từ từ dung dịch HCl vào lại thấy dung dịch vẩn đục, nhỏ tiếp dung dịch HCl thấy dung dịch lại trong suốt. Dung dịch X là

A. Fe2(SO4)3                    B. NaAlO­2                       C. (NH4)2SO4                  D. Al2(SO4)3

Câu 22: Cho các phát biểu sau:

(a) Tính oxi hóa của các ion tăng dần theo thứ tự Fe2+, Fe3+, H+, Cu2+, Ag+.

(b) Fe2+ oxi hóa được Ag+.

(c) Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.

(d) Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.

Số phát biểu không đúng là

A. 3                                  B. 1                                  C. 2                                  D. 4

Xem giải

Câu 23: Một hợp chất hữu cơ A mạch hở, có phân nhánh có công thức phân tử là C6H8O4. Khi đun nóng A với NaOH thu được 3 chất hữu cơ X, Y, Z. Biết X, Y có tham gia phản ứng tráng gương. Z là hợp chất hữu cơ đơn chức, có phản ứng với Na. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Z hoà tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường.

B. Có 3 công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện của A.

C. Trong công thức cấu tạo của A có 2 nhóm CH3.

D. Đốt cháy X hoặc Y đều thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

Xem giải

Câu 24: Muối amoni hiđrophotphat có công thức hóa học là

A. (NH4)3PO4                  B. (NH4)2HPO4               C. NH4H2PO4                  D. NH4HPO4

Câu 25: Thu mua tái chế ắc quy là nghề truyền thống của một số địa phương. Người dân ở các địa phương đó thường bị nhiễm độc nguyên tố nào sau đây?

A. Chì                              B. Thủy ngân                   C. Asen                           D. Cadimi

Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 17,5 gam dung dịch HNO3 50,4% thu được dung dịch X và hỗn hợp khí B. Cho 100ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc kết tủa Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,2 gam chất rắn R. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T, nung T đến khối lượng không đổi thu được 8,21 gam rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối sắt (III) trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

Bạn đã xem chưa:  [2019] Khảo sát chất lượng THPT Nguyễn Trãi - Thanh Hóa

A. 14%                            B. 40%                             C. 26%                            D. 20%

Xem giải

Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este đơn chức mạch hở X, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 40 gam kết tủa và một dung dịch có khối lượng giảm 17 gam so với khối lượng của dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Xà phòng hóa X sinh ra sản phẩm có tham gia phản ứng tráng bạc. Số este thỏa mãn điều kiện của X là

A. 5                                  B. 4                                  C. 3                                  D. 6

Xem giải

Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M (có tổng số mol 0,07 mol) gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T đều mạch hở cần dùng 15,288 lít khí O2. Nếu cho m gam hỗn hợp M tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ rồi cô cạn cẩn thận thu được rắn E gồm hỗn hợp muối của glyxin và alanin. Đốt cháy E trong bình chứa 3,5 mol không khí. Toàn bộ khí sau phản ứng cháy sau khi được ngưng tụ hơi nước thì còn lại 75,656 lít hỗn hợp khí. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Trong không khí O2 chiếm 20% thể tích, còn lại là N2. Giá trị gần nhất của m là

A. 13,90                           B. 11,40                           C. 12,60                           D. 15,20

Xem giải

Câu 29: Hoà tan hoàn toàn 13,29 gam hỗn X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 vào nước thu được dung dịch Y. Cho 3,78 gam bột sắt vào dung dịch Y thu được chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch FeCl3 dư thì thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 2,76 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm về khối lượng của AgNO3 trong hỗn hợp X là

A. 62,34 %                      B. 57,56%                        C. 37,66%                       D. 53,06%

Xem giải

Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 4,165 gam hỗn hợp X gồm axit oxalic, axit glutamic, glyxin và alanin thu được 2,8 lít khí CO2 (đktc) và 2,295 gam H2O. Mặt khác, 4,165 gam X tác dụng vừa đủ với 70 ml dung dịch HCl 0,5 M. Nếu cho 8,33 gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 10,97                           B. 12,17                           C. 10,01                           D. 13,25

Xem giải

Câu 31: Cho m gam hỗn hợp M gồm glixerol, etilen glicol, axit axetic và axit oxalic tác dụng với Na dư thu được 51,9 gam muối T. Đốt cháy hoàn toàn muối T thu được 47,7 gam muối cacbonat. Nếu cho 10,7 gam hỗn hợp M trên tác dụng với Na dư thì thu được V lit khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 10,08                           B. 6,72                             C. 5,04                             D. 3,36

Xem giải

Câu 32: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn theo đồ thị bên dưới (các số liệu trên đồ thị được tính theo đơn vị mol).

30052018

Giá trị của x là

A. 0,65                            B. 0,60                            C. 0,70                               D. 0,50

Xem giải

Câu 33: X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở. T là este hai chức (ngoài ra không chứa nhóm chức khác) tạo bởi X, Y và ancol no, mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X, Y, T cần 4,928 lít khí O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình Ca(OH)2 dư thì thu được 25 gam kết tủa và thấy khối lượng bình tăng 13,16 gam. Mặt khác, cho m gam E tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được 8,64 gam Ag. Cho m gam E tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau đó cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng chất rắn khan (gam) là

Bạn đã xem chưa:  [2018] Giải đề thi thử THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc (Lần 1)

A. 9,58                             B. 8,18                             C. 8,26                             D. 7,72

Xem giải

Câu 34: Chia 4,4 gam hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 2,576 lít khí CO2 (đktc) và 1,62 gam nước. Phần 2 cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 11,88 gam Ag. Phần trăm về khối lượng của anđehit có phân tử khối lớn hơn trong hỗn hợp X là

A. 39,8%                         B. 62,5%                          C. 79,5%                         D. 31,3%

Xem giải

Câu 35: Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thấy thoát ra V lít khí. Cho m gam X vào một lượng dư NaOH thì thu được 1,375V lít khí. Các thể tích khí đo trong cùng điều kiện. Phần trăm về khối lượng của Ba trong X là

A. 33,33%                   B. 67,57%                            C. 62,84%                             D. 32,43%

Xem giải

Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam hỗn hợp M gồm 3 axit cacboxylic đơn chức, mạch hở bằng lượng O2 vừa đủ thu được 3,584 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 4,02 gam M cần dùng 0,07 mol hiđro thu được hỗn hợp E. Cho hỗn hợp E tác dụng với NaHCO3 dư thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 1,344                           B. 1,120                           C. 2,688                           D. 2,240

Xem giải

Câu 37: Thủy phân 0,1 mol saccarozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân là 80%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thì số gam Ag thu được là

A. 16,96                           B. 34,56                           C. 43,20                           D. 38,88

Xem giải

Câu 38: X là một α-amino axit có công thức H2N-CxHy-(COOH)2. Cho 0,025 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch Y chứa đồng thời NaOH 0,5M và KOH 0,5M thu được 4,825 gam muối. Z là đi peptit mạch hở tạo bởi X và alanin. T là tetrapeptit Ala-Val-Gly-Ala. Đun nóng 27,12 gam hỗn hợp chứa Z và T với tỉ lệ mol tương ứng 2:3 với dung dịch Y vừa đủ. Cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 40,68                           B. 38,12                           C. 41,88                           D. 33,24

Xem giải

Câu 39: Điện phân 500 ml dung dịch Cu(NO3)2 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,5 A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%) thu được dung dịch X. Cho 28 gam Fe vào dung dịch X thu được 19,5 gam hỗn hợp kim loại và một chất khí không màu, hoá nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là

A. 5,36                             B. 0,76                             C. 2,68                             D. 1,52

Xem giải

Câu 40: Dẫn 1 luồng hơi nước qua than nóng đỏ thì thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm CO2, CO, H2, tỉ khối hơi của X so với H2 là 7,8. Toàn bộ V lít hỗn hợp khí X trên khử vừa đủ 24 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 nung nóng thu được rắn Y chỉ có 2 kim loại. Cho toàn bộ Y vào dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít H2 bay ra (ở đktc). Giá trị V là

A. 6,72                             B. 11,2                             C. 8,96                             D. 13,44

Xem giải

1
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
Tieuhi

:v Còn 20 ngày cuối em mong anh admin sẽ đăng 1 ngày tầm 2 đề để em có thể luyện tập nhiều hơn. em cảm ơn admin nhiều ạ

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!