[2019] Thi thử THPT Quốc gia sở GD-ĐT Quảng Nam

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

41C 42C 43B 44A 45C 46A 47C 48D 49C 50B
51A 52D 53B 54D 55B 56D 57A 58A 59B 60A
61C 62A 63A 64D 65D 66C 67C 68B 69B 70D
71B 72A 73C 74A 75D 76D 77C 78B 79B 80A

(Xem giải) Câu 41: Cho các chất sau: metyl acrylat, anilin, fructozơ, triolein. Số chất làm mất màu nước brom là

A. 1.         B. 2.         C. 3.          D. 4.

Câu 42: Chất nào sau đây điện li yếu?

A. NaCl.         B. NaOH.         C. HF.         D. HCl.

Câu 43: Kim loại X có màu trắng ánh bạc, cứng nhất trong các kim loại. Sự có mặt của X trong thép làm tăng độ cứng của thép. Kim loại X là

A. Zn.         B. Cr.         C. Cu.         D. Al.

(Xem giải) Câu 44: Cho các polime sau: polietilen, xenlulozơ, tinh bột, nilon-6; nilon-6,6; polibutadien. Số polime tổng hợp là

A. 4.         B. 3.         C. 2.         D. 5.

Câu 45: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Canxi cacbonat tan rất ít trong nước, phản ứng với dung dịch HCl giải phóng khí CO2.

B. Natri hidrocacbonat được dùng để pha thuốc giảm đau dạ dày do chứng thừa axit.

C. Có thể dùng lượng dư dung dịch natri hidroxit để làm mềm nước có tính cứng toàn phần.

D. Natri hidroxit là chất rắn, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước, khi tan toả nhiệt mạnh.

(Xem giải) Câu 46: Hoà tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch NaOH dư, thu được 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 2,70.         B. 4,05.         C. 5,40.         D. 8,10.

(Xem giải) Câu 47: Cho 11,2 gam bột sắt vào dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kim loại (gam) thu được là

A. 0,0.         B. 11,2.         C. 12,8.         D. 19,2.

Câu 48: Thủy phân hoàn toàn một đisaccarit G, thu được hai chất X và Y. Hiđro hóa X hoặc Y đều thu được chất hữu cơ Z. Chất Z là

A. Glucozơ.         B. Axit gluconic.         C. Fructozơ.         D. Sobitol.

(Xem giải) Câu 49: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm khí Y như sau:

Phương trình hóa học xảy ra trong hệ có thể là

A. Ca(OH)2 (rắn) + 2NH4Cl (rắn) → CaCl2 + 2NH3 + 2H2O.

B. 2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2.

C. 2KClO3 (rắn) → 2KCl + 3O2.

D. Na2SO3 (rắn) + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O.

(Xem giải) Câu 50: Este X có công thức phân tử là C4H8O2. Thủy phân hết 0,12 mol X bằng dung dịch NaOH dư, thu được 11,52 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH3COOC2H5.         B. C2H5COOCH3.         C. HCOOCH(CH3)2.         D. HCOOCH2CH2CH3.

Câu 51: Dung dịch chất nào sau đây (nồng độ khoảng 0,1M) làm quỳ tím hóa đỏ?

A. HNO3.         B. NH3.         C. NaCl.         D. NaOH.

Câu 52: Một phân tử triolein có bao nhiêu nguyên tử oxi?

A. 4.         B. 5.         C. 3.         D. 6.

Câu 53: Chất nào sau đây có tính bazơ?

A. CH3COOH.         B. C6H5NH2.         C. CH3COOC2H5.         D. (C17H33COO)3C3H5.

Câu 54: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?

A. Xenlulozơ.         B. Tinh bột.         C. Saccarozơ.         D. Glucozơ.

Câu 55: Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hóa học là do

A. Nguyên tử nitơ có bán kính lớn.         B. Phân tử nitơ có liên kết ba bền vững.

C. Phân tử nitơ không phân cực.         D. Nguyên tố nitơ có độ âm điện lớn.

Câu 56: Polime nào sau đây là polime trùng hợp?

A. Protein.         B. Polisaccarit.         C. Nilon-6,6.         D. Poli(vinyl clorua).

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Tĩnh Gia 2 - Thanh Hóa (Lần 1)

Câu 57: Tại những bãi đào vàng, nước sông cùng với đất ven sông thường bị nhiễm hóa chất X rất độc do thợ làm vàng sử dụng để tách vàng khỏi cát và tạp chất. Chất X cũng có mặt trong vỏ sắn. Chất X là

A. Muối xianua.         B. Đioxin.         C. Nicotin.         D. Muối thủy ngân.

Câu 58: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Al2O3.         B. ZnCl2.         C. Al2(SO4)3.         D. NaAlO2.

Câu 59: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây phản ứng được với bột lưu huỳnh?

A. Cu.         B. Hg.         C. Fe.         D. Zn.

Câu 60: Đun nóng etyl fomat với dung dịch H2SO4 đặc, sản phẩm thu được gồm

A. HCOOH và C2H5OH.     B. CH3COOH và CH3OH.     C. HCOOH và CH3OH.     D. CH3COOH và C2H5OH.

Câu 61: Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm?

A. Li.         B. K.         C. Ba.         D. Cs.

Câu 62: Chất rắn nào sau đây có màu đỏ nâu?

A. Fe2O3.         B. Fe(OH)2.         C. Fe.         D. Cu(OH)2.

(Xem giải) Câu 63: Cho 0,03 mol glyxin (H2N-CH2-COOH) phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 3,39.         B. 2,94.         C. 3,42.         D. 2,91.

Câu 64: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nguyên tử của hấu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng.

B. Ở điều kiện thường, trừ thủy ngân, các kim loại còn lại đều ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể.

C. Ở điều kiện thường, các kim loại rắn đều có tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim.

D. Các kim loại đều có tính khử mạnh, có thể khử được axit, phi kim và dung dịch muối.

(Xem giải) Câu 65: Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt hoàn toàn X trong oxi dư, thu được hỗn hợp Y gồm hơi và khí. Làm lạnh để loại bỏ hơi nước trong Y, thu được hỗn hợp khí Z có thể tích giảm 42,5% so với Y. Tiếp tục dẫn toàn bộ hỗn hợp Z qua dung dịch KOH dư (phản ứng hoàn toàn), thể tích khí thoát ra giảm 52,17% so với Z. Các thể tích được đo ở cùng nhiệt độ và áp suất. Phần trăm khối lượng của hiđrocacbon nhỏ hơn trong X là

A. 67,16%.         B. 18,52%.         C. 40,54%.         D. 50,56%.

Câu 66: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng chất lỏng nguyên chất hoặc dung dịch trong nước: X, Y, Z, T, G.

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X, T Quỳ tím Hóa đỏ
G Quỳ tím Hóa xanh
Z Cu(OH)2 Dung dịch xanh lam
Y, Z, T Dung dịch AgNO3/NH3 Kết tủa Ag

Các chất X, Y, Z, T, G lần lượt là

A. Axit fomic, etyl fomat, glucozơ, axit glutamic, etylamin.

B. Axit fomic, etyl axetat, glucozơ, axit glutamic, etylamin.

C. Axit glutamic, etyl fomat, glucozơ, axit fomic, metylamin.

D. Axit glutamic, etyl fomat, fructozơ, axit fomic, anilin.

(Xem giải) Câu 67: Cho 16,6 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe (số mol Al và Fe bằng nhau) vào 200 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được chất rắn Z gồm 3 kim loại. Hòa tan toàn bộ lượng chất rắn Z vào dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí (đktc) và còn lại 40,8 gam chất rắn T không tan. Nồng độ mol/lít của Cu(NO3)2 trong Y có giá trị là

A. 2,0.         B. 1,0.         C. 1,5.         D. 1,3.

(Xem giải) Câu 68: Cho các phát biểu là
(a) Anđehit axetic vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
(b) Anđehit axetic tác dụng với H2 (Ni, t°), thu được ancol etylic.
(c) Phenol phản ứng với dung dịch brom tạo kết tủa trắng.
(d) Ancol etylic tác dụng với natri kim loại giải phóng hiđro.
(e) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia của Sở GDĐT Ninh Bình (Lần 1)

A. 2.         B. 5.         C. 3.         D. 4.

(Xem giải) Câu 69: Cho các sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
C7H18O2N2 (X) + NaOH → X1 + X2 + H2O.
X1 + 2HCl → X3 + NaCl.
X4 + HCl → X3.
X4 → tơ nilon-6 + H2O.
Phát biểu nào sau đây sai?

A. Chất X có phản ứng với dung dịch HCl.         B. Chất X2 không làm đổi màu quỳ tím ẩm.

C. Phân tử khối của X1 nhỏ hơn so với X3.         D. Chất X4 là chất rắn trong điều kiện thường.

(Xem giải) Câu 70: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: K2Cr2O7 + FeSO4 + X → M; M + NaOH dư →­ N; N + NaOH + Y → P (màu vàng). Biết X, Y là các chất vô cơ; M, N, P là các hợp chất của crom. Cho các phát biểu sau:

(a) Chất M vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
(b) Chất N vừa có tính axit, vừa có tính bazơ.
(c) Chất X là H2SO4 loãng.
(d) Chất Y có thể là Cl2 hoặc Br2.
(e) Chất P có tên gọi là natri cromit.
Số phát biểu đúng là

A. 4.         B. 5.         C. 2.         D. 3.

(Xem giải) Câu 71: Hỗn hợp X gồm MgCO3 và CaCO3. Cho m gam X vào 500 ml dung dịch HCl 1,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và dung dịch Y chứa m1 gam chất tan. Giá trị của m1 nằm trong khoảng nào sau đây?

A. (16,8; 20).         B. (26,3; 29,5).         C. (19,0; 22,2).         D. (16,8; 18,4).

(Xem giải) Câu 72: Hình vẽ bên mô tả hiện tượng thí nghiệm đốt sợi dây thép (cuộn quanh mẩu than) trong bình chứa khí oxi.

Có một số lưu ý sau:
1. Bình chứa khí oxi phải được giữ càng khô càng tốt, tránh cho thêm chất khác vào bình.
2. Mẩu than mồi có thể cuộn quanh bởi sợi dây thép hoặc được sợi dây thép (để duỗi thẳng) xuyên qua và cố định ở đầu sợi thép.
3. Mẩu than mồi càng lớn thì càng có tác dụng mồi cho phản ứng xảy ra.
4. Nếu không dùng mẩu than, có thể đốt nóng sợi dây thép trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình chứa khí oxi.
Để thí nghiệm được an toàn và dễ thành công, có bao nhiêu lưu ý ở trên là hợp lí?

A. 0.         B. 1.         C. 2.         D. 3.

(Xem giải) Câu 73: Cho các phát biểu sau:
(a) Thạch cao sống có trong tự nhiên và dùng để bó bột trong y tế.
(b) Hỗn hợp Al và Na (tỉ lệ mol 1:1) tan hoàn toàn trong nước dư.
(c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2 thì không xảy ra phản ứng.
(d) Kim loại Cu có độ dẫn điện lớn hơn so với kim loại Ag.
(e) Muối KNO3 được dùng làm phân bón và chế tạo thuốc nổ.
(f) Hợp chất CrO3 tan trong dung dịch NaOH, thu được dung dịch màu vàng.
Số phát biểu đúng là

A. 2.         B. 1.         C. 3.         D. 4.

(Xem giải) Câu 74: Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần 9,016 lít O2, thu được 6,384 lít CO2 và 4,77 gam H2O. Mặt khác, m gam X phản ứng vừa đủ với x gam Br2 (trong dung môi CCl4). Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của x là

A. 1,6.         B. 3,2.         C. 4,8.         D. 4,0.

(Xem giải) Câu 75: Hỗn hợp E gồm 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở (được tạo nên từ glyxin và lysin). Chia hỗn hợp E thành hai phần. Phần 1 có khối lượng 14,8808 gam, được đem thủy phân hoàn toàn trong dung dịch KOH 1M thì dùng hết 180 ml. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp F chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của lysin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn phần 2, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ thể tích là 1 : 1. Tỉ lệ a : b có giá trị gần nhất với

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Hưng Nhân - Thái Bình (Lần 2)

A. 1,57.         B. 1,67.         C. 1,40.         D. 2,72.

(Xem giải) Câu 76: Thủy phân hết 7,612 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức và hai este đa chức cần dùng vừa hết 80 ml dung dịch gồm KOH aM và NaOH 0,8M; thu được hỗn hợp Y gồm muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, thu được muối cacbonat; 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Giá trị của a là

A. 1,60.         B. 1,65.         C. 0,80.         D. 0,85.

(Xem giải) Câu 77: Hỗn hợp E chứa ancol đơn chức X, axit hai chức Y và este hai chức Z đều no, hở và có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 2 : 3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E cần dùng 6,272 lít O2 (đktc). Mặt khác, đun nóng m gam E trong 130 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch T và hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp. Cô cạn dung dịch T, lấy toàn bộ chất rắn nung với CaO, thu được duy nhất một hiđrocacbon (hiđrocacbon này là thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên) có khối lượng 0,24 gam và chất rắn (không chứa muối của axit cacboxylic đơn chức). Các phản ứng đạt hiệu suất 100%. Phần trăm khối lượng của axit Y trong E có giá trị gần nhất với

A. 42.         B. 21.         C. 28.         D. 35.

(Xem giải) Câu 78: Tiến hành điện phân dung dịch chứa a mol KCl và b mol CuSO4 với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 7,5A trong thời gian t = 4632 giây, thu được dung dịch X; đồng thời ở anot thoát ra 0,12 mol hỗn hợp khí. Nếu thời gian điện phân là 1,5t giây thì tổng số mol khí thoát ra ở hai cực là 0,215 mol. Giả sử trong điện phân nước bay hơi không đáng kể, hiệu suất điện phân đạt 100%, các khí sinh ra không tan trong nước, bỏ qua sự thủy phân của muối. Cho các phát biểu liên quan đến bài toán:
(a) Tổng khối lượng hai muối trước điện phân là 35,48 gam.
(b) Nếu thời gian điện phân là 1,25t giây thì nước đã điện phân ở cả hai điện cực.
(c) Giá trị của a, b lần lượt là 0,12 và 0,25.
(d) Dung dịch X chỉ có hai chất tan.
(e) Đến thời điểm 1,5t giây; số mol H+ sinh ra ở anot là 0,32 mol.
Số phát biểu sai là

A. 2.         B. 4.         C. 3.         D. 1.

(Xem giải) Câu 79: Cho dung dịch X chứa đồng thời AlCl3 0,1M và Al2(SO4)3 0,1M. Nhỏ từ từ đến hết V1 ml dung dịch NaOH 1,0M vào 100 ml dung dịch X, sau đó thêm từ từ V2 ml dung dịch HCl aM vào hệ. Gọi V (ml) là tổng thể tích dung dịch NaOH và dung dịch HCl thêm vào ở trên. Khối lượng kết tủa trong hệ phụ thuộc vào giá trị V được biểu diễn như đồ thị bên dưới

Giá trị tối thiểu của V để lượng kết tủa bị hòa tan hết là

A. 165,0.         B. 525,0.         C. 360,0.         D. 420,0.

(Xem giải) Câu 80: Hỗn hợp X gồm FexOy, Fe, MgO và Mg. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 6,72 lít hỗn hợp khí N2O và NO (đktc) có tỉ khối so với H2 là 239/15 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 129,40 gam muối kha. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 15,68 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 104,00 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 28,80.         B. 27,20.         C. 26,16.         D. 22,86.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!