Thi thử THPT Quốc gia 2018 Phụ Dực – Thái Bình (Lần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Đáp án và giải chi tiết:

1A 2D 3D 4C 5B 6C 7D 8A 9C 10B
11A 12D 13A 14C 15D 16D 17B 18A 19B 20C
21B 22A 23A 24A 25D 26A 27C 28C 29B 30A
31A 32D 33C 34C 35B 36A 37B 38B 39C 40B

Câu 1: Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Fe. Số kim loại trong dãy phản ứng với dung dịch FeCl3 dư tạo kết tủa là:

A. 1.           B. 3.            C. 4.            D. 5.

Xem giải

Câu 2: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Đun nóng hỗn hợp bột FeO và CO .

(b) Cho Fe vào dung dịch HCl.

(c) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 loãng, dư.

(d) Đốt Fe dư trong Cl2.

(e) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.

Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (III) là:

A. 1            B. 4            C. 2            D. 3

Câu 3: Cho 4,8 gam hỗn hợp C2H2, C3H8, C2H6, C4H6 và H2 đi qua bột Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và 10,8 gam H2O (đktc). Giá trị của V là:

A. 8,96            B. 4,48            C. 20,16            D. 13,44

Xem giải

Câu 4: Thành phần của nước cứng vĩnh cửu gồm:

A. Ca2+, Mg2+, HCO3-           B. Ca2+, Mg2+,NO3-

C. K+, Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42-           D. Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-

Câu 5: Hợp chất hữu cơ X có công thức C2H8N2O4. Khi cho 12,4 gam X phản ứng với 200ml dung dịch NaOH 1,5M thu được khí Y duy nhất làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 13,4            B. 17,4            C. 17,2            D. 16,2

Xem giải

Câu 6: Cho sơ đồ sau: A + X → B; B + X → C; C + X + H2O → D; D + A → NH4NO3. Biết A, B, C, D là hợp chất chứa Nitơ; A, B, C, X là chất khí. Vậy A, B, C, D lần lượt là những chất nào trong sơ đồ trên:

A. N2, NO, NO2, HNO3.            B. NO, NO2, N2O5, HNO3.

C. NH3, NO, NO2, HNO3.            D. NH3, N2, N2O5, HNO3

Câu 7: Cho dãy các chất: metyl acrylat, triolein, glixerol, xenlulozơ, tơ nilon-6,6, glyxylalanylvalin, saccarozơ. Số chất trong dãy tác dụng với Cu(OH)2 điều kiện thích hợp tạo dung dịch xanh lam là

A. 5.            B. 3.            C. 4.            D. 2.

Câu 8: Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 10,5 gam X trong dung dịch KOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 14,70 gam.            B. 14,35 gam.            C. 11,90 gam.            D. 17,15gam.

Câu 9: Oxi hoá 6 gam ancol X bằng oxi (xúc tác Cu, t°) thu được 8,4 gam hỗn hợp chất lỏng Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với AgNO3 dư trong NH3, đun nóng thu được tối đa m gam Ag. Giá trị của m là

A. 16,2            B. 32,4            C. 64,8            D. 54,0

Xem giải

Câu 10: Chất không có phản ứng thủy phân:

A. Tinh bột            B. Fructozo            C. Tripanmitin            D. Saccarozơ

Câu 11: Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối so với oxi bằng 3,125. Thủy phân X trong môi trường axit thu được axit cacboxylic Y và ancol metylic. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn của X là:

Bạn đã xem chưa:  [2021 - 2022] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Thái Bình

A. 3.            B. 4.            C. 2.            D. 5.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Glucozơ là monosaccarit cho được phản ứng thủy phân.

B. Saccarozơ là đisaccarit cho được phản ứng tráng gương.

C. Xenlulozơ là polisaccarit có cấu trúc mạch phân nhánh.

D. Tinh bột là hỗn hợp của hai polisaccarit là amilozơ và amilopectin.

Câu 13: Glucozo thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với:

A. H2           B. Cu(OH)2           C. AgNO3/NH3           D. dung dịch Br2

Câu 14: Trong phòng thí nghiệm, khí C được điều chế bằng bộ dụng cụ như hình vẽ sau:

pd1

Khí C có thể là dãy các khi nào sau đây

A. N2O, NH3, H2, H2S            B. N2, CO2, SO2, NH3

C. NO2, Cl2, CO2, SO2           D. NO, CO2, H2, Cl2

Xem giải

Câu 15: Trong (NH4)2CO3, N có cộng hóa trị là:

A. +5            B. -3            C. +4            D. 4

Câu 16: Trung hoà 10,62 gam một amin đơn chức X với dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được 25,488 gam muối. Công thức phẩn tử của X là

A. C4H11N.            B. CH5N.            C. C3H9N.            D. C2H7N.

Câu 17: Chất nào sau đây có khả năng làm quỳ tím hóa xanh:

A. Glyxin            B. Etylamin            C. Alanin            D. Anilin

Câu 18: Cho m gam Fe phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M, sau khi phản ứng thu được 1,792 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Khối lượng chất tan trong Y có giá trị là:

A. 11,62.            B. 13.            C. 10,16.            D. 4,48.

Câu 19: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nhiệt phân NaNO3.

(b) Cho Na vào dung dịch CuSO4.

(c) Cho dung dịch Fe dư vào dung dịch AgNO3.

(d) Dẫn luồng khí CO (dư) qua ống sứ chứa CuO nung nóng.

(e) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch Fe(NO3)3.

(g) Nung nóng hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo ra đơn chất khí là

A. 3.            B. 2.            C. 4.            D. 1.

Xem giải

Câu 20: Trong các loại đường, đường nho còn có tên gọi khác là:

A. Fructozo.            B. Saccarozo.            C. Glucozo.            D. mantozo.

Câu 21: Công thức phân tử của anlen là:

A. C3H6            B. C3H4.            C. C4H4.            D. C4H2.

Câu 22: Cho dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH và 0,25 mol KOH, thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được 27,55 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của a là :

A. 0,3.            B. 0,25.            C. 0,15.            D. 0,4.

Xem giải

Câu 23: Chất nào sau đây phản ứng với NaOH, nhưng không phản ứng với HCl:

A. FeCl3           B. Al(OH)3           C. CrO            D. Fe(OH)3

Câu 24: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch HCl (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy gồm các chất: Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, Ca(NO3)2, NaCl. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch X là:

A. 5.            B. 4.            C. 3.            D. 6.

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Thanh Chương 1 - Nghệ An (Lần 1)

Xem giải

Câu 25: Khi cho vài giọt dung dịch Iot vào hồ tinh bột, thấy xuất hiện màu:

A. Vàng            B. Tím            C. Không màu            D. Xanh

Câu 26: Thực hiện sơ đồ phản ứng: X + HNO3 → Y; Y + Cu dư → Z; Z nung nóng → T. Trong đó X, Y, Z, T đều là hợp chất của sắt. X, T là chất nào

A. FeO, Fe2O3.            B. Fe, Fe2O3            C. Fe2O3, FeO            D. Fe, FeO

Câu 27: Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo:

A. Tơ nilon-6.            B. Tơ tằm.            C. Tơ axetat.            D. Tơ olon.

Câu 28: Cho các chất sau: metan, etilen, buta-1,3-đien, benzen, toluen, stiren, cumen, metyl acrylat. Số chất tác dụng được với nước brom dư ở điều kiện thường theo tỉ lệ 1:1 là:

A. 1.            B. 4.            C. 3.            D. 2.

Câu 29: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất:

A. Al3+.            B. K+.            C. Ag+.            D. Cu2+.

Câu 30: Lên men m gam tinh bột thành 200 ml ancol etylic (D = 0,8g/ml) với hiệu suất 81%, hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch chứa 1 mol Ba(OH)2, thu được kết tủa và dung dịch X. Cho từ từ dung dị ch NaOH vào X, đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 600 ml dung dịch NaOH 1M. Độ của ancol là:

A. 46.            B. 20.            C. 30.            D. 40.

Xem giải

Câu 31: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 trong nước dư, thu được a mol H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch H2SO4 1M vào dung dịch X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

1536

Giá trị của m là:

A. 31,36 gam.           B. 32,64 gam.           C. 40,80 gam.           D. 39,52 gam.

Xem giải

Câu 32: Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 2,055 mol O2, thu được 32,22 gam H2O; 35,616 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử lớn hơn trong Z là:

A. 14,42%.            B. 16,05%.            C. 13,04%.            D. 26,76%.

Xem giải

Câu 33: Kết quả thí nghiệm của các hợp chất hữu cơ A, B, C, D, E như sau:

Mẫu thử

Thuốc thử Hiện tượng

A

Dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3 đun nóng

Kết tủa Ag trắng sáng

B

Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, đun nóng

Kết tủa Cu2O đỏ gạch

C

Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

Dung dịch xanh lam

D

Nước Br2

Mất màu dung dịch Br2

E Qùy tím

Hóa xanh

Các chất A, B, C, D, E lần lượt là:

A. Metanal, glucozơ, axit metanoic, fructozơ, metyl amin.

B. Metanal, metyl fomat, axit metanoic, metyl amin, glucozơ.

C. Metyl fomat, etanal, axit metanoic, glucozơ, metyl amin.

D. Etanal, axit etanoic, metyl axetat, phenol, etyl amin.

Câu 34: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3, Mg, MgO và CuO vào dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch X chỉ chứa muối sunfat trung hòa của kim loại, hỗn hợp khí Y gồm 0,04 mol N2O và 0,02 mol NO. Cho X phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 109,99 gam kết tủa. Lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 104,806 gam chất rắn. Khối lượng của FeSO4 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây:

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử Tốt nghiệp trường Đô Lương 1 - Nghệ An (Tháng 7)

A. 3,1.            B. 7,31.            C. 4,55.            D. 4,2.

Xem giải

Câu 35: Cho hỗn hợp Z gồm peptit mạch hở X và amino axit Y (MX < 4MY) với tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1. Cho m gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch T chứa (m + 16,32) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch T phản ứng tối đa với 480 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch chứa 84,96 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng N trong X là:

A. 24,85            B. 21,15.            C. 20,29.            D. 15,73.

Xem giải

Câu 36: Hỗn hợp X gồm Fe3O4, FeO và Cu (trong đó nguyên tố oxi chiếm 20% theo khối lượng). Cho m gam X tác dụng với 500 ml dung dịch HCl 2,5M (dư), thu được dung dịch Y và còn lại 8%m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 202,325 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 40.            B. 48.            C. 50.            D. 32.

Xem giải

Câu 37: Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 15,15 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ từ từ 200ml dung dịch HCl 2M vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:

A. 15,6            B. 16,9            C. 19,5            D. 27,3

Xem giải

Câu 38: Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit không no đơn chức có hai liên kết π trong phân tử, Y là axit no đơn chức, Z là ancol no hai chức, T là este của X, Y với Z. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm X và T, thu được 0,108 mol CO2 và 0,078 mol H2O. Cho 12,06 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan E. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được Na2CO3; 0,345 mol CO2 và 0,255 mol H2O. Khối lượng của T trong a gam M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây:

A. 1,8 gam.            B. 1,9 gam.            C. 1,96 gam.            D. 1,69 gam.

Xem giải

Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn a gam este hai chức, mạch hở X (được tạo bởi axit cacboxylic no và hai ancol trong đó có một ancol có đồng phân hình học) cần vừa đủ 16,8 lít khí O2 (đktc), thu được 1,2 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Cho a gam X phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 13,4.            B. 16,6.            C. 27,8.            D. 21,4.

Xem giải

Câu 40: Cho 35,875 gam muối MSO4.nH2O vào 200 ml dung dịch NaCl 1M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi trong thời gian t giây, thấy khối lượng catot tăng m gam; đồng thời ở anot thu được 0,2 mol khí. Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng thể tích khí thoát ra ở 2 cực là 18,48 lít (đktc). Giá trị của m là:

A. 12,8 gam            B. 8,125 gam            C. 3,25 gam            D. 5,6 gam

Xem giải

1
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
okazakiham

phụ dực là trường chuyên nào vậy?

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!