[2020] Thi thử Tốt nghiệp chuyên Bảo Lộc – Lâm Đồng
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
1D | 2C | 3A | 4A | 5B | 6C | 7B | 8C | 9B | 10A |
11C | 12A | 13C | 14D | 15C | 16D | 17B | 18D | 19A | 20A |
21B | 22A | 23A | 24B | 25B | 26B | 27B | 28D | 29C | 30C |
31C | 32C | 33B | 34D | 35A | 36D | 37A | 38D | 39B | 40A |
Câu 1. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính khử.
B. Sản phẩm của phản ứng giữa sắt và khí clo là FeCl3.
C. Kim loại sắt có thể bị oxi hóa đến số oxi hóa +2 hoặc +3.
D. Trong tự nhiên, sắt tồn tại chủ yếu ở dạng đơn chất.
Câu 2. Kim loại sắt không tác dụng với dung dịch nào sau đây?
A. AgNO3. B. H2SO4 loãng, nguội. C. H2SO4 đặc, nguội. D. CuSO4.
Câu 3. Loại polime nào sau đây được sản xuất từ phản ứng trùng hợp?
A. Poliacrilonitrin. B. Tơ nilon-6,6.
C. Poli(etylen terephtalat). D. Nhựa novolac.
Câu 4. Trong công nghiệp, người ta sản xuất nhôm bằng cách điện phân
A. Al2O3 nóng chảy. B. AlCl3 nóng chảy.
C. dung dịch NaAlO2. D. dung dịch AlCl3.
Câu 5. Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khi đốt…) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại
A. Ag B. Zn C. Pb D. Cu
Câu 6. Hợp chất của nhôm được dùng là chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước… có tên là
A. axit aluminic. B. boxit. C. phèn chua. D. nhôm hidroxit.
Câu 7. Phản ứng hóa học: KOH + HCl → KCl + H2O có phương trình ion rút gọn là
A. K+ + Cl– → KCl B. H+ + OH– → H2O.
C. OH– + HCl → Cl– + H2O D. KOH + H+ → K+ + H2O
Câu 8. Cho các chất gồm: tơ tằm, tơ visco, tơ xenlulozơ triaxetat, tơ lapsan. Số chất thuộc loại tơ nhân tạo là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 9. Trong nhóm IIA, khi điện tích hạt nhân tăng thì
A. bán kính nguyên tử giảm. B. tính khử của các kim loại tăng dần.
C. năng lượng ion hóa tăng dần. D. khả năng phản ứng với nước giảm dần.
Câu 10. Chất X có nhiều trong mật ong, không làm mất màu dung dịch nước brom. X tác dụng với H2 (xúc tác Ni/tº), thu được chất Y. Chất X và Y lần lượt là
A. fructozơ và sobitol. B. fructozơ và ancol etylic.
C. saccarozơ và sobitol. D. glucozơ và sobitol.
Câu 11. Este X được tạo bởi ancol etylic và axit fomic. Công thức cấu tạo của X là
A. C2H5COOCH3. B. HCOOCH3. C. HCOOC2H5. D. CH3COOCH3.
Câu 12. Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ngay ở điều kiện thường?
A. K. B. Al. C. Cu. D. Fe.
Câu 13. Hidrocacbon nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng của anken?
A. Metan. B. Axetilen. C. Propilen. D. Benzen.
Câu 14. Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X. Biết khí X tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng. Công thức của khí X là
A. C2H4. B. CO2. C. CH4. D. HCl.
Câu 15. Phân tử saccarozơ được tạo thành từ gốc glucozơ liên kết với gốc fructozơ thông qua nguyên tử
A. cacbon. B. nitơ. C. oxi. D. hidro.
Câu 16. Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. Glixerol. B. Metanol. C. Anilin. D. Etylamin.
Câu 17. Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IA?
A. Al. B. Na. C. Sr. D. Be.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cho đinh sắt vào dung dịch HCl có xảy ra ăn mòn điện hóa.
B. Kim loại magie có tính khử mạnh hơn kim loại canxi.
C. Kim loại nhôm đứng thứ hai sau oxi về độ phổ biến trong vỏ Trái Đất.
D. Kim loại natri trong phòng thí nghiệm thường được bảo quản trong dầu hỏa.
Câu 19. Khi thủy phân chất béo tripanmitin bằng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng thu được glixerol và muối có công thức là
A. C15H31COONa. B. C17H35COONa. C. C15H29COONa. D. C17H33COONa.
Câu 20. Nước cứng tạm thời chứa những ion nào sau đây?
A. Ca2+, Mg2+, HCO3–. B. Na+, K+, HCO3–.
C. Ca2+, Mg2+, Cl–. D. Ca2+, Mg2+, SO42–.
(Xem giải) Câu 21. Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Sục khí H2SO4 vào dung dịch NaOH.
(b) Cho NaCl vào dung dịch KNO3.
(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch HCl.
(d) Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 22. Kim loại cứng nhất là
A. Cr. B. Fe. C. Cs. D. W.
Câu 23. Phản ứng điện phân dung dịch nào sau đây điều chế được kim loại?
A. CuCl2. B. MgCl2. C. NaCl. D. NaOH.
(Xem giải) Câu 24. Cho 6 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 7,0. B. 6,8. C. 6,4. D. 12,4.
Câu 25. Kim loại Fe tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây thu được muối sắt (II)?
A. HNO3 loãng. B. CuSO4. C. AgNO3. D. H2SO4 đặc, nóng.
(Xem giải) Câu 26. Cho các phát biểu sau:
(a) Vinyl axetat làm mất màu dung dịch brom.
(b) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.
(c) Saccarozơ có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
(d) Phenylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.
(e) Dung dịch axit glutamic đổi màu quỳ tím thành xanh.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
(Xem giải) Câu 27. Cho 22,5 gam glucozơ lên men rượu thoát ra 4,48 lít CO2 (đktc). Hiệu suất của quá trình lên men là
A. 85%. B. 80%. C. 70%. D. 75%.
(Xem giải) Câu 28. Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al bằng dung dịch NaOH dư, thu được V lít H2, Giá trị của V là
A. 4,48. B. 3,36. C. 5,60. D. 6,72.
(Xem giải) Câu 29. Hòa tan hòa toàn 8 gam hỗn hợp Fe-Mg trong dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối có trong dung dịch sau phản ứng là
A. 11,2 gam. B. 16,8 gam. C. 22,2 gam. D. 19,6 gam.
(Xem giải) Câu 30. Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al, Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 160. B. 240. C. 320. D. 480.
(Xem giải) Câu 31. Cho 31,4 gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 40,6. B. 42,5. C. 40,2. D. 48,6.
(Xem giải) Câu 32. Cho các phát biểu sau:
(1) Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.
(2) NaHCO3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH
(3) Thạch cao nung (CaSO4⋅H2O) được dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.
(4) Ở nhiệt độ thường, Mg khử mạnh nước giải phóng hiđro.
(5) Nhôm là kim loại có màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi, dát mỏng.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 33. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4.
(2) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(3) Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch Al(NO3)3.
(4) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch AlCl3.
(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
(Xem giải) Câu 34. Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0,03 mol Zn(NO3)2 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 5,25 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào Y, khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là 6,67 gam. Giá trị của m là
A. 3,60. B. 2,02. C. 2,86. D. 4,05.
(Xem giải) Câu 35. Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong dung dịch NaOH thu được glixerol và hỗn hợp hai muối gồm natri oleat và natri linoleat. Đốt cháy m gam X thu được 275,88 gam CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với 88 gam brom trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 96,80. B. 97,02. C. 88,00. D. 88,20.
(Xem giải) Câu 36. Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(2) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
(3) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí.
(4) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi.
(5) Ở điều kiện thường, amino axit là những chất lỏng.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
(Xem giải) Câu 37. Cho 0,08 mol hỗn hợp X gồm bốn este mạch hở phản ứng vừa đủ với 0,17 mol H2 (xúc tác Ni, tº), thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1 M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit cacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và 6,88 gam hỗn hợp T gồm hai ancol no, đơn chức. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X cần vừa đủ 0,09 mol O2. Phần trăm về khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ hơn trong Z là
A. 50,3%. B. 49,7%. C. 58,8%. D. 41,2%.
(Xem giải) Câu 38. Chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; chất Y (CmH2m+4O2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho m gam E gồm X và Y (có tỉ lệ mol tương ứng là 3: 5) tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được 0,22 mol etylamin và 21,66 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 52,61%. B. 47,37%. C. 44,63%. D. 49,85%.
(Xem giải) Câu 39. Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(a) X1 + H2O → X2 + X3↑ + H2↑ (Điện phân dung dịch có màng ngăn).
(b) X2 + X4 → BaCO3 + K2CO3 + H2O
(c) X2 + X3 → X1 + X5
(d) X4 + X6 → BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O
Các chất X5 và X6 thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. Ba(HCO3)2, KHSO4. B. KClO, KHSO4.
C. Ba(HCO3)2, H2SO4. D. KClO, H2SO4.
(Xem giải) Câu 40. Thực hiện thí nghiệm điều chế Fe(OH)2 như sau
Bước 1: Cho đinh sắt đã đánh thật sạch vào ống nghiệm 1.
Bước 2: Rót vào ống nghiệm này 3 – 4 ml dung dịch HCl loãng, đun nhẹ.
Bước 3: Lấy vào ống nghiệm 2 từ 4 – 5 ml dung dịch NaOH, đun sôi.
Bước 4: Rót nhanh 2 – 3 ml dung dịch FeCl2 ở ống nghiệm 1 vào ống nghiệm 2.
Cho các nhận xét sau
(1) Ở bước 2 trong ống nghiệm có sủi bọt khí không màu.
(2) Ở bước 3 phải đun sôi NaOH để đẩy hết khí oxi hòa tan trong dung dịch.
(3) Ở bước 4 thu được kết tủa màu vàng nâu.
(4) Sau khi để ống nghiệm 2 thêm một thời gian thấy phần kết tủa trên thành ống nghiệm chuyển màu nâu đỏ.
Số nhận xét đúng là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
câu 37 đáp án là B ạ