[2021] Thi thử TN trường Phụ Dực – Thái Bình (Lần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

41C 42B 43C 44A 45A 46A 47A 48D 49D 50C
51C 52A 53A 54C 55D 56A 57D 58B 59C 60A
61B 62D 63B 64D 65C 66A 67B 68D 69D 70B
71B 72C 73D 74B 75A 76B 77B 78C 79C 80D

(Xem giải) Câu 41: Cho 0,89 gam alanin vào V ml dung dịch HCl 0,15M thu được dung dịch X. X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 0,1M. Giá trị của V là

A. 150.       B. 200.       C. 100.       D. 50.

Câu 42: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Poli(vinyl clorua).       B. Poli(etylen terephtalat).

C. Poli(metyl metacrylat).       D. Poliacrilonitrin.

(Xem giải) Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm tinh bột và xenlulozơ cần dùng 0,3 mol O2. Giá trị của m là

A. 9,00.       B. 4,05.       C. 8,10.       D. 16,20.

(Xem giải) Câu 44: Cho các kim loại sau: Fe, Ba, K, Zn. Số kim loại khi nhúng vào dung dịch chứa hỗn hợp CuSO4 và H2SO4 loãng có xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa là

A. 2.          B. 3.          C. 4.          D. 1.

Câu 45: Chất nào sau đây thường được dùng để nặn tượng và đúc khuôn?

A. Thạch cao nung.       B. Đá vôi.       C. Thạch cao khan.       D. Thạch cao sống.

Câu 46: Trong một mẫu nước thiên nhiên có hòa tan một lượng nhỏ các muối: CaSO4, MgSO4, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Để làm mềm mẫu nước trên cần dùng dung dịch

A. Na2CO3.       B. NaOH.       C. Ca(OH)2.       D. H2SO4.

Câu 47: Cho các kim loại sau: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là

A. 3.       B. 2.       C. 4.       D. 1.

(Xem giải) Câu 48: Trộn bột Al dư vào hỗn hợp gồm: MgO, Fe3O4, CuO rồi nung ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn chất rắn thu được gồm:

A. MgO, Al, Fe, CuO, Al2O3.       B. Mg, Al, Fe, Cu, Al2O3.

C. MgO, Al2O3, FeO, Cu, Al.       D. MgO, Al2O3, Fe, Cu, Al.

Câu 49: Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IIA?

A. Al.       B. Cu.       C. Na.       D. Mg.

(Xem giải) Câu 50: Cho các chất sau: ClNH3CH2COOH, CH3COOCH3, C2H5NH3Cl, C6H5OH (C6H5- là gốc phenyl). Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 1.       B. 2.       C. 4.       D. 3.

Câu 51: Số liên kết π trong phân tử buta-1,3-đien là

A. 3.       B. 4.       C. 2.       D. 1.

Câu 52: Thủy phân chất béo có công thức (C15H31COO)3C3H5 bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và muối X. Công thức phân tử của X là

A. C16H31O2Na.       B. C45H93O6Na3.       C. C19H36O2Na.       D. C15H31O2Na.

Câu 53: Alanin là tên gọi của amino axit có công thức cấu tạo thu gọn là

A. CH3CH(NH2)COOH.       B. H2NCH2COOH.

C. CH3CH(NH2)CH2COOH.       D. H2N(CH2)2COOH.

(Xem giải) Câu 54: Cho dung dịch NaOH vào các dung dịch sau: FeCl2, Fe(NO3)2, FeCl3, Fe2(SO4)3. Số dung dịch tạo kết tủa là

A. 1.       B. 2.       C. 4.       D. 3.

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi hết kỳ 1 Hóa 12 – Sở GDĐT Cần Thơ

Câu 55: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. H2SO4, KHCO3.       B. HCl, K2CO3.       C. NH3, AICl3.       D. Na2SO4, MgCl2.

(Xem giải) Câu 56: Cho các oxit sau: CaO, Na2O, MgO, K2O, BeO. Số oxit phản ứng với dung dịch HCl là

A. 5.       B. 4.       C. 2.       D. 3.

Câu 57: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Anilin tác dụng được với dung dịch Ba(OH)2.        B. Etylamin có tính lưỡng tính.

C. Metylamin không làm quỳ tím đổi màu.        D. Propylamin tác dụng được với dung dịch HCl.

(Xem giải) Câu 58: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được 4,6 gam glixerol và m gam hỗn hợp hai muối natri stearat và natri oleat có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2. Giá trị của m là

A. 45,9.       B. 45,7.       C. 45,8.       D. 45,5.

Câu 59: Chất nào sau đây thuộc nhóm đisaccarit?

A. Xenlulozơ.       B. Fructozơ.       C. Saccarozơ.       D. Glucozơ.

Câu 60: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Anilin không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.

B. Thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozơ đều tạo ra glucozơ.

C. Dung dịch saccarozơ không phản ứng trực tiếp với dung dịch AgNO3/NH3 dư.

D. Lên men rượu dung dịch glucozơ có khí CO2 sinh ra.

Câu 61: Phát biểu nào sau đây là đúng về peptit và protein?

A. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit.

B. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.

C. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

D. Tất cả các pepit và protein đều có phản ứng màu với Cu(OH)2.

(Xem giải) Câu 62: Cho 1,35 gam Al và 4,80 gam Cu tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được khí SO2. Thể tích dung dịch NaOH 1M tối thiểu cần dùng để hấp thụ toàn bộ lượng SO2 trên là

A. 75 ml.       B. 200 ml.       C. 300 ml.       D. 150 ml.

Câu 63: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

A. Cu.       B. W.       C. Au.       D. Cr.

Câu 64: Khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit?

A. CO2.       B. N2.       C. H2       D. SO2.

Câu 65: Cho các kim loại sau: Fe, Ba, Al, Cu. Số kim loại bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội là

A. 1.       B. 4.       C. 2.       D. 3.

Câu 66: Kim loại nào sau đây không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường?

A. Be.       B. Ca.       C. Ba.       D. Sr.

(Xem giải) Câu 67: Hòa tan hoàn toàn 17,2 gam hỗn hợp 2 kim loại X, Y có hóa trị tương ứng I, II vào dung dịch loãng chứa hỗn hợp HNO3 và H2SO4, thì thu được 0,1 mol khí NO và dung dịch Z (chỉ chứa 2 muối). Khối lượng muối trong dung dịch Z là

A. 26,5 gam.       B. 31,6 gam.       C. 26,8 gam.       D. 46 gam.

Câu 68: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi học kỳ 1 trường Nguyễn Khuyến và Lê Thánh Tông - Hồ Chí Minh

A. MgCl2.       B. K2CO3.       C. Na2O.       D. Al2O3.

(Xem giải) Câu 69: Ngâm một định sắt trong 100 ml dung dịch CuSO4 1M đến khi hết Cu2+ (giả thiết toàn bộ lượng đông sinh ra đều bám vào đinh sắt và không xảy ra ăn mòn điện hóa). So với dung dịch ban đầu thì khối lượng dung dịch sau phản ứng

A. giảm đi 6,4 gam.       B. tăng thêm 5,6 gam.

C. tăng thêm 0,8 gam.       D. giảm đi 0,8 gam.

Câu 70: Cho các phương trình hóa học sau:
(a) FeO + 2HNO3 → Fe(NO3)2 + H2O
(b) Fe(OH)2 + 2HNO3 → Fe(NO3)2 + 2H2O
(c) 3Fe(NO3)2 + 4HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
(d) Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
Số phương trình hóa học đúng là

A. 4.       B. 2.       C. 1.       D. 3.

Câu 71: Công thức phân tử chung của este tạo bởi axit no, đơn chức, mạch hở và ancol no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2nO3 (n ≥ 2).       B. CnH2nO2 (n ≥ 2).

C. CnH2n+2O2 (n ≥ 2).       D. CnH2n-2O2 (n ≥ 2).

(Xem giải) Câu 72: Trộn 0,22 gam một este đơn chức, no, mạch hở với khí O2 vừa đủ được hỗn hợp X. Đốt cháy hoàn toàn X thu được hỗn hợp Y có số mol lớn hơn số mol X là 0,005 mol. Số đồng phân cấu tạo của este là

A. 5.       B. 3.       C. 4.       D. 2.

Câu 73: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp?

A. Stiren.       B. Propilen.         C. 2-Metylbuta-1,3-dien.       D. Toluen.

(Xem giải) Câu 74: X là este ba chức tạo bởi glixerol và một axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết C=C; Y là este no, hai chức (X, Y đều mạch hở và không tham gia phản ứng tráng gương). Đốt cháy hoàn toàn 34,04 gam hỗn hợp E chứa X, Y thu được 1,62 mol CO2. Mặt khác, để thủy phân hoàn toàn 0,24 mol E cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1,9M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ba muối và hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Số công thức cấu tạo phù hợp với Y là

A. 5.       B. 6.       C. 4.         D. 2.

(Xem giải) Câu 75: Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch MgCl2 có vách ngăn (điện cực trơ), thu được Mg.
(b) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư thu được 1 chất kết tủa.
(c) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng tạo ra 3 sản phẩm.
(d) Trong bảng tuần hoàn, tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.
(e) Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH, sau phản ứng không có kết tủa.
(g) Tráng lên bề mặt đồ vật bằng sắt một lớp thiếc là phương pháp bảo vệ điện hóa.
Số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 3.       C. 4.       D. 5.

(Xem giải) Câu 76: Cho hỗn hợp E gồm các chất mạch hở X (CmH2m+4O4N2, là muối ankylamoni của axit cacboxylic hai chức) và chất Y (CnH2n+4O2N2, là muối ankylamoni của amino axit). Chia 52,6 gam hỗn hợp E thành 2 phần bằng nhau.
– Phần 1: đem đốt cháy hoàn toàn thu được N2, 0,85 mol CO2 và 1,25 mol H2O.
– Phần 2: cho tác dụng hết với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch chứa a gam hai muối có cùng số nguyên tử cacbon và một chất khí làm quỳ tím ẩm hóa xanh. Giá trị của a là

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN trường Nguyễn Khuyến - Lê Thánh Tông

A. 23,35.       B. 24,05.       C. 27,75.       D. 21,95.

(Xem giải) Câu 77: Điện phân dung dịch chứa AgNO3 với điện cực trơ trong thời gian t (s), cường độ dòng điện 2A thu được dung dịch X. Cho m gam bột Mg vào dung dịch X, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,336g hỗn hợp kim loại; 0,112 lit hỗn hợp khí Z(dktc) gồm NO và N2O có tỉ khối đối với H2 là 19,2 và dung dịch Y chứa 3,04g muối. Cho toàn bộ hỗn hợp bột kim loại trên tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,112 lit khí H2 (dktc). Giá trị của t là :

A. 2267,75       B. 2316,00       C. 2895,10       D. 2219,40

(Xem giải) Câu 78: X là axit no đơn chức, Y là axit đơn chức, có một liên kết đôi C=C, có đồng phân hình học; Z là este hai chức (chỉ có nhóm chức este) tạo ra từ X, Y và T là ancol no (X, Y, T đều mạch hở). Đốt cháy hàn hoàn toàn. 14,68 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z thu được 9 gam H2O. Mặt khác, 14,68 gam E có thể phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,18 mol KOH, hỗn hợp sau phản ứng có chứa 22,6 gam các chất hữu cơ. Cho các phát biểu sau:
(a) Phần trăm khối lượng của X trong E là 6,27%.
(b) Số mol của Y trong E là 0,06 mol.
(c) Khối lượng của Z trong E là 8,6 gam.
(d) Tổng số nguyên tử (C, H, O) trong Z là 24.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 3.       C. 2.       D. 1.

(Xem giải) Câu 79: Cho các phát biểu sau:
(a) Vinyl clorua làm mất màu dung dịch brom.
(b) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.
(c) Tinh bột có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
(d) Phenylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.
(e) Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím hóa xanh.
(f) Axetilen và anđehit axetic đều bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 2.       C. 3.       D. 5.

(Xem giải) Câu 80: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
– Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ, gạn bỏ phần dụng dịch và lấy kết tủa cho vào ống nghiệm (1).
– Bước 2: Lấy 1,5 ml dung dịch saccarozơ 1% vào ống nghiệm (2) và thêm vào đó 0,5 ml dung dịch H2SO4 loãng. Đun nóng dung dịch khoảng 3 phút.
– Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ và khuấy đều tinh thể NaHCO3 vào ống nghiệm (2) đến khi khí ngừng thoát ra.
– Bước 4: Rót dung dịch trong ống nghiệm (2) vào ống nghiệm (1), lắc đều cho đến khi tủa tan hoàn toàn. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong bước 1, có thể thay dung dịch NaOH bằng dung dịch Ba(OH)2.
(b) Bước 2 xảy ra phản ứng thủy phân saccarozơ.
(c) Sau bước 2, dung dịch có chứa 1 loại monosaccarit.
(d) Trong bước 3, cho NaHCO3 vào ống nghiệm (2) để thủy phân hoàn toàn saccarozơ.
(e) Sau bước 4, thu được dung dịch có màu xanh lam.
(f) Sau bước 3, dung dịch trong ống nghiệm (2) có thể cho phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là

A. 5.       B. 4.       C. 2.         D. 3.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!