[2023 – 2024] Khảo sát HSG cụm Thiệu Hóa – Thanh Hóa

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Thời gian làm bài: 90 phút

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1B 2C 3C 4A 5C 6A 7D 8C 9D 10A
11B 12C 13B 14C 15D 16B 17D 18D 19B 20C
21C 22D 23C 24C 25D 26A 27C 28D 29D 30D
31B 32C 33A 34A 35A 36B 37C 38D 39D 40A
41D 42B 43B 44A 45C 46B 47B 48A 49C 50C

(Xem giải) Câu 1: Trong các hỗn hợp sau: (1) 0,1 mol Fe và 0,1 mol Fe3O4; (2) 0,1 mol FeS và 0,1 mol CuS; (3) 0,1 mol Cu và 0,1 mol Fe3O4; (4) 0,02 mol Cu và 0,5 mol Fe(NO3)2; (5) 0,1 mol MgCO3 và 0,1 mol FeCO3. Những hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư là

A. (1), (3), (5).       B. (1), (3), (4), (5).       C. (1), (2), (5).         D. (1), (2), (4), (5).

(Xem giải) Câu 2: Hỗn hợp X chứa etylamin, etyl fomat và alanin. Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol X cần dùng 0,875 mol O2, thu được CO2, H2O và x mol N2. Giá trị của x là

A. 0,03.       B. 0,05.       C. 0,07.       D. 0,06.

(Xem giải) Câu 3: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3 – 5 giọt dung dịch X đun nóng nhẹ hỗn hợp ở khoảng 60 – 70°C trong vài phút, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc sáng. Chất X là

A. ancol etylic.       B. axit axetic.       C. anđehit fomic.       D. glixerol.

(Xem giải) Câu 4: Cho các phát biểu sau:
(1) Ở điều kiện thường, metylamin là chất khí mùi khai khó chịu, độc, tan nhiều trong nước.
(2) x mol Glu-Ala tác dụng tối đa với 3x mol NaOH trong dung dịch.
(3) Dung dịch anilin làm đổi màu phenolphtalein.
(4) Khi nấu canh cua, hiện tượng riêu cua nổi lên trên là do sự đông tụ protein.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 4.       C. 2.       D. 1.

(Xem giải) Câu 5: Dung dịch chất X không làm đổi màu quỳ tím; dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn hai dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất X và Y tương ứng là

A. Ba(NO3)2 và K2SO4.       B. KNO3 và Na2CO3.

C. Ba(NO3)2 và Na2CO3.       D. Na2SO4 và BaCl2.

(Xem giải) Câu 6: Chất X là hợp chất vô cơ. Hòa tan X vào nước, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH (vừa đủ) vào Y rồi đun nóng thì có khí thoát ra và thu được dung dịch Z. Cho dung dịch AgNO3 vào Z, có kết tủa màu vàng xuất hiện. Công thức hóa học của X là

A. (NH4)3PO4.       B. Ca(H2PO4)2.       C. NH4Cl.       D. NH4NO3.

(Xem giải) Câu 7: Cho 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z, T chứa các chất khác nhau trong số 4 chất: (NH4)2CO3, NaHCO3, NaNO3, NH4NO3. Thực hiện nhận biết 4 dung dịch trên bằng dung dịch Ba(OH)2 thu được kết quả sau

Chất Hiện tượng
X Kết tủa trắng
Y Khí mùi khai
Z Không hiện tượng
T Kết tủa trắng, khí mùi khai

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Y là dung dịch NaHCO3.       B. X là dung dịch NaNO3.

C. Z là dung dịch NH4NO3.       D. T là dung dịch (NH4)2CO3.

(Xem giải) Câu 8: Cho các chất: caprolactam (1), isopropylbenzen (2), acrilonitrin (3), glyxin (4), vinyl axetat (5). Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là

A. (3), (4) và (5).       B. (1), (2) và (5).       C. (1), (3) và (5).       D. (1), (2) và (3).

Câu 9: Chất nào dưới đây gây hiệu ứng nhà kính?

A. N2.       B. O2.       C. O3.       D. CO2.

(Xem giải) Câu 10: Đốt cháy 24,48 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ cần dùng 0,84 mol O2. Mặt khác, nếu đun 24,48 gam X trong môi trường axit đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y. Trung hòa Y, rồi cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 30,24.       B. 25,92.       C. 34,56.       D. 43,20.

(Xem giải) Câu 11: Hỗn hợp X gồm hai muối R2CO3 và RHCO3. Chia 44,7 gam X thành ba phần bằng nhau
– Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 35,46 gam kết tủa.
– Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 7,88 gam kết tủa.
– Phần 3 tác dụng tối đa với V ml dung dịch KOH 2M.
Giá trị của V là

A. 200.       B. 180.       C. 70.       D. 110.

(Xem giải) Câu 12: Để sản xuất 100 kg thuỷ tinh Na2O.CaO.6SiO2 cần dùng bao nhiêu kg natri cacbonat, với hiệu suất của quá trình sản xuất là 100%?

A. 25,158 kg.       B. 20,922 kg.       C. 22,176 kg.       D. 27,126 kg.

(Xem giải) Câu 13: Khi clo hóa một ankan thu được hỗn hợp 2 dẫn xuất monoclo và 4 dẫn xuất điclo. Công thức cấu tạo của ankan là

A. CH3CH2CH2CH3.       B. CH3CH2CH3.

C. (CH3)3C-CH2CH3.       D. (CH3)2CHCH2CH3.

(Xem giải) Câu 14: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch CuSO4 và dung dịch HNO3 đặc, nguội?

A. Fe.       B. Ag.       C. Mg.       D. Al.

(Xem giải) Câu 15: Cho các este sau: etyl axetat, propyl axetat, metyl propionat, metyl metacrylat. Có bao nhiêu este không no?

A. 3.       B. 2.       C. 4.       D. 1.

(Xem giải) Câu 16: Một pentapeptit khi bị thủy phân tạo ra hỗn hợp X chứa: 4 đipeptit, 3 aminoaxit, 2 tetrapeptit, 3 tripeptit và pentapeptit dư. Khi X tham gia phản ứng màu biure thì số chất tham gia phản ứng là

A. 4.       B. 6.       C. 5.       D. 7.

Câu 17: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. NH4NO3.       B. HNO3.       C. NaNO3.       D. HNO2.

(Xem giải) Câu 18: Cho dung dịch các chất sau: C6H5NH2 (X1; C6H5 – gốc phenyl); CH3NH2 (X2); NH2CH2COOH (X3); HOOCCH2CH2(NH2)COOH (X4); NH2(CH2)4CH(NH2)COOH (X5). Những dung dịch làm quì tím hóa xanh là

A. X1 ; X5.       B. X2 ; X4.       C. X3, X4.       D. X2 , X5.

(Xem giải) Câu 19: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho lá sắt vào dụng dịch HCl có thêm vài giọt CuSO4.
(2) Cho lá sắt vào dụng dịch FeCl3.
(3) Cho lá thép vào dụng dịch H2SO4.
(4) Cho lá sắt vào dụng dịch CuSO4.
(5) Cho lá kẽm vào dụng dịch HCl.
Số trường hợp xảy ra sự ăn mòn điện hóa là

Bạn đã xem chưa:  [2017 - 2018] Thi học sinh giỏi lớp 12 - TP. Đà Nẵng

A. 4.       B. 3.       C. 2.       D. 5.

(Xem giải) Câu 20: Các polime: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, policaproamit, polistiren, xenlulozơ triaxetat, nilon-6,6. Số polime tổng hợp là

A. 3.       B. 2.       C. 4.       D. 5.

(Xem giải) Câu 21: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(2) Cho kim loại Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.
(3) Cho Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và HCl.
(4) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl.
(5) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch HCl.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm có khí thoát ra là

A. 4.       B. 2.       C. 5.       D. 3.

(Xem giải) Câu 22: Để đề phòng sự lây lan của virut Corona, các tổ chức y tế hướng dẫn người dân nên đeo khẩu trang nơi đông người, rửa tay nhiều lần bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn có pha thành phần chất X. Chất X được điều chế từ phản ứng lên men chất Y, từ chất Y bằng các phản ứng hiđro hóa tạo ra chất Z. Các chất Y và Z lần lượt là

A. Etanol và sobitol.       B. Etanol và glucozơ.

C. Glucozơ và etilen.       D. Glucozơ và sobitol.

(Xem giải) Câu 23: Hợp chất X không no mạch hở có công thức phân tử C5H8O2. Khi tham gia phản ứng xà phòng hoá thu được một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là

A. 5.       B. 3.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 24: Tiến hành oxi hoá hoàn toàn 1 thể tích hơi ancol X cần 9 thể tích O2 ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy thu được vào dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình nước vôi tăng 3,9 gam và có 6 gam kết tủa tạo thành. Qua phân tích thấy X không chứa nhóm -CH2-. Biết X không bị oxi hóa bởi CuO nung nóng. Cho các phát biểu sau:
(1) X có 5 nguyên tử cacbon trong phân tử.
(2) X là ancol đơn chức.
(3) X không tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh.
(4) Trong X có tỉ lệ nC : nH = 3 : 7.
(5) Tên thay thế của X là 3,3-dimetyl butan-2-ol.
Số phát biểu sai là

A. 4.       B. 1.       C. 2.       D. 3.

(Xem giải) Câu 25: Cho các thí nghiệm sau:
(1) Nhỏ dung dịch Na3PO4 vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện kết tủa vàng, thêm tiếp dung dịch HNO3 dư vào ống nghiệm trên thu được dung dịch trong suốt.
(2) Nhỏ dung dịch BaS vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện kết tủa đen, thêm tiếp dung dịch HCl dư vào thì thu được dung dịch trong suốt.
(3) Cho từ từ dung dịch H2S vào dung dịch FeCl2 thấy xuất hiện kết tủa đen.
(4) Khi cho từ từ dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch hỗn hợp AlCl3 và ZnCl2 thì xuất hiện kết tủa keo trắng không tan trong NH3 dư.
(5) Ống nghiệm đựng hỗn hợp gồm anilin và dung dịch NaOH có xảy ra hiện tượng tách lớp các chất lỏng.
(6) Thổi từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch natri phenolat, thấy dung dịch sau phản ứng bị vẩn đục.
(7) Cho fomanđehit tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thấy xuất hiện lớp kim loại sáng như gương bám vào thành ống nghiệm, lấy dung dịch sau phản ứng cho phản ứng với dung dịch HCl dư thấy sủi bọt khí.
Số thí nghiệm xảy ra hiện tượng đúng là

A. 5.       B. 6.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 26: Nhận định nào không đúng về saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ?
(1) Saccarozơ giống với glucozơ là đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch phức đồng màu xanh lam.
(2) Saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ đều có phản ứng thuỷ phân.
(3) Saccarozơ và tinh bột khi bị thuỷ phân tạo ra glucozơ có phản ứng tráng gương nên saccarozơ cũng như tinh bột đều có phản ứng tráng gương.
(4) Tinh bột khác xenlulozơ ở chỗ nó có phản ứng màu với I2. Giống như xenlulozơ, tinh bột chỉ có cấu tạo mạch không phân nhánh.

A. (3), (4).       B. (2), (4).       C. (1), (3).       D. (1), (4).

(Xem giải) Câu 27: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: HCOOH; CH3COOH; HCl; C6H5OH. Giá trị pH của các dung dịch trên cùng nồng độ 0,01M, ở 25°C đo được như sau:

Chất X Y Z T
pH 6,48 3,22 2,00 3,45

Cho các nhận xét sau:
(1) Z tạo kết tủa trắng với nước brom.
(2) X được điều chế trực tiếp từ ancol etylic.
(3) Từ Y có thể điều chế khí CO trong phòng thí nghiệm.
(4) T tạo kết tủa trắng với dung dịch AgNO3.
Số nhận xét đúng là

A. 4.       B. 3.       C. 1.       D. 2.

(Xem giải) Câu 28: Chất X (C10H16O4) có mạch cacbon không phân nhánh. Cho x mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2x mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được chất T có tỉ khối hơi so với Z là 0,7. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Chất T làm mất màu nước brom.

B. Chất X phản ứng với H2 (Ni, t°) theo tỉ lệ mol 1:1.

C. Chất X có tồn tại đồng phân hình học.

D. Đốt cháy 1 mol chất Y thu được 4 mol CO2.

(Xem giải) Câu 29: Cho các nhận định sau:
(1) Thành phần chính của giấy viết là xenlulozơ.
(2) Dầu bôi trơn động cơ xe gắn máy có thành phần chính là chất béo.
(3) PVC được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, da giả.
(4) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi lớn hơn cao su thiên nhiên.
(5) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Val có 3 nguyên tử oxi.
(6) Dung dịch anilin, phenol đều làm đổi màu quì tím.
Số phát biểu đúng là

A. 6.       B. 2.       C. 4.       D. 3.

(Xem giải) Câu 30: Năm 1965, trong quá trình tổng hợp thuốc chống loét dạ dày, nhà hóa học James M. Schlatter (Mỹ) đã vô tình phát hiện hợp chất X (một chất ngọt nhân tạo với tên thường gọi là “aspartame”) có cấu tạo như hình dưới:

Phần trăm khối lượng của oxi trong hợp chất trên là

Bạn đã xem chưa:  [2018 - 2019] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Bắc Giang

A. 27,58.       B. 9,52.       C. 23,81.       D. 27,21.

(Xem giải) Câu 31: Theo TCVN 5502: 2003, dựa vào độ cứng của nước (được xác định bằng tổng hàm lượng Ca2+ và Mg2+ quy đổi về khối lượng CaCO3, có trong 1 lít nước), người ta có thể phân nước thành 4 loại:

Phân loại nước Mềm Hơi cứng Cứng Rất cứng
Độ cứng (mg CaCO3/lít) 0 – dưới 50 50 – dưới 150 150 – 300 > 300

Từ một mẫu nước có chứa các ion (Mg2+, Ca2+, SO42- 0,0004M, HCO3- 0,00042M, Cl- 0,0003M), người ta có thể tính được giá trị độ cứng của mẫu nước. Hãy chọn nhận định đúng trong các nhận định sau

A. Độ cứng của nước là 400 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước rất cứng.

B. Độ cứng của nước là 76 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước hơi cứng.

C. Độ cứng của nước là 40 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước mềm.

D. Độ cứng của nước là 152 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước cứng.

(Xem giải) Câu 32: Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp có chứa chất methamphetamine (Meth). Đốt cháy 14,9 gam Meth thu được 22,4 lit CO2, 13,5 gam H2O và 1,12 lit N2 (đktc). Tỷ khối hơi của Meth so với H2 < 75. Công thức phân tử của Meth là

A. C20H30N2.       B. C9H11NO.       C. C10H15N.       D. C8H11N3.

(Xem giải) Câu 33: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na, K, K2O, Ba và BaO, trong đó oxi chiếm 8,75% về khối lượng vào nước thu được 400 ml dung dịch Y và 1,568 lít H2 (đktc). Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,15M thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 13.       B. 12.       C. 15.       D. 14.

(Xem giải) Câu 34: Cho các polime: poli(vinyl clorua), poli(butađien-stiren), policaproamit, polistiren, polietilen, poliisopren, poli(hexametylen–ađipamit), poli(etylen- terephtalat), poli(metyl metacrylat). Số polime dùng làm chất dẻo là

A. 4.       B. 3.       C. 5.       D. 2.

(Xem giải) Câu 35: Cho 12,49 gam hỗn hợp X gồm C, P, S vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2, NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 91,675 gam kết tủa. Để hấp thụ hết khí Z cần dung dịch chứa tối thiểu 2,55 mol NaOH. Phần trăm khối lượng của C trong X bằng bao nhiêu?

A. 11,53%.       B. 38,43%.       C. 30,74%.       D. 51,24%.

(Xem giải) Câu 36: Trong công nghiệp người ta điều chế Al bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 như sau

Cho các phát biểu
(1) Chất X là Al nóng chảy.
(2) Chất Y là hỗn hợp Al2O3 và criolit nóng chảy.
(3) Na3AlF6 được thêm vào oxit nhôm trong điện phân nóng chảy sẽ tạo được một hỗn hợp chất điện li nổi lên trên bảo vệ nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hóa bởi O2 không khí.
(4) Trong quá trình điện phân, ở anot thường xuất hiện hỗn hợp khí có thành phần là CO, CO2 và O2.
(5) Trong quá trình điện phân, cực âm luôn phải được thay mới do điện cực làm bằng graphit (than chì) nên bị khí sinh ra ở cực dương ăn mòn.
(6) Vai trò của Criolit là tạo thành hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn Al2O3, tăng khả năng dẫn điện của chất lỏng, bảo vệ Al khỏi oxi không khí.
Số phát biếu đúng là

A. 4.       B. 3.       C. 1.       D. 2.

(Xem giải) Câu 37: Hòa tan hoàn toàn 17,32 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe2O3 và Fe(NO3)2 bằng dung dịch chứa hỗn hợp gồm 1,04 mol HCl và 0,08 mol HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch Y và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối hơi đối với H2 là 10,8. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 thu được m gam kết tủa và dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa nung đến đến khối lượng không đổi thu được 20,8 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 162.       B. 158.       C. 150.       D. 128.

(Xem giải) Câu 38: Thực hiện sơ đồ phản ứng (hệ số phương trình biểu thị đúng tỉ lệ mol):
X + 2NaOH → Y + CH3NH2 + 2H2O
Y + H2SO4 → Z + Na2SO4
nZ + nT → Poli(hexametylen adipamit) + 2nH2O
Phân tử khối của X là

A. 208.       B. 177.       C. 205.       D. 197.

(Xem giải) Câu 39: Chuẩn bị hai ống nghiệm sạch và tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
• Bước 1: Cho vào ống nghiệm thứ nhất 2 ml dung dịch saccarozơ 1%, nhỏ thêm 1 giọt dung dịch H2SO4 1M rồi đun nóng ống nghiệm từ 2 đến 3 phút; sau đó thêm tiếp 2 giọt dung dịch NaOH 1M và lắc đều.
• Bước 2: Cho vào ống nghiệm thứ hai 2 ml dung dịch AgNO3 1%. Thêm từng giọt dung dịch NH3 vào cho đến khi kết tủa vừa xuất hiện lại tan hết.
• Bước 3: Rót dung dịch ở ống nghiệm thứ nhất sang ống nghiệm thứ hai, lắc đều rồi ngâm ống nghiệm trong nước nóng (khoảng 60°C đến 70°C). Để yên một thời gian, quan sát hiện tượng.
Cho các phát biểu:
(1) Ở bước 1 có thể thay dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch HCl 2M.
(2) Ở bước 1 có thể thay dung dịch NaOH 1M bằng dung dịch NaHCO3 1M.
(3) Ở bước 2 có thể thay dung dịch NH3 bằng dung dịch có tính bazơ như NaOH loãng.
(4) Ở bước 3 xảy ra phản ứng oxi hóa sacarozơ.
(5) Ở bước 3, nếu đun nóng mạnh dung dịch thì trong ống nghiệm sẽ xuất hiện kết tủa vón cục.
(6) Sau bước 3 trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại sáng bóng như gương chứng tỏ saccarozơ có phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 5.       C. 2.       D. 3.

(Xem giải) Câu 40: Hợp chất X có công thức phân tử C6H10O5 (trong phân tử không chứa nhóm -CH2-). Khi cho X tác dụng với NaHCO3 hoặc với Na thì số mol khí sinh ra luôn bằng số mol X đã phản ứng. Từ X thực hiện các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X (H2SO4 đặc, t°) → Y + H2O
(2) X + 2NaOH → 2Z + H2O
(3) Y + 2NaOH → Z + T + H2O
(4) 2Z + H2SO4 → 2G + Na2SO4
(5) T + NaOH (CaO, t°) → H + Na2CO3
(6) H + H2O (H2SO4 đặc, t°) → Q
Biết rằng X, Y, Z, T, G, H, Q đều là các hợp chất hữu cơ mạch hở. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong X chứa 2 loại nhóm chức khác nhau.
(2) X, Y, Z, T, G đều làm quỳ tím đổi màu.
(3) Hiđro hóa hoàn toàn T (Ni, t°) thu được Z.
(4) Từ H, Q bằng 1 phản ứng trực tiếp điều chế ra axit axetic.
(5) H có khả năng làm hoa quả nhanh chín.
(6) Từ G cho tác dụng với Na dư thu được Z.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN trường Tĩnh Gia 4 - Thanh Hóa (Lần 3)

A. 2.       B. 4.       C. 1.       D. 3.

(Xem giải) Câu 41: Nhiệt phân hoàn toàn 16,16 gam một muối vô cơ A đến khối lượng không đổi, thu được 3,2 gam một hợp chất rắn B(không tan trong H2O) và sản phẩm khí X. Cho toàn bộ X vào 200 gam dung dịch NaOH 2,4%, thu được một muối vô cơ duy nhất có nồng độ 4,79%. Phần trăm khối lượng oxi trong A gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 59,00%.       B. 12,50%.       C. 35,90%.       D. 71,30%.

(Xem giải) Câu 42: Đốt cháy 0,15 mol hỗn hợp X gồm metyl acrylat, etylen glicol, axetanđehit và ancol metylic cần dùng a mol O2. Sản phẩm cháy dẫn qua 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, lọc bỏ kết tủa, cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào phần nước lọc thì thu được thêm 53,46 gam kết tủa nữa. Giá trị của a là

A. 0,625.       B. 0,455.       C. 0,215.       D. 0,375.

(Xem giải) Câu 43: Hỗn hợp T gồm 2 este đa chức mạch hở X và Y ( chỉ có nhóm chức este, MX < MY) có cùng số liên kết π trong phân tử. Thủy phân hoàn toàn m gam T trong KOH vừa đủ thì thu được hỗn hợp H chỉ chứa 3 muối của axit cacboxylic đơn chức (trong đó có 2 muối của axit không no có một liên kết C=C trong phân tử) và hỗn hợp G gồm 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon. H làm mất màu tối đa 0,43 mol Br2. Dẫn G qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 13,93 gam. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn G thì cần 14,224 lít O2. Đốt cháy hoàn toàn H thì cần 21,504 lít O2 và thu được 29,67 gam K2CO3. Đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được 18,18 gam H2O. Biết các khí đo ở đktc. % khối lượng của X trong T có giá trị gần nhất với?

A. 65%.       B. 47%.       C. 53%.       D. 35%.

(Xem giải) Câu 44: Cho các phát biểu sau:
(1) Etylamin có công thức (CH3)2NH.
(2) Nước ép của quả chuối chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Tơ visco được sản xuất từ xenlulozơ.
(4) Dung dịch I2 làm hồ tinh bột chuyển sang màu tím.
(5) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.
(6) Alanin dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao.
(7) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: alanin, lysin, axit glutamic.
Số phát biểu sai là

A. 3.       B. 4.       C. 5.       D. 6.

(Xem giải) Câu 45: Đốt 11,2 gam bột Ca bằng O2 thu được m gam chất rắn M gồm Ca và CaO. Cho chất rắn M tác dụng vừa đủ với axit trong dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được H2 và dung dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được (m + 21,14) gam chất rắn khan. Nếu hòa tan hết m gam chất rắn M vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,896 lít NO (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

A. 50,72 gam.       B. 45,92 gam.       C. 47,52 gam.       D. 48,12 gam.

(Xem giải) Câu 46: Hỗn hợp X gồm 0,6 mol H2, 0,1 mol axetilen, 0,2 mol etan, 0,15 mol but-1-in và 0,15 mol propin. Nung hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với He là d. Cho Y tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được kết tủa và 15,904 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Sục Z qua dung dịch Br2 dư thấy có 9,6 gam Br2 phản ứng. Giá trị của d gần nhất với?

A. 5,25.       B. 6,29.       C. 5,75.       D. 6,75.

(Xem giải) Câu 47: Thủy phân hoàn toàn hợp chất hữu cơ E (C12H10O6, chứa 3 chức este) bằng dung dịch NaOH (theo tỉ lệ mol 1 : 4), thu được sản phẩm gồm 4 chất hữu cơ X, Y, Z và T. Biết T chứa 2 nguyên tử cacbon, Y chứa vòng benzen và MT < MX < MZ < MY. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được hợp chất hữu cơ F (C7H8O2). Cho các phát biểu sau:
(1) E có 3 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên.
(2) Để phản ứng hết a mol F cần dùng a mol NaOH trong dung dịch.
(3) Trong phân tử T có 1 liên kết π.
(4) Nung X hay Z với vôi tôi xút thu được sản phẩm khí là H2.
(5) E, X, Z, T đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(6) Đốt cháy Z trong O2 vừa đủ thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, Na2CO3.
Số phát biểu không đúng là

A. 2.       B. 3.       C. 4.       D. 1.

(Xem giải) Câu 48: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 1,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 100,8 lít khí CO2 (đktc) và 75,6 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hóa (hiệu suất là 90%) thì số gam este thu được là

A. 61,56.       B. 18,24.       C. 34,20.       D. 54,72.

(Xem giải) Câu 49: Hỗn hợp X gồm Gly-Lys (a mol) và 0,03 mol amino axit Y mạch hở. Cho X tác dụng với dung dịch gồm 0,05 mol NaOH và 0,02 mol KOH đun nóng, thu được dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 1M và H2SO4 0,5 M thu được dung dịch Y chứa 15,29 gam chất tan đều là muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của a bằng

A. 0,02.       B. 0,03.       C. 0,01.       D. 0,015.

(Xem giải) Câu 50: Cho các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X (t°) → Y + CO2
(b) Y + H2O → Z
(c) T + Z → R + X + H2O
(d) 2T + Z → Q + X + 2H2O
Các chất R, Q thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

A. KHCO3, Ba(OH)2.       B. Ba(OH)2, KHCO3.

C. KOH, K2CO3.       D. K2CO3, KOH.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!