[2018 – 2019] Thi học sinh giỏi lớp 12 – TP Đà Nẵng

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Thời gian làm bài: 90 phút

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1B 2D 3A 4C 5B 6D 7C 8A 9B 10A
11A 12C 13D 14D 15A 16D 17A 18C 19B 20B
21A 22D 23D 24B 25B 26D 27A 28D 29B 30C
31C 32C 33C 34C 35B 36B 37A 38D 39C 40A
41D 42B 43A 44A 45D 46C 47B 48D 49B 50A

(Xem giải) Câu 1: Octa-2,4,6-trien có thể tồn tại bao nhiêu đồng phân hình học?

A. 4.       B. 8.       C. 6.       D. 2.

Câu 2: Sắt có Z = 26. Cấu hình electron của ion Fe2+ là

A. [Ar] 3d4 4s2.       B. [Ar] 4s2 3d4.       C. [Ar] 3d5 4s1.       D. [Ar] 3d6.

(Xem giải) Câu 3: Xét các chất: vinylaxetilen, but-1-in, axetanđehit, axit fomic, metyl fomat, fructozơ, mantozơ và amoni fomat. Trong số các chất này, số chất phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa là

A. 8.       B. 6.       C. 7.       D. 5.

(Xem giải) Câu 4: Khí thải công nghiệp, khí thải động cơ (ô tô, xe máy …) là nguyên nhân chủ yếu gây mưa axit. Dãy nào dưới đây gồm các chất có trong các loại khí thải này và là nguyên nhân trực tiếp gây mưa axit?

A. SO2, CO, NO.       B. SO2, CO, NO2.       C. NO, NO2, SO2.       D. NO2, CO2, CO.

(Xem giải) Câu 5: Xét các hóa chất khí oxi, khí ozon, nước oxi già, nước clo, nước Javen, clorua vôi, và muối kali clorat. Trong số các hóa chất này, có bao nhiêu hóa chất có thể ứng dụng để khử trùng và tẩy màu?

A. 4       B. 5       C. 7       D. 6

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trilinolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.

B. Tristearin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn triolein cũng như trilinolein.

C. Dầu mỡ động thực vật và dầu mỡ bôi trơn không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

D. Dầu mỡ động thực vật và dầu mỡ bôi trơn đều tan trong dung dịch kiềm nóng.

(Xem giải) Câu 7: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho Na2CO3 vào dung dịch FeCl3; (2) cho dung dịch H2S tác dụng với Fe2(SO4)3; (3) cho dung dịch muối Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch NaHSO4; (4) cho Ca(ClO)2 tác dụng với dung dịch HCl; (5) dẫn NH3 qua bột CuO nung nóng; (6) cho CrO3 tác dụng với CH3OH. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa-khử là

A. 3.       B. 4.       C. 5.       D. 6.

(Xem giải) Câu 8: Xét các phản ứng điện phân với điện cực trơ: (1) điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn; (2) điện phân dung dịch KCl không màng ngăn ở 70oC; (3) điện phân dung dịch CaCl2 không màng ngăn và (4) điện phân dung dịch CuCl2 không màng ngăn. Có bao nhiêu trường hợp tạo sản phẩm có khả năng khử trùng và tẩy màu?

A. 3.       B. 2.       C. 4.       D. 1.

(Xem giải) Câu 9: Cho dãy các chất: Al, Cr(OH)3, Al2(SO4)3, ZnO, Sn(OH)2, Zn(OH)2, Na2HPO4, KHSO3, KHSO4, Fe(NO3)2, (NH4)3PO4. Số chất trong dãy đều phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là

A. 10.       B. 9.       C. 8.       D. 7.

Câu 10: Chất nào dưới đây là monome được sử dụng để điều chế tơ olon?

A. CH2=CHCN.       B. H2N[CH2]7COOH.       C. H2N[CH2]6COOH.       D. CH2=CHCl.

Câu 11: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào vỏ tàu (phần chìm dưới nước) các tấm kim loại của kim loại nào dưới đây?

A. Zn.       B. Ni.       C. Cu.       D. Pb.

(Xem giải) Câu 12: Trong các loại thức uống gồm nước sôđa, bia, rượu vang, rượu cognac, rượu vodka, và rượu whisky, có bao nhiêu loại đồ uống có chứa etanol?

A. 4.       B. 3.       C. 5.       D. 6.

(Xem giải) Câu 13: Cho các dung dịch: mantozơ, vinyl axetat, saccarozơ, phenol, axit fomic, axit acrylic, axetanđehit, alanin, ancol anlylic và anilin. Số dung dịch làm mất màu nước brom là

A. 7.       B. 5.       C. 6.       D. 8.

Câu 14: Phương trình hóa học nào sau đây sai?

A. Cr(OH)3 + NaOH → Na[Cr(OH)4].       B. 2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3.

C. Cr + H2SO4 (loãng) → CrSO4 + H2.       D. 2HI + 2Na2CrO4 → Na2Cr2O7 + 2NaI + H2O.

(Xem giải) Câu 15: Cho sơ đồ các phản ứng:
X + NaOH (dung dịch) → Y + Z; Y + NaOH (rắn) → T + P;
T (1500°C) → Q + H2; Q + H2O → Z.
Chất X có phân tử khối bằng

A. 86.       B. 100.       C. 74.       D. 88.

(Xem giải) Câu 16: Xét năm chất gồm benzen (C6H6), anilin (C6H5NH2), phenol (C6H5OH), axit benzoic (C6H5COOH) và alanin (H2NCH2COOH). Trong năm chất này, số chất lỏng và số chất rắn lần lượt là

A. 1 và 4.       B. 3 và 2.       C. 4 và 1.       D. 2 và 3.

(Xem giải) Câu 17: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Fe, y mol Cu, z mol Fe2O3 và t mol Fe3O4 trong dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa hai muối và không có khí thoát ra. Mối quan hệ giữa số mol các chất trong X là

Bạn đã xem chưa:  [2021 - 2022] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Quảng Nam

A. x + y = z + t.       B. x + y = 2z + t.       C. x + y = 2z + 3t.       D. x + y = 2z + 2t.

(Xem giải) Câu 18: Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau: (a) Fe3O4 và Cu (1:1); (b) Mg và Fe (2:1); (c) Zn và Ag (1:1); (d) Fe(NO3)3 và Cu (2:1); (e) Fe(NO3)2 và Cu (2:1); (g) FeCl3 và Cu (1:1). Số cặp chất tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là

A. 3.       B. 5.       C. 4.       D. 2.

Câu 19: Trong bốn chất dưới đây, chất nào phản ứng với nước dễ dàng nhất?

A. Propanal.       B. Metanal.       C. Butanon.       D. Propanon.

Câu 20: Xử lý 1-xyclohexyletanol với dung dịch HBr đậm đặc thì thu được sản phẩm chính là

A. 1-brom-2-etylxyclohexan.       B. (1-brometyl)xyclohexan.

C. (2-brometyl)xyclohexan.       D. 1-brom-1-etylxyclohexan.

(Xem giải) Câu 21: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Đun sôi nước cứng vĩnh cửu; (b) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2; (c) Thổi NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3; (d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2; (e) Ca(OH)2 vào dung dịch NaHCO3; (g) Thổi khí CO2 đến dư vào dung địch NaAlO2. Sau khí kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 4.       B. 3.       C. 5.       D. 2.

(Xem giải) Câu 22: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Zn vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeBr2. (c) Dẫn khí CO dư qua bột CuO nung nóng. (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư. (e) Nhiệt phân AgNO3. (g) Đốt HgS trong không khí. (h) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 5.       B. 3.       C. 2.       D. 4.

(Xem giải) Câu 23: Dưới đây là sơ đồ thí nghiệm điều chế khí trong phòng thí nghiệm

Phương trình điều chế khí nào dưới đây không phù hợp với sơ đồ này?

A. 2KMnO4 (r) + 16HCl (đ) → 5Cl2↑ + 2MnCl2 + 2KCl + 8H2O

B. NaCl (r) + H2SO4 (đ) → NaHSO4 + HCl↑

C. Na2SO3 (r) + H2SO4 (dd) → Na2SO4 + H2O + SO2↑

D. CaCO3 (r) + 2HCl (dd) → CaCl2 + H2O + CO2↑

(Xem giải) Câu 24: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường: (a) Cho một ít bột Cu vào dung dịch HCl có thổi không khí liên tục; (b) Cho một ít bột Fe vào dung dịch FeCl3; (c) Cho một mẩu Na vào dung dịch NaOH; (d) Cho một ít bột Ag vào dung dịch CuSO4. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 1.       B. 3.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 25: Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường: (a) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3; (b) Sục khí F2 vào nước; (c) Cho HCl đặc vào MnO2; (d) Đốt khí NH3 trong O2; (e) Cho Si vào dung dịch NaOH; (g) Cho Na2S2O3 vào dung dịch H2SO4; (h) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là

A. 7.       B. 6.       C. 5.       D. 4.

(Xem giải) Câu 26: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho etyl axetat tác dụng với dung dịch KOH. (2) Cho CaCO3 vào dung dịch CH3COOH. (3) Cho etylen glycol tác dụng với kim loại Na. (4) Cho saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. (5) Cho mantozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3. (6) Đun nóng hỗn hợp triolein và hiđro (xúc tác Ni). Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là

A. 4.       B. 2.       C. 5.       D. 3.

(Xem giải) Câu 27: Cho các phát biểu sau: (1) Để phân biệt anilin và phenol, ta có thể dùng dung dịch nước Br2. (2) Các peptit đều có phản ứng màu biure. (3) Các amin ở thể khí thường có mùi thơm dễ chịu. (4) Tơ axetat và tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp. (5) Lysin, axit glutaric, phenylamin, benzylamin đều làm đổi màu quỳ tím. (6) Các dung dịch protein đều bị đông tụ khi đun nóng. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 1.       C. 4.       D. 3.

Câu 28: Xét hai chất hữu cơ A và B dưới đây.

Nhận xét nào sau đây là sai?

A. Chất A tan trong nước tốt hơn chất B.       B. A và B thuộc loại hợp chất tạp chức.

C. A là 3-hiđroxixyclohepta-2,4,6-trien-1-on.       D. Chất B có lực axit mạnh hơn chất A.

(Xem giải) Câu 29: Cho từng chất: Al, FeO, Fe(OH)2, Al(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Al(NO3)3, FeSO4, CaCO3, FeCO3 lần lượt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng và dung dịch HCl. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là

A. 10.       B. 9.       C. 7.       D. 8.

Bạn đã xem chưa:  [2018 - 2019] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Quảng Nam

(Xem giải) Câu 30: Photpho trắng có phản ứng với các muối của kim loại như Cu, Au, Ag, Pb,… Vì vậy để khử phopho dư người ta thường ngâm các dụng cụ đựng photpho trong dung dịch CuSO4. Phản ứng của P với dung dịch CuSO4 tạo sản phẩm là

A. H3PO3, Cu và H2SO4.       B. H3PO4, Cu2O và H2SO4.

C. H3PO4, Cu và H2SO4.       D. Cu3(PO4)2, Cu2O và H2SO4.

Câu 31: Dưới đây mô tả cân bằng được thiết lập giữa hai monosaccarit:

Nhận xét nào dưới đây là sai?

A. Cân bằng này giữa hai dạng monosaccarit này xảy ra trong môi trường kiềm.

B. Chất đầu của cân bằng là glucozơ và chất cuối là fructozơ.

C. Nhờ cân bằng này mà cả glucozơ và fructozơ đều có thể làm nhạt màu nước brom.

D. Nhờ cân bằng này mà cả glucozơ và fructozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng gương.

(Xem giải) Câu 32: Phản ứng trong pin Zn-Cu và phản ứng xảy ra khi nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4 có điểm chung là

A. có sự trao đổi electron trực tiếp giữa chất oxi hóa và chất khử.

B. chỉ xảy ra khi có nguồn điện ngoài đi qua hệ chất điện ly.

C. quá trình oxi hóa khử tạo sản phẩm gồm Zn2+ và Cu.

D. sản sinh ra được dòng điện khi phản ứng xảy ra.

(Xem giải) Câu 33: Cho các chất sau có cùng nồng độ mol: alanin (1); etyl amoni nitrat (2); anilin (3); etyl amin (4). Thứ tự sắp xếp tăng dần giá trị pH là

A. (1) < (2) < (4) < (3).       B. (4) < (3) < (1) < (2).

C. (2) < (1) < (3) < (4).       D. (3) < (4) < (1) < (2).

Câu 34: Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Đun 2-metylbutan-2-ol với H2SO4 đặc ở 180°C thì sản phẩm chính là 2-metylbut-2-en.

B. Oxi hóa butan bằng O2 ở điều kiện 180°C và 70 atm được dùng để điều chế axit butyric.

C. Oxi hóa axeton bằng dung dịch KMnO4/H2SO4 thu được axit axetic và axit cacbonic.

D. Fomanđehit tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được (NH4)2CO3.

(Xem giải) Câu 35: Trong một ống thủy tinh kín (điều kiện thường) chứa hỗn hợp khí NO2 (màu đỏ nâu) và N2O4 (không màu). Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí này tăng khi giảm nhiệt độ. Nhúng ống thủy tinh này vào cốc nước nóng, màu đỏ nâu của hỗn hợp khí này sẽ

A. không đổi.       B. đậm lên.       C. nhạt đi.       D. biến mất.

Câu 36: Hiện tượng nào dưới đây được mô tả là sai?

A. Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu vàng nâu sang lục thẫm.

B. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đen sang màu lục thẫm.

C. Đốt CrO trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu đen sang màu lục thẫm.

D. Đun nóng S với K2Cr2O7 thấy chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẫm.

(Xem giải) Câu 37: Thủy phân hoàn toàn 1 mol hexapeptit X người ta thu được 3 mol glyxin, 2 mol alanin và 1 mol valin. Mặt khác khi thủy phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit gồm Val-Gly, Gly-Ala, Ala-Gly và các tripeptit gồm Gly-Ala-Gly, Gly-Ala-Val. Peptit X có trình tự nào sau đây?

A. Gly-Ala-Val-Gly-Ala-Gly.       B. Ala-Gly-Val-Ala-Gly-Gly.

C. Gly-Val-Ala-Gly-Ala-Gly.       D. Val-Gly-Ala-Gly-Ala-Gly.

(Xem giải) Câu 38: Tinh thể kim loại Al có khối lượng riêng 2,71g/cm3 và khối lượng nguyên tử Al là 27u. Trong tinh thể kim loại Al, thể tích chiếm bởi các nguyên tử chỉ bằng 74% thể tích của tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Giả thiết các nguyên tử là những khối cầu, bán kính nguyên tử Al gần nhất với giá trị nào dưới đây?

A. 1,3Å.       B. 1,5Å.       C. 1,2Å.       D. 1,4Å.

(Xem giải) Câu 39: Xét sáu chất A, B, C, D, E, và F trong dãy chuyển hóa dưới đây:

Trong sáu chất này có

A. hai chất mà dung dịch của nó có thể hòa tan Cu(OH)2.

B. một chất có khả năng tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.

C. ba chất có thể tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

D. bốn chất là chất rắn và hai chất là chất lỏng ở điều kiện thường.

(Xem giải) Câu 40: Dung dịch X chứa 0,3 mol Ca2+; 0,1 mol Mg2+; 0,4 mol NO3- và HCO3-. Đun dung dịch X đến cạn thu được muối khan có khối lượng gần nhất với giá trị nào dưới đây?

A. 51 gam.       B. 49 gam.       C. 50 gam.       D. 52 gam.

(Xem giải) Câu 41: Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X là

A. 76,70%.       B. 56,36%.       C. 51,72%.       D. 53,85%.

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử Tốt nghiệp Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng

(Xem giải) Câu 42: Cho 41,2 gam hỗn hợp hai chất hữu cơ có công thức phân tử lần lượt là C3H12O3N2 và CH7O3NS tác dụng với 400 ml dung dịch KOH 2M đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 11,2 lít (đktc) một chất khí duy nhất có khả năng làm xanh giấy quỳ tím ẩm và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 50,6.       B. 57,9.       C. 35,0.       D. 51,8.

(Xem giải) Câu 43: Lấy 5,2 gam hỗn hợp A gồm hai anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 54 gam Ag. Lấy 10,4 gam hỗn hợp A tác dụng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, t°), thu được hỗn hợp X gồm hai ancol Y và Z (MY < MZ). Đun nóng X với H2SO4 đặc ở 140°C, thu được 4,52 gam hỗn hợp ba ete. Biết hiệu suất phản ứng tạo ete của Y bằng 50%. Hiệu suất phản ứng tạo ete của Z bằng

A. 60%.       B. 40%.       C. 30%.       D. 50%.

(Xem giải) Câu 44: Điện phân dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2,5A. Sau t giây, thu được 7,68 gam kim loại ở catot, dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và hỗn hợp khí ở anot có tỉ khối so với H2 bằng 25,75. Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian 12352 giây thì tổng số mol khí thu được ở hai điện cực là 0,11 mol. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Số mol ion Cu2+ trong Y là

A. 0,03.       B. 0,01.       C. 0,04.       D. 0,02.

(Xem giải) Câu 45: Dung dịch A chứa a mol ZnSO4, dung dịch B chứa b mol AlCl3, và dung dịch C chứa c mol NaOH. Tiến hành hai thí nghiệm sau: (1) Cho từ từ C vào A; và (2) Cho từ từ C vào B. Đồ thị dưới đây mô tả lượng kết tủa thu được ở mỗi thí nghiệm theo số mol NaOH.

Tổng khối lượng kết tủa của hai thí nghiệm khi dùng x mol NaOH gần nhất với giá trị nào dưới đây?

A. 9,5.       B. 9,0.       C. 8,0.       D. 8,5.

(Xem giải) Câu 46: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, S, FeS2 và CuS (oxi chiếm 16% khối lượng). Cho 10 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,325 mol H2SO4 (đặc, đun nóng), thu được dung dịch Y gồm Fe3+, Cu2+ và SO42- và khí SO2 thoát ra. Nhúng thanh Mg vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy thanh Mg ra làm khô và cân thấy khối lượng tăng 3 gam (giả sử toàn bộ kim loại sinh ra bám vào thanh Mg). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 10 gam X cần V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là

A. 1,316.       B. 0,924.       C. 1,680.       D. 1,484.

(Xem giải) Câu 47: X là tripeptit, Y là pentapeptit, đều mạch hở. Hỗn hợp T gồm X và Y có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3. Thủy phân hoàn toàn 149,7 gam T trong môi trường axit, thu được 178,5 gam hỗn hợp các amino axit. Cho 149,7 gam T vào dung dịch chứa 1 mol KOH và 1,5 mol NaOH, đun nóng hỗn hợp để phản ứng thuỷ phân xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch A. Tổng khối lượng chất tan trong A là

A. 185,2 gam.       B. 256,7 gam.       C. 212,3 gam.       D. 199,8 gam.

(Xem giải) Câu 48: Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch HNO3 loãng. Kết thúc phản ứng, sản phẩm thu được gồm dung dịch X (không chứa muối amoni) và 0,084 mol hỗn hợp khí Y gồm N2 và N2O (không có sản phẩm khử nào khác của N+5). Tỉ khối hơi của Y so với H2 là 62/3. Cho từ từ từng giọt dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X, thì lượng kết tủa thu được phụ thuộc vào lượng NaOH phản ứng được biểu thị bằng đồ thị dưới đây

Giá trị của a là

A. 6,60.       B. 6,30.       C. 7,05.       D. 7,50.

(Xem giải) Câu 49: Hỗn hợp X gồm phenyl axetat, metyl benzoat, benzyl fomat và etyl phenyl oxalat. Thủy phân hoàn toàn 60,2 gam X trong dung dịch NaOH (dư, đun nóng), có 0,7 mol NaOH phản ứng, thu được m gam hỗn hợp muối và 18,6 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 62,4.       B. 66,0.       C. 69,6.       D. 42,8.

(Xem giải) Câu 50: Cho 14,16 gam hỗn hợp X gồm: Fe, FeO, Fe2O3. Chia X thành 3 phần bằng nhau. Khử hoàn toàn phần (1) bằng khí H2 dư, thu được 3,92 gam Fe. Phần (2) tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, thu được 4,96 gam chất rắn. Hòa tan hoàn toàn phần (3) bằng dung dịch HCl vừa đủ được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 28,36.       B. 26,20.       C. 25,12.         D. 22,96.

1
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
roselisa

Ad ơi ad giải giúp e câu 28 đề trên với ạ

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!