[2024 – 2025] Thi học sinh giỏi lớp 12 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Đề minh họa)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Mã đề 021-H12A năm 2024-2025

⇒ Thời gian làm bài: 90 phút

⇒ Bảng đáp án phần trắc nghiệm:

1B 2A 3B 4A 5B 6C 7A 8A 9B 10C
11A 12B 13D 14A 15C 16B 17D 18A 19B 20C
21B 22C 23D 24C 25D 26C 27B 28B 29C 30D
31A 32A 33B 34C 35A 36D 37C 38A 39B 40A
41 42 43 44 45 46 47 48
(a) S S S Đ S Đ S Đ
(b) Đ Đ Đ Đ Đ S Đ S
(c) Đ S S S S Đ S Đ
(d) Đ Đ Đ S S Đ S S
49 50 51 52 53 54 55 56
23,2 3 309 3 169 26,4 37,5 19,7

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 40 (10 điểm). Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án.

(Xem giải) Câu 1. Cho cân bằng hoá học: 2SO2(g) + O2(g) ⇋ 2SO3 (g)  < 0. (1)
Phát biểu nào sau đây đúng về phản ứng (1)?

A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.

C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.

D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.

(Xem giải) Câu 2. Cho nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol các chất ethane, propane, butane và pentane lần lượt là 1570 kJ/mol; 2220 kJ/mol; 2875 kJ/mol và 3536 kJ/mol. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam chất nào sẽ thu được lượng nhiệt lớn nhất?

A. Ethane.       B. Propane.       C. Pentane.         D. Butane.

(Xem giải) Câu 3. Acetylene thường được dùng làm nhiên liệu, ví dụ đèn xì oxygen – acetylene dùng để hàn cắt kim loại. Khí methane là thành phần chính của khí thiên nhiên cũng được sử dụng làm nhiên liệu. Methane và acetylene cháy theo phương trình hóa học sau:
CH4 (g) + 2 O2 (g) → CO2 (g) + 2H2O (g) (1)
2C2H2 (g) + 5O2 (g) → 4CO2 (g) + 2H2O (g) (2)
Cho biết nhiệt tạo thành chuẩn của một số chất như sau:

Chất CH4 (g) C2H2 (g) CO2 (g) H2O (g)
(kJ/mol) -74,6 227,4 -393,5 -241,8

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Biến thiên enthalpy chuẩn của phương trình (2) là – 2512,4 kJ.

B. Nếu xét cùng số mol thì lượng nhiệt tỏa ra từ C2H2 gấp CH4 xấp xỉ 3,131 lần.

C. Nếu xét cùng khối lượng thì lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy CH4 gấp C2H2 xấp xỉ 1,038.

D. Biến thiên enthalpy chuẩn của phương trình (1) là – 802,5 kJ.

(Xem giải) Câu 4. Trong các bịch bánh snack, chủ yếu là khí X, chỉ có một phần là bánh. Khí X là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và giúp bảo quản bánh tốt hơn, hạn sử dụng bánh được lâu hơn. Khí X là

A. N2.       B. O2.       C. NH3.       D. O3.

(Xem giải) Câu 5. Dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH thấy có khí mùi khai bay lên. Mặt khác, dung dịch A tác dụng với dung dịch AgNO3 thấy có kết tủa màu trắng. Dung dịch A có thể chứa ion nào sau đây?

A. NH4+ và Br-.       B. NH4+ và Cl-.       C. Na+ và Br-.       D. Na+ và Cl-.

(Xem giải) Câu 6. Một số cơ sở sản xuất thuốc Bắc thường đốt một chất bột rắn X màu vàng (là một đơn chất) để tạo ra khí Y nhằm mục đích tẩy trắng, chống mốc. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì khí Y có ảnh hưởng không tốt đến cơ quan nội tạng và khí Y cũng là một trong những nguyên nhân gây ra “mưa acid”. Chất rắn X là

A. phosphorus.       B. iodine.       C. sulfur.       D. carbon.

(Xem giải) Câu 7. Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 mL dung dịch X. Để trung hoà 100 mL dung dịch X cần dùng 200 mL dung dịch NaOH 0,15 M. Phần trăm của khối lượng của nguyên tố sulfur trong oleum trên là

A. 35,95%.       B. 32,65%.       C. 37,86%.       D. 23,97%.

(Xem giải) Câu 8. Thủy phân hoàn toàn 1 mol triester X trong dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glycerol, 1 mol sodium propionate và 2 mol sodium acrylate. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phân tử X có 5 liên kết π.

B. Có 3 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.

C. Phân tử chất X có chứa 18 nguyên tử hydrogen.

D. 1 mol X làm mất màu tối đa 1 mol Br2 trong dung dịch.

(Xem giải) Câu 9. Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng đáng kể cho cơ thể người. Trung bình 1 gam chất béo cung cấp năng lượng là 38 kJ và năng lượng từ chất béo đóng góp 20% tổng năng lượng cần thiết trong ngày. Một ngày, một học sinh trung học phổ thông cần năng lượng 9120 kJ thì cần ăn bao nhiêu gam chất béo cho phù hợp?

A. 50 gam.       B. 48 gam.       C. 80 gam.       D. 72 gam.

(Xem giải) Câu 10. Chất hữu cơ X chỉ có một loại nhóm chức và có công thức phân tử C8H14O4. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được sản phẩm chỉ gồm hỗn hợp muối của hai carboxylic acid kế tiếp và một alcohol Z có công thức C3H6(OH)2. Biết Z hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo thành dung dịch màu xanh lam. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn các đặc điểm trên là:

A. 1.       B. 3.       C. 2.       D. 4.

(Xem giải) Câu 11. Thủy phân một chất béo (trong môi trường acid) chỉ tạo ra stearic acid, palmitic acid và glycerol. Có thể có tối đa bao nhiêu chất béo thỏa mãn tính chất trên?

A. 4.       B. 6.       C. 2.       D. 3.

(Xem giải) Câu 12. Cặp chất nào sau đây đều có khả năng thủy phân trong môi trường acid, đun nóng?

A. Fructose và tinh bột.       B. Saccharose và cellulose.

C. Glucose và saccharose.       D. Glucose và fructose.

(Xem giải) Câu 13. Xà phòng, chất giặt rửa được dùng để loại bỏ các vết bẩn bấm trên quần áo, bề mặt các vật dụng. Cho công thức của muối sau:

Phát biểu sau đây đúng?

A. Muối trên có công thức là C15H31COOK và có trong thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp.

B. Sau khi sử dụng để giặt rửa vật liệu bẩn dầu mỡ, chất giặt rửa trên gây ô nhiễm môi trường đáng kể.

Bạn đã xem chưa:  [2024 - 2025] Thi học sinh giỏi lớp 12 cụm Hải Dương (Lần 2)

C. Trong quá trình điều chế muối trên bằng chất béo tương ứng và dung dịch KOH cũng sinh ra ethylene glycol.

D. Trong công nghiệp, có thể điều chế muối trên từ alkane lấy trong dầu mỏ.

(Xem giải) Câu 14. Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Thủy phân hoàn toàn X (xúc tác acid) thu được chất Y. Chất Y có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho. Hai chất X và Y lần lượt là

A. Tinh bột và glucose.       B. Cellulose và saccharose.

C. Cellulose và fructose.       D. Tinh bột và saccharose.

(Xem giải) Câu 15. Phản ứng với chất nào sau đây chứng tỏ glucose có nhóm -OH hemiacetal?

A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.       B. Nước bromine.

C. CH3OH/HCl.       D. Dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.

(Xem giải) Câu 16. Thủy phân 205,2 gam saccharose (có xúc tác acid) với hiệu suất 80%; sau phản ứng thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X được dung dịch Y. Ở điều kiện thường thể tích dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Cu(OH)2. Giá trị của m là

A. 5,292 gam.       B. 52,92 gam.       C. 4,704 gam.       D. 47,04 gam.

(Xem giải) Câu 17. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
– Bước 1: Cho khoảng 50 mL dung dịch CuSO4 1M vào cốc 250 mL. Thêm 20 mL dung dịch NaOH 20% vào, khuấy đều.
– Bước 2: Lọc tách kết tủa, cho vào cốc thuỷ tinh 250 mL. Thêm khoảng 50 mL dung dịch NH3 đặc, khuấy đều đến khi kết tủa tan hết thu được nước Schweizer.
– Bước 3: Thêm một lượng nhỏ bông vào khoảng 30 mL nước Schweizer và khuấy đều trong khoảng 5 phút.
(a) Sau bước 1, thu được là kết tủa Cu(OH)2 có màu xanh.
(b) Ở bước 2, xảy ra phản ứng tạo nước Schweizer: Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2.
(c) Sau bước 3, thu được chất rắn màu vàng.
(d) Trong sợi bông, cellulose chiếm khoảng 50%.
Số phát biểu đúng là:

A. 1.       B. 4.       C. 3.       D. 2.

(Xem giải) Câu 18. Chất cơ sở để hình thành nên các phân tử protein đơn giản là

A. amino acid.       B. acid béo.       C. các loại đường.       D. tinh bột.

(Xem giải) Câu 19. Insulin là hormone có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu. Thủy phân một phần insulin thu được heptapeptide X mạch hở. Khi thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp chứa các peptide: Phe-Phe-Tyr, Pro-Lys-Thr, Tyr-Thr-Pro, Phe-Tyr-Thr. Nếu đánh số thứ thự đầu N là số 1, thì amino acid ở vị trí số 5 trong X có kí hiệu là

A. Thr.       B. Pro.       C. Tyr.       D. Lys.

Câu 20. Tiến hành thí nghiệm với 4 dung dịch X, Y, Z, T đựng trong các lọ riêng biệt, kết quả được ghi trong bảng sau:

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Dung dịch AgNO3/NH3 Tạo kết tủa trắng bạc
Y Cu(OH)2/OH- Có màu tím xuất hiện
Y hoặc Z Quỳ tím Chuyển màu xanh
T Dung dịch Br2 Mất màu đồng thời xuất hiện kết tủa

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. Glucose, Ala-Lys-Val, aniline, ethylamine.

B. Glucose, Lys-Val-Gly, alanin, aniline.

C. Fructose, Lys-Val-Gly, ethylamine, aniline.

D. Fructose, Gly-Ala-Val, alanin, ethylamine.

(Xem giải) Câu 21. Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH8N2O3) và dipeptide Y (C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây sai?

A. Chất Y là H2NCH2CONHCH2COOH.       B. Chất Q là H2NCH2COOH.

C. Chất Z là NH3 và chất T là CO2.       D. Chất X là (NH4)2CO3.

(Xem giải) Câu 22. X là amine no, đơn chức, mạch hở và Y là amine no, hai chức, mạch hở có cùng số nguyên tử carbon.
– Hỗn hợp gồm a mol X và b mol Y phản ứng vừa hết với dung dịch chứa 18,25 gam HCl và tạo ra m gam hỗn hợp muối.
– Hỗn hợp gồm b mol X và a mol Y phản ứng vừa hết với dung dịch chứa 14,6 gam HCl và tạo ra 38,0 gam hỗn hợp muối.
Giá trị của m là

A. 48,950.       B. 40,900.       C. 43,150.       D. 32,525.

(Xem giải) Câu 23. Cho sơ đồ chuyển hóa:

Biết X là dipeptide của một α-amino acid T có cấu tạo không phân nhánh; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. X tác dụng tối đa với dung dịch NaOH theo tỉ lệ 1 : 3.

B. Chất Y dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt).

C. Phần trăm khối lượng của nguyên tố chlorine trong phân tử chất Z chiếm 19,452%.

D. Ở điều kiện thường, chất T dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao.

(Xem giải) Câu 24. Cho các polymer: polyacrylonitrile, poly(phenol formaldehyde), polyethylene, polybuta-1,3-diene, poly(methyl methacrylate). Số polime dùng làm chất dẻo là

A. 2.       B. 4.       C. 3.       D. 5.

(Xem giải) Câu 25. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trùng ngưng buta-1,3-điene với acrylonitrile có xúc tác Na được cao su buna-N.

B. Tơ visco là tơ tổng hợp.

C. Trùng hợp styrene thu được poly(phenol formaldehyde).

D. Poly(ethylene – terephtalate) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monomer tương ứng.

(Xem giải) Câu 26. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Poly (vinyl chloride) được điều chế bằng phản ứng cộng HCl vào ethylene.

B. Poly (phenol formaldehyde) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

C. Poly (methyl metacrylate) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

D. Polyethylene được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(Xem giải) Câu 27. Polymer X được dùng để sản xuất một loại chất dẻo an toàn thực phẩm trong công nghệ chế tạo chai lọ đựng nước, bao bì đựng thực phẩm. Phân tích thành phần nguyên tố của monomer dùng để điều chế X thu được kết quả: %C = 85,71%; %H = 14,29% (về khối lượng). Từ phổ khối lượng, xác định được phân tử khối của monomer bằng 42. Tên của polymer X là

A. polybuta-1,3-diene.       B. polypropylene.       C. polymethylene.       D. polyethylene.

(Xem giải) Câu 28. Chất nào dưới đây được sử dụng để tẩy rửa sơn móng tay, tẩy keo siêu dính, chất tẩy trên các đồ gốm sứ, thủy tinh; ngoài ra, còn được sử dụng làm phụ gia để bảo quản thực phẩm?

A. HCHO.       B. CH3COCH3.       C. CH3COOH.       D. CH3CHO.

Bạn đã xem chưa:  [2020 - 2021] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Đồng Tháp

(Xem giải) Câu 29. X là hợp chất mạch hở (chứa C, H, O) có phân tử khối bằng 90. Cho X tác dụng với Na dư thu được số mol H2 bằng số mol X phản ứng. Mặt khác, X có khả năng phản ứng với NaHCO3. Số công thức cấu tạo của X có thể là

A. 5.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 30. Tiến hành khảo sát một số tính chất vật lý của 4 chất sau: ethane, benzene, phenol, ethanol. Các chất trên được đánh số không theo thứ tự. Bảng sau cho biết tính chất của 4 chất trên:

Mã số Nhiệt độ sôi Độ tan trong nước ở 25°C Liên kết hydrogen
1 80°C Không tan Không có
2 -89°C Không tan Không có
3 78°C Tan vô hạn Có liên kết hydrogen
4 182°C Tan ít Có liên kết hydrogen

Các mẫu 1, 2, 3, 4 lần lượt là

A. ethanol, ethane, benzene, phenol.       B. benzene, ethane, phenol, ethanol.

C. phenol, ethane, ethanol, benzene.       D. benzene, ethane, ethanol, phenol.

(Xem giải) Câu 31. Một số carboxylic acid như oxalic acid, tartaric acid,… gây ra vị chua của quả sấu xanh. Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, người ra sử dụng dung dịch nào để làm giảm độ chua của sấu?

A. Vôi tôi.       B. Muối ăn.       C. Giấm ăn.       D. Nước.

(Xem giải) Câu 32. Trong số các hợp chất sau, chất nào dùng để ngâm, bảo quản xác động vật?

A. Dung dịch HCHO.       B. Dung dịch CH3CHO.

C. Dung dịch CH3COOH.       D. Dung dịch CH3OH.

(Xem giải) Câu 33. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Acetaldehyde đóng vai trò chất oxi hóa khi tác dụng với nước bromine.

B. Benzaldehyde bị khử bởi NaBH4, tạo ra benzyl alcohol.

C. Formaldehyde phản ứng với I2 trong môi trường kiềm, tạo ra iodoform.

D. Acetone bị oxid hóa bởi thuốc thử Tollens, tạo ra Ag.

(Xem giải) Câu 34. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về pin Galvani?

A. Anode là điện cực dương.

B. Cathode là điện cực âm.

C. Ở điện cực âm xảy ra quá trình oxi hoá.

D. Dòng electron di chuyển từ cathode sang anode.

(Xem giải) Câu 35. Cho các thế điện cực chuẩn (E°) của Al3+/Al = -1,66V; Zn2+/Zn = -0,76V; Pb2+/Pb = -0,13V; Cu2+/Cu = +0,34V. Trong các pin sau đây, pin nào có suất điện động chuẩn lớn nhất?

A. Pin Zn – Cu.       B. Pin Zn – Pb.       C. Pin Pb – Cu.       D. Pin Al – Zn.

(Xem giải) Câu 36. Pin Mặt Trời (pin quang điện) bao gồm nhiều tế bào quang điện làm biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện. Pin Mặt Trời mang đến rất nhiều lợi ích, nó được ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống hiện nay. Phát biểu nào sau đây không phải là lợi ích của việc sử dụng pin Mặt Trời?

A. Tạo ra được nguồn năng lượng xanh.       B. Thân thiện với môi trường.

C. Chi phí trang bị không quá cao.       D. Thời gian sử dụng ngắn.

(Xem giải) Câu 37. “Thép inox 304” là một loại thép không gỉ được dùng phổ biến trong đời sống. Các kim loại chủ yếu tạo nên loại thép này bao gồm:

A. Fe, C, Cr.       B. Fe, Cu, Cr.       C. Fe, Cr, Ni.       D. Fe, C, Cr, Ni.

(Xem giải) Câu 38. Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là

A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.       B. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2.

C. AgNO3 và Mg(NO3)2.       D. Fe(NO3)2 và AgNO3.

(Xem giải) Câu 39. Những vùng đất bị nhiễm phèn, do trong keo đất chứa nhiều ion Al3+, Fe3+ và NH4+, làm cho pH của đất thấp, cây lúa kém phát triển. Người ta thường dùng chất nào sau đây bón cho đất để tăng pH của đất.

A. CaCO3 (bột).       B. CaO (bột).       C. CaSO4 (bột).       D. NH4NO3 (viên nhỏ).

(Xem giải) Câu 40. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào lượng dư dung dịch FeCl3.
(2) Cho Ba vào lượng dư dung dịch CuSO4.
(3) Cho Zn vào dung dịch CuSO4.
(4) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
Thí nghiệm nào thu được kim loại?

A. (3) và (4).       B. (1) và (2).       C. (2) và (3).       D. (1) và (4).

PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 41 đến câu 48 (8 điểm). Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.

(Xem giải) Câu 41. Methyl salicylate là một loại thuốc giảm đau tại chỗ. Methyl salicylate có tác dụng làm xung huyết da, thường được phối hợp với các loại tinh dầu khác để làm thuốc bôi ngoài da, thuốc xoa bóp, băng dính điều trị đau. Methyl salicylate có công thức cấu tạo là

a) Công thức phân tử của methyl salicylate là C8H10O3.
b) Methyl salicylate là hợp chất hữu cơ tạp chức vì chứa đồng thời nhóm chức ester (-COO-) và nhóm chức hydroxyl (-OH).
c) Khi thủy phân hoàn toàn 1 mol methyl salicylate cần dùng vừa đủ với 2 mol KOH.
d) Khi thủy phân trong môi trường acid, sản phẩm thu được chứa một chất có công thức phân tử là C7H6O3.

(Xem giải) Câu 42. Acid béo omega-3 thường gặp là Eicosapentaenoic acid (EPA) có công thức khung phân tử như sau:

a) Eicosapentaenoic acid có công thức phân tử là C20H31O2.
b) Eicosapentaenoic acid có công thức thu gọn:
CH3CH2CH=CHCH2CH=CHCH2CH=CHCH2CH=CHCH2CH=CH[CH2]3COOH
c) Cho 1 mol EPA phản ứng tối đa 6 mol Br2.
d) Mỗi viên dầu cá chứa 180 mg EPA có số phân tử EPA là 3,59.10^22.

(Xem giải) Câu 43: Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường cho người trưởng thành khỏe mạnh với lượng glucose trong máu trước khi ăn khoảng 4,4 – 7,2 mmol/L (hay 80 – 130 mg/dL). Bảng sau đây mô tả mục tiêu điều trị đái tháo đường ở người cao tuổi:

Tình trạng sức khỏe Glucose trong máu lúc đói hoặc trước khi ăn (mg/dL) Huyết áp (mmHg)
1. Mạnh khỏe 90 – 129 < 140/90
2. Nhiều bệnh, sức khỏe trung bình 90 – 150 < 140/90
3. Nhiều bệnh phức tạp hoặc bệnh nguy kịch/sức khỏe kém 100 – 180 < 150/90
Bạn đã xem chưa:  [2020 - 2021] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Nam Định

a) Cả 3 trường hợp trên đều mắc bệnh đái tháo đường.
b) Người huyết áp thấp khi có dấu hiệu như chóng mặt, choáng váng, buồn nôn có thể uống nước đường.
c) Mục tiêu điều trị đái tháo đường cho người cao tuổi với kỳ vọng sống trung bình là hạ glucose trong máu trước khi ăn khoảng 5,0 – 7,6 mmol/L.
d) Có thể sử dụng các thực phẩm chứa tinh bột như khoai lang nướng, bánh mì,… và tăng cường sử dụng rau xanh để điều trị đái tháo đường.

(Xem giải) Câu 44. Điện phân 500 mL dung dịch CuSO4 0,8 M với điện cực trơ, cường độ dòng điện 10A. Khi ở anode thu được 3,09875 L khí oxygen (đkc) thì dừng điện phân.
a) Không có khí thoát ra ở cathode.
b) Khối lượng đồng thu được ở cathode là 16 gam.
c) Dung dịch sau điện phân hòa tan được 25,0 gam iron.
d) Thời gian điện phân là 9650 giây.

(Xem giải) Câu 45. Thả một đinh sắt nặng m1 gam đã được đánh sạch bề mặt vào cốc chứa dung dịch copper(II) sulfate màu xanh. Sau một thời gian thấy toàn bộ lượng đồng sinh ra đã bám vào “đinh sắt” (thực chất là phần đinh sắt chưa phản ứng). Lấy “đinh sắt” ra khỏi cốc dung dịch, sấy khô, đem cân được m2 gam. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Phản ứng diễn ra là: 2Fe(s) + 3Cu2+(aq) → 2Fe3+(aq) + 3Cu(s)
b) Màu xanh của dung dịch copper(II) sulfate nhạt dần.
c) So sánh, thu được kết quả m2 < m1.
d) Nếu thay đinh sắt ban đầu bằng thanh kẽm thì màu xanh của dung dịch không thay đổi.

(Xem giải) Câu 46. Cho bảng thông tin sau:

Amino acid Công thức cấu tạo Dạng ion lưỡng cực
Glycine H2NCH2COOH pH = 6
Aspartic acid HOOCCH2CH(NH2)COOH pH = 3
Lysine H2NCH2(CH2)3CH(NH2)COOH pH = 9,87

Dung dịch X gồm: glycine, aspartic acid và lysine. Đặt X vào nguồn điện một chiều, thấy hỗn hợp tách thành ba vết chất (trong đó có một vết chất không di chuyển) như hình sau:

a) Dung dịch X có pH = 6.
b) Dung dịch X có pH = 3.
c) Vị trí (1) tương ứng với chất aspartic acid.
d) Vị trí (3) tương ứng với chất lysine.

(Xem giải) Câu 47. Học sinh T tiến hành thí nghiệm pha loãng 10 mL dung dịch H2SO4 98% (d = 1,84 g/mL) bằng 60 mL H2O (d = 1 g/mL) với các dụng cụ và hóa chất sau:

Cho các phát biểu sau:
a) Khi pha loãng acid, học sinh T rót từ từ nước vào acid và dùng đũa thủy tinh khuấy đều.
b) Quá trình pha loãng acid tỏa nhiều nhiệt.
c) Nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 sau khi pha loãng là 25,76%.
d) Sulfuric acid đặc dễ gây bỏng khi rơi vào da, nguyên nhân chủ yếu là do nó có tính acid mạnh.

(Xem giải) Câu 48. Cho 3 thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho một mẩu sodium vào nước đã thêm vài giọt dung dịch phenolphthalein.
– Thí nghiệm 2: Cho một mẩu kẽm vào dung dịch hydrochloric acid loãng.
– Thí nghiệm 3: Cho một mẩu đồng vào dung dịch sulfuric acid đặc.
a) Các kim loại bị oxi hoá trong cả ba thí nghiệm trên.
b) Cả ba dung dịch đều đổi màu trong quá trình phản ứng.
c) Ống nghiệm 3 có sinh ra khí Z. Tỉ khối hơi của khí Z so với khí X thoát ra ở thí nghiệm 1 là 32.
d) Tổng hệ số tối giản của các chất trong phương trình hoá học ở thí nghiệm 3 là 6.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 49 đến câu 56 (2 điểm).

(Xem giải) Câu 49. Cho phản ứng đốt cháy butane sau: C4H10(g) + 6,5O2(g) → 4CO2(g) + 5H2O(g)
Biết năng lượng liên kết trong các hợp chất cho trong bảng sau

Liên kết Phân tử Eb (kJ/mol) Liên kết Phân tử Eb (kJ/mol)
C–C C4H10 346 C=O CO2 799
C–H C4H10 418 O–H H2O 467
O=O O2 495

Để đun sôi (lên 100°C) một ấm chứa 2 lít nước cần dùng m gam khí butane ở trên. (Giả thiết mỗi ấm nước chứa 2 lít nước ở 25°C, để nâng 1 gam nước lên 1°C cần tiêu tốn 4,2 J, có 40% nhiệt đốt cháy butane bị thất thoát ra ngoài môi trường, khối lượng riêng của nước 1g/mL). Tính giá trị của m.

(Xem giải) Câu 50. Cho các chất: CH3[CH2]14COOK, CH3[CH2]10CH2OSO3Na, C2H5OSO3Na, CH3[CH2]16COOK, CH3[CH2]11C6H4CO3Na, CH3[CH2]11C6H4SO3Na. Có bao nhiêu chất là chất giặt rửa tổng hợp?

(Xem giải) Câu 51. Methadone là một loại thuốc dùng trong cai nghiện ma túy, nó thực chất cũng là một loại chất gây nghiện nhưng “nhẹ” hơn các loại ma túy thông thường và dễ kiểm soát hơn. Công thức cấu tạo của nó như hình dưới đây:

Cho biết khối lượng phân tử (theo đơn vị amu) của methadone là bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 52. Cho aniline lần lượt tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch Br2, HNO2/HCl. Có bao nhiêu trường hợp xảy ra phản ứng?

(Xem giải) Câu 53. Mì chính là muối monosodium glutamate, viết tắt là MSG. Khi cơ thể nạp MSG thì ở liều lượng thấp cỡ 150 mg tối đa cho 1 kg thể trọng thì khá an toàn, nhưng nếu dùng quá liều sẽ bị ngứa râm ran, căng cứng mặt, nhức đầu, buồn nôn,… Cho biết phân tử khối của MSG (theo amu) là bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 54. Polymer A trong suốt, được dùng làm hộp đựng thực phẩm, đồ chơi tre em, vỏ đĩa CD, DVD,… Trong công nghiệp sản xuất chất dẻo, polymer A được điều chế theo sơ đồ:

Từ 100 kg benzene và 32 m³ ethylene (ở 25°C, 1 bar), với hiệu suất mỗi quá trình (1), (2), (3) lần lượt là 60%, 55% và 60%, hãy tính khối lượng polymer A thu được (kết quả làm tròn đến phần mười).

(Xem giải) Câu 55. Citric acid được tìm thấy trong quả chanh có công thức cấu tạo như sau:

Thể tích của dung dịch sodium hydroxide (NaOH) 0,4 mol/L cần dùng để trung hòa 0,005 mol citric acid là bao nhiêu mL?

(Xem giải) Câu 56. Vàng (Au) đơn chất tồn tại trong tự nhiên ở trong quặng vàng thường có hàm lượng vàng thấp. Để thu hồi vàng từ quặng vàng, người ta nghiền quặng, hòa tan chúng vào dung dịch KCN và liên tục sục không khí vào. Vàng bị hòa tan tạo thành phức chất:
4Au(s) + 8KCN(aq) + O2(g) + 2H2O(l) → 4K[Au(CN)2](aq) + 4KOH(aq)
và sau đó kết tủa vàng bằng kẽm (Zn):
Zn(s) + 2K[Au(CN)2](aq) → K2[Zn(CN)4](aq) + 2Au(s)
Nếu dùng 13 kg KCN thì có thể tách được bao nhiêu kg vàng từ quặng theo chuỗi phản ứng trên? Giả thiết các chất khác trong quặng không phản ứng với KCN (làm tròn kết quả đến phần chục).

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!