[2025] Thi thử TN sở GDĐT Bình Thuận (Lần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Mã đề: 090

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1D 2D 3C 4D 5D 6A 7D 8C 9A
10C 11D 12B 13D 14D 15B 16D 17A 18C
19 20 21 22 23 24 25
(a) Đ S Đ S 890 8639 3
(b) Đ Đ S Đ 26 27 28
(c) S Đ S Đ 134 146 48,3
(d) S S S Đ

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

(Xem giải) Câu 1. Công thức cấu tạo thu gọn của ethylmethylamine là

A. CH3NH2.         B. CH3CH2NH2.        C. CH3CH2CH2NH2.       D. CH3NHCH2CH3.

(Xem giải) Câu 2. Glutamic acid là một amino acid thiên nhiên có trong nhiều loại thực phẩm. Trong dung dịch, glutamic acid có thể tồn tại dưới dạng ion khác nhau phụ thuộc vào pH môi trường. Glutamic acid có cấu trúc gồm một nhóm amino (–NH2) và hai nhóm carboxyl (–COOH). Điểm đẳng điện (pI) của glutamic acid là 3,08 (pI là giá trị pH mà khi đó amino acid có nồng độ ion lưỡng cực là cực đại). Khi pH < pI thì amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng cation, còn khi pH > pI thì amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng anion.
Cho các nhận định sau:
(a) Glutamic acid thuộc loại hợp chất hữu cơ đa chức, trong phân tử chứa hai loại nhóm chức.
(b) Ở pH = 3,08 thì glutamic acid tồn tại chủ yếu ở dạng anion.
(c) Khi đặt trong một điện trường ở pH = 7,0 thì glutamic acid di chuyển về phía cực dương.
(d) Trong dung dịch pH = 6,0 có thể tách hỗn hợp gồm glutamic acid và lysine (pI = 9,74) bằng phương pháp điện di.
Các nhận định đúng là

A. (a), (b).       B. (a), (c).       C. (b), (d).       D. (c), (d).

(Xem giải) Câu 3. Phổ khối lượng (MS) là phương pháp hiện đại để xác định phân tử khối của các hợp chất hữu cơ. Kết quả phân tích phổ khối lượng cho thấy phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là 60. Chất X có thể là

A. ethanol.       B. methyl acetate.       C. acetic acid.       D. ethanal.

(Xem giải) Câu 4. Đá vôi có thành phần chính là CaCO3. Tên của hợp chất này là

A. calcium oxide.       B. calcium hydroxide.

C. calcium sulfate.       D. calcium carbonate.

(Xem giải) Câu 5. Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra sự ăn mòn hóa học?

A. Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4.

B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 và H2SO4 loãng.

C. Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3.

D. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.

(Xem giải) Câu 6. Trong pin Galvani Zn–Cu có phản ứng: Zn(s) + Cu2+(aq) → Cu(s) + Zn2+(aq). Quá trình xảy ra tại anode (cực âm) của pin là

A. Zn(s) → Zn2+(aq) + 2e.       B. Cu(s) → Cu2+(aq) + 2e.

C. Zn2+(aq) + 2e → Zn(s).       D. Cu2+(aq) + 2e → Cu(s).

(Xem giải) Câu 7. Ở 20°C, hydroxide của kim loại nhóm IIA nào sau đây có độ tan lớn nhất?

A. Sr(OH)2.       B. Ca(OH)2.       C. Mg(OH)2.       D. Ba(OH)2.

(Xem giải) Câu 8. Poly(vinyl chloride) (PVC) có công thức là

A. (-CH2-CH=CH-CH2-)n.       B. [-HN(CH2)5CO-]n.

C. (-CH2-CHCl-)n.       D. (-CH2-CH2-)n.

(Xem giải) Câu 9. Cho các cặp oxi hóa – khử của các kim loại và thế điện cực chuẩn tương ứng:

Bạn đã xem chưa:  [2025] Tập huấn thi TN sở GDĐT Bắc Ninh
Cặp oxi hóa – khử Li+/Li Mg2+/Mg Zn2+/Zn Ag+/Ag
Thế điện cực chuẩn (V) –3,040 –2,356 –0,762 +0,799

Trong các kim loại trên, ở điều kiện chuẩn kim loại có tính khử mạnh nhất là

A. Li.       B. Zn.       C. Ag.       D. Mg.

(Xem giải) Câu 10. Cho một số biện pháp sau:
(a) Đưa thêm hợp chất chứa chì vào xăng để làm tăng chỉ số octane của xăng.
(b) Đưa thêm chất xúc tác vào ống xả động cơ để chuyển hoá các khí thải độc hại.
(c) Sử dụng điện mặt trời, điện gió, thủy điện, … thay cho nhiên liệu hóa thạch.
(d) Sử dụng tiết kiệm điện, nước, xăng dầu trong sinh hoạt và sản xuất.
(e) Tăng cường sử dụng các phương tiện cá nhân khi tham gia giao thông.
Số biện pháp góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường gây ra do sử dụng nhiên liệu từ dầu mỏ là

A. 4.       B. 2.       C. 3.       D. 5.

(Xem giải) Câu 11. Phương trình hóa học của phản ứng khi cho ethylene tác dụng với bromine là CH2=CH2 + Br2 → CH2Br–CH2Br. Giai đoạn (1) trong cơ chế của phản ứng trên xảy ra như sau:

Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Phản ứng giữa ethylene và bromine trên là phản ứng cộng.

B. Trong giai đoạn (1) có sự phân cắt liên kết π.

C. Phản ứng có hiện tượng làm mất màu dung dịch bromine.

D. Trong phân tử CH2Br–CH2Br có 6 liên kết σ.

(Xem giải) Câu 12. Kim loại nhóm IA có khối lượng riêng nhỏ là do

A. bán kính nguyên tử nhỏ, cấu trúc mạng tinh thể kém đặc khít.

B. bán kính nguyên tử lớn, cấu trúc mạng tinh thể kém đặc khít.

C. bán kính nguyên tử nhỏ, cấu trúc mạng tinh thể đặc khít.

D. bán kính nguyên tử lớn, cấu trúc mạng tinh thể đặc khít.

(Xem giải) Câu 13. Đun hỗn hợp acetic acid và ethyl alcohol với dung dịch sulfuric acid đặc xúc tác xảy ra phản ứng

A. trung hòa.       B. thủy phân.       C. xà phòng hóa.       D. ester hóa.

(Xem giải) Câu 14. Hợp chất nào dưới đây là α-amino acid?

A. CH3NH2.       B. CH3CH2COOH.

C. NH2CH2CH2COOH.       D. NH2CH2COOH.

(Xem giải) Câu 15. Tên gọi của ester CH3COOCH3 là

A. methyl propionate.       B. methyl acetate.       C. ethyl propionate.       D. ethyl acetate.

(Xem giải) Câu 16. Electron tự do trong mạng tinh thể kim loại phản xạ ánh sáng trong vùng nhìn thấy. Điều này giải thích tính chất vật lí nào sau đây của kim loại?

A. Tính dẫn nhiệt.       B. Tính dẫn điện.       C. Tính dẻo.       D. Tính ánh kim.

(Xem giải) Câu 17. Chất nào sau đây thuộc loại disaccharide?

A. Maltose.       B. Fructose.       C. Cellulose.       D. Glucose.

(Xem giải) Câu 18. Trong chế biến một số món ăn, đồ uống, người nội trợ thường cho các loại rau thơm (như rau húng quế, rau răm, …) vào sau khi thực phẩm đã được nấu chín. Nguyên nhân chính của việc làm này là

A. nếu cho vào lúc nấu sẽ sinh ra chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

B. hạn chế sinh ra acid, gây ngộ độc cho người ăn.

C. các loại rau thơm thường chứa tinh dầu dễ bay hơi hoặc bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

Bạn đã xem chưa:  [2025] Thi thử TN trường Hương Khê - Hà Tĩnh (Lần 1)

D. để rau ngấm gia vị làm tăng hương vị món ăn.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.

(Xem giải) Câu 19. Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau (theo đúng tỉ lệ mol):
2X + 2H2O (đpdd có màng ngăn) → 2X1 + Cl2↑ + X2↑ (1)
X1 + X3 → CaCO3 + X4 + H2O (2)
KHSO4 + X4 → X5 + X6↑ + H2O (3)
a) Nước chứa nhiều X3 thì có tính cứng tạm thời.
b) Đốt cháy X trên ngọn lửa đèn khí không màu, thấy ngọn lửa có màu tím.
c) Thực hiện phản ứng (1) không có màng ngăn thu được nước Javel.
d) X4 còn được gọi là baking soda.

(Xem giải) Câu 20. Thực hiện thí nghiệm theo các bước sau:
• Bước 1: Hoà tan hoàn toàn một lượng muối CuSO4 khan màu trắng vào nước, thu được dung dịch X có màu xanh do hình thành phức bát diện [Cu(OH2)6]SO4(aq).
• Bước 2: Thêm tiếp dung dịch NH3 vào dung dịch X, thu được kết tủa màu xanh nhạt [Cu(OH)2(OH2)4](s).
• Bước 3: Tiếp tục thêm dung dịch NH3 đặc đến dư vào đến khi kết tủa bị hoà tan hoàn toàn, thu được dung dịch Y có màu xanh lam [Cu(NH3)4(OH2)2](OH)2(aq).
Màu xanh của kết tủa và dung dịch được lí giải là do sự hình thành các ion phức trong hợp chất phức gây ra.
a) Trong quá trình hình thành phức chất [Cu(OH2)6]SO4(aq), mỗi phân tử H2O cho một electron chưa liên kết trở thành phối tử.
b) Số oxi hoá của nguyên tử trung tâm trong [Cu(OH2)6]SO4 là +2.
c) Ở bước (2) và bước (3) các phản ứng xảy ra đều có sự thay thế một phần phối tử trong phức chất.
d) Trong hợp chất phức [Cu(NH3)4(OH2)2](OH)2, phối tử tạo phức là NH3, H2O và OH–.

(Xem giải) Câu 21. Cho các thông tin về hợp chất hữu cơ E như sau:
– Phân tích nguyên tố cho kết quả phần trăm khối lượng carbon, hydrogen và oxygen lần lượt là 54,55%; 9,09% và 36,36%.
– Từ phổ khối lượng (MS) xác định được phân tử khối của E là 88,00.
– Phổ hồng ngoại (IR) của E không có tín hiệu của liên kết O-H, có tín hiệu của liên kết C=O.
– Thuỷ phân hoàn toàn E trong dung dịch NaOH, thu được muối F của carboxylic acid X và chất Y (nhiệt độ sôi của Y nhỏ hơn ethanol trong cùng điều kiện áp suất).
Biết số sóng hấp thụ đặc trưng của một số liên kết trên phổ IR như sau:

Liên kết O-H (alcohol) O-H (carboxylic acid) C=O (ester, carboxylic acid)
Số sóng (cm-1) 3650 – 3200 3300 – 2500 1780 – 1650

a) Dựa vào phổ IR, có thể phân biệt được X, Y, E.
b) Dung dịch F có môi trường trung tính.
c) Sản phẩm hữu cơ của phản ứng ester hoá giữa Y với acetic acid là E.
d) Trong công nghiệp, Y được phối trộn với xăng RON 92 để tạo ra xăng sinh học.

(Xem giải) Câu 22. Một nhóm học sinh tìm hiểu về đặc điểm và tính chất giặt rửa của xà phòng. Giả thuyết của nhóm học sinh là “xà phòng làm tăng khả năng hoà tan các vết bẩn trong mọi loại nước”. Để kiểm tra giả thuyết trên, nhóm học sinh đã thực hiện thí nghiệm như sau:
– Lấy 3 ống nghiệm được đánh số thứ tự từ 1 đến 3.
– Ống nghiệm (1): cho 3 mL nước cất và vài giọt dầu ô-liu (RCOO)3C3H5 vào, lắc mạnh, để yên thấy dầu ô-liu không tan, nổi lên trên mặt nước.
– Ống nghiệm (2): cho 3 mL dung dịch xà phòng sodium RCOONa và vài giọt dầu ô-liu (RCOO)3C3H5 vào, lắc mạnh, để yên thấy hỗn hợp chuyển thành nhũ tương bền màu trắng như sữa.
– Ống nghiệm (3): cho 3 mL dung dịch xà phòng sodium RCOONa và 1 mL dung dịch CaCl2 5%, thấy xuất hiện hợp chất không tan trong nước, nổi trên mặt dung dịch.
a) Xà phòng có khả năng làm tăng sức căng bề mặt của các giọt dầu ô-liu.
b) Dầu ô-liu không rửa sạch được bằng nước mà cần chất giặt rửa có hoạt tính bề mặt.
c) Hợp chất không tan trong nước, nổi trên mặt dung dịch là (RCOO)2Ca (s), theo phương trình
2RCOONa(aq) + CaCl2(aq) → (RCOO)2Ca(s) + 2NaCl(aq).
d) Không nên dùng xà phòng để giặt rửa với nước cứng.

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi tốt nghiệp THPT (Đề 3 - Đợt 1)

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.

(Xem giải) Câu 23. Xà phòng hóa hoàn toàn triglyceride X trong dung dịch NaOH dư, thu được glycerol, sodium stearate (C17H35COONa). Phân tử khối của X là bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 24. Xăng E5 là một loại xăng sinh học, trong đó có pha 5,0% ethanol (cồn sinh học) và 95,0% xăng truyền thống từ dầu mỏ. Lên men 1,2 tấn gạo chứa 62,6% khối lượng là tinh bột thành ethanol, phần còn lại là các chất không lên men thành ethanol với hiệu suất 81,0% cho toàn quá trình. Dùng toàn bộ lượng ethanol thu được để sản xuất xăng E5. Biết khối lượng riêng của ethanol là 0,8 kg/L. Tính thể tích (L) xăng E5 thu được (làm tròn đến hàng đơn vị).

(Xem giải) Câu 25. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo amine bậc III ứng với công thức phân tử C5H13N?

(Xem giải) Câu 26. Cho các chất: (1) (C6H10O5)n (tinh bột), (2) C6H12O6 (glucose), (3) C12H22O11 (saccharose), (4) C12H22O11 (maltose). Hãy gán số thứ tự các chất bị thuỷ phân trong môi trường acid hoặc có enzyme theo số thứ tự tăng dần (ví dụ: 13, 1234, …).

(Xem giải) Câu 27. Vôi sống có nhiều ứng dụng như sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu chịu nhiệt, khử chua đất trồng, tẩy uế, sát trùng, xử lí nước thải, … Một lò nung vôi có công suất 201,60 tấn CaO/ngày theo phương trình nhiệt hoá học sau:
CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) = 179,20 kJ
Lò nung sử dụng nhiệt lượng từ đốt cháy than đá (giả sử chỉ chứa carbon và tạp chất trơ, sản phẩm cháy chỉ có CO2 với  = –393,50 kJ/mol) và chỉ có 71,68% lượng nhiệt đốt cháy than sử dụng cho phản ứng nung vôi. Lượng khí CO2 (đkc) đã thải ra trong một ngày của lò nung vôi trên là a triệu L. Tính giá trị của a (làm tròn đến hàng đơn vị).

(Xem giải) Câu 28. Để kiểm nghiệm hàm lượng sắt trong viên thuốc (chứa nguyên tố sắt ở dạng muối Fe(II) cùng một số chất khác – tá dược), học sinh tiến hành hoà tan 5 viên thuốc có tổng khối lượng 1,20 gam trong dung dịch sulfuric acid 1,0 M rồi tiếp tục pha thành 250,0 mL dung dịch X. Chuẩn độ lượng Fe(II) trong 25,00 mL dung dịch X bằng dung dịch KMnO4 0,015 M đến khi xuất hiện màu hồng nhạt thì dừng. Lặp lại thí nghiệm chuẩn độ thêm 2 lần nữa. Thể tích trung bình của dung dịch KMnO4 sau 3 lần chuẩn độ là 5,75 mL. Tính khối lượng nguyên tố sắt trong mỗi viên thuốc (theo mg, làm tròn đến hàng phần mười).

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!