[2025] Thi thử TN sở GDĐT Quảng Ninh (Lần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Mã đề: 068

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1D 2C 3B 4C 5A 6A 7A 8B 9D
10B 11B 12B 13B 14D 15A 16B 17C 18A
19 20 21 22 23 24 25
(a) Đ S Đ Đ 124 9,76 5
(b) S S Đ Đ 26 27 28
(c) Đ Đ S Đ 4 61 7,8
(d) S Đ S S

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

(Xem giải) Câu 1. Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol sau: (1) CH3CH2COOH, (2) CH3CH(NH2)COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần pH của các dung dịch trên là

A. (3), (2), (1).       B. (3), (1), (2).       C. (1), (3), (2).         D. (1), (2), (3).

(Xem giải) Câu 2. PE là một polymer thông dụng, dùng làm chất dẻo (chất dẻo chứa PE chiếm gần 1/3 tổng lượng chất dẻo được sản xuất hàng năm). Trong đời sống, PE được dùng làm màng bọc thực phẩm, túi nylon, bao gói, chai lọ đựng hoá mĩ phẩm,… PE được điều chế từ monomer có tên gọi là

A. styrene.       B. vinyl chloride.       C. ethylene.       D. propylene.

(Xem giải) Câu 3. Cho sức điện động chuẩn của các pin điện hoá: E°T-X = 2,46V; E°T-Y = 2,00V; E°Z-Y = 0,90V (với X, Y, Z, T là 4 kim loại, kim loại ở bên trái trong kí hiệu pin đóng vai trò anode). Dãy sắp xếp các kim loại theo chiều tăng dần tính khử là

A. Z < X < Y < T.       B. X < Y < Z < T.       C. Y < T < Z < X.       D. T < Z < Y < X.

(Xem giải) Câu 4. Hãy chọn giải thích đúng về sự xâm thực của nước mưa với đá vôi và sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động.

A. Do CaO tác dụng với SO2 và O2 tạo thành CaSO4

B. Do sự phân hủy Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

C. Do quá trình phản ứng thuận nghịch: CaCO3 + H2O + CO2 ⇋ Ca(HCO3)2 xảy ra trong 1 thời gian rất lâu.

D. Do phản ứng của CO2 trong không khí với CaO tạo thành CaCO3

(Xem giải) Câu 5. Số nguyên tử oxygen trong một phân tử ester đơn chức là

A. 2.       B. 3.       C. 1.       D. 4.

(Xem giải) Câu 6. Kim loại có những tính chất vật lí chung nào sau đây?

A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.

B. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng.

C. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.

D. Tính dẻo, tính dẫn điện, có khối lượng riêng lớn và có ánh kim.

(Xem giải) Câu 7. X là một kim loại có độ cứng cao nhất trong các kim loại. Người ta dùng X để chế tạo các loại thép không gỉ. X là kim loại nào sau đây?

A. Chromium.       B. Tungsten.       C. Osmium.       D. Titanium.

(Xem giải) Câu 8. Khi thế thay thế nguyên tử hydrogen trong ammonia bằng gốc hydrocarbon ta thu được hợp chất nào sau đây?

A. Carbohydrate.       B. Amine.       C. Ester.       D. Carboxylic acid.

Bạn đã xem chưa:  Thi thử THPT Quốc gia 2018 của trường chuyên Sơn La (Lần 1)

(Xem giải) Câu 9. Nhúng dây kim loại platinum vào ống nghiệm chứa dung dịch NaCl bão hoà rồi hơ nóng đầu dây trên ngọn lửa đèn khí sẽ thấy ngọn lửa có màu

A. đỏ tía.       B. đỏ cam.       C. tím nhạt.       D. vàng.

(Xem giải) Câu 10. Hình vẽ dưới đây mô tả các bước tiến hành của phương pháp tách biệt và tinh chế nào?

A. Chiết.       B. Kết tinh.       C. Sắc kí cột.       D. Chưng cất.

(Xem giải) Câu 11. Quá trình Solvay đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp để sản xuất NaHCO3 và Na2CO3.

Quá trình Solvay là một ví dụ về quy trình tuần hoàn trong ngành công nghiệp hóa học. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nguyên liệu chính của quá trình Solvay là đá vôi, muối ăn, ammonia, nước.

B. Dựa trên tính lưỡng tính của NaHCO3 để chuyển hoá chất này thành Na2CO3.

C. Quá trình Solvay đã tái sử dụng các sản phẩm trung gian như NH3 và CO2.

D. NaHCO3 được tách biệt khỏi hệ phản ứng bằng phương pháp kết tinh.

(Xem giải) Câu 12. Qiana là tên thương mại của một loại tơ nylon được sử dụng để sản xuất vải lụa chống nhăn cao cấp. Qiana có công thức cấu tạo sau đây:

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Các monomer dùng để tổng hợp Qiana có cấu tạo như sau:

B. Tơ này kém bền trong môi trường acid hoặc base mạnh.

C. Tơ nylon làm từ tơ Qiana thuộc loại tơ nhân tạo.

D. Qiana thuộc loại loại polyamide được điều chế từ phản ứng trùng hợp các monomer đa chức tương ứng.

(Xem giải) Câu 13. Trong quá trình pin điện hoá Zn – Ag hoạt động, ta nhận thấy

A. Khối lượng của điện cực Ag giảm.

B. [Zn2+] trong dung dịch tăng.

C. [Ag+] trong dung dịch tăng.

D. khối lượng của điện cực Zn tăng.

(Xem giải) Câu 14. Xét cân bằng trong dung dịch gồm NH4Cl 0,10M và NH3 0,05M ở 25°C:
NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH- Kc = 1,74.10-5
Bỏ qua sự phân li của nước. Xác định giá trị pH của dung dịch trên

A. 2,5.       B. 6,7.       C. 5,06.       D. 8,94.

(Xem giải) Câu 15. Trong phân tử amylose có chứa loại liên kết nào sau đây?

A. α-1,4-glycoside.       B. β-1,6-glycoside.       C. β-1,4-glycoside.       D. α-1,6-glycoside.

(Xem giải) Câu 16. Nguyên tố X thuộc nhóm IIA. Cấu hình của X có tổng số electron các phân lớp p là 12. X là nguyên tố nào sau đây?

A. Be.       B. Ca.       C. Mg.       D. Ba.

(Xem giải) Câu 17. Xét phản ứng giữa methane với chlorine: CH4 + Cl2 (askt) → CH3Cl + HCl. Phản ứng xảy ra theo cơ chế gốc tự do, trong đó giai đoạn phát triển mạch có sự hình thành các gốc tự do CH3• và Cl•. Giai đoạn tắt mạch có sự kết hợp 2 gốc tự do nói trên, tạo thành CH3Cl như sau CH3• + Cl• → CH3Cl. Bên cạnh sản phẩm thế mong muốn CH3Cl, phản ứng còn tạo sản phẩm phụ nào dưới đây?

A. C2H2.       B. C2H4.       C. C2H6.       D. C2H5OH.

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN sở GDĐT Thái Nguyên (Lần 2)

(Xem giải) Câu 18. Khi thủy phân CH3COOC2H5 bằng dung dịch NaOH dư thì sản phẩm của phản ứng là

A. CH3COONa và C2H5OH.       B. C2H5COOH và CH3ONa.

C. CH3COOH và C2H5OH.       D. CH3COONa và C2H5ONa.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.

(Xem giải) Câu 19. Cho pin điện hoá có cấu tạo như sau:

a) Thế điện cực chuẩn E°Zn2+/Zn = −0,76V
b) Khi pin hoạt động, ion âm trong cầu muối di chuyển về phía điện cực hydrogen.
c) Tại điện cực dương xảy ra quá trình khử ion H+(aq) thành khí H2(g).
d) Phản ứng xảy ra trong pin là: H2(g) + Zn2+(aq) → Zn(s) + 2H+(aq).

(Xem giải) Câu 20. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng:
CH3COONa + H2O ⇌ CH3COOH + NaOH > 0.
– Chuẩn bị: dung dịch CH3COONa 0,5M; phenolphthalein; cốc nước nóng, cốc nước đá, ba ống nghiệm
– Tiến hành: Cho khoảng 10 mL dung dịch CH3COONa 0,5M vào cốc thuỷ tinh, thêm 1-2 giọt phenolphthalein, khuấy đều. Chia dung dịch vào 3 ống nghiệm với thể tích gần bằng nhau
+ Ống nghiệm (1) để so sánh.
+ Ngâm ống nghiệm (2) vào cốc nước đá trong khoảng 1 – 2 phút.
+ Ngâm ống nghiệm (3) vào cốc nước nóng trong khoảng 1 – 2 phút.

a) Ở cân bằng trên, phản ứng thuận toả nhiệt, phản ứng nghịch thu nhiệt.
b) Ống nghiệm (2) khi ngâm vào nước đá, màu hỗn hợp nhạt đi so với ống nghiệm (1). Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
c) Ống nghiệm (3) khi ngâm vào nước nóng, màu hỗn hợp đậm hơn so với ống nghiệm (1). Cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt.
d) Nếu cho thêm vào ống nghiệm (1) vài giọt dung dịch CH3COOH thấy màu của dung dịch nhạt dần.

(Xem giải) Câu 21. Methadone là một loại thuốc dùng trong cai nghiện ma túy, nó thực chất cũng là một loại chất gây nghiện nhưng “nhẹ” hơn các loại ma túy thông thường và dễ kiểm soát hơn. Công thức cấu tạo của nó như hình dưới.

a) Phân tử methadone chứa nhóm chức amine.
b) Công thức phân tử methadone là C21H27ON.
c) Số liên kết π trong phân tử methadone là 6.
d) Phân tử methadone chứa nhóm chức của carboxylic acid.

(Xem giải) Câu 22. Điểm đẳng điện pI là giá trị pH mà tại đó tổng điện tích của một phân từ amino acid bằng 0.

Các giá trị pI của amino acid được cung cấp trong bảng như sau:

Amino acid Gly His Arg
pI 5,97 7,59 10,76

Một học sinh tiến hành thực nghiệm thí nghiệm điện di. Có các giả thuyết như sau:
a) Nếu tiến hành điện di hỗn hợp 3 amino acid trong môi trường có pH = 8,0 thì sẽ có hai amino acid di chuyển về phía cực dương.
b) Nếu điện di ở pH = 6,5 sẽ thấy Gly di chuyển về phía cực dương còn His và Arg di chuyển về phía cực âm.
c) Điểm đẳng điện (pI) của amino acid là pH mà tại đó phân tử không di chuyển trong điện trường.
d) Không có giá trị pH nào để cả 3 amino acid cùng di chuyển về phía cực dương.

Bạn đã xem chưa:  [2025] Thi thử TN sở GDĐT Thừa Thiên Huế (Lần 1)

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.

(Xem giải) Câu 23. Trong thực tế, người ta dùng hỗn hợp tecmit (gồm Al và Fe2O3 với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1) để hàn vết nứt trên đường ray tàu hoả. Cần m gam hỗn hợp tecmit để hàn vết nứt có thể tích là 6,72 cm³. Biết lượng Fe cần hàn cho vết nứt bằng 85% lượng Fe sinh ra và khối lượng riêng của sắt là 7,9 gam/cm³. Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe2O3 thành Fe. Hiệu suất của phản ứng là 96%. Xác định giá trị của m? (làm tròn đến hàng đơn vị)

(Xem giải) Câu 24. Thủy phân 7,2 gam methyl formate trong dung dịch chứa 6,4 gam NaOH đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thì thu được chất rắn A. Khối lượng của chất rắn A là bao nhiêu gam?

(Xem giải) Câu 25. Cho các chất sau: tinh bột, benzyl acetate, tripalmitin, glucose, maltose và saccharose. Có bao nhiêu chất tham gia phản ứng thủy phân?

(Xem giải) Câu 26. Ứng với công thức phân tử C4H11N có bao nhiêu amine đồng phân cấu tạo khi tác dụng với dung dịch acid HNO2 ở nhiệt độ thường thấy có khí không màu bay lên?

(Xem giải) Câu 27. Pin nhiên liệu sử dụng ethanol được đặc biệt quan tâm do có nguồn nhiên liệu sinh học dồi dào. Phản ứng xảy ra khi một pin ethanol – oxygen phóng điện ở 25°C trong dung dịch chất điện li là potassium hydroxide như sau:
C2H5OH(l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l)
Một pin ethanol – oxygen được dùng để thắp sáng 5 bóng đèn LED, mỗi bóng có công suất 3 W (3 J/s) liên tục trong t giờ, tiêu thụ hết 230 gam ethanol với hiệu suất quá trình oxi hoá ethanol ở anode là 60%. Cho biết nhiệt tạo thành chuẩn của các chất:

Chất C2H5OH(l) O2(g) CO2(g) H2O(l)
(kJ/mol) −277,6 −393,5 −285,8

Giá trị của t bằng bao nhiêu? (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).

(Xem giải) Câu 28. Mùn là loại vật chất hữu cơ phức tạp trong đất, độ màu mỡ của đất phụ thuộc vào hàm lượng mùn trong đất. Xác định carbon trong đất để tính hàm lượng mùn trong đất theo phương pháp Tiurin như sau:
• Bước 1: Cân 0,35 gam một mẫu đất khô rồi cho phản ứng với 11,7 mL dung dịch K2Cr2O7 0,1 M trong H2SO4 loãng, dư, đun nóng (cho biết có 90% lượng carbon đã bị oxi hóa ở phản ứng này) thu được dung dịch X, sơ đồ phản ứng xảy ra như sau:
K2Cr2O7 + C + H2SO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3 + CO2 + H2O (1)
• Bước 2: Chuẩn độ dung dịch X thu được ở bước 1 bằng dung dịch FeSO4 0,1221 M trong H2SO4 loãng với chất chỉ thị thích hợp (cho biết phản ứng xảy ra hoàn toàn) thì dùng hết 18,7 mL, sơ đồ phản ứng xảy ra như sau:
K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O (2)
Theo phương pháp Tiurin, khối lượng mùn trong đất bằng khối lượng carbon trong đất nhân với hệ số 1,724 và từ đó xác định được hàm lượng mùn trong đất là a% khối lượng. Giá trị của a bằng bao nhiêu? (Không làm tròn khi tính toán và kết quả cuối cùng làm tròn đến hàng phần mười)

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!