[2024 – 2025] Thi học kỳ 1 Hóa 12 sở GDĐT Bắc Giang

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Mã đề: 002-HK1A

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1A 2D 3D 4B 5C 6C 7C 8C 9B
10A 11B 12C 13A 14D 15B 16B 17D 18C
19 20 21 22 23 24 25
(a) S Đ Đ Đ 12,4 3 2
(b) S Đ S S 26 27 28
(c) Đ S Đ Đ 4 4 60
(d) S S Đ Đ

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

(Xem giải) Câu 1: Kí hiệu cặp oxi hoá – khử ứng với quá trình khử Fe3+ + 1e → Fe2+ là

A. Fe3+/Fe2+.       B. Fe2+/Fe.       C. Fe3+/Fe.         D. Fe2+/Fe3+.

(Xem giải) Câu 2: Hợp chất H2NCH2COOH có tên là

A. alanine.       B. lysine.       C. valine.       D. glycine.

(Xem giải) Câu 3: Cho biết thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá – khử Zn2+/Zn, Cu2+/Cu lần lượt là -0,76 V và 0,34 V. Sức điện động chuẩn của pin Galvani Zn-Cu có giá trị bằng

A. 0,34.       B. 0,42.       C. 0,76.       D. 1,10.

(Xem giải) Câu 4: Xà phòng là hỗn hợp muối …(1)… và các chất phụ gia. Nội dung phù hợp trong ô trống (1) là

A. sodium alkylbenzenesulfonate.

B. sodium hoặc potassium của các acid béo.

C. sodium alkylsulfate.

D. sodium hoặc potassium của các acid hữu cơ.

(Xem giải) Câu 5: Nhỏ vài giọt nước bromine vào ống nghiệm chứa 2 mL dung dịch X, thu được kết tủa trắng. Chất nào sau đây phù hợp với X?

A. Dimethylamine.       B. Methylamine.       C. Aniline.       D. Ethylamine.

(Xem giải) Câu 6: Khi trùng hợp buta-1,3-diene với acrylonitrile thu được polymer có cấu tạo như sau:

Polymer trên dùng để sản xuất loại cao su nào sau đây?

A. Cao su buna.       B. Cao su buna-S.

C. Cao su buna-N.       D. Cao su chloroprene.

(Xem giải) Câu 7: Aniline là nguyên liệu tổng hợp một số hợp chất quan trọng trong các lĩnh vực khác nhau như công nghiệp phẩm nhuộm, dược phẩm,… Aniline có công thức là

A. C6H5OH.       B. CH3NH2.       C. C6H5NH2.       D. CH3NHCH3.

(Xem giải) Câu 8: Dung dịch saccharose hoà tan được chất nào sau đây trong môi trường kiềm, tạo thành dung dịch có màu xanh lam?

A. CuO.       B. Al2O3.       C. Cu(OH)2.       D. Fe(OH)2.

(Xem giải) Câu 9: Chất nào sau đây khi phản ứng với nitric acid đặc tạo ra sản phẩm rắn màu vàng?

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi thử TN trường Lục Ngạn 1 – Bắc Giang (Lần 1)

A. Methylamine.       B. Lòng trắng trứng.       C. Gly-Ala.       D. Glycine.

(Xem giải) Câu 10: Polypropylene được sử dụng để sản xuất bao gói, hộp đựng, ống nước,… Polypropylene được tổng hợp từ monomer nào sau đây?

A. CH2=CH-CH3.       B. CH2=CH-Cl.

C. CH2=CH-CH=CH2.       D. HCHO.

(Xem giải) Câu 11: Acid béo omega-3 và omega-6 là các acid béo không no với liên kết đôi đầu tiên ở vị trí số 3 và 6 khi đánh số từ nhóm methyl. Acid béo omega-3 và omega-6 đều có vai trò quan trọng đối với cơ thể, giúp phòng ngừa nhiều loại bệnh. Chất nào sau đây thuộc loại acid béo omega-3?

(Xem giải) Câu 12: Glucose là một loại monosaccharide có nhiều trong quả chín. Công thức phân tử của glucose là

A. C12H22O11.       B. (C6H10O5)n.       C. C6H12O6.       D. C2H4O2.

(Xem giải) Câu 13: Phản ứng xảy ra khi pin Galvani Zn-Cu hoạt động là

A. Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu.       B. Zn2+ + Cu2+ → Zn + Cu.

C. Zn + Cu → Zn2+ + Cu2+.       D. Zn2+ + Cu → Zn + Cu2+.

(Xem giải) Câu 14: Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường acid, thu được chất nào sau đây?

A. Saccharose.       B. Ethyl alcohol.       C. Glycerol.       D. Glucose.

(Xem giải) Câu 15: Ethyl propionate là ester có mùi đặc trưng của dứa chín. Công thức của ethyl propionate là

A. CH3COOC2H5.       B. C2H5COOC2H5.       C. C2H5COOCH3.       D. HCOOC2H5.

(Xem giải) Câu 16: Cho các loại phản ứng: (1) phản ứng trùng hợp; (2) phản ứng thế; (3) phản ứng trùng ngưng; (4) phản ứng tách. Hai loại phản ứng chính được sử dụng trong công nghiệp để tổng hợp polymer là

A. (1) và (2).       B. (1) và (3).       C. (1) và (4).       D. (2) và (4).

(Xem giải) Câu 17: Cho các cặp oxi hoá – khử của các kim loại và thế điện cực chuẩn tương ứng:

Cặp oxi hoá – khử K+/K Mg2+/Mg Zn2+/Zn Cu2+/Cu
Thế điện cực chuẩn (V) -2,93 -2,36 -0,76 0,34

Trong số các kim loại trên, kim loại có tính khử mạnh nhất là

A. Mg.       B. Cu.       C. Zn.       D. K.

(Xem giải) Câu 18: Thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá – khử của kim loại Fe2+/Fe và Mg2+/Mg lần lượt là -0,44 V và -2,36 V. Nhận xét nào sau đây là đúng ở điều kiện chuẩn?

Bạn đã xem chưa:  [2024 - 2025] Thi học sinh giỏi lớp 12 cụm Hiệp Hòa - Bắc Giang

A. Fe có tính khử mạnh hơn Mg.       B. Fe2+ có tính oxi hoá yếu hơn Mg2+.

C. Fe có tính khử yếu hơn Mg.       D. Fe2+ có tính khử yếu hơn Mg2+.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.

(Xem giải) Câu 1: Lương khô (bánh lương khô) là một loại thực phẩm được làm sẵn và ép khô thành bánh với thành phần chủ yếu là tinh bột, đường, chất béo, protein. Lương khô thường được dùng khi hành quân, dã ngoại,… do có ưu điểm là dễ dự trữ, dễ bảo quản và sử dụng tiện lợi. Thông tin về thành phần dinh dưỡng của một loại lương khô X như sau:

Giá trị dinh dưỡng trên / Nutrition per: 100 g
Năng lượng / Energy 385 kcal – 495 kcal
Glucide / Carbohydrate 70 g – 80 g
Chất béo / Lipid 9 g – 15 g
Đạm / Protein 6 g – 10 g

Cho biết: mỗi 1 gam carbohydrate, lipid, protein cung cấp năng lượng cho cơ thể lần lượt là 4 kcal, 9 kcal và 4 kcal.
a) 100 gam lương khô X cung cấp năng lượng từ 280 – 320 kcal.
b) Trong mẫu lương khô X, protein cung cấp năng lượng nhiều hơn chất béo.
c) Thành phần chính của lương khô X là carbohydrate.
d) Hàm lượng chất béo trong mẫu lương khô X luôn dưới 10%.

(Xem giải) Câu 2: Glycine (H2NCH2COOH) là một amino acid rất cần thiết cho cơ thể, giúp thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp creatine, góp phần trong sự hình thành collagen,… Trong dung dịch, tùy theo pH của môi trường mà dạng tồn tại của glycine có thể khác nhau. Với mỗi môi trường có giá trị pH bằng 2,0; 6,0; 11,0, coi glycine chỉ tồn tại ở dạng cho dưới đây:

pH 2,0 6,0 11,0
Dạng tồn tại +H3N-CH2-COOH

Dạng (I)

+H3N-CH2-COO

Dạng (II)

H2N-CH2-COO

Dạng (III)

a) Dạng (II) được gọi là dạng ion lưỡng cực.
b) Glycine tác dụng với NaOH tạo muối H2NCH2COONa.
c) Khi điện di với môi trường có pH = 2 thì dạng (I) hầu như không dịch chuyển về các điện cực.
d) Khi điện di với môi trường có pH = 11 thì dạng (III) di chuyển về phía cực âm.

(Xem giải) Câu 3: Sơ đồ pin Galvani Zn-Ag (được thiết lập trong điều kiện chuẩn) như hình vẽ sau:

a) Ở anode xảy ra quá trình: Zn → Zn2+ + 2e.
b) Ở cathode xảy ra quá trình Ag → Ag+ + 1e.
c) Phản ứng hoá học xảy ra trong pin: Zn + 2Ag+ → Zn2+ + 2Ag.
d) Dòng electron chạy qua dây dẫn có chiều từ anode sang cathode.

(Xem giải) Câu 4: Tơ sợi là một nguyên liệu quan trọng trong ngành dệt may và sản xuất vật liệu. Tơ sợi được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. Các loại tơ sợi phổ biến bao gồm tơ sợi tự nhiên như tơ tằm, lông cừu,… và tơ sợi tổng hợp như tơ nitron, capron, nylon,…
a) Tơ capron thuộc loại tơ polyamide.
b) Tơ tằm, tơ visco đều bền ở nhiệt độ cao.
c) Tơ tằm, tơ capron không bền trong môi trường kiềm.
d) Tơ capron và tơ nitron đều chứa nguyên tố nitrogen.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.

(Xem giải) Câu 1: Tơ nylon-6,6 có tính dai, mềm, óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô, được dùng để dệt vải may mặc, dệt bít tất, đan lưới, bện dây cáp, dây dù. Polymer dùng sản xuất tơ nylon-6,6 là poly(hexamethylene adipamide). Poly(hexamethylene adipamide) được tạo thành bằng phản ứng trùng ngưng giữa hexamethylene diamine (H2N[CH2]6NH2) và adipic acid (HOOC[CH2]4COOH). Phần trăm khối lượng của nitrogen trong poly(hexamethylene adipamide) bằng a%. Giá trị của a bằng bao nhiêu (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?

(Xem giải) Câu 2: Cho các polymer: tinh bột; capron; polyethylene; tơ tằm; nylon-6,6. Trong số các polymer trên, có bao nhiêu polymer tổng hợp?

(Xem giải) Câu 3: Một pin điện hoá Ni – H2 được thiết lập ở điều kiện chuẩn như hình vẽ sau (vôn kế có điện trở rất lớn). Cho thế điện cực chuẩn của cặp Ni2+/Ni bằng -0,257 V.

Cho các nhận định sau khi pin hoạt động:
(a) Số chỉ hiện thị trên vôn kế là -0,257 V.
(b) Ở anode xảy ra quá trình oxi hoá Ni, ở cathode xảy ra quá trình khử H+.
(c) Từ cầu muối, ion K+ đi vào dung dịch NiSO4, ion Cl- đi vào dung dịch HCl.
(d) Khối lượng điện cực Ni giảm dần, khối lượng điện cực Pt không đổi.
Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng?

(Xem giải) Câu 4: Peptide X có công thức như sau:

Trong peptide X có bao nhiêu liên kết peptide?

(Xem giải) Câu 5: Trong công nghiệp, saccharose được sử dụng làm nguyên liệu trong kĩ thuật tráng gương, tráng ruột phích theo sơ đồ: Disaccharide → Monosaccharide → Bạc kim loại. Trong quá trình trên, từ 1 mol saccharose tạo được tối đa bao nhiêu mol bạc kim loại?

(Xem giải) Câu 6: Methyl formate là hợp chất có nhiều ứng dụng như: sản xuất chất phụ gia cho chất dẻo, làm dung môi cho một số phản ứng tổng hợp hữu cơ,… Khối lượng mol của methyl formate có giá trị bằng bao nhiêu?

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!