Đề thi thử THPT Quốc gia 2018: THPT Đô Lương 1 – Nghệ An (Lần 1 – Phần 2)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Đáp án và giải chi tiết:
1C |
2B | 3D | 4C | 5C | 6C | 7B | 8A | 9D | 10C |
11C |
12A | 13D | 14A | 15D | 16B | 17A | 18D | 19D |
20B |
21C |
22C | 23C | 24D | 25D | 26A | 27D | 28B | 29B |
30B |
31A | 32D | 33C | 34B | 35B | 36C | 37B | 38A | 39A |
40A |
Câu 1: Amin nào sau đây không phải là chất khí ở điều kiện thường:
A. Metyl amin. B. đimetyl amin. C. Anilin. D. Trimetyl amin.
Câu 2: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng
A. Este hóa B. Xà phòng hóa C. Tráng gương D. Trùng ngưng
Câu 3: Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là :
A. 3,425. B. 4,725. C. 2,550. D. 3,825.
Câu 4: Muối mononatri của amino axit nào sau đây được dùng làm bột ngọt (mì chính)?
A. Lysin. B. Alanin. C. Axit glutamic. D. Axit amino axetic.
Câu 5: Protetin tham gia phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu ?
A. trắng B. đỏ C. tím D. vàng
Câu 6: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình
A. Sn bị ăn mòn hóa học. B. Sn bị ăn mòn điện hóa.
C. Fe bị ăn mòn điện hóa. D. Fe bị ăn mòn hóa học.
Câu 7: Chất X phản ứng được với HCl và phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa .Chất X là:
A. Ca(NO3)2 B. NaHCO3 C. K2SO4 D. NaCl
Câu 8: Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe là:
A. Bạc B. Nhôm. C. Sắt D. Đồng
Câu 9: Các este thường có mùi thơm dễ chịu: isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl butirat có mùi dứa chín, benzylaxetat có mùi hoa nhài,…Este có mùi hoa nhài có công thức cấu tạo thu gọn là:
A. CH3COOCH2CH(CH3)2. B. CH3COOCH(CH3)CH2CH2CH3.
C. CH3COOCH3. D. CH3COOCH2C6H5.
Câu 10: Trong thực tế để làm sạch lớp oxit trên bề mặt kim loại trước khi hàn người ta thường dung 1 chất rắn màu trắng có tính axit yếu. Chất rắn đó là?
A. Ca(OH)2 B. CaCO3 C. NH4Cl D. NaCl
Câu 11: Polime nào sau đây là polime tổng hợp ?
A. Tơ tằm. B. Tơ visco.
C. Thủy tinh hữu cơ Plexiglas. D. Tinh bột.
Câu 12: Cho các chất sau: H2NCH2COOH (X), CH3COONH4 (Y), C2H5NH2 (Z), H2NCH2COOC2H5 (T). Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là:
A. X, Y, T. B. Y, Z, T. C. X, Y, Z. D. X, Y, Z, T.
Câu 13: Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 9,0 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 12,3 B. 15,0 C. 8,2 D. 10,2
Câu 14: Cho các kim loại sau: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là:
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 15: Công thức của etanal là:
A. C2H5OH B. CH3COOH C. C2H5COOC2H5 D. CH3CHO
Câu 16: Trong các hợp chất, Canxi chỉ có số oxi hoá là:
A. +1 B. +2 C. -1 D. +3
Câu 17: Cho dãy chuyển hóa : Glyxin + NaOH → X1; X1 + HCl dư → X2. Vậy X2 là
A. ClH3NCH2COOH. B. ClH3NCH2COONa
C. H2NCH2COONa. D. H2NCH2COOH.
Câu 18: Cho các khí không màu sau: CH4; SO2; CO2; C2H4; C2H2. Số chất khí có khả năng làm mất màu dung dịch Br2 là:
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 19: Saccarozơ có nhiều trong cây mía và củ cải đường, công thức phân tử của nó là:
A. C6H12O6 B. (C6H10O5)n C. CH2O D. C12H22O11
Câu 20: Một phân tử xenlulozơ có phân tử khối là 15.10^6, biết rằng chiều dài mỗi mắt xích C6H10O5 khoảng 5.10^-7 (mm). Chiều dài của mạch xenlulozơ này gần đúng là
A. 3,0.10^-2 (mm) B. 4,6.10^-2 (mm) C. 4,5.10^-1 (mm) D. 3,0.10^-1 (mm)
⇒ Xem giải
Câu 21: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.
(II) Cho dung dịch K2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.
(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.
(V) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2CO3.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 22: Chất khí nào sau đây gây hiệu ứng nhà kính ?
A. O3 B. N2 C. CO2 D. H2
Câu 23: Cách nào sau đây không điều chế được NaOH ?
A. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp, điện cực trơ.
B. Cho Na2O tác dụng với nước.
C. Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.
D. Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch Na2CO3.
Câu 24: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là:
A. 60 B. 40 C. 50 D. 10
⇒ Xem giải
Câu 25: Kim loại Ag không tan trong dung dịch:
A. HNO3 đặc nóng B. HNO3 loãng C. H2SO4 đặc nóng D. HCl
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088 gam chất béo tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là:
A. 7,312 gam B. 7,512 gam C. 7,412 gam D. 7,612 gam
⇒ Xem giải
Câu 27: Khử hoàn toàn m gam Fe3O4 cần vừa đủ 3,36 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được sau phản ứng là
A. 8,4. B. 5,6. C. 2,8. D. 6,3.
Câu 28: Kết quả thí nghiệm của các hợp chất hữu cơ A, B, C, D, E như sau:
Mẫu thử |
Thuốc thử | Hiện tượng |
A |
Dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3 đun nóng |
Kết tủa Ag trắng sáng |
B |
Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, đun nóng |
Kết tủa Cu2O đỏ gạch |
C |
Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường |
Dung dịch xanh lam |
D |
Nước Br2 |
Mất màu dung dịch Br2 |
E | Quỳ tím |
Hóa xanh |
Các chất A, B, C, D, E lần lượt là:
A. Etanal, axit etanoic, metyl axetat, phenol, etyl amin.
B. Metyl fomat, etanal, axit metanoic, glucozơ, metyl amin.
C. Metanal, glucozơ, axit metanoic, fructozơ, metyl amin.
D. Metanal, metyl fomat, axit metanoic, metyl amin, glucozơ.
Câu 29: Một loại supe photphat kép có hàm lượng P2O5 là 42,6%. Vậy hàm lượng Ca(H2PO4)2 có trong loại phân đó là:
A. 87% B. 70,2% C. 96% D. 84%
⇒ Xem giải
Câu 30: Este X có CTPT C4H6O2 khi tác dụng với NaOH tạo ra 2 sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Số chất X thỏa mãn điều kiện trên là:
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 31: Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí dư theo sơ đồ hình vẽ:
Oxit X là:
A. CuO B. MgO C. Al2O3 D. K2O
Câu 32: Hỗn hợp X chứa các este đều mạch hở gồm hai este đơn chức và một este đa chức, không no chứa một liên kết đôi C=C. Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol X cần dùng 1,04 mol O2, thu được 0,93 mol CO2 và 0,8 mol H2O. Nếu thủy phân X trong NaOH, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp Z chứa 2 muối. Phần trăm khối lượng của este đơn chức có khối lượng phân tử lớn trong X là
A. 15,51% B. 25,72% C. 22,72% D. 13,61%
⇒ Xem giải
Câu 33: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Na và Ba vào nước thu được dung dịch X. Sục khí CO2 vào dung dịch X. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của m và x lần lượt là :
A. 200 và 2,75 B. 214,375 và 3,25 C. 214,375 và 3,875 D. 200,0 và 3,25
⇒ Xem giải
Câu 34: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, FeCO3 và Cu(NO3)2 bằng dung dịch chứa H2SO4 loãng và 0,045 mol NaNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa 62,605 gam muối trung hòa và 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (trong đó có 0,02 mol H2) có tỉ khối so với O2 bằng 19/17. Cho dung dịch NaOH vào Y đến khi lượng kết tủa đạt cực đại là 31,72 gam thì vừa hết 865 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị m là
A. 32,8. B. 27,2. C. 34,6. D. 28,4.
⇒ Xem giải
Câu 35: Hỗn hợp X gồm Ala-Ala, Ala-Gly-Ala, Ala-Gly-Ala-Gly và Ala-Gly-Ala-Gly-Gly. Đốt 26,26 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 25,872 lít O2(đktc). Cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 54,62. B. 114,35. C. 25,08. D. 99,15.
⇒ Xem giải
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 7,12 gam hỗn hợp M gồm ba chất hữu cơ X; Y; Z (đều có thành phần C, H, O). Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí CO2 và 5,76 gam nước. Mặt khác nếu cho 3,56 gam hỗn hợp M phản ứng với Na dư thu được 0,28 lít khí hiđro, còn nếu cho 3,56 gam hỗn hợp M phản ứng với dung dịch NaOH thì cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 0,2 M. Sau phản ứng với NaOH thu được một chất hữu cơ và 3,28 gam một muối. Biết mỗi chất chỉ chứa một nhóm chức. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức cấu tạo của X; Y; Z là:
A. CH3COOH, CH3OH, CH3COOCH3 B. HCOOH, C2H5OH, CH3COOC2H5
C. CH3COOH, C2H5OH, CH3COOC2H5. D. CH3COOH, C2H5OH, CH3COOCH3
⇒ Xem giải
Câu 37: Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 6,38. B. 10,43. C. 8,09. D. 10,45.
⇒ Xem giải
Câu 38: Hỗn hợp X gồm Fe3O4, CuO và Al, trong đó khối lượng oxi bằng 1/4 khối lượng hỗn hợp. Cho 0,06 mol khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có số mol bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,04 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m xấp xỉ bằng
A. 9,48 B. 9,77 C. 9,02 D. 9,51
⇒ Xem giải
Câu 39: Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ một thời gian, thu được dung dịch X chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol, đồng thời thấy khối lượng dung dịch giảm 9,28 gam so với ban đầu. Cho tiếp 2,8 gam bột Fe vào dung dịch X, đun nóng khuấy đều thu được NO là sản phẩm khử duy nhất, dung dịch Y và chất rắn Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y là:
A. 11,48 B. 15,08 C. 10,24 D. 13,64
⇒ Xem giải
Câu 40: Cho m gam hỗn hợp X gồm K, Ca tan hết vào dung dịch Y chứa 0,12 mol NaHCO3 và 0,04 mol CaCl2, sau phản ứng thu được 6 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,896 lít khí (đktc). Giá trị của m là:
A. 2,36. B. 1,56. C. 1,98. D. 1,66.
⇒ Xem giải
Bình luận