[Group GTC] Thi thử lần 7 – 2019

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1C 2B 3D 4A 5D 6B 7C 8A 9D 10B
11A 12C 13B 14D 15C 16C 17B 18C 19A 20D
21A 22D 23C 24B 25D 26D 27C 28C 29D 30B
31B 32A 33C 34D 35C 36B 37B 38A 39A 40D

Câu 1. Số oxi hóa của S trong hợp chất nào sau đây là thấp nhất?

A. S         B. SO2         C. Na2S         D. H2SO4

Câu 2. Phi kim nào sau đây tồn tại ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường?

A. I2         B. Br2         C. F2         D. Cl2

Câu 3. Công thức hóa học của axit oxalic là?

A. HCOOH         B. HOOC-CH2-COOH         C. CH3COOH         D. HOOC-COOH

Câu 4. Hợp chất có thể tác dụng với HNO3 đặc nóng tạo ra khí là?

A. FeO         B. CuO         C. MgO         D. ZnO

Câu 5. Ba2+ có thể tạo kết tủa với anion nào sau đây?

A. S2-.       B. HCO3-.       C. Cl-.       D. SO42-.

Câu 6. Ancol etylic có thể phản ứng với chất nào sau đây?

A. Cu         B. CuO         C. Cu(OH)2         D. CuSO4

Câu 7. Cặp khí nào sau đây không cùng tồn tại trong một hỗn hợp ở nhiệt độ thường?

A. NH3 và O2.       B. CO và H2.       C. NH3 và Cl2.       D. N2 và O2.

Câu 8. Trong các chất sau đây hợp chất nào sau đây có tính bazo mạnh nhất?

A. CH3NH2         B. NH3         C. C6H5NH2         D. H2N-CH2-COOH

Câu 9. Este nào sau đây khi bị thủy phân tạo thành sản phẩm có thể tham gia phản ứng tráng gương?

A. Metyl axetat         B. Phenyl axetat         C. Etyl axetat         D. Vinyl axetat

Câu 10. Oxit kim loại nào sau đây không bị khử bởi các chất khử thông thường như CO, H2.

A. FeO         B. Al2O3         C. ZnO         D. CuO

Câu 11. Cho 3,6 gam một kim loại X tan hoàn toàn trong HCl loãng dư thu được 3,36 lít khí Y (đktc). Kim loại X là?

A. Mg         B. Na         C. Fe         D. Ca

Câu 12. Quặng đolomit có thành phần chính là?

A. CuCO3.MgCO3.       B. MgCO3.       C. CaCO3.MgCO3.       D. CaCO3.FeCO3.

(Xem giải) Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn m gam một hidrocacbon chứa 1 liên kết pi trong phân tử trong khí oxi, sau phản ứng dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch NaOH dư thấy bình tăng lên 12,4 gam. Giá trị của m là?

A. 3         B. 2,8         C. 2,6         D. 1,5

Câu 14. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Đốt cháy P trong oxit thì thu được sản phẩm là .

B. Cho C vào HNO3 đặc nóng chỉ thu được khí .

C. Đốt cháy Ba trong khí oxi dư chỉ thu được BaO.

C. Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon thì sản phẩm thu được là CO2 và H2O.

Câu 15. Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào sau đây?

A. 3C + 4Al → Al4C3       B. 2C + Ca → CaC2.

C. C + ZnO → Zn + CO.       D. C + 2H2 → CH4.

Câu 16. Cho các dung dịch sau: Fe(NO3)2, ZnSO4, CrCl2, Cu(NO3)2, Hg(NO3)2. Cho các dung dịch trên tác dụng với Ba(OH)2 dư thì thu được kết tủa X. Nung X ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn Y. Số chất trong Y là?

Bạn đã xem chưa:  [2023] Đề khảo sát kỳ II của sở GDĐT Nam Định

A. 2         B. 3         C. 4         D. 5

Câu 17. Các tượng đài tạc bằng đá sau nhiều năm thường bị bào mòn khá nhanh. Nguyên nhânh chính gây ra sự bào mòn đó là?

A. Hiệu ứng nhà kính         B. Mưa axit         C. Khí thải giao thông         D. Nắng to

Câu 18. Để bảo quản dung dịch Fe(NO3)2 trong phòng thí nghiệm không bị hỏng người ta cho vào lo hóa chất đó

A. Một miếng kẽm         B. Một miếng Magie         C. Một miếng sắt         D. Một miếng đồng

(Xem giải) Câu 19. Cho m gam hỗn hợp X chứa Cu, Fe3O4 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa 4,84 gam 3 chất tan. Cho AgNO3 tới dư vào Y thì thu được 15,8 gam kết tủa và không có khí thoát ra. Giá trị của m là?

A. 2,64         B. 2,96         C. 2,69         D. 2,46

Câu 20. Hợp chất nào sau đây không có khả năng trùng hợp tạo polime?

A. Vinyl clorua         B. Stiren         C. Axetilen         D. Benzen

(Xem giải) Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn một este X thì thu được hai sản phẩm có số mol bằng nhau. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 9 gam X thì thu được 10,2 gam muối Y và 4,8 gam ancol Z. Este X là?

A. Metyl fomat         B. Vinyl fomat         C. Metyl axetat         D. Metyl propionat

Câu 22. Dung dịch amoniac trong nước có chứa

A. NH4+, NH3.       B. NH4+, NH3, H+.       C. NH4+, OH-.       D. NH4+, NH3, OH-.

(Xem giải) Câu 23. Cho các thí nghiệm sau:
1. Cho NaOH vào dung dịch amoni clorua đun nóng.
2. Cho MnO2 vào dung dịch HCl
3. Cho Mg vào HNO3 loãng
4. Cho C vào HNO3 đặc nóng.
5. Nhỏ từ từ Na2CO3 vào dung dịch HCl loãng
6. Nhỏ từ từ HCl loãng vào dung dịch Na2CO3
Số thí nghiệm chắc chắn có khí thoát ra là:

A. 1         B. 2         C. 3         D. 4

(Xem giải) Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn m gam một hidrocabon X, sản phẩm cháy dẫn vào bình đựng nước vôi trong dư. Sau phản ứng thu được 45 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm đi 19,8 gam. Giá trị của m là?

A. 6,3         B. 6         C. 6,6         D. 6,9

(Xem giải) Câu 25. Cho các thí nghiệm sau:
1. Cho metyl amin vào lọ đựng dung dịch FeCl3.
2. Cho AgNO3/NH3 vào dung dịch saccarozo
3. Nhỏ NaOH vào phenyl fomat
4. Nhỏ NaOH vào ancol etylic
5. Nhỏ dung dịch Brom vào ancol anlylic
6. Cho Cu(OH)2 vào lọ chứa HCOOH.
Có bao nhiêu thí nghiệm có phản ứng hóa học xảy ra?

A. 1         B. 2         C. 3         D. 4

(Xem giải) Câu 26. Hòa tan hoàn toàn 7 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,2 mol HCl. Sau phản ứng chỉ thu được dung dịch Y chứa 3 chất tan và không có khí thoát ra. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan, giá trị của m là?

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi giữa kỳ I trường Lương Thế Vinh - Hà Nội (Ban A)

A. 12,505         B. 13,575         C. 12,242         D. 13,22

(Xem giải) Câu 27. Cho mô hình thí nghiệm như hình vẽ

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khí Y không làm mất màu dung dịch brom

B. Nước Brom trong bình A nhạt màu đi so với lúc đầu

C. Dung dịch trong bình A không làm mất màu quỳ tím.

D. Ta có thể thay nước brom bằng dung dịch KMnO4.

(Xem giải) Câu 28. Cho các phản ứng sau:
H2S + O2 → Khí X + H2O
NH3 + O2 → Khí Y + H2O
NH4NO3 → Khí Z + H2O
Các khí X, Y, Z thu được lần lượt là:

A. SO3, NO, NH3         B. SO3, N2, N2O         C. SO2, NO, N2O         D. SO2, N2, NH3

(Xem giải) Câu 29. Cho các dung dịch sau: (NH4)2SO4; (NH4)2CO3, NaOH và dung dịch NH3 loãng. Thuốc thử thích hợp để nhận biết các dung dịch trên là

A. dung dịch H2SO4       B. dung dịch HCl loãng        C. dung dịch MgCl2       D. dung dịch AlCl3

(Xem giải) Câu 30. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở 100°C
(2) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH
(3) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc, dư
(4) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1) vào dung dịch HCl dư
(5) Cho CuO vào dung dịch HNO3
(6) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ.
Số thí nghiệm thu được hai muối

A. 3         B. 4         C. 5         D. 6

(Xem giải) Câu 31. Cho các phát biểu sau:
1. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure
2. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
3. Ở nhiệt độ thường, metyl amin và đimetyl amin là những chất khí
4. Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi
5. Ở điều kiện thường, amino axit là những chất lỏng
Số phát biểu sai là?

A. 1         B. 3         C. 4         D. 2

(Xem giải) Câu 32. Cho các phản ứng sau
1. Sục khí H2S vào dung dịch AgNO3
2. Cho một thanh đồng vào dung dịch FeCl3
3. Trộn hai khí H2 và O2 vào nhau, để dưới ánh mặt trời
4. Thực hiện cho formaldehit vào dung dịch thuốc thử Fehling ở nhiệt độ cao
5. Thổi khí H2 qua hỗn hợp Al2O3 và Al
6. Hòa phenol vào nước ấm, sau đó thả vài viên Na vào
7. Cô cạn dung dịch NaHCO3 và NH4HCO3
8. Sục khí H2S và SO2 vào dung dịch Br2
9. Cho SiO2 vào kiềm đặc nóng
Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa khử là

A. 4         B. 5         C. 6         D. 7

(Xem giải) Câu 33. Oxi hóa ancol etylic bằng khí oxi có xúc tác sau một thời gian thu được dung dịch X, cho Na vào dung dịch X thì số phản ứng có thể có là bao nhiêu?

A. 1         B. 2         C. 3         D. 4

(Xem giải) Câu 34. Amino axit X có công thức NH2C4H7(COOH)2. Cho 0,03 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,15M và HCl 0,2M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng với V ml dung dịch NaOH 0,1M (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với:

A.13,01.         B.15,02.         C.19,04.         D.13,10.

Bạn đã xem chưa:  Giải chi tiết 36 đề thầy Tào Mạnh Đức (27/36)

(Xem giải) Câu 35. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm sacarose và glucose vào nước rồi chia làm 2 phần bằng nhau: Phần 1: Cho tác dụng với AgNO3/NH3 (dư) thu được 64,8 gam kết tủa. Phần 2: Hoà tan thêm 0,25 mol HCl vào và đun nóng nhẹ để quá trình thủy phân xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp A. Cho A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thu được 143,875 gam kết tủa. Giá trị của m là:

A.105,3.         B.133,2.         C. 176,4.         D. 99.

(Xem giải) Câu 36. Hoà tan hoàn toàn 10,8 gam kim loại M (có hoá trị không đổi) vào dung dịch HNO3 (vừa đủ) thu được dung dịch A và 8,96(l) hỗn hợp khí B gồm 2 khí. Biết tỉ khối của B so với He là 9,5 và trong B có một khí hoá nâu trong không khí. Cho A tác dụng với NaOH 1,25M thì cần dùng tối đa 0,73 lít. Xác kim loại M.

A. Al.       B. Mg.       C. Cu.       D. Zn.

(Xem giải) Câu 37. Cho một luồng H2 dư đi qua các ống nung nóng mắc nối tiếp theo thứ tự: ống 1 đựng 0,2 mol Al2O3, ống 2 đựng 0,05 mol Fe2O3, ống 3 đựng 0,25 mol Na2O. Nung đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hỗn hợp sau phản ứng:

A. Tổng số mol các chất rắn thu được là 0,5 mol.

B. Các chất sau phản ứng là Al2O3, Fe, NaOH, Na2O.

C. Số mol NaOH là 0,25.

D. Khí (hơi) thoát ra là H2O.

(Xem giải) Câu 38. Cho hợp chất X được tạo bởi phản ứng giữa anhydrit axetic và 1 phenol B đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được hỗn hợp cháy chỉ gồm b mol CO2 và d mol H2O. Biết b = d + 5a và a mol X làm mất màu vừa đủ với 88 gam Br2 (trong dung dịch) thu được 177,1 gam sản phẩm hữu cơ (không có kết tủa). Cho a mol X phản ứng với đúng dịch NaOH vừa đủ thu được x gam muối. Giá trị của x là:

A. 123,2.         B. 121.         C. 138,6.         D. 150,7.

(Xem giải) Câu 39. Cho hỗn hợp X ở dạng bột gồm Al, Fe, Cu. Hòa tan 33 gam X bằng một lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được 18,48 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Cho 33 gam X vào bình A chứa 0,97 mol H2SO4 trong dung dịch loãng, thu được khí B. Dẫn từ từ toàn bộ lượng khí B vào ống chứa bột CuO dư nung nóng, thì khối lượng chất rắn trong ống giảm 7,2 gam so với ban đầu. Cho tiếp m gam hỗn hợp bột Fe(NO3)2 (a mol), NaNO3 (b mol) vào bình A ở trên, thấy thoát ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Để V lớn nhất thì tỉ số nhỏ nhất của b:a có giá trị là

A. 20/3         B. 9/20         C. 10/3         D. 9/10

(Xem giải) Câu 40. Hỗn hợp T gồm este X và este Y (MX < MY) thuần chức mạch hở và mạch cacbon không phân nhánh. Thuỷ phân hoàn toàn m gam T cần vừa đủ 0,24 mol NaOH trong dung dịch thì thu được hỗn hợp A chỉ gồm 2 muối và 5,6 gam hỗn hợp B gồm 2 ancol no cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hết A trong oxi thu được 15,84 gam CO2 và 6,48 gam H2O. Đốt cháy hết B cần dùng 0,33 mol O2. Phần trăm khối lượng Y trong m gam T có giá trị gần nhất với:

A. 26%          B. 40%         C. 60%         D. 76%

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!