Giải đề thi thử 2018 thầy Tào Mạnh Đức (Lần 25)

⇒ Đáp án và giải chi tiết:

1C 2C 3D 4B 5A 6B 7A 8C 9D 10B
11C 12C 13D 14A 15B 16C 17D 18A 19D 20A
21D 22C 23D 24B 25A 26C 27D 28C 29D 30C
31D 32B 33A 34B 35A 36A 37A 38B 39B 40A

Câu 1. Hợp chất hữu cơ nào sau đây có khả năng trùng hợp tạo polime?

A. H2N[CH2]5COOH.           B. HOOC-CH2-COOH.

C. CH3COOCH=CH2.            D. H2N[CH2]6NH2.

Câu 2. Ở điều kiện thường, chất hữu cơ nào sau đây tan tốt trong nước

A. Triolein.            B. Anilin.            C. Alanin.            D. Xenlulozơ.

Câu 3. Dung dịch làm quì tím đổi màu là

A. Glixerol.            B. Glyxin.            C. Phenylamin.            D. Axit glutamic.

Câu 4. Amin nào sau đây là amin bậc 2?

A. Propan-2-amin.            B. N-metylpropan-1-amin.           C. Etanamin.            D. Propan-1-amin.

Câu 5. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Axit aminoaxetic là amino axit thiên nhiên.

B. Dung dịch các amino axit không làm đổi màu quì tím.

C. Các amino axit là chất rắn, màu trắng, tan tốt trong nước.

D. Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy thấp, khi nóng chảy thì bị phân hủy.

Câu 6. Dẫn 13,8 gam ancol đơn chức qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 13,5 gam. Công thức phân tử của ancol là

A. CH3OH.            B. C2H5OH.            C. C3H7OH.            D. C4H9OH.

Câu 7. Cho 8,51 gam axit cacboxylic X đơn chức, mạch hở tác dụng với NaHCO3 dư, thu được 2,576 lít khí CO2 (đktc). Tên gọi của X là

A. Axit propionic.            B. Axit acrylic.            C. Axit fomic.            D. Axit axetic.

Câu 8. Hợp chất hữu cơ nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng với dung dịch HCl là

A. HCOONH4.            B. ClH3NCH2COONa.           C. CH3NH3Cl.            D. CH3NH3HCO3.

Câu 9. Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH2COOH; (2) CH3COOH; (3) CH3NHCH3. Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là

A. (1),(2),(3).            B. (2),(3)(1).            C. (3),(1),(2).            D. (2),(1),(3).

Câu 10. Cho dãy các dung dịch: lòng trắng trứng (anbumin), glucozơ, glixerol, saccarozơ, ancol etylic, fructozơ. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch có màu xanh lam là

A. 6.            B. 4.            C. 3.            D. 5.

Câu 11. Nước cứng vĩnh cửu có chứa các ion nào sau đây?

A. Ca2+, Mg2+, PO43-, SO42-.            B. Ca2+, K+, HCO3-, Cl-.

C. Ca2+, Mg2+, SO42-, Cl-.            D. Ca2+, Mg2+, HCO3-, SO42-.

Câu 12. Chất nào sau đây có trong cây thuốc lá và là chất gây nghiện

A. Cafein.            B. Heroin.            C. Nicotin.            D. Morphin.

Câu 13. Các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là

A. Fe2+, Ag+, NO3-.            B. Na+, HCO3-, OH-.

C. Ba2+, Cu2+, SO42-.            D. Ca2+, Na+, OH-.

Câu 14. Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế Ag bằng phương pháp thủy luyện

A. Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag.            B. Ag2S + O2 → 2Ag + SO2.

C. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag.            D. 4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + 2O2 + 4HNO3.

Câu 15. Cho các dung dịch sau: NaCl, CuSO4, NaOH, HCl và Na2SO4. Số dung dịch mà khi tiến hành điện phân (điện cực trơ) thực chất là H2O tham gia điện phân là

Bạn đã xem chưa:  [2024] Thi thử TN sở GDĐT Đắk Lắk (Lần 1)

A. 4.            B. 2.            C. 5.            D. 3.

Câu 16. Nhiệt phân hoàn toàn hiđroxit Fe(II) trong không khí thu được

A. FeO.            B. Fe3O4.            C. Fe2O3.            D. Fe.

Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 gam bột Fe trong khí Cl2 (dùng dư), thu được m gam muối. Giá trị m là

A. 10,98.            B. 16,02.            C. 15,24.            D. 19,50.

Câu 18. Hòa tan hết một mẩu Ba trong 200 ml dung dịch CuSO4 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị m là

A. 26,48.            B. 18,64.            C. 28,44.            D. 33,10.

Xem giải

Câu 19. Cho m gam bột Zn vào 200 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 2,78 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị m là

A. 7,8.            B. 2,6.            C. 5,2.            D. 3,9.

Xem giải

Câu 20. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Các kim loại như Na, Ca và Mg được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

B. Tính khử của Na mạnh hơn K.

C. Natri khử được cation Cu2+trong dung dịch thành Cu.

D. Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được MgO thành Mg.

Câu 21. Cho hợp chất hữu cơ X vào nước thu được dung dịch trong suốt, thêm tiếp dung dịch chất Y, đun nóng, thu được dung dịch phân lớp. Hai chất X và Y lần lượt là:

A. Saccarozơ và H2SO4 loãng.            B. Axit aminoaxetic và NaOH.

C. Glucozơ và AgNO3/NH3.            D. Phenylamoni clorua và NaOH.

Câu 22. Thí nghiệm nào sau đây tạo ra hợp chất Fe(II)?

A. Đốt cháy bột Fe trong khí Cl2.

B. Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3.

C. Cho dung dịch KI vào dung dịch FeCl3.

D. Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư.

Câu 23. Hỗn hợp X gồm một ancol no, đơn chức và một este no, hai chức (đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 27,0 gam X cần dùng a mol O2, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1. Mặt khác, cho 27,0 gam X tác dụng vừa đủ với 360 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của a là

A. 1,17.            B. 1,08.            C. 0,99.            D. 0,90.

Xem giải

Câu 24. Hỗn hợp X gồm phenylamoni clorua và một muối clorua của amin Y đơn chức. Cho 20,14 ga m X tác dụng tối đa với dung dịch chứa 8,0 gam NaOH (đun nóng), thu được 2,688 lít khí (đktc). Công thức của amin Y là

A. CH3NH2.            B. C2H5NH2.            C. C3H7NH2.            D. C4H9NH2.

Xem giải

Câu 25. Hòa tan hoàn toàn 3,24 gam bột Al trong dung dịch chứa 0,44 mol HNO3, sau khi kết thúc các phản ứng thu được khí N2 duy nhất và dung dịch X chỉ chứa các muối có khối lượng là m gam. Giá trị của m là

A. 27,16.            B. 25,56.            C. 27,96.            D. 27,56.

Xem giải

Câu 26. Hòa tan hoàn toàn 22,7 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào 400 ml dung dịch HCl 0,8M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,376 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam rắn khan. Giá trị m là

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN trường Kim Liên - Hà Nội (Lần 2)

A. 42,22.            B. 35,42.            C. 36,78.            D. 38,14.

Xem giải

Câu 27. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khả năng tác dụng với nước của các kim loại kiềm từ Li đến Cs giảm dần.

B. Trong tự nhiên, nhôm oxit chỉ tồn tại dạng ngậm nước như Al2O3.2H2O.

C. Thép là hợp kim của Fe và C; trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2-5%.

D. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất thủy tinh; công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa.

Câu 28. Cho các phản ứng:

(a) Fe + HNO3 (loãng) →    (b) NaAlO2 + HCl (loãng) →

(c) Cu + H2SO4 (đặc) →   (d) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 (loãng) →

(e) Al + H2SO4 (loãng) →    (g) Cu + NaNO3 + H2SO4 (loãng) →

Số phản ứng mà H+ của axit đóng vai trò là chất oxi hóa là

A. 2.            B. 3.            C. 1.            D. 4.

Xem giải

Câu 29. Đun nóng 0,2 mol este X đơn chức cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 16,0 gam NaOH, thu được dung dịch có tổng khối lượng các hợp chất hữu cơ là 39,6 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn là

A. 5.            B. 3.            C. 6.            D. 4.

Xem giải

Câu 30. Hòa tan 28,16 gam hỗn hợp X gồm FeCl2 và Fe(NO3)2 vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Sục khí Cl2 dư vào 100 ml dung dịch X, thu được dung dịch Y chứa 17,275 gam muối. Nếu cho dung dịch HCl dư vào 100 ml dung dịch X còn lại, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5; đo đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

A. 1,344.            B. 0,896.            C. 0,672.            D. 0,448.

Xem giải

Câu 31. Dãy các chất (hoặc dung dịch) đều phản ứng được với dung dịch FeCl3 là

A. Bột Mg, dung dịch KI, khí Cl2.

B. Bột Fe, dung dịch AgNO3, dung dịch HCl.

C. Bột Mg, dung dịch HNO3, dung dịch NaHSO4.

D. Bột Fe, dung dịch KI, dung dịch NaOH.

Xem giải

Câu 32. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Hợp chất C6H14O3N2 có thể là một đipeptit.

B. Các polipeptit đều cho phản ứng màu biurê.

C. Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau.

D. Đun nóng este đơn chức với dung dịch NaOH dư, luôn theo tỉ lệ mol 1 : 1.

Xem giải

Câu 33. Cho sơ đồ phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất):

(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O.    (2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4.

(3) nX2 + nY → Tơ lapsan + 2nH2O.    (4) mX3 + mZ → Tơ nilon-6,6 + 2mH2O.

Phân tử khối của X là

A. 190.            B. 210.            C. 192.            D. 172.

Xem giải

Câu 34. Dung dịch X gồm các ion: Na+; Ca2+; HCO3- và SO42-. Chia 300 ml dung dịch X làm 3 phần bằng nhau:

– Phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 12,0 gam kết tủa.

– Phần 2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 18,0 gam kết tủa.

– Phần 3 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 27,96 gam kết tủa.

Nếu đun nóng đến cạn khô 200 ml dung dịch X, thu được m gam rắn khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là

A. 20,96.            B. 51,72.            C. 17,24.            D. 62,88.

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi thử TN trường Nguyễn Khuyến - Lê Thánh Tông (13/02)

Xem giải

Câu 35. Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 18,24. Hỗn hợp Y gồm glyxin và alanin có tỉ khối so với H2 là 40,3. Đốt cháy hoàn toàn V1 lít Y cần dùng V2 lít X, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Các khí đều đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Tỉ lệ V 1 : V2 là

A. 2 : 5.            B. 1 : 3.            C. 3 : 5.            D. 2 : 3.

Xem giải

Câu 36. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nhiệt phân muối NaHCO3.    (b) Đốt cháy Ag2S trong oxi dư.

(c) Nhiệt phân muối Fe(NO3)3.    (d) Cho dung dịch NaI vào dung dịch FeCl3.

(e) Cho Na2O vào nước.    (g) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3.

(h) Cho Al(OH)3 vào dung dịch NaOH dư. (i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 dư.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm tạo ra đơn chất là

A. 5.            B. 7.            C. 6.            D. 4.

Xem giải

Câu 37. Hóa hơi hoàn toàn 19,98 gam hỗn hợp X gồm ba este đều no, mạch hở thì thể tích hơi chiếm 3,36 lít (đktc). Mặt khác, đun nóng 19,98 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol hơn kém nhau một nguyên tử cacbon và 22,06 gam hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit có mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và 8,28 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là

A. 52,3%.            B. 43,4%.            C. 28,9%.            D. 38,2%.

Xem giải

Câu 38. Cho các phát biểu sau:

(a) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sán xuất xà phòng.

(b) Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2-5%.

(c) Glucozơ vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

(d) Poliacrilonitrin là vật liệu polime có tính dẻo.

(e) Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào saccarozơ sẽ hóa đen.

(g) Tơ visco là polime bán tổng hợp (hay nhân tạo).

Số phát biểu đúng là

A. 5.            B. 4.            C. 3.            D. 6.

Xem giải

Câu 39. Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở có tổng số nguyên tử oxi là 15. Khi thủy phân hoàn toàn mỗi peptit đều thu được glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn 36,47 gam X cần dùng 1,7475 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Mặt khác, đun nóng 36,47 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 55,07 gam muối. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là

A. 55,8%.            B. 79,8%.            C. 62,4%.            D. 72,4%.

Xem giải

Câu 40. Cho 17,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe và FeCO3 vào dung dịch HCl loãng dư, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 3,1. Mặt khác hòa tan hoàn toàn 17,12 gam X trong dung dịch chứa 0,89 mol NaHSO4 và 0,17 mol HNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và 3,584 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2O, NO và H2. Cho dung dịch NaOH dư vào Y (không có oxi), thu được 29,34 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm về khối lượng của NO trong hỗn hợp khí Z là

A. 33,6%.            B. 44,8%.            C. 32,8%.            D. 33,7%

Xem giải

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!