[2019] Đề kiểm tra kiến thức – Mã đề 013 – Tào Mạnh Đức

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1C 2D 3B 4A 5D 6A 7D 8C 9D 10D
11A 12D 13C 14D 15B 16C 17B 18B 19D 20A
21B 22D 23B 24C 25A 26B 27A 28D 29C 30A
31B 32D 33D 34B 35D 36C 37D 38A 39B 40D

Câu 1. Công thức phân tử của vinyl fomat là

A. C4H6O2.          B. C3H6O2.         C. C3H4O2.         D. C4H8O2.

Câu 2. Cacbohiđrat nào sau đây thuộc nhóm đisaccarit?

A. Amilozơ.         B. Xenlulozơ.         C. Glucozơ.         D. Saccarozơ.

Câu 3. Amin nào sau đây là amin bậc hai?

A. Isopropylamin.         B. Etylmetylamin.         C. Trimetylamin.         D. Phenylamin.

Câu 4. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?

A. Lysin.         B. Glyxin.         C. Axit glutamic.         D. Alanin.

Câu 5. Hợp chất hữu cơ nào sau đây có khả năng cho được phản ứng trùng ngưng tạo polime?

A. Toluen.         B. Propen.         C. Stiren.         D. Axit ω-aminoenantoic.

Câu 6. Cho các chất sau: benzen, glixerol, saccarozơ, alanin. Số chất tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t°) là

A. 1.         B. 4.         C. 2.         D. 3.

Câu 7. Hai cặp chất nào sau đây đều cho được phản ứng thủy phân?

A. Triolein và glucozơ.         B. Glixerol và saccarozơ.

C. Etylen glicol và fructozơ.         D. Saccarozơ và xenlulozơ.

Câu 8. Ở điều kiện thường, hợp chất hữu cơ nào sau đây ở trạng thái rắn?

A. Triolein.         B. Anilin.         C. Axit glutamic.         D. Đimetylamin.

Câu 9. Điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Glucozơ và fructozơ đều thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t°).

B. Glucozơ và fructozơ đều tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.

C. Saccarozơ chỉ tồn tại dạng mạch vòng.

D. Dùng Cu(OH)2 có thể nhận biết được glucozơ và saccarozơ.

Câu 10. Cho các chất sau: glyxin, axit glutamic, etyl axetat, anilin, tristearin. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH dư, đun nóng là

A. 2.         B. 5.         C. 3.         D. 4.

Câu 11. Xà phòng hóa hoàn toàn 10,5 gam este X (C2H4O2) với dung dịch KOH vừa đủ, thu được m gam muối. Giá trị m là

A. 14,70.         B. 17,15.         C. 14,35.         D. 11,90.

Câu 12. Cho 200 ml dung dịch glucozơ có nồng độ 0,1 mol/l tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 3,24.         B. 2,16.         C. 1,62.         D. 4,32.

Câu 13. Cho 11,16 gam amin đơn chức tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 20,212 gam muối. Công thức phân tử của X là

A. CH3NH2.         B. C3H9NH2.         C. C2H5NH2.         D. C4H9NH2.

Câu 14. Cho 13,5 gam glyxin (H2NCH2COOH) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 17,64.         B. 20,34.         C. 20,70.         D. 17,46.

Câu 15. Nhận định nào sau đúng?

A. Butađien và vinylaxetilen có cùng công thức phân tử.

B. Isopropylamin và etylmetylamin là đồng phân của nhau.

C. Ở điều kiện thường, tristearin và triolein đều ở trạng thái rắn.

D. Hiđro hóa hoàn toàn vinyl axetat thu được este có công thức C2H5COOCH3.

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia chuyên Quốc học - Huế (Lần 1)

Câu 16. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất xà phòng.

B. Nhiệt độ sôi của các este thường thấp hơn các axit cacboxylic có cùng số nguyên tử cacbon.

C. Ở điều kiện thường, tripanmitin ở trạng thái lỏng.

D. Thủy phân vinyl axetat trong môi trường axit, thu được axetanđehit.

(Xem giải) Câu 17. Xà phòng hóa 80,1 gam tristearin với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị m là

A. 95,22.         B. 82,62.         C. 86,94.         D. 90,90.

(Xem giải) Câu 18. Lên men 27,0 gam glucozơ với hiệu suất phản ứng là a%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ hết vào nước vôi trong lấy dư, thu được 24,0 gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 60%.         B. 80%.         C. 70%.         D. 75%.

(Xem giải) Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn 16,28 gam este X cần dùng 0,925 mol O2, thu được CO2 và 13,32 gam H2O. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 2.         B. 3.         C. 1.         D. 4.

Câu 20. Axit glutamic không có tính chất nào sau đây?

A. Ở điều thường là chất lỏng, tan tốt trong nước.

B. Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ.

C. Là hợp chất hữu cơ tạp chức.

D. Ở điều kiện thích hợp tác dụng được với ancol etylic.

Câu 21. Cafein – chất kích thích tự nhiên thường được nhắc đến nhiều trong cà phê, trong lá trà – còn có mặt trong hạt ca cao và trong cả những thanh chocolate. Cafein có công thức cấu tạo như hình bên.

Số nguyên tử cacbon trong một phân tử cafein là

A. 6.         B. 8.         C. 7.         D. 9.

Câu 22. Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.
(b) Nhỏ dung dịch iốt vào dung dịch hồ tinh bột, thấy xuất hiện màu xanh tím.
(c) Saccarozơ cho được phản ứng tráng gương.
(d) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
Các phát biểu đúng là

A. (a),(b),(c).         B. (b),(c),(d).         C. (a),(c),(d).         D. (a),(b),(d).

(Xem giải) Câu 23. Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng là 90%, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ, trong đó glucozơ có khối lượng là 27,0 gam. Giá trị của m là

A. 46,17.         B. 57,00.         C. 51,30.         D. 56,70.

(Xem giải) Câu 24. Cho 10,68 gam hỗn hợp X gồm hai amin no đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 17,98 gam muối. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp X là

A. 50,56%.         B. 66,29%.         C. 33,71%.         D. 44,49%.

(Xem giải) Câu 25. Đun nóng 17,76 gam phenyl acrylat với dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị m là

A. 29,04.         B. 27,36.         C. 25,20.         D. 31,2.

(Xem giải) Câu 26. Đun nóng 67,465 gam este của α-amino axit X (trong X chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH) với dung dịch NaOH vừa đủ, chưng chất dung dịch sau phản ứng thu được ancol Y có tỉ khối so với metan bằng 2. Cho Y qua bình đựng Na dư, thu được 7,336 lít khí H2 (đktc). Công thức của X là

Bạn đã xem chưa:  [2023] Thi thử TN trường Ngô Gia Tự - Khánh Hòa (Lần 2)

A. H2NCH2COOH.        B. CH3CH(NH2)COOH.       C. H2NCH2CH2COOH.        D. (CH3)2CHCH(NH2)COOH.

(Xem giải) Câu 27. Hỗn hợp X gồm lysin và axit glutamic, trong đó tỉ lệ mN : mO = 7 : 20. Cho 8,8 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M vào Y, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là

A. 16,48.         B. 15,36.         C. 15,68.         D. 16,11.

Câu 28. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Các amin đều có tính bazơ vì thế dung dịch của chúng đều làm quì tím hóa xanh.

B. Các amino axit đều có tính lưỡng tính nên dung dịch của chúng không làm đổi màu quì tím.

C. Các peptit đều cho được phản ứng màu biure.

D. CH3-CH(NH2)COOH có tên thay thế là α-aminopropanoic.

Câu 29. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Thủy phân vinyl axetat trong môi trường axit thu được axit cacboxylic và ancol.

B. Các triglixerit đều làm mất màu nước Br2.

C. Một este đơn chức, mạch hở, phân tử chứa 2 liên kết π đều làm mất màu nước Br2.

D. Đun nóng benzyl axetat với dung dịch NaOH dư, theo tỉ lệ mol 1 : 2.

Câu 30. Cho alanin tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được chất hữu cơ X. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được chất hữu cơ Y. Công thức của X và Y lần lượt là:

A. CH3CH(NH3Cl)COOH và CH3CH(NH2)COONa.

B. ClH3NCH2CH2COOH và ClH3NCH2CH2COONa.

C. CH3CH(NH3Cl)COOH và CH3CH(NH3Cl)COONa.

D. ClH3NCH2CH2COOH và H2NCH2CH2COONa.

(Xem giải) Câu 31. Hiđro hóa hoàn toàn a mol hợp chất hữu cơ X no, mạch hở cần dùng a mol H2 (xúc tác Ni, t°), thu được chất hữu cơ Y có công thức C2H6O2. Điều nhận định nào sau đây là đúng?

A. X tác dụng được với NaHCO3, thấy khí không màu thoát ra.

B. X là hợp chất hữu cơ tạp chức.

C. X là metyl fomat.

D. Đun nóng 1 mol X với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, tạo ra 4 mol Ag.

(Xem giải) Câu 32. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau: (1) X (C3H6O3) + NaOH → Y + Z. (2) Y + AgNO3/NH3 → 2Ag. Biết Z là hợp chất hữu cơ đa chức. Nhận định nào sau đây là sai?

A. X là hợp chất hữu cơ tạp chức.

B. X chứa hai nhóm –CH2–.

C. Z hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam.

D. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol Y thu được 1 mol CO2.

(Xem giải) Câu 33. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch glucozơ.
(b) Cho etylen vào dung dịch KMnO4.
(c) Cho axit fomic vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
(d) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch anilin.
(e) Cho nước Br2 vào dung dịch phenol.
(g) Đun nóng saccarozơ với dung dịch H2SO4 loãng.
Số thí nghiệm tạo ra kết tủa là

A. 4.         B. 2.         C. 5.         D. 3.

(Xem giải) Câu 34. X, Y, Z là ba chất hữu cơ đơn chức và mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6O2 và có các tính chất sau:
+ X, Y, Z đều phản ứng được với dung dịch NaOH.
+ X và Z đều không có khả năng tác dụng với kim loại Na.
+ Thủy phân X trong môi trường axit thu được chất hữu cơ T. Đun T với H2SO4 đặc ở 170°C thu được một anken duy nhất.
Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. CH3COOCH3, C2H5COOH, HCOOC2H5.

B. HCOOC2H5, CH3COOCH3, C2H5COOH.

C. HCOOC2H5, C2H5COOH, CH3COOCH3.

D. C2H5COOH, HCOOC2H5, CH3COOCH3.

(Xem giải) Câu 35. Hỗn hợp X gồm một este no, đơn chức và một este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C (đều mạch hở). Đun nóng 26,82 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol kế tiếp và hỗn hợp Z gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 12,06 gam. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 0,93 mol O2, thu được Na2CO3 và 1,29 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Số nguyên tử hiđro trong este không no là

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN sở GDĐT Lạng Sơn (Lần 1)

A. 6.         B. 10.         C. 8.         D. 12.

(Xem giải) Câu 36. Cho các nhận định sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Ở điều kiện thường, etylamin là chất khí mùi xốc, tan tốt trong nước.
(c) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
(d) Các oligopeptit chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit.
(e) Trong dung dịch, alanin tồn tại chủ yếu dưới dạng ion lưỡng cực.
(g) Phân tử amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
Số nhận định đúng là

A. 6.         B. 3.         C. 4.         D. 5.

Câu 37. Tiến hành thí nghiệm với X, Y, Z, T, được kết quả theo bảng sau:

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Đun nóng với dung dịch NaOH dư, sau đó làm nguội, cho tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Dung dịch màu xanh lam
Y Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng Tạo kết tủa trắng
Z Cu(OH)2 Tạo dung dịch màu xanh lam
T Quỳ tím Chuyển màu hồng

X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Triolein, saccarozơ, glucozơ, metylamin.

B. Triolein, fructozơ, xenlulozơ, alanin.

C. Tristearin, glucozơ, saccarozơ, glyxin.

D. Tristearin, glucozơ, fructozơ, axit glutamic.

(Xem giải) Câu 38. Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon mạch hở. Hỗn hợp Y gồm metylamin và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,22 mol hỗn hợp T chứa m gam X và m gam Y cần dùng 0,88 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2, thu được 44,0 gam kết tủa; đồng thời dung dịch thu được có khối lượng giảm 7,84 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 1,344 lít (đktc). Để làm no hoàn toàn m gam X cần dùng V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là

A. 200.         B. 160.         C. 240.         D. 180.

(Xem giải) Câu 39. Hỗn hợp T gồm một axit cacboxylic X (CnH2n-2O2); một axit cacboxylic Y (CmH2m-2O4) và một este được tạo bởi glixerol với một axit cacboxylic đơn chức (đều mạch hở, trong mỗi phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 46,5 gam T cần dùng 1,335 mol O2, thu được CO2 và 19,26 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 46,5 gam T với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 55,52 gam muối khan. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp T là

A. 4,65%.         B. 5,55%.         C. 7,74%.         D. 9,25%.

(Xem giải) Câu 40. Hỗn hợp X gồm ba hợp chất hữu cơ mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon gồm hai peptit và một este Y đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 29,61 gam X cần dùng 1,4225 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 120,0 gam kết tủa. Mặt khác, đun nóng 29,61 gam X cần dùng tối đa dung dịch chứa 14,8 gam NaOH, thu được ancol etylic và 38,57 gam hỗn hợp Z gồm ba muối; trong đó có hai muối của hai α-amino axit có dạng H2NCnH2nCOOH. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Tổng số nguyên tử oxi trong hai peptit là 8.

B. Hai peptit đều cho được phản ứng màu biurê.

C. Y có công thức là C8H14O2.

D. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X chiếm 30,26%

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!