[2020] Thi thử Tốt nghiệp trường Trần Văn Bảo – Nam Định
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
41C | 42B | 43B | 44B | 45C | 46C | 47B | 48C | 49B | 50A |
51C | 52D | 53D | 54C | 55D | 56C | 57C | 58D | 59C | 60C |
61B | 62B | 63B | 64A | 65C | 66B | 67C | 68D | 69C | 70A |
71D | 72B | 73A | 74B | 75D | 76A | 77B | 78C | 79D | 80A |
Câu 41: Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra ?
A. Ánh kim. B. Tính dẻo. C. Tính cứng. D. Tính dẫn điện và nhiệt.
Câu 42: Sản phẩm của phản ứng phân hủy hoàn toàn canxi hiđrocacbonat bởi nhiệt là
A. CaCO3, CO2, H2O B. CaO và CO2, H2O C. CaO và SO2. D. CaO và P2O5.
Câu 43: Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí: SO2, NO2, HF. Có thể dùng chất nào (rẻ tiền) sau đây để loại các khí đó?
A. NaOH. B. Ca(OH)2. C. HCl. D. NH3.
Câu 44: Benzyl axetat là một este có mùi thơm của hòa nhài. Công thức cấu tạo của benzyl axetat là
A. CH3COOC6H5 B. CH3COOCH2C6H5 C. C6H5CH2COOCH3 D. C6H5COOCH3
Câu 45: Hematit đỏ là loại quặng sắt có trong tự nhiên với thành phần chính là
A. FeCO3. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeS2.
Câu 46: Chất nào sau đây có tính chất lưỡng tính?
A. CH3-NH2. B. CH3-COOH. C. H2N-CH2-COOH. D. C6H5-NH2.
Câu 47: Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu?
A. Etylamin. B. Anilin. C. Metylamin. D. Trimetylamin
Câu 48: Nhiệt phân hiđroxit Fe(II) trong chân không đến khi khối lượng không đổi thu được chất rắn
A. Fe. B. Fe2O3. C. FeO. D. Fe3O4.
Câu 49: Chất nào dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp
A. Propin B. Toluen C. Propilen D. Stiren
Câu 50: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng boxit. B. quặng pirit. C. quặng đolomit. D. quặng manhetit.
Câu 51: Cacbohiđrat thuộc loại hợp chất hữu cơ
A. đa chức. B. đơn chức. C. tạp chức. D. hiđrocacbon.
Câu 52: Kim loại nào dưới đây không phản ứng với nước ở điều kiện thường?
A. Ca B. Na. C. Ba D. Be
Câu 53: Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra?
A. NaOH. B. HCl. C. Ca(OH)2. D. H2SO4.
Câu 54: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch CuSO4 nhưng không phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nguội?
A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Ag.
Câu 55: Phản ứng có phương trình ion rút gọn: S2- + 2H+ → H2S là
A. BaS + H2SO4 (loãng) → H2S +2BaSO4. B. FeS + 2HCl → 2H2S + FeCl2.
C. H2 + S → H2S. D. Na2S + 2HCl → H2S + 2NaCl
Câu 56: Công thức phân tử của tristearin là
A. C54H98O6 B. C57H104O6 C. C57H110O6 D.C54H104O6
Câu 57: Chất nào sau đây kém bền với nhiệt?
A. Na2CO3. B. BaCl2. C. Al(OH)3. D. K2SO4
Câu 58: Chất nào sau đây có chứa vòng thơm?
A. Metan. B. Etilen. C. Axetilen. D. Stiren.
Câu 59: Chất X có công thức H2N-CH(CH3)-COOH. Tên gọi của X là
A. glyxin. B. valin. C. alanin. D. lysin.
Câu 60: Chất nào sau đây là muối axit?
A. KNO3. B. Na2CO3. C. KHCO3. D. CH3COONa
Câu 61: Cho bột Mg dư tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ xM thu được 3,20 gam kim loại Cu. Giá trị của x là
A. 0,20. B. 0,25. C. 0,30. D. 0,35.
(Xem giải) Câu 62: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Al và Na (có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) vào nước dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 7,3. B. 5,84. C. 6,15. D. 3,65.
Câu 63: Nhỏ vào ống nghiệm 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2 ml dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ thấy xuất hiện kết tủa xanh. Nhỏ tiếp vào ống nghiệm 4 ml chất lỏng X, lắc nhẹ thấy kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam. Chất X ở thí nghiệm trên là chất nào trong các chất sau?
A. Ancol etylic. B. Glyxerol. C. Benzen. D. Toluen.
Câu 64: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β-amino axit.
B. Anilin tác dụng với nước brom tạo kết tủa màu trắng.
C. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất rắn.
D. Dung dịch alanin không làm hồng dung dịch phenolphtalein.
(Xem giải) Câu 65: Khi thuỷ phân saccarozơ, thu được hỗn hợp 270 gam hỗn hợp glucozơ và fructozơ. Khối lượng saccarozơ đã thuỷ phân là
A. 513 B. 288 C. 256,5 D. 270
(Xem giải) Câu 66: X là este của amino axit có công thức phân tử là C3H7O2N. Cho X tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1M, đun nóng thu được dung dịch Y và 3,2 gam chất hữu cơ Z. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 11,30. B. 14,10. C. 16,95. D. 11,70.
Câu 67: Chất X thuộc loại hợp chất gluxit. Đun nóng dung dịch X có axit vô cơ làm xúc tác, thu được hai monosaccarit Y và Z. Chất Z có vị ngọt hơn chất Y. Trong môi trường bazơ chất Z chuyển thành chất Y. Chất X và Z lần lượt là
A. tinh bột và glucozơ. B. tinh bột và fructozơ.
C. saccarozơ và fructozơ. D. saccarozơ và glucozơ
Câu 68: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây Cu nối với một đoạn dây Al. Khi để lâu ngày, mối nối có thể bị đứt là do xảy ra sự ăn mòn điện hóa đối với Al.
B. Natri cháy trong khí oxi khô tạo ra natri peoxit (Na2O2).
C. Kim loại nhẹ nhất là Li và kim loại cứng nhất là Cr.
D. Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối.
Câu 69: Cho sơ đồ các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường: Điện phân dung dịch NaCl → X; X + FeCl2 → Y; Y + O2 + H2O → Z; Z + HCl → T. Hai chất X, T lần lượt là
A. NaOH, FeCl2. B. Cl2, FeCl2. C. NaOH, FeCl3. D. Cl2, FeCl3.
Câu 70: Trong số các loại tơ sau: tơ nitron; tơ visco; tơ nilon-6,6; tơ lapsan. Số loại tơ thuộc tơ tổng hợp là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
(Xem giải) Câu 71: Hòa tan hoàn toàn 2,72 gam hỗn hợp X chứa Fe và Mg bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được dung dịch Y và 1,344 lít khí (đktc). Cho AgNO3 dư vào Y thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là?
A. 17,22 B. 18,16 C. 19,38 D. 21,54
(Xem giải) Câu 72: Cho 16,6 gam hỗn hợp X gồm metyl fomat và phenyl axetat (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 23,2. B. 25,2. C. 28,6. D. 11,6.
(Xem giải) Câu 73: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(b) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư.
(c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư.
(d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(e) Cho dung dịch Na2CO3 vào nước cứng vĩnh cửu.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
(Xem giải) Câu 74: Cho 5,6 lít hỗn hợp X gồm hai khí CO và CO2 đi qua than nóng đỏ (không có không khí) thu được 7,0 lít hỗn hợp khí Y. Dẫn Y đi qua dung dịch canxi hiđroxit dư thì thu được 6,25 gam kết tủa. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm thể tích khí CO2 trong hỗn hợp X và Y tương ứng là
A. 25% và 25%. B. 50% và 20%. C. 50% và 25%. D. 25% và 20%.
(Xem giải) Câu 75: Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong NaOH thu được glixerol và hỗn hợp 2 muối natri sterat và natri oleat. Đốt cháy m gam X cần vừa đủ 154,56 gam O2 và 150,48 gam CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,3. B. 0,06. C. 0,15. D. 0,12.
(Xem giải) Câu 76: Cho các phát biểu sau:
(a) Một số este có mùi thơm, không độc, được dùng làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, mĩ phẩm,…
(b) Gạo nếp chứa nhiều amilopectin hơn gạo tẻ.
(c) Dung dịch các amino axit có thể làm đổi màu quỳ tím sang đỏ hoặc sang xanh
(d) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do sự đông tụ của protein do nhiệt độ.
(e) Công thức tổng quát của este 2 chức tạo bởi ancol no hai chức và axit không no có một nối đôi đơn chức là CnH2n-6O4.
(g) Một số polime như xenlulozơ, poli(haxametylen điamin), poliacrilonitrin được dùng làm tơ.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 77: Cho các bước ở thí nghiệm sau:
Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.
Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
Bước 3: Nhỏ tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư) vào ống nghiệm, đun nóng.
Cho các nhận định sau:
(a) Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu.
(b) Ở bước 2 thì anilin tan dần.
(c) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.
(d) Ở bước 1, anilin hầu như không tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy.
Số nhận định đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
(Xem giải) Câu 78: Chất X (C9H8O4) là một thuốc cảm. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH thu được 1 mol chất Y; 1 mol chất Z và 2 mol H2O. Nung Y với vôi tôi, xút dư, thu được ankan đơn giản nhất. Chất Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được hợp chất hữu cơ tạp chức T (không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương). Phát biểu sau
(1) X có 3 công thức cấu tạo phù hợp
(2) Chất X phản ứng với NaOH (t°) theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3.
(3) Từ Y bằng một phản ứng có thể điều chế được axit axetic.
(4) Chất Z có công thức phân tử là C7H4O4Na2.
(5) Chất T không tác dụng với CH3COOH nhưng có phản ứng với CH3OH (xt H2SO4 đặc, t°).
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
(Xem giải) Câu 79: Thủy phân hoàn toàn 28,6 gam hỗn hợp E gồm hai este X và Y (đều mạch hở, không phân nhánh, MX > MY) bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 2 muối (có cùng số C trong phân tử) và hỗn hợp Z hai ancol đơn chức, kế tiếp (không có sản phẩm khác). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z, thu được 14,56 lít khí CO2 (đktc) và 18,9 gam H2O. Khối lượng của X trong E là
A. 17,7 gam. B. 21,9 gam. C. 18,8 gam. D. 19,8 gam.
(Xem giải) Câu 80: Chất X (C6H16O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic, chất Y (C6H15O3N3, mạch hở) là muối amoni của đipeptit. Cho 8,91 gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH, thu được sản phẩm hữu cơ gồm 0,05 mol hai amin no (đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử và không là đồng phân của nhau) và m gam hai muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 9,0. B. 8,5. C. 10,0. D. 8,0.
ad ơi, câu 78 ý (1) có đúng ko?
Thầy ơi câu 42 ,phưong trình viết thế nào ạ.e nghĩ nung mới ra cao ạ
họ bảo là thủy phân hoàn toàn bởi nhiệt
nên chỉ ra Cao còn nếu đun nóng ( tức là có nhiệt độ cao ) mới ra CaCO3
thầy ơi 48 phải B chứ ạ Fe(OH)2 nhietj phân thành Fe2O3 mong thầy giải đáp ạ Em cảm ơn
họ nói trong chân không mà bạn