[2020] Thi thử Tốt nghiệp trường Võ Nguyên Giáp – Quảng Ngãi (Lần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1C 2D 3D 4A 5A 6A 7C 8C 9C 10B
11B 12D 13C 14C 15A 16B 17D 18C 19B 20D
21A 22B 23B 24C 25D 26C 27C 28D 29A 30A
31C 32D 33B 34B 35D 36A 37C 38A 39D 40B

Câu 1: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. NaCl.       B. HCI.       C. H2O.         D. NaOH.

Câu 2: Trong công nghiệp, người ta điều chế nhôm bằng cách nào sau đây?

A. Điện phân dung dịch AlCl3.       B. Nhiệt phân Al(NO3)3.

C. Nhiệt phân Al(OH)3.       D. Điện phân nóng chảy Al2O3.

Câu 3: Nước cũng là nước có chứa nhiều cation

A. K+, Ag+.       B. H+, Cu2+.       C. Na+, Zn2+.       D. Ca2+, Mg2+.

Câu 4: Công thức của tripanmitin là

A. (C15H31COO)3C3H5.       B. (C17H33COO)3C3H5.

C. (C17H31COO)3C3H5.       D. (C17H35COO)3C3H5.

Câu 5: Công thức của sắt(II) oxit là

A. FeO.       B. Fe(OH)2.       C. Fe2O3.       D. Fe(OH)3.

Câu 6: Etylbutirat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etylbutirat là

A. C3H7COOC2H5.      B. C2H5COOC3H7.      C. C4H9COOC2H5.      D. C2H5COOC4H9.

Câu 7: Dung dịch chất nào sau đây không phản ứng với Fe2O3?

A. HCI.       B. HNO3.       C. NaOH.       D. H2SO4.

Câu 8: Chất rắn X vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội. Thủy phân X với xúc tác axit hoặc enzim, thu được chất Y. Chất X và Y lần lượt là

A. xenlulozơ và saccarozơ.       B. tinh bột và saccarozơ.

C. tinh bột và glucozơ.       D. saccarozơ và glucozơ.

Câu 9: Cho chất X có công thức phân tử C4H6O2 tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử CHO2Na. Công thức của X là

A. C2H5COOCH3.       B. HCOOC3H7.       C. HCOOC3H5.       D. CH3COOC2H5.

Câu 10: Khi bị ong đốt, để giảm đau, giảm sưng, kinh nghiệm dân gian thường dùng chất nào sau đây để bôi trực tiếp lên vết thương

A. giấm.       B. nước vôi.       C. nước muối.       D. cồn.

Câu 11: Ở điều kiện thường kim loại nào sau đây không tác dụng với H2O?

A. Ba.       B. Cu.       C. K.       D. Na.

Câu 12: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là

A. C6H5NH2.       B. H2NCH2COOH.       C. CH3COOH.       D. CH3NH2.

Câu 13: Số nguyên tử nitơ trong phân tử Ala-Gly-Gly là

A. 2.       B. 5.       C. 3.       D. 4.

Câu 14: Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy xuất hiện

A. kết tủa màu trắng.      B. kết tủa đỏ nâu.      C. kết tủa vàng nhạt.      D. dung dịch mảu xanh.

Câu 15: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là

A. Ca, Ba.       B. Sr, K.       C. Be, Al.       D. Na, Ba.

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN trường Thượng Cát - Hà Nội

Câu 16: Hợp chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính?

A. (NH4)2CO3.       B. HCOOC6H5.       C. NaHCO3.       D. H2N(CH2)4CH(NH2)COOH.

Câu 17: Cặp chất không xảy ra phản ứng là

A. Cu + AgNO3.       B. Zn + Fe(NO3)2.       C. Fe + Cu(NO3)2.       D. Ag + Cu(NO3)2.

Câu 18: Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?

A. Na.       B. Mg.       C. Al.        D. Cu.

Câu 19: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch FeCl2?

A. Ag.       B. Mg.       C. Fe.       D. Cu.

Câu 20: Số nguyên tử cacbon trong phân tử saccarozơ là

A. 11.       B. 22.       C. 6.       D. 12.

Câu 21: Để hòa tan hoàn toàn 1,02 gam Al2O3 cần dùng tối thiểu V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là

A. 20.       B. 50.       C. 40.       D. 10.

Câu 22: Cặp chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo dung dịch màu tím

A. Glucozơ và lòng trắng trứng (anbumin).       B. Long trắng trứng (anbumin) và Gly-Gly-Gly.

C. Glucozơ và saccarozơ.       D. Fructozơ và tristearin.

(Xem giải) Câu 23: Cho 0,12 mol Gly-Ala-Ala tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số mol NaOH đã phản ứng là

A. 0,60.        B. 0,36.       C. 0,42.       D. 0,24.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Gly-Ala-Ala có phản ứng màu biure.       B. Dung dịch alanin không làm đổi màu quỳ tím.

C. Phân tử Gly-Ala có 2 liên kết peptit.       D. Metylamin là chất khí, tan nhiều trong nước.

(Xem giải) Câu 25: Cho các chất sau: Al, Na2CO3, Al(OH)3, (NH4)2CO3. Số chất trong dãy trên vừa tác dụng được với dung dịch HCl và tác dụng với dung dịch NaOH là

A. 4.       B. 1.       C. 2.       D. 3.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây sai

A. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.

B. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

C. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

D. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.

(Xem giải) Câu 27: Cho dãy các chất: triolein, saccarozơ, nilon-6,6; tơ olon, metylfomat, xenlulozơ và Gly-Gly-Ala. Số chất trong dây cho được phản ứng thủy nhân trong môi trường kiềm là

A. 6.       B. 3.       C. 4.       D. 5.

Câu 28: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

A. 3,36.       B. 4,48.       C. 1,12.       D. 2,24.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong phân tử vinyl axetat có hai liên kết π.      B. Chất béo là trieste của glixerol với axit hữu cơ.

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN chuyên Gia Định - Hồ Chí Minh (Lần 2)

C. Metyl axetat có phản ứng tráng bạc.      D. Tristearin có tác dụng với nước brom.

(Xem giải) Câu 30: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ thu được (m + 1,8) gam hỗn hợp Y gồm glucozơ và fructozơ. Cho toàn bộ lượng Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 27 gam Ag. Giá trị của m là

A. 20,7.       B. 18,9.       C. 22,5.       D. 18,0.

(Xem giải) Câu 31: Thuỷ phân 11,18 gam este X đơn chức, mạch hở (có xúc tác axit) đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z. Cho Y, Z phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 56,16 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là

A. HCOOC(CH3)=CH2.       B. CH3COOCH=CH2.       C. HCOOCH=CHCH3.       D. HCOOCH2CH=CH2.

(Xem giải) Câu 32: Cho 51,75 gam bột kim loại M hóa trị II vào 200 ml dung dịch CuCl2 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 51,55 gam hỗn hợp kim loại. Kim loại M là

A. Mg.       B. Pb.       C. Fe.       D. Zn.

(Xem giải) Câu 33: Chia 2,24 gam hỗn hợp X gồm C và S thành 2 phần bằng nhau.
– Cho phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 (đặc, nóng), thu được 7,168 lít hỗn hợp khí Y gồm CO2 và NO2.
– Cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 (đặc, nóng), thu được hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ lượng khí Z tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 5,6.       B. 20,8.       C. 6,2.       D. 6,4.

(Xem giải) Câu 34: Cho các phát biểu sau:
(1) Phân tử Glu-Ala-Ala có ba nguyên tử oxi.
(2) Phân tử amilozơ, amilopectin và xenlulozơ đều có mạch phân nhánh.
(3) Các nguồn năng lượng: thủy điện, gió, mặt trời đều là những nguồn năng lượng sạch.
(4) Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 1.       C. 3.       D. 2.

(Xem giải) Câu 35: Cho các phát biểu sau:
(1) Hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) tan hết trong dung dịch HCl dư.
(2) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3 thấy có khí thoát ra.
(3) Cho dung dịch AgNO3 dư tác dụng với dung dịch FeCl2 thu hỗn hợp chất rắn gồm Ag, AgCl
(4) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng toàn phần của nước.
(5) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa ba muối.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 3.        C. 2.       D. 5.

(Xem giải) Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 146,6 gam hỗn hợp X gồm ba triglixerit, cần dùng 13,175 mol O2, thu được H2O và 9,375 mol CO2. Mặt khác, hidro hóa hoàn toàn 146,6 gam X bằng lượng vừa đủ H2 (Ni, t°), lấy sản phẩm cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thì thu được m gam muối. Giá trị của m là

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi thử TN chuyên Lào Cai (Lần 1)

A. 152,25.       B. 151,5.       C.151,875.        D. 160,65.

(Xem giải) Câu 37: Chất E (C9H22O5N4) là muối amoni của peptit. Hòa tan E trong dung dịch NaOH dư, thu được hai muối của amino axit X, Y (MX < MY) và amin Z có tỉ khối hơi so với H2 là 15,5. Cho các phát biểu sau:
(1) E có hai đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất.
(2) Dung dịch của Y (trong nước) có pH < 7.
(3) E tác dụng với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3.
(4) Z là amin khí có mùi khai đặc trưng và tan tốt trong nước ở điều kiện thường.
Số câu phát biểu đúng là

A. 1.       B. 3.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 38: Hỗn hợp X chứa chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít hỗn hợp khí X gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ số khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là

A. 8,04.       B. 5,36.       C. 4,24.        D. 3,18.

(Xem giải) Câu 39: Hỗn hợp A gồm este đơn chức X và hai este mạch hở Y và Z (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam A cần vừa đủ 0,295 mol O2, thu được 3,6 gam H2O. Mặt khác 5,6 gam A tác dụng vừa đủ với 0,075 mol NaOH, thu được 1,93 gam hai ancol no, cùng số nguyên tử cacbon, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp T gồm 2 muối. Đốt cháy hoàn toàn T thì thu được Na2CO3, H2O và 0,1525 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Y có trong A là

A. 19,8%.       B. 29,7%.       C. 31,4%.        D. 23,6%.

(Xem giải) Câu 40: Tiến hành thí nghiệm sau:
– Bước 1: Rót vào ống nghiệm 1 và 2, mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch H2SO4 loãng và cho vào mỗi ống một mẩu kẽm. Quan sát bọt khí thoát ra.
– Bước 2: Nhỏ thêm 2 – 3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống 2. So sánh lượng bọt khí thoát ra ở 2 ống.
Cho các phát biểu sau:
(1) Khi toàn bộ màu xanh của dung dịch biến mất, mới bắt đầu có bọt khí thoát ra
(2) Sau khi nhỏ dung dịch CuSO4 vào, chi có quá trình ăn mòn điện hóa xảy ra
(3) Kẽm đóng vai trò điện cực âm (anot) trong thí nghiệm trên.
(4) Thay vì nhỏ dung dịch CuSO4, cho một miếng đồng tiếp xúc với mẫu kẽm, thì vẫn có quá trình ăn mòn điện hóa xảy ra và bọt khí thoát ra chậm hơn.
(5) Nếu thay dung dịch H2SO4 bằng dung dịch Na2SO4, thì kẽm sẽ không bị ăn mòn điện hóa.
Số phát biểu sai là

A. 2.       B. 4.       C. 5.         D. 3.

2
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
nguyennguyen

ad ơi, câu 9B, câu 26D chứ ạ

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!