[2021] Thi thử THPT của sở GDĐT Cần Thơ (Đề 3)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
41B | 42D | 43D | 44B | 45A | 46C | 47C | 48A | 49D | 50D |
51A | 52D | 53D | 54A | 55B | 56B | 57B | 58B | 59D | 60A |
61C | 62C | 63A | 64B | 65A | 66C | 67C | 68A | 69D | 70B |
71C | 72C | 73B | 74D | 75C | 76B | 77C | 78D | 79A | 80A |
Câu 41: Kim loại nào sau đây cứng nhất, được sử dụng để mạ lên sắt và sản xuất thép không gi?
A. Zn. B. Cr. C. Ag. D. W.
Câu 42: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Fe. B. Ag. C. Cu. D. Mg.
Câu 43: Đồng đẳng kế tiếp của metan là
A. C2H2. B. C2H4. C. CH4. D. C2H6.
Câu 44: Quặng boxit là nguyên liệu dùng để sản xuất kim loại
A. sắt. B. nhôm. C. đồng. D. magie.
Câu 45: Số nguyên tử hiđro có trong phân tử anilin là
A. 7. B. 9. C. 11. D. 5.
Câu 46: Dẫn khí cacbonic vào nước vôi trong thì thu được kết tủa
A. Ca(OH)2. B. CaSO4. C. CaCO3. D. CaO.
Câu 47: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Mg. B. Al. C. Na. D. Ca.
Câu 48: Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NaOH thì thu được kết tủa
A. Fe(OH)3. B. Fe(OH)2. C. FeO. D. Fe2O3.
Câu 49: Chất nào sau đây không phải là axit béo?
A. Axit panmitic. B. Axit oleic. C. Axit stearic. D. Axit axetic.
Câu 50: Chất khi nào sau đây không màu, không mùi, rất độc, được sinh ra trong quá trình đốt cháy than?
A. SO2. B. NO2. C. CO2. D. CO.
Câu 51: Công thức phân tử của etyl axetat là
A. C4H8O2. B. C5H10O2. C. C2H4O2. D. C3H6O2.
Câu 52: Thành phần chính của vải sợi bông là
A. tinh bột. B. saccarozo. C. glucozo. D. xenlulozơ.
Câu 53: Tro thực vật có chứa kali cacbonat là một loại phân kali. Công thức phân tử của kali cacbonat là
A. KCl. B. K2SO4. C. KNO3. D. K2CO3.
Câu 54: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?
A. Tơ nitron. B. Tơ tằm. C. Tơ visco. D. Tơ axetat.
Câu 55: Chất nào sau đây có thể làm mềm nước cứng vĩnh cửu?
A. HCl. B. Na2CO3. C. Ca(OH)2. D. NaOH.
Câu 56: Ở nhiệt độ thường, lưu huỳnh phản ứng được với
A. Cr. B. Hg. C. Fe. D. Al.
Câu 57: Cho 1,5 gam glyxin tác dụng với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chỉ chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 2,28. B. 1,94. C. 2,26. D. 1,96.
Câu 58: Hiđro hóa hoàn toàn triolein, thu được chất béo X. Thủy phân X trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức
A. C17H33COONa. B. C17H35COONa. C. C17H31COONa. D. C15H31COONa.
Câu 59: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Axit glutamic có tính chất lưỡng tính. B. Dung dịch lysin làm quỳ tím hóa xanh.
C. Anilin tạo kết tủa trắng với nước brom. D. Phân tử Gly-Ala có bốn nguyên tử oxi.
(Xem giải) Câu 60: Hỗn hợp X gồm M2CO3 và MCl (M là kim loại kiềm). Cho 3,505 gam X vào 50 ml dung dịch HCl 1M, thu được 448 ml khí CO2 và dung dịch Y. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào Y, thu được 8,61 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của M2CO3 có trong X là
A. 78,74%. B. 39,37%. C. 21,26%. D. 60,63%.
(Xem giải) Câu 61: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ, xenlulozơ và saccarozơ cần vừa đủ 2,352 lít khí O2 thu được CO2 và 1,71 gam H2O. Giá trị của m là
A. 2,13. B. 2,7. C. 2,97. D. 2,53.
(Xem giải) Câu 62: Cho Fe dư vào dung dịch X, đun nóng cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch chứa hai muối. X có thể là dung dịch
A. HNO3 đặc. B. CuSO4. C. KHSO4. D. H2SO4 đặc.
Câu 63: Sản phẩm của phản ứng este hóa giữa ancol metylic và axit propionic là
A. C2H5COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOC2H5. D. CH3COOCH3.
Câu 64: Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam Al cần vừa đủ V lít khí Cl2. Giá trị của V là
A. 1,12. B. 3,36. C. 4,48. D. 2,24.
Câu 65: Thủy phân hoàn toàn saccarozơ, thu được hỗn hợp gồm hai monosaccarit X và Y. Chất X có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho. Chất Y là
A. fructozơ. B. axit gluconic. C. sobitol. D. glucozơ.
Câu 66: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém hơn cao su thiên nhiên.
B. Poli(metyl metacrylat) được sử dụng làm thủy tinh hữu cơ.
C. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không phân nhánh.
D. Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
Câu 67: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra sự ăn mòn hóa học?
A. Cho Mg vào dung dịch CuSO4. B. Cho Cu vào dung dịch HCl.
C. Cho Fe vào dung dịch FeCl3. D. Cho Zn vào dung dịch AgNO3.
(Xem giải) Câu 68: Khử hoàn toàn 6,96 gam Fe3O4 bằng khí CO, thu được m gam Fe. Giá trị của m là
A. 5,04. B. 1,68. C. 15,12. D. 0,56.
(Xem giải) Câu 69: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, K2O, Ba, BaO (trong đó oxi chiếm 10% về khối lượng) vào nước, thu được 150 ml dung dịch Y có pH = 13 và 33,6 ml khí H2. Giá trị của m là
A. 1,12. B. 1,08. C. 1,2. D. 0,96.
(Xem giải) Câu 70: Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaOH, thu được dung dịch X. Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào X thì dung dịch chuyển sang màu hồng. Thành phần chất tan có trong X là
A. NaCl. B. NaCl và NaOH. C. NaCl và HCl. D. NaOH.
(Xem giải) Câu 71: Hòa tan hoàn toàn CrO3 vào lượng dư dung dịch KOH, thu được dung dịch X. Muối tan có trong X là
A. KCrO2 và K2CrO4. B. KCrO2 và K2Cr2O7.
C. K2CrO4. D. K2Cr2O7.
(Xem giải) Câu 72: Cho hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y chứa ba muối và chất rắn Z. Cho dung dịch HCl vào Y thì có hiện tượng sủi bọt khí. Các muối có trong Y gồm:
A. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3. B. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, AgNO3.
C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.
(Xem giải) Câu 73: Hỗn hợp E gồm amin X (no, đơn chức, mạch hở, bậc hai) và hai ancol Y, Z (Z có nhiều hơn Y một nguyên tử cacbon và một nguyên tử oxi, số mol của Y gấp 1,5 lần số mol của X). Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol E bằng O2 thì thu được N2, 0,11 mol CO2 và 0,18 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X có trong E là
A. 34,78%. B. 42,75%. C. 22,46%. D. 64,13%.
(Xem giải) Câu 74: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4.
(b) Cho lượng dư kim loại Mg vào dung dịch FeCl3.
(c) Cho dung dịch FeCl3 vào lượng dư dung dịch AgNO3.
(d) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào lượng dư dung dịch Al2(SO4)3.
(e) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được hai chất rắn không tan là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 75: Hòa tan hoàn toàn 15 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3, Fe(NO3)2 bằng dung dịch hỗn hợp gồm NaHSO4 và 0,16 mol HNO3 thì thu được dung dịch Y, hỗn hợp khí X gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 1:4). Cho lượng dư dung dịch Ba(OH)2 vào Y, thu được 154,4 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa 8,64 gam Cu, đồng thời có 0,03 mol khí NO thoát ra. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Phần trăm khối lượng của kim loại Fe có trong X là
A. 33,6%. B. 29,87%. C. 37,33%. D. 48,8%.
(Xem giải) Câu 76: Cho 143,2 gam hỗn hợp E gồm ba triglixerit X và hai axit béo Y (tỉ lệ mol giữa X và Y là 3 : 1) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,5 mol KOH, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam hỗn hợp Z gồm ba muối kali panmitat, kali stearat và kali oleat. Biết rằng m gam Z phản ứng tối đa với 0,15 mol Br2 trong dung dịch. Phần trăm khối lượng muối kali panmitat có trong Z là
A. 30,86%. B. 28,17%. C. 41,15%. D. 30,67%.
(Xem giải) Câu 77: Tiến hành thí nghiện theo các bước sau:
– Bước 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm thứ nhất.
– Bước 2: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm thứ hai, sau đó nhỏ từng giọt dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa xuất hiện rồi tan hết.
– Bước 3: Cho 1 ml dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm thứ nhất, lắc nhẹ.
– Bước 4: Cho 1 ml dung dịch glucozơ 1% vào ống nghiệm thứ hai, đun nóng nhẹ.
Phát biểu nào sau đây về thí nghiệm trên sai?
A. Ở bước 4, có thể thay việc đun nóng nhẹ bằng cách đun cách thủy.
B. Ở bước 3, ống nghiệm thứ nhất có xảy ra phản ứng màu biure.
C. Sau bước 3, dung dịch trong ống nghiệm thứ nhất có màu xanh lam.
D. Sau bước 4, có lớp bạc kim loại bám lên thành ống nghiệm thứ hai.
(Xem giải) Câu 78: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong mật ong chỉ chứa một loại monosaccarit duy nhất là fructozo.
(b) Trong công nghiệp, có thể dùng dầu dừa hoặc mỡ lợn để sản xuất xà phòng.
(c) Sử dụng nước chanh có thể khử được mùi tanh của cá (do một số amin gây ra).
(d) Khi cho axit, bazơ hoặc một số muối vào dung dịch protein thì xảy ra sự đông tụ.
(e) Vải được làm từ tơ tằm thường kém bền trong môi trường axit và môi trường kiềm.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 79: Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X, Y, Z (trong đó có một este hai chức và hai este đơn chức, MX < MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 27,26 gam E cần vừa đủ 1,195 mol O2, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 27,26 gam E bằng lượng dư dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp gồm các muối của axit cacboxylic no và 14,96 gam hỗn hợp gồm hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Phần trăm khối lượng của este có số mol nhỏ nhất trong E là
A. 11,22%. B. 72,63%. C. 16,14%. D. 18,70%.
(Xem giải) Câu 80: Hỗn hợp X gồm hai este (đều no, đơn chức, mạch hở) và hai hiđrocacbon mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần vừa đủ 0,14 mol O2, thu được CO2 và 0,1 mol H2O. Số mol Br2 trong CCl4 tối đa phản ứng với 0,05 mol X là
A. 0,04 mol. B. 0,06 mol. C. 0,18 mol. D. 0,03 mol.
Bình luận