[2021] Thi thử TN trường Ngô Gia Tự – Bắc Ninh (Lần 2 – Đề 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1D 2B 3A 4C 5D 6A 7A 8C 9B 10B
11D 12A 13B 14B 15A 16B 17A 18D 19A 20A
21C 22A 23B 24B 25C 26C 27B 28A 29D 30A
31D 32A 33D 34B 35D 36D 37C 38D 39C 40C

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Trong phân tử amilopectin, ngoài liên kết α – 1,4 – glicozit còn có liên kết α – 1,6 – glicozit.

B. Thủy phân vinyl fomat thu được 2 sản phẩm đều tham gia phản ứng tráng gương.

C. Tơ nilon – 6; nilon -6,6; và tơ lapsan đều kém bền trong môi trường axit và bazơ.

D. Muối đinatri của axit glutamic được dùng để sản xuất bột ngọt.

Câu 2: Este metyl acrylat có công thức là:

A. CH2=CH-COOCH=CH2.       B. CH2 = CH- COOCH3.

C. HCOOCH = CH2.       D. CH3COOCH = CH2.

(Xem giải) Câu 3: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, K2O, Ba và BaO (trong đó oxi chiếm 10% về khối lượng) vào nước, thu được 300 ml dung dịch Y và 0,336 lít khí H2. Trộn 300 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch gồm HCl 0,2M và HNO3 0,3M, thu được 500 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m là

A. 9,6.       B. 10,8.       C. 12,0.       D. 11,2.

(Xem giải) Câu 4: Cho một thanh sắt có khối lượng 10 gam vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, lấy thanh sắt ra rửa sạch, lau khô, rồi cân lại thấy khối lượng thanh sắt nặng 10,8 gam. Khối lượng Fe đã phản ứng là:

A. 0,8 gam.       B. 3,2 gam.       C. 5,6 gam.       D. 6,4 gam.

(Xem giải) Câu 5: Để khử hoàn toàn m gam Fe3O4 thành Fe cần 7,168 lit khí CO ( đktc). Giá trị của m là:

A. 12,8       B. 74,24.       C. 296,96.       D. 18,56.

(Xem giải) Câu 6: Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hidro trong phân tử saccarozơ được tiến hành theo các bước sau
– Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1 đến 2 gam đồng (II) oxit, sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng (II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc bột CuSO4 khan vào phần trên ống số 1, rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí.
– Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm, rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH)2 đựng trong ống nghiệm (ống số 2)
– Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản ứng)
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3, màu trắng của CuSO4 khan chuyển thành màu xanh CuSO4.5H2O.
(b) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ.
(c) Dung dịch Ca(OH)2 được dùng để nhận biết CO2 sinh ra trong thí nghiệm trên.
(d) Ở bước 2, lắp ống số 1 sau cho miệng ống hướng lên.
(e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch trong ống số 2.
Số phát biểu đúng là :

A. 2       B. 3       C. 1       D. 4

Câu 7: Kim loại Na được điều chế theo cách nào sau đây?

A. Điện phân nóng chảy.       B. Điện phân dung dịch.

C. Nhiệt luyện.       D. Thủy luyện.

Câu 8: Thủy phân chất nào sau đây thu được CH3CHO?

A. CH2=CH COOCH3       B. CH3COOC(CH3) = CH2

C. C2H5COOCH = CH2       D. CH3COOC6H5.

Câu 9: Số đồng phân este C4H8O2 là:

A. 2.       B. 4.       C. 1.       D. 3.

(Xem giải) Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 11,84 gam một este X thu được 10,752 lit khí CO2 ( đktc) và 8,64 gam nước. Mặt khác, cho X tác dụng 120 gam dung dịch NaOH 8%, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 16,32 gam chất rắn khan và ancol Y. % khối lượng oxi trong Y là:

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử THPT của sở GDĐT Cần Thơ (Đề 4)

A. 37,5%.       B. 50,0%       C. 43,24%       D. 32,65%.

Câu 11: Polime thiên nhiên X màu trắng, dạng sợi, không tan trong nước, có nhiều trong thân cây đay, gai, tre, nứa… Số nguyên tử Oxi trong X là:

A. 6       B. 11       C. 12       D. 5

Câu 12: Trong số các kim loại sau, kim loại nào có tính khử mạnh nhất?

A. K       B. Fe       C. Al       D. Ag

(Xem giải) Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; MX < MY < 150), thu được 4,48 lit khí CO2. Cho m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một muối và 3,14 gam hỗn hợp ancol Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 1,12 lít khí H2. Phần trăm khối lượng của X trong E là :

A. 29,63%.       B. 40,40%.       C. 30,30%.       D. 62,28%.

(Xem giải) Câu 14: Hai hidrocacbon mạch hở X và Y (24 < MX < MY < 56) đều tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 theo tỉ lệ mol 1 : 2. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X và Y thu được 13,2 gam CO2. Cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch Br2 dư, thì số mol Br2 tối đa tham gia phản ứng là

A. 0,225 mol       B. 0,300 mol.       C. 0,450 mol.       D. 0,150 mol.

Câu 15: Chất không làm đổi màu quỳ tím là:

A. NH2CH2COOH.       B. NaHCO3       C. H2SO4.       D. CH3NH2.

(Xem giải) Câu 16: Khi cho Fe dư vào dung dịch HNO3, dung dịch thu được sau phản ứng gồm:

A. Fe(NO3)3.       B. Fe(NO3)2.       C. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.       D. Fe(NO3)2, HNO3.

(Xem giải) Câu 17: Cho các sơ đồ phản ứng:
(1) E + NaOH → X + Y;
(2) F + NaOH → X + Z;
(3) Y + HCl → T + NaCl
Biết E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, chỉ chứa nhóm chức este (được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol) và trong phân tử có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi; E và Z có cùng số nguyên tử cacbon; ME < MF < 175.Cho các phát biểu sau:
(a) Nhiệt độ sôi của E thấp hơn nhiệt độ sôi của CH3COOH
(b) Có hai công thức cấu tạo của F thỏa mãn sơ đồ trên.
(c) Hai chất E và T có cùng công thức đơn giản nhất
(d) Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được Na2CO3, CO2 và H2O.
(e) Từ X điều chế trực tiếp được CH3COOH.
Số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 4.       C. 3.       D. 1.

Câu 18: Kim loại tác dụng được dung dịch FeSO4 là:

A. Ag.       B. Cu.       C. Sn.         D. Zn.

(Xem giải) Câu 19: Cho 13,04 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Fe và Zn vào 120 ml dung dịch CuSO4 1,5M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 13,76 gam chất rắn không tan. Thành phần % khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là:

A. 60,12%       B. 39,88%       C. 48,15%       D. 42,94%

(Xem giải) Câu 20: Thêm từ từ 100 ml dung dịch HCl 0,5M vào 200 ml dung dịch Na2CO3 0,12M và NaHCO3 0,08M, thu được dung dịch X và V lít khí CO2 (đktc). Cho X tác dụng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là:

A. 0,5824 lit và 1,4 gam.       B. 0,3584 lit và 2,4 gam.

C. 0,5824 lit và 2,758 gam.       D. 0,56 lit và 1,5 gam.

(Xem giải) Câu 21: Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các nguyên tố kim loại đều là chất rắn ở điều kiện thường.
(2) Để xử lí thủy ngân bị rơi vãi người ta dùng bột lưu huỳnh.
(3) Tính dẫn điện được sắp xếp là: Ag > Cu > Au > Al > Fe.
(4) Cho Mg tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được Fe.
(5). Khi cho Na dư vào dung dịch CuSO4 thấy có khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa màu xanh.
Số phát biểu đúng là:

Bạn đã xem chưa:  [2021] Khảo sát kiến thức của sở GDĐT Vĩnh Phúc (Lần 2 - Đề 4)

A. 2.       B. 1.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 22: Hòa tan hết 3,24 gam Al trong dung dịch HNO3, sau phản ứng thu được 27,16 gam muối và thấy thoát ra 0,448 lit khí X (đktc). Công thức của khí X là:

A. N2       B. N2O       C. NO       D. NO2.

(Xem giải) Câu 23: Khi nhúng thanh Mg có khối lượng m gam vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol Cu(NO3)2 và b mol HCl ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng Mg vào thời gian phản ứng được biểu diễn như hình vẽ dưới đây:

 

Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rút thanh Mg ra, thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Tỉ lệ a : b là:

A. 1:12.       B. 1:10.       C. 1:8.       D. 1:6.

(Xem giải) Câu 24: Cho 0,15 mol tripeptit Gly-Ala-Lys vào dung dịch HCl vừa đủ, đun nóng, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A. 57,525.       B. 68,400.       C. 62,925.       D. 63,000.

Câu 25: Để phòng dịch bệnh do virus COVID -19 gây ra, mọi người nên thường xuyên dùng nước rửa tay khô để sát khuẩn nhanh. Thành phần nguyên liệu chính của nước rửa tay khô là etanol. Công thức của etanol là:

A. CH3CHO.       B. C2H5COOH.       C. C2H5OH.       D. CH3OH.

Câu 26: Tơ olon (hay tơ nitron) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét. Tơ olon được điều chế từ chất nào sau đây?

A. CH2 = CH – Cl.       B. CH2 = CH – C6H5.

C. CH2 = CH- CN.       D. NH2- (CH2)5 -COOH.

Câu 27: Phản ứng nào sau đây viết sai?

A. CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O.       B. 2AgCl + Cu → CuCl2 + 2Ag.

C. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2       D. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

(Xem giải) Câu 28: Cho hỗn hợp Z gồm peptit mạch hở X và amino axit Y (MX > 4MY) với tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1. Cho m gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch T chứa (m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch T phản ứng tối đa với 360 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch chứa 63,72 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào sau đây đúng ?

A. Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 20,29%.       B. Phần trăm khối lượng nitơ trong Y là 15,73%.

C. Số liên kết peptit trong phân tử X là 5.       D. Tỉ lệ số gốc Gly : Ala trong phân tử X là 3 : 2.

(Xem giải) Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 17,64 gam một triglixerit X cần 35,616 lit khí O2 vừa đủ thu được 25,536 lít CO2 (đktc). Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,012 mol X bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 7,296 gam natri oleat và m gam muối natri của một axit béo Y. Giá trị của m là

A. 3,672       B. 7,248       C. 7,296       D. 3,624

Câu 30: Kim loại có tỉ trọng (khối lượng riêng) lớn nhất là:

A. Os.       B. Cr.       C. W.       D. Hg.

Câu 31: Phản ứng của tristearin với NaOH đun nóng được gọi là phản ứng nào sau đây?

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN chuyên Sư phạm Hà Nội (Lần 2)

A. Oxi hóa.       B. Hidro hóa.       C. Đề hidro hóa.       D. Xà phòng hóa.

(Xem giải) Câu 32: Cho dãy các chất sau: metanol, metanal, axit metanoic, glixerol, phenol, stiren. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch Br2 là:

A. 4.       B. 2.       C. 3.       D. 5.

(Xem giải) Câu 33: Chất nào sau đây khi tác dụng với dung dịch CuCl2 vừa thu được kết tủa, vừa thu được khí?

A. Ag.       B. Fe.       C. Mg.       D. K.

(Xem giải) Câu 34: Cho các phát biểu sau:
(1) Có thể dùng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm để phân biệt các dung dịch glucozơ, etanol và lòng trắng trứng ;
(2) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom;
(3) Các este đơn chức đều tác dụng với NaOH, đun nóng theo tỉ lệ mol 1:1;
(4) Ứng với công thức C3H7O2N có 2 amino axit là đồng phân cấu tạo của nhau;
(5) Oxi hóa glucozơ bằng H2 (Ni, t°) thu được sobitol ;
(6) Anilin là chất lỏng, không màu, ít tan trong nước, nặng hơn nước. Để lâu trong không khí, anilin có nhuốm màu hồng vì bị oxi hoá;
(7) Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền tốt hơn cao su thiên nhiên;
(8) Toluen và stiren đều làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường.
Số phát biểu không đúng là:

A. 4       B. 5       C. 6       D. 7

(Xem giải) Câu 35: Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H9O4N) và 0,15 mol Y (C3H9O3N, là muối của axit vô cơ) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, đun nóng, thu được một ancol hai chức và một amin no (có cùng số nguyên tử cacbon) và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan (trong đó có một muối của α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là

A. 49,07%.       B. 29,94%.       C. 27,97%.       D. 51,24%.

Câu 36: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 cho kết tủa màu vàng?

A. Glucozơ.       B. fomanđehit.       C. Etilen.       D. Axetilen.

Câu 37: Trong môi trường kiềm, chất nào sau đây tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím?

A. fomanđehit.       B. Glucozơ.       C. lòng trắng trứng.       D. Glixerol.

(Xem giải) Câu 38: Cho x mol glyxin tác dụng vừa đủ dung dịch HNO3, sau phản ứng thu được 28,98 gam muối. Giá trị của x là:

A. 0,1907.       B. 0,2599.       C. 0,3864.       D. 0,2100

(Xem giải) Câu 39: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 75%, hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch chứa 0,15 mol Ba(OH)2, thu được kết tủa và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH vào X, đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 50 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

A. 18,9.       B. 27,0.       C. 21,6.       D. 37,8.

(Xem giải) Câu 40: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa NaNO3 (0,045 mol) và H2SO4, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng là 62,605 gam và 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (trong đó có 0,02 mol H2). Tỉ khối của Z so với O2 bằng 19/17. Thêm tiếp dung dịch NaOH 1 M vào Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì vừa hết 865 ml. Mặt khác, thêm dung dịch BaCl2 vừa đủ vào dung dịch Y, lọc bỏ kết tủa được dung dịch G, sau đó cho thêm lượng dư AgNO3 vào G thu được 150,025 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 26,5       B. 22,8       C. 27,2         D. 19,8

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!