[2022 – 2023] Thi học sinh giỏi lớp 11 – Hà Nam
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Thời gian làm bài: 180 phút
⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:
Câu I. (2,0 điểm) Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình ion rút gọn (nếu có) cho các thí nghiệm sau:
(Xem giải) a) Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch chứa hỗn hợp FeCl3 và CuSO4.
(Xem giải) b) Cho từ từ đến dư dung dịch KHSO4 vào dung dịch chứa hỗn hợp NaAlO2 và Na2CO3.
(Xem giải) c) Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch K2HPO3.
(Xem giải) d) Cho bột Fe vào dung dịch NaHSO4 dư.
Câu II. (3,0 điểm)
(Xem giải) a) Cho metan phản ứng với khí Clo (tỉ lệ mol 1 : 1, có chiếu sáng), sản phẩm thu được có một lượng nhỏ etan. Tại sao?
(Xem giải) b) Cho hidrocacbon B mạch hở, có công thức phân tử là C7H12. Viết công thức cấu tạo của B (biết B có 4 đồng phân hình học). Viết các dạng đồng phân hình học đó.
(Xem giải) Câu III. (3,0 điểm) Một oxit của nitơ có công thức NOx, trong đó nitơ chiếm 30,43% về khối lượng.
a) Xác định NOx. Viết phương trình phản ứng của NOx với dung dịch NaOH dưới dạng phân tử và ion rút gọn.
b) Cho cân bằng: N2O2x (khí không màu) ⇋ 2NOx
Cho hỗn hợp gồm 46 gam N2O2x và 13,8 gam NOx vào một bình kín thể tích 10 lít đến khi hỗn hợp đạt trạng thái cân bằng thì áp suất trong bình gấp 1,015 lần áp suất ban đầu, biết nhiệt độ không đổi bằng 27,3°C.
– Tính hằng số cân bằng Kc, Kp của phản ứng.
– Khi hỗn hợp khí đạt trạng thái cân bằng, làm lạnh bình đến 0°C thì thấy màu của khí NOx nhạt dần, vậy phản ứng thuận thu nhiệt hay tỏa nhiệt?
(Xem giải) Câu IV. (2,0 điểm) Hòa tan hết 26,64 gam chất X là tinh thể muối sunfat ngậm nước của kim loại M (hóa trị n không đổi) vào nước được dung dịch A. Nếu cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NH3 vừa đủ thì thu được kết tủa B, nung B đến khối lượng không đổi thu được 4,08 gam chất rắn. Nếu cho dung dịch A tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa đủ thì thu được 27,96 gam kết tủa BaSO4.
Xác định công thức của X.
(Xem giải) Câu V. (2,0 điểm) Hỗn hợp khí X gồm một ankan, một anken và hiđro. Cho 7,84 lít X đi qua chất xúc tác Ni, nung nóng, thu được 6,72 lít hỗn hợp khí Y. Dẫn Y đi qua bình đựng dung dịch KMnO4 dư thì màu của dung dịch bị nhạt và thấy khối lượng bình tăng thêm 2,80 gam. Sau phản ứng, còn lại 4,48 lít hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 20,25. Các khí cùng đo ở điều kiện tiêu chuẩn, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hãy xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của các khí có trong hỗn hợp Y.
(Xem giải) Câu VI. (2,0 điểm) Hỗn hợp M gồm C2H6, C2H4 và C2H2. Cho 0,3 mol M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 24 gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 4,25 gam M tác dụng với dung dịch brom dư thì có tối đa 20 gam brom tham gia phản ứng.
a) Tính phần trăm thể tích các khí trong M.
b) Trộn 4,25 gam M với 0,15 mol H2 rồi nung trong bình kín có chứa một ít bột Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp X. Tính thể tích O2 (điều kiện tiêu chuẩn) tối thiểu cần dùng để đốt cháy hoàn toàn X.
(Xem giải) Câu VII. (3,0 điểm) Hỗn hợp bột E gồm Fe và một kim loại M có hóa trị không đổi. Trộn đều và chia 22,59 gam hỗn hợp E thành ba phần bằng nhau. Hòa tan hết phần 1 bằng dung dịch HCl thu được 3,696 lít khí H2. Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất).
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra, xác định kim loại M, biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
b) Cho phần 3 vào 100 ml dung dịch Cu(NO3)2, lắc kĩ để Cu(NO3)2 phản ứng hết thu được chất rắn F có khối lượng 9,76 gam. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính nồng độ mol/l của dung dịch Cu(NO3)2 ban đầu.
(Xem giải) Câu VIII. (3,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3, Mg, MgO và CuO vào 200 gam dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch X chỉ chứa muối sunfat trung hòa của kim loại, hỗn hợp khí Y gồm 0,01 mol N2O và 0,02 mol NO. Cho dung dịch X phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 89,15 gam kết tủa. Lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 84,386 gam chất rắn.
Tính nồng độ phần trăm của FeSO4 trong dung dịch X.
Bình luận