[2022] Thi giữa kỳ I trường Lương Thế Vinh – Hà Nội (Ban A)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

⇒ Mã đề: 004

1D 2D 3C 4B 5D 6A 7A 8C 9A 10C
11D 12B 13B 14D 15C 16C 17C 18B 19A 20A
21C 22C 23A 24D 25C 26B 27A 28B 29D 30B
31C 32C 33D 34A 35D 36B 37D 38D 39A 40A

Câu 1: Este (X) được tạo thành từ axit axetic và ancol etylic có công thức phân tử là

A. C4H10O2.       B. C3H6O2.       C. C2H4O2.         D. C4H8O2.

Câu 2: Khi xà phòng hóa tristearin trong dung dịch NaOH đun nóng ta thu được sản phẩm là

A. C15H31COONa và etanol.       B. C17H35COOH và glixerol.

C. C15H31COOH và glixerol.       D. C17H35COONa và glixerol.

(Xem giải) Câu 3: Chất X tác dụng với dung dịch NaOH dư theo tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Chất X là

A. etyl axetat.       B. triolein.       C. phenyl axetat.       D. vinyl axetat.

(Xem giải) Câu 4: Cho axit cacboxylic tác dụng với propan-2-ol có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng tạo ra este X có công thức phân tử C5H10O2. Tên gọi của X là

A. propyl axetat.       B. isopropyl axetat.       C. propyl propionat.       D. isopropyl propionat.

(Xem giải) Câu 5: Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là

A. metyl propionat.       B. propyl fomat.       C. ancol etylic.       D. etyl axetat.

(Xem giải) Câu 6: Số đồng phân cấu tạo este của axit fomic ứng với công thức phân tử C4H8O2 là

A. 2.       B. 3.       C. 4.       D. 5.

(Xem giải) Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một este X rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X là

A. HCOOCH3.       B. CH3COOCH3.       C. HCOOC2H5.       D. CH3COOC2H5.

(Xem giải) Câu 8: Xà phòng hoá 8,8 gam etyl axetat bằng 300ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 8,2.       B. 12,2.       C. 16,2.       D. 8,6.

Câu 9: Tên gọi của chất béo (C17H33COO)3C3H5 là

A. triolein.       B. tristearin.       C. tripanmitin       D. axit stearic.

(Xem giải) Câu 10: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong thu được 10,0 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi thử TN trường Trần Phú - Vĩnh Phúc (Lần 2)

A. 13,5.       B. 30,0.       C. 15,0.       D. 20,0.

(Xem giải) Câu 11: Cho m gam glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là

A. 20,0 gam.       B. 60,0 gam.       C. 40,0 gam.       D. 80,0 gam.

Câu 12: Chất nào sau đây có nhiều trong mật ong (chiếm 40% trong mật ong)?

A. Saccarozơ.       B. Fructozơ.       C. Glucozơ.       D. Amilopectin.

Câu 13: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Glucozơ.       B. Saccarozơ.       C. Tinh bột.       D. Fructozơ.

Câu 14: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. hoà tan Cu(OH)2.       B. trùng ngưng.       C. tráng gương.       D. thuỷ phân.

Câu 15: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: CO2 → X → Y → C2H5OH. Các chất X, Y lần lượt là

A. tinh bột, xenlulozơ.       B. glucozơ, xenlulozơ.

C. tinh bột, glucozơ.       D. tinh bột, saccarozơ.

Câu 16: Gluxit (cacbohiđrat) chứa nhiều gốc β-glucozơ trong phân tử là

A. tinh bột.       B. saccarozơ.       C. xenlulozơ.       D. glucozơ.

Câu 17: Chất nào sau đây là amin no, đơn chức, mạch hở?

A. CH3N.       B. CH4N.       C. CH5N.       D. C2H5N.

Câu 18: Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala (mạch hở) là

A. 2.       B. 4.       C. 5.       D. 3.

(Xem giải) Câu 19: Số đồng phân cấu tạo aminoaxit có công thức phân tử C4H9O2N là

A. 5.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 20: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là

A. Cu(OH)2/OH-.       B. dung dịch NaCl.

C. dung dịch HCl.       D. dung dịch NaOH.

(Xem giải) Câu 21: Trong các chất dưới đây, chất nào thuộc loại đipeptit?

A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.

B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.

C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH

D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH

Câu 22: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?

A. H2N-[CH2]6–NH2.       B. C6H5NH2.       C. CH3–NH–CH3.       D. CH3–CH(CH3)–NH2.

Câu 23: Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là

A. anilin.       B. natri hiđroxit.       C. metylamin.       D. amoniac.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng?

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Quỳnh Thọ - Thái Bình (Lần 2)

A. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO-.

B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

C. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin.

(Xem giải) Câu 25: Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là:

A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH.

B. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-COOHCl-.

C. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH(CH3)-COOHCl-.

D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.

(Xem giải) Câu 26: Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là

A. 3       B. 2.       C. 4.       D. 5.

(Xem giải) Câu 27: Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm H2NCH2CH2COOH và CH3CH(NH2)COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 100.       B. 150.       C. 200.       D. 250.

(Xem giải) Câu 28: Hỗn hợp khí X gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng và một anken. Đốt hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 0,550 mol CO2, 0,925 mol H2O và V lít N2 (đktc). Giá trị V là

A. 3,36.       B. 2,80.       C. 5,60.       D. 4,48.

(Xem giải) Câu 29: Cho 5,90 gam propylamin tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là

A. 8,15 gam.       B. 9,65 gam.       C. 8,10 gam.       D. 9,55 gam.

(Xem giải) Câu 30: Cho 0,02 mol aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40,00 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là

A. H2NC2H3(COOH)2.       B. H2NC3H5(COOH)2.

C. (H2N)2C3H5COOH.       D. H2NC3H6COOH

(Xem giải) Câu 31: Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam Gly-Ala bằng dung dịch NaOH đun nóng, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là

A. 22,6.       B. 37,6.       C. 20,8.       D. 16,8.

(Xem giải) Câu 32: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H7O3N tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Phân tử khối (theo đvC) của Y là

A. 45.       B. 68.       C. 31.       D. 46.

(Xem giải) Câu 33: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong môi trường axit, thu được axit oleic và axit stearic có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. Phân tử khối của X (đvC) là

Bạn đã xem chưa:  [Group Hóa học Bắc - Trung - Nam] Thi thử lần 1 - 2019

A. 886.       B. 890.       C. 884.       D. 888.

(Xem giải) Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 2,31 mol O2, thu được H2O và 1,65 mol CO2. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 26,52 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,09.       B. 0,12.       C. 0,15.       D. 0,18.

Câu 35: Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Dung dịch protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

B. Liên kết của nhóm -CO- với nhóm -NH- giữa hai đơn vị α-aminoaxit được gọi là liên kết peptit.

C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản (với xúc tác thích hợp) thu được các α-amino axit.

D. Trimetylamin và etylamin là những chất lỏng mùi khai khó chịu, độc.

(Xem giải) Câu 36: Cho các phát biểu sau
(a) Glucozơ được gọi là đường nho và saccarozơ được gọi là đường mía.
(b) Trong công nghiệp, glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ enzim.
(c) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
(d) Không thể phân biệt dung dịch saccarozơ và dung dịch glucozơ bằng dung dịch AgNO3/NH3.
(e) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau vì cùng công thức chung là (C6H10O5)n.
(f) Tinh bột không tác dụng được với Cu(OH)2 nhưng xenlulozơ thì tác dụng được tạo phức màu xanh lam.
Số phát biểu không đúng là

A. 3.       B. 4.       C. 2.       D. 5.

(Xem giải) Câu 37:Trung hòa hoàn toàn 8,88 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 17,64 gam muối. Amin có công thức là

A. H2N–CH2–CH2–CH2–CH2–NH2.       B. CH3–CH2–CH2–NH2.

C. H2N–CH2–CH2–NH2       D. H2N–CH2–CH2–CH2–NH2.

(Xem giải) Câu 38: Hòa tan hết m gam lysin vào nước thu được dung dịch X. Biết X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1,4M. Giá trị của m là

A. 32,76.       B. 40,88.       C. 16,38.       D. 20,44.

(Xem giải) Câu 39: Hỗn hợp X gồm glyxin và alanin (trong đó nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được (2m – 8,7) gam muối. Giá trị của m là

A. 16,0.       B. 12,8.       C. 10,6.       D. 12,0.

(Xem giải) Câu 40: Thủy phân hoàn toàn a mol peptit X mạch hở với xúc tác thích hợp thu được 2a mol axit glutamic và 3a mol glyxin. Số nguyên tử oxi có trong một phân tử peptit X là

A. 10.       B. 12.       C. 8.       D. 6.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!