[2024 – 2025] Thi chọn HSG trường Yên Định 2 – Thanh Hóa

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Mã đề 031-H12A năm 2024-2025

⇒ Thời gian làm bài: 90 phút

⇒ Bảng đáp án phần trắc nghiệm:

1B 2D 3A 4B 5A 6A 7C 8C 9A 10C
11A 12C 13B 14D 15D 16A 17C 18B 19D 20D
Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26
(a) Đ Đ Đ Đ S S
(b) S S Đ S Đ Đ
(c) Đ Đ S S Đ S
(d) Đ Đ Đ Đ S Đ
Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 Câu 31 Câu 32
25 3 2 371 8 2,2

PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

(Xem giải) Câu 1. Khói thuốc lá có chứa các thành phần như nicotine, carbon monoxide, benzene, formaldehyde,… là những chất tác động trực tiếp lên não, thần kinh, tim mạch, hệ hô hấp và nguy cơ dẫn đến ung thư.

Công thức phân tử của nicotine (có cấu tạo như hình bên) là:

A. C10H15N2.       B. C10H14N2.       C. C10H16N2.         D. C10H12N2.

(Xem giải) Câu 2. Trên một số vật dụng polymer có các ký hiệu sau:

Các kí hiệu này giúp người sử dụng và thu gom vật liệu polymer biết được thông tin gì?

A. Vật liệu có thể đốt và không gây ô nhiễm môi trường.

B. Vật liệu độc hại, cần tránh xa tầm tay trẻ em.

C. Vật liệu dễ cháy, nên bảo quản ở nhiệt độ thấp.

D. Vật liệu có thể tái chế được.

(Xem giải) Câu 3. Trong quá trình mạ vàng một vật bằng đồng, người ta dùng cathode là vật bằng đồng, anode làm bằng vàng, dung dịch điện li là dung dịch muối vàng (ví dụ AuCl3). Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra ở điện cực âm là:

A. Au3+ + 3e → Au       B. Au → Au3+ + 3e

C. Cu2+ + 2e → Cu       D. Cu → Cu2+ + 2e

(Xem giải) Câu 4. Acquy lithium-ion là một loại acquy hiện đại, thường được sử dụng trong các thiết bị điện tử và xe điện, với những đặc điểm sau: (1) có mật độ năng lượng cao, (2) giá thành cao, (3) có tuổi thọ dài, (4) không gây ô nhiễm môi trường. Những ưu điểm của acquy lithium-ion là:

A. (1), (2), (3)       B. (1), (3), (4)       C. (2), (3), (4)       D. (1), (2), (4)

(Xem giải) Câu 5: Số đồng phân là hợp chất thơm có công thức phân tử C8H10O tác dụng được với NaOH là:

A. 9.       B. 6.       C. 7.       D. 8.

(Xem giải) Câu 6. Cho các tính chất sau: kết tinh (1), có vị ngọt (2), màu trắng (3), thể hiện tính chất của polialcohol (4), thể hiện tính chất của acid (5), thể hiện tính chất của aldehyde (6). Những tính chất thuộc tính chất của glucose là

A. (1), (2), (4), (6).       B. (1), (2), (3), (4), (6).

C. (1), (2), (3), (5), (6).       D. (1), (2), (4).

(Xem giải) Câu 7. Cho dung dịch chứa amino acid X tồn tại ở dạng ion lưỡng cực như sau: +H3N-R-COO¯. Đặt dung dịch này trong một điện trường. Khi đó:

A. Chất X sẽ di chuyển về phía cực âm của điện trường.

B. Chất X sẽ di chuyển về phía cực dương của điện trường.

C. Chất X không di chuyển dưới tác dụng của điện trường.

D. Chất X chuyển hoàn toàn về dạng H2NCH(R)COOH.

(Xem giải) Câu 8. Nhóm chất Catechoamine có nhiều loại nhưng trong cơ thể người bao gồm ba chất chủ yếu Dopamine “hormon hạnh phúc”, ngoài ra còn có Adrenaline (Epinephrine) và Noradrenaline (Norepinephrine) được sử dụng khá phổ biến trong y học nhờ chức năng cấp cứu tim mạch. Adrenaline và Noradrenaline là 2 hormone quan trọng, đóng vai trò không thể phủ nhận trong cách cơ thể chúng ta phản ứng trước những tình huống căng thẳng và nguy hiểm. Adrenaline và Noradrenaline công thức cấu tạo như sau:

Hãy cho biết phát biểu sau đây là đúng?

A. Adrenaline và Noredrenaline là đồng phân của nhau.

B. Adrenaline và Noredrenaline đều có 14 nguyên tử hydrogen trong phân tử.

C. Adrenaline và Norepinephrine đều là hợp chất hữu cơ tạp chức.

D. Adrenaline và Noredrenaline đều có nhóm chức alcohol cùng bậc với nhóm chức amine.

(Xem giải) Câu 9. Một thanh Mg nặng 6,0 kg được gắn vào một đường ống bằng thép chôn dưới đất sét ẩm để chống ăn mòn cho đường ống. Khi đó sẽ xuất hiện một dòng điện (gọi là dòng điện bảo vệ) có cường độ 0,03 A chạy giữa thanh Mg và đường ống. Điện lượng (q) của pin điện hoá được xác định bởi biểu thức: q = I.t = ne.F
Trong đó: I là cường độ dòng điện (A); t là thời gian pin hoạt động (giây); F là hằng số Faraday, F = 96485 C/mol; ne là số mol electron trao đổi giữa hai điện cực. Biết hiệu suất bảo vệ đối với Mg là 50%. Khoảng thời gian đường ống có thể được bảo vệ bởi thanh Mg khỏi các quá trình ăn mòn kim loại là

A. 25,5 năm.       B. 24,5 năm.       C. 20,6 năm.       D. 26,8 năm.

(Xem giải) Câu 10. Các chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (aniline) được kí hiệu ngẫu nhiên là E, T, G, Q. Một số tính chất được ghi trong bảng sau:

Chất E T G Q
Nhiệt độ sôi (°C) 182 -33,4 -6,5 184
pH (dung dịch nồng độ 0,1 (mol/l) 8,8 11,1 11,8 5,4

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Q là C6H5NH2.       B. T là C6H5OH.       C. G là CH3NH2.       D. E là NH3.

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử Tốt nghiệp trường Đông Sơn 1 - Thanh Hóa

(Xem giải) Câu 11. Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li)

A. y = x + 2.       B. y = x – 2.       C. y = 2x.       D. y = 100x.

(Xem giải) Câu 12. Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các phản ứng cháy đều tỏa nhiệt.
(b) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
(c) Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều tỏa nhiệt.
(d) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
(e) Lượng nhiệt mà phản ứng hấp thụ hay giải phóng không phụ thuộc vào điều kiện thực hiện phản ứng và thể tồn tại của chất trong phản ứng.
(g) Sự cháy của nhiên liệu (xăng, dầu, khí gas, than, gỗ,…) là những ví dụ về phản ứng thu nhiệt vì cần khơi mào.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 2.       C. 3.       D. 5.

(Xem giải) Câu 13. Cho phản ứng sau:

Cho các phát biểu sau:
(a) Chất A trong cấu tạo trên là β-glucose.
(b) Chất B có thể là hỗn hợp của methyl α-glucoside và methyl β-glucoside.
(c) Trong phản ứng trên, nguyên tử H trong nhóm –OH ở vị trí carbon số 1 của glucose bị thay thế bằng gốc –CH3 của alcohol.
(d) Chất B tồn tại ở cả hai dạng mạch vòng và dạng mạch hở.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 2.       C. 3.       D. 1.

(Xem giải) Câu 14. Vật liệu composite là một loại vật liệu đặc biệt được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Cho các phát biểu sau đây về vật liệu composite:
(a) Vật liệu composite là sự kết hợp của một loại vật liệu duy nhất để tạo ra các tính chất vượt trội.
(b) Vật liệu cốt trong composite có thể ở dạng sợi hoặc dạng bột.
(c) Vật liệu nền của composite có chức năng kết nối các vật liệu cốt lại với nhau.
(d) Vật liệu composite cốt sợi thường được sử dụng để sản xuất thân và vỏ của các phương tiện giao thông như máy bay và tàu thuyền.
(e) Vật liệu composite cốt hạt thường được sử dụng để sản xuất khung xe đạp và bồn chứa.
(f) Vật liệu composite không được ứng dụng trong ngành xây dựng.
Số phát biểu đúng là

A. 5.       B. 2.       C. 4.       D. 3.

(Xem giải) Câu 15. Cho các phát biểu sau:
(a) Methylamine, dimethylamine, trimethylamine và ethylamine là những chất khí có mùi khai khó chịu, tan nhiều trong nước.
(b) Để rửa lọ đựng dung dịch aniline người ta dùng dung dịch NaOH loãng.
(c) Các amine thơm đều là chất lỏng hoặc rắn.
(d) Phenol là một acid yếu nhưng có thể làm quỳ tím ẩm chuyển thành màu đỏ.
(e) Amino acid là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao.
(f) Đưa đũa thủy tinh đã nhúng dung dịch HCl đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch CH3NH2 đặc thấy khói trắng bốc lên.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 6.       C. 5.       D. 4.

(Xem giải) Câu 16: Biểu đồ sau thể hiện độ hoạt động của các enzyme A, B, C xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể theo pH của môi trường phản ứng:

Trong các enzyme đã nêu trong biểu đồ, amylase là một enzyme tiêu hóa chủ yếu được tiết ra bởi tuyến tụy và tuyến nước bọt, có tác dụng thủy phân tinh bột thành maltose. Pepsin và trypsin cũng là các enzyme tiêu hóa, lần lượt có trong dịch vị và ruột non với vai trò phân giải protein. Trypsin hoạt động tốt nhất trong môi trường kiềm nhẹ. Enzyme A và B lần lượt là

A. Pepsin và amylase       B. Pepsin và trypsin

C. Amylase và pepsin       D. Amylase và trypsin

(Xem giải) Câu 17. Thực hiện thí nghiệm tách cồn (ethanol) ra khỏi hỗn hợp cồn – nước, được mô phỏng như hình sau:

Trong các phát biểu sau đây:
(1) Thí nghiệm đã sử dụng phương pháp chưng cất.
(2) Đầu nước vào và nước ra của ống sinh hàn có thể được đặt ngược lại.
(3) Độ cồn của sản phẩm sẽ lớn hơn so với độ cồn ban đầu do sản phẩm thu được tinh khiết hơn lẫn ít nước hơn cồn ban đầu.
(4) Nếu nhiệt độ của nhiệt kế tăng đột ngột có thể dừng thu sản phẩm vì lượng C2H5OH hóa hơi ít hơn so với nước.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 3.       C. 2.       D. 1.

(Xem giải) Câu 18. Cho một loại chất béo còn chứa một lượng acid béo tự do (RCOOH). Người ta nấu 2,145 kg chất béo đó với một lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,26 kg NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,184 kg glycerol. Khối lượng xà phòng thu được bằng bao nhiêu gam? Biết rằng trong loại xà phòng đó chứa 72% khối lượng là muối sodium của các acid béo.

A. 2212.       B. 3072.       C. 3162.       D. 2842.

(Xem giải) Câu 19. X là isopropyl formate là một ester có trong cà phê Arabica; chất Y có công thức phân tử C4H6O4; biết rằng Y được tạo thành từ các chất alcohol bền và carboxylic acid đều chỉ có một loại nhóm chức. Trong các phát biểu sau đây:
(1) Công thức cấu tạo của X là HCOOCH(CH3)2.
(2) Có 3 đồng phân ester khác cùng công thức phân tử với X.
(3) Chất Y có hai công thức cấu tạo phù hợp.
(4) X và Y đều là ester no, mạch hở.
(5) Cả hai chất X, Y đều không thể tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  [2020 - 2021] Dự bị thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Nam Định

A. 3.       B. 5.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 20. Chất hữu cơ A có công thức phân tử C5H8O5, có mạch carbon không phân nhánh. Nếu cho 14,8 gam A tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư hoặc K dư thì thu được 0,2 mol khí CO2 hoặc 0,15 mol khí H2. Số công thức cấu tạo của A là:

A. 1.       B. 4.       C. 3       D. 2.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 21 đến câu 26. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

(Xem giải) Câu 21. Acetylene thường được dùng làm nhiên liệu, ví dụ đèn xì oxygen – acetylene dùng để hàn cắt kim loại. Khí methane là thành phần chính của khí thiên nhiên cũng được sử dụng làm nhiên liệu. Methane và acetylene cháy theo phương trình hóa học sau:
CH4 (g) + 2O2 (g) → CO2 (g) + 2H2O (g) (1)
2C2H2 (g) + 5O2 (g) → 4CO2 (g) + 2H2O (g) (2)
Cho biết nhiệt tạo thành chuẩn của một số chất như sau:

 Chất CH4 (g) C2H2 (g) CO2 (g) H2O (g)
(kJ/mol) – 74,6 227,4 – 393,5 – 241,8

Cho các phát biểu sau
a. Biến thiên enthalpy chuẩn của phương trình (2) là -2512,4 kJ.
b. Nếu xét cùng số mol thì lượng nhiệt tỏa ra từ C2H2 gấp CH4 xấp xỉ 3,131 lần.
c. Nếu xét cùng khối lượng thì lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy CH4 gấp C2H2 xấp xỉ 1,038.
d. Biến thiên enthalpy chuẩn của phương trình (1) là -802,5 kJ.

(Xem giải) Câu 22: Khí sulfur dioxide (SO2) do các nhà máy thải ra là nguyên nhân chính trong việc gây ô nhiễm môi trường. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí (QCVN 05:2013/ BTNMT) nếu nồng độ SO2 vượt quá 350 μg/m³ không khí (được đo trong 1 giờ) ở thành phố thì không khí bị ô nhiễm.
a. Khi SO2 tác dụng với NO2 (ở điều kiện thích hợp) thì SO2 đóng vai trò chất khử.
b. Lấy 50 L không khí trong 1 giờ ở một thành phố và phân tích thấy có 0,012 mg SO2 thì có thể kết luận không khí ở đó bị ô nhiễm.
c. Sulfur dioxide là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa acid.
d. Sulfur dioxide (SO2) là chất gây ô nhiễm chính do các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu than thải ra. Khí SO2 được giải phóng bởi một nhà máy nhiệt điện, nó có thể bị giữ lại do phản ứng với MgO và O2 trong ống khói để tạo thành MgSO4. Nếu 140 tấn SO2 do một nhà máy nhiệt điện thải ra mỗi ngày, thì cần phải cung cấp 87,5 tấn MgO để loại bỏ hết lượng SO2 này.

(Xem giải) Câu 23. Pin Galvani là một thiết bị chuyển đổi hóa năng từ phản ứng oxi hóa khử thành điện năng. Trong một pin Galvani, các phản ứng oxi hóa và khử xảy ra tại hai điện cực khác nhau, dẫn đến sự chuyển động của electron qua mạch ngoài và tạo ra dòng điện. Ví dụ, trong pin Cu-Zn, kẽm bị oxi hóa ở cực âm, còn ion đồng được khử ở cực dương.

a. Khi kết nối hai điện cực trong pin Cu-Zn, electron sẽ di chuyển từ điện cực Zn (âm) sang điện cực Cu (dương).
b. Trong quá trình hoạt động của pin Galvani, trên bề mặt thanh kẽm, quá trình oxi hóa diễn ra như sau: Zn → Zn2+ + 2e.
c. Nếu không có cầu muối trong pin Galvani, quá trình tạo ra dòng điện sẽ diễn ra với tốc độ chậm hơn vì điện tích giữa các dung dịch bị lệch.
d. Sức điện động của pin Galvani phụ thuộc vào sự chênh lệch thế năng của các phản ứng oxi hóa khử xảy ra tại hai điện cực.

(Xem giải) Câu 24. Thuốc ritalin là chất kích thích hệ thần kinh trung ương được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý và chứng ngủ rũ. Thuốc ritalin chứa muối methylphenidate hydrochloride (có cấu tạo như hình bên dưới).

Cho các phát biểu
a. Công thức phân tử của methylphenidate hydrochloride là C14H20NO2Cl
b. 1 mol methylphenidate hydrochloride phản ứng tối đa với 1 mol NaOH
c. Độ bất bão hòa của methylphenidate hydrochloride là 4
d. Mỗi viên thuốc ritalin chứa 10 mg muối methylphenidate hydrochloride. Để sản xuất 1000 hộp thuốc loại 30 viên/hộp thì cần dùng tối thiểu 300 gam methylphenidate hydrochloride. (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)

(Xem giải) Câu 25. Hemoglobin (Hb) là một loại protein chiếm khoảng 35% trọng lượng của hồng cầu. Hb có nhiệm vụ nhận oxygen từ phổi và vận chuyển đi khắp cơ thể. Thành phần cấu tạo nên hemoglobin bao gồm nhân heme và globin:

Nhân heme: Một heme sẽ bao gồm một ion Fe2+ ở chính giữa và một vòng porphyrin bao xung quanh. Một phân tử Hb sẽ có chứa bốn nhân heme chiếm 5% trọng lượng hemoglobin.
Hemoglobin: Được tạo từ các loại amino acid liên kết với nhau bằng các liên kết peptide để tạo thành chuỗi polypeptide.
Mỗi nguyên tử trung tâm trong nhân heme chỉ liên kết tối đa với 1 phân tử O2. Đánh giá mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?
a. Dạng hình học của phức chất Fe(II) trong nhân heme là bát diện.
b. Mỗi phân tử hemoglobin có thể hấp thụ tối đa bốn phân tử oxygen.
c. Trong các nhân heme, nguyên tử trung tâm liên kết với phối tử qua các nguyên tử nitrogen.
d. Trong hemoglobin, iron chiếm 5% theo khối lượng.

Bạn đã xem chưa:  [2022 - 2023] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Bắc Giang

(Xem giải) Câu 26. Glutamic acid có vai trò quan trọng trong quá xây dựng cấu trúc tế bào của con người, đây là chất dinh dưỡng mà con người có thể tổng hợp được. Ngoài ra monosodium glutamate còn được dùng chế biến gia vi thức ăn (bột ngọt hay mì chính). Glutamic acid có cầu trúc như hình bên và có điểm đẳng điện pI = 3,2 (pI là giá trị pH mà khi đó amino acid có nồng độ ion lưỡng cực là cực đại. Khi pH < pI thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng cation, còn khi pH > pI thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng anion)

a. Glutamic acid là amino acid thiết yếu thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa hai loại nhóm chức.
b. Tên thay thế của glutamic acid là 2-aminopentane-1,5-dioic acid.
c. Trong dung dịch pH = 3,2, glutamic acid tồn tại chủ yếu ở dạng: HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COO¯.
d. Trong dung dịch pH = 6, có thể tách hỗn hợp gồm glutamic acid và lysine (pI = 9,7) bằng phương pháp điện di.

PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 27 đến câu 32.

(Xem giải) Câu 27. Để mạ đồng một vật dụng kim loại có tổng diện tích bề mặt là 10 cm² (sau khi mạ), người ta tiến hành điện phân dung dịch CuSO4 với cực âm là vật dụng cần mạ và cực dương là lá đồng thô. Biết cường độ dòng điện không đổi là 2 A, hiệu suất điện phân là 90%, khối lượng riêng của tinh thể Cu là 8,94 g/cm³ và lượng đồng tạo ra được tính theo công thức Faraday là m = A.I.t/nF (với A là nguyên tử khối của Cu = 64; I là cường đô dòng điện, F là hằng số Faraday = 96485 C/mol, n là số electron mà 1 ion Cu2+ nhận, t là thời gian điện phân tính bằng giây). Thời gian điện phân để lớp mạ có độ dày đồng nhất 0,1 mm là bao nhiêu phút? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)

(Xem giải) Câu 28. Ở nước ta, nước mắm truyền thống được sản xuất thủ công từ cá cơm theo các giai đoạn chính như:
– Giai đoạn 1: rửa sạch cá cơm rồi trộn cá với muối ăn theo tỉ lệ nhất định.
– Giai đoạn 2: ủ hỗn hợp (cá cơm và muối ăn) trong các thùng gỗ, chum, sành từ 6 đến 24 tháng.
– Giai đoạn 3: thu được nước cốt của mắm (gọi là mắm nhĩ) có hàm lượng đạm rất cao.
– Giai đoạn 4: lọc mắm nhĩ, pha chế và đóng chai. Trước đây, người ta thường dùng than củi sạch trong quá trình lọc mắm.
Cho các phát biểu sau:
(a) Quá trình làm nước mắm có bản chất là thủy phân protein trong cá cơm thành các amino acid bởi base.
(b) Không nhất thiết phải sử dụng muối ăn làm nguyên liệu để sản xuất nước mắm.
(c) Hàm lượng đạm trong nước mắm được tính theo hàm lượng nguyên tố oxygen.
(d) Than củi sạch có tác dụng hấp phụ các tạp chất, bụi bẩn có trong nước mắm.
(e) Chai nước mắm khi sử dụng lâu ngày có thể có tinh thể muối ăn đóng cặn ở đáy chai.
(g) Ở giai đoạn 2, thời gian ủ càng lâu thì chất lượng mắm càng cao.
Số phát biểu đúng là bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 29. Cho các chất sau: polybuta-1,3-diene, poly(methyl metacrylate), polystyrene, len lông cừu, polyacrylonitrile, cellulose, polychloroprene. Trong số các chất trên, có bao nhiêu chất được dùng để chế tạo cao su?

(Xem giải) Câu 30. Một xí nghiệp nhỏ chuyên sản xuất pháo hoa thực hiện tổng hợp cellulose trinitrate (còn gọi là thuốc súng không khói) để chế tạo thuốc nổ làm thành phần cho pháo hoa mini. Quy trình sản xuất bao gồm hai bước: nitrate hóa bông bằng dung dịch nitric acid và sau đó rửa sạch, sấy khô sản phẩm. Xí nghiệp này đã sử dụng 1 kg bông với hàm lượng cellulose tinh khiết là 90%, hiệu suất của quá trình nitrate hóa được đánh giá là 75%. Biết mỗi quả pháo chứa 3 g thuốc súng không khói và quá trình sản xuất pháo làm hao hụt 10% thuốc súng. Số quả pháo mà xí nghiệp này sản xuất được là bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 31. Để đo nồng độ cồn (C2H5OH) trong máu, cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích có chứa bột chromium trioxide. Khi người lái xe hà hơi thở vào dụng cụ phân tích, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với chromium trioxide và biến thành Cr2O3 có màu xanh lục và khí CO2. WHO đưa ra một đơn vị uống chuẩn là 0,23 mg C2H5OH/lít khí thở. Nếu một người đàn ông đã dùng rượu bia, khi đo nồng độ cồn bằng máy đo thấy lượng chromium trioxide đã phản ứng là 16 mg/1 lít khí thở. Vậy trong hơi thở người đàn ông này đo được bao nhiêu đơn vị uống chuẩn.

(Xem giải) Câu 32. Phản ứng phân huỷ ethyl iodide trong pha khí xảy ra như sau: C2H5I → C2H4 + HI

Nhiệt độ Hằng số tốc độ phản ứng
127oC 1,60.10–7 (s–1)
227oC 4,25.10–4 (s–1)

Bảng: Sự phụ thuộc hằng số tốc độ của phản ứng theo nhiệt độ
Hệ số nhiệt độ của phản ứng trên là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!