[2022 – 2023] Khảo sát HSG cụm Hoằng Hóa – Thanh Hóa (Lần 2)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Thời gian làm bài: 90 phút
⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:
1A | 2D | 3A | 4B | 5C | 6D | 7C | 8C | 9B | 10A |
11C | 12A | 13A | 14D | 15A | 16C | 17A | 18D | 19A | 20D |
21D | 22A | 23A | 24B | 25B | 26C | 27A | 28C | 29A | 30B |
31C | 32C | 33B | 34B | 35C | 36D | 37B | 38B | 39D | 40C |
41D | 42A | 43B | 44A | 45D | 46B | 47B | 48D | 49B | 50B |
(Xem giải) Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no, đơn chức mạch hở cần dùng 10,08 lít khí O2 (đktc). Công thức phân tử của amin đó là
A. CH5N. B. C4H11N. C. C3H9N. D. C2H7N.
Câu 2. Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z, T với một số thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Chất | X | Y | Z | T |
Dungg dịch nước brom | Dung dịch mất màu | Kết tủa trắng | Dung dịch mất màu | |
Kim loại Na | Có khí thoát ra | Có khí thoát ra | Có khí thoát ra |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Axit axetic, benzen, phenol, stiren. B. Ancol etylic, stiren, axit axetic, axit acrylic.
C. Axit axetic, axit fomic, stiren, axit acrylic. D. Ancol etylic, stiren, phenol, axit acrylic.
Câu 3. Este nào sau đây có mùi dứa?
A. Etyl butirat. B. Vinyl fomat. C. Etyl axetat. D. Isoamyl axetat.
(Xem giải) Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn x mol hiđrocacbon X (40 < MX < 70) mạch hở, thu được CO2 và 0,3 mol H2O. Mặt khác, cho x mol X tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3, thì có 0,3 mol AgNO3 phản ứng. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 44,10. B. 41,70. C. 27,80. D. 23,85.
(Xem giải) Câu 5. Thủy phân hết 3,35 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở thì cần vừa đủ 0,05 mol NaOH thu được một muối và hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hết Y trong O2 dư, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 1,35. B. 3,15. C. 2,25. D. 1,80.
(Xem giải) Câu 6. Cho 19,5 gam một kim loại M hóa trị n tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 4,48 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). M là kim loại
A. Mg. B. Fe. C. Cu. D. Zn.
(Xem giải) Câu 7. Cho hỗn hợp X gồm Na và Ba (có cùng số mol) vào H2O thu được dung dịch Y và 0,336 lít khí (đktc). Cho Y vào 125 ml dung dịch gồm H2SO4 0,1M và CuSO4 0,1M. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa Z. Giá trị của m là
A. 2,245. B. 2,490. C. 2,575. D. 2,820.
(Xem giải) Câu 8. Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-6; (4) poli(etylen-terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli (vinl clorua), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng monome tương ứng là
A. (1), (3), (6). B. (1), (2), (3). C. (3), (4), (5). D. (1), (3), (5).
(Xem giải) Câu 9. Cho các chất sau: axetilen, axit axetic, fomanđehit, phenyl fomat, glucozơ, axetanđêhit, metyl axetat, fructozơ, natri fomat, axeton. Số chất có thể tham gia phản ứng tráng gương là
A. 7. B. 6. C. 8. D. 5.
(Xem giải) Câu 10. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH nồng độ b mol/l được 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của b là
A. 0,12M. B. 0,18M. C. 0,2M. D. 0,06M.
(Xem giải) Câu 11. Phương pháp điều chế N2 trong công nghiệp là
A. Đun dung dịch NaNO2 bão hòa và dung dịch NH4Cl bão hòa.
B. Nhiệt phân muối NH4NO3 đến khối lượng không đổi.
C. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
D. Đun nóng kim loại Mg với dung dịch HNO3 loãng.
(Xem giải) Câu 12. Xét các phát biểu sau:
(a) Người ta dùng CO2 để dập tắt đám cháy magie hoặc nhôm.
(b) Thạch cao nung có công thức CaSO4.2H2O được ứng dụng bó bột, đắp tượng, đúc khuôn,…
(c) Khí NH3 tạo khói trắng khi tiếp xúc với khí HCl.
(d) P trắng phát quang trong bóng tối.
(e) Thành phần chính của phân supephotphat kép là Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
(Xem giải) Câu 13. Cho các hợp chất hữu cơ:
(1) ankan; (2) ancol no, đa chức, mạch hở;
(3) este no, đa chức mạch hở; (4) amin no, đơn chức mạch hở;
(5) anken; (6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở;
(7) ankin; (8) anđehit no, đơn chức, mạch hở;
(9) axit no, đơn chức, mạch hở;
Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O là
A. (5), (6), (8), (9) B. (3), (5), (6), (8).
C. (2), (3), (5), (9). D. (3), (4), (6), (7).
(Xem giải) Câu 14. Có bao nhiêu cấu tạo mạch hở của hidrocacbon khi tác dụng với H2 dư (xúc tác thích hợp) thu được sản phẩm isopentan?
A. 4. B. 6. C. 8. D. 7.
(Xem giải) Câu 15. Sự xâm thực của nước mưa đối với đá vôi và sự tạo thành thạch nhũ trong hang động các núi đá vôi là do phản ứng:
A. CaCO3 + CO2 + H2O ⇋ Ca(HCO3)2 B. CaCO3 (t°) → CaO + CO2
C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O D. CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O
(Xem giải) Câu 16. Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 17. Chia 0,4 mol anđehit A mạch hở thành 2 phần bằng nhau:
– Phần 1 cho tác dụng hoàn toàn với hiđro phải dùng hết 8,96 lít H2 ở đktc.
– Phần 2 cho tác dụng với AgNO3 dư trong NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag
MA < 74. Số chất A thoả mãn đề bài là (không kể đồng phân hình học)
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
(Xem giải) Câu 18. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong môi trường kiềm, đipetit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
B. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.
C. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit
D. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.
(Xem giải) Câu 19. Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4.
B. Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl.
C. Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng.
D. Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%.
(Xem giải) Câu 20. Cho 8,5 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau vào dung dich HCl (dư) thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch có chứa 19,15 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 6,72. B. 4,48. C. 2,24. D. 3,36.
(Xem giải) Câu 21. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
B. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
C. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2
Câu 22. Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là hiện tượng
A. đồng đẳng. B. đồng khối. C. đồng phân. D. đồng vị.
(Xem giải) Câu 23. Cho sơ đồ chuyển hóa: NaOH + X → Z; Z + Y → NaOH; NaOH + X → E; E + Y → BaCO3. Biết: X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác BaCO3; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. Ba(HCO3)2, Ba(OH)2. B. NaHCO3, BaCl2.
C. NaHCO3, Ba(OH)2. D. CO2, BaCl2.
Câu 24. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. NaOH. B. H2S C. NaCl. D. HCl
Câu 25. Những kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường
A. K, Na, Mg B. K, Na, Ba C. Fe, Pb, Zn D. Li, Ba, Cu
Câu 26. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Vì vậy nước đá khô ứng dụng rất nhiều trong đời sống để bảo quản thực phẩm, y tế, công nghiệp. Khí nào sau đây dùng để sản xuất nước đá khô?
A. N2. B. CH4. C. CO2. D. CO.
Câu 27. Dung dịch của fomanđehit (fomon) được dùng làm chất tẩy uế, ngâm mẫu động vật làm tiêu bản, dùng trong kĩ nghệ da giày do có tính sát trùng. Công thức của fomanđehit là
A. CH3CHO. B. HCHO. C. HCOOH. D. CHO-CHO.
(Xem giải) Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp gồm hai axit cacboxylic hai chức, mạch hở và đều có một liên kết đôi C=C trong phân tử, thu được V lít khí CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa các giá trị x, y và V là
A. V = 28(x – 30y)/55. B. V = 28(x – 62y)/95.
C. V = 28(x + 30y)/55. D. V = 28(x + 62y)/95.
(Xem giải) Câu 29. Trong dung dịch, ion Fe2+ bị khử bởi kim loại nào trong các kim loại sau?
A. Mg. B. Na. C. Ag. D. Cu.
(Xem giải) Câu 30. Limonen là một chất có mùi thơm dịu được tách ra từ tinh dầu chanh, sả, bưởi, cam. Nó cũng là một trong những thành phần dược chất quý giá trong các nghiên cứu khoa học và mang đến nhiều ứng dụng trong điều chế các loại thuốc hỗ trợ điều trị ung thư, trào ngược dạ dày, sỏi mật, khó chịu do mệt mỏi. Hình dưới là công thức cấu tạo của Limonen
Công thức phân tử của Limonen là
A. C10H18. B. C10H16. C. C9H12. D. C12H20.
(Xem giải) Câu 31. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đkc) vào 100 ml dung dịch chứa KOH 0,5M và Ba(OH)2 0,75M thì thu được kết tủa X và dung dịch Y có chứa m gam chất tan. Tính giá trị của m?
A. 9,850. B. 18,225. C. 11,475. D. 29,550.
(Xem giải) Câu 32. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm glucozơ, saccarozơ cần dùng 1,2 mol O2, thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 73,5 gam. Nếu cho m gam X trên vào dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng (dùng dư), thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 17,28 gam. B. 36,72 gam. C. 21,60 gam. D. 25,92 gam.
(Xem giải) Câu 33. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở 100°C
(2) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH
(3) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc, dư
(4) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1) vào dung dịch HCl dư
(5) Cho CuO vào dung dịch HNO3
(6) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ.
Số thí nghiệm thu được hai muối là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
(Xem giải) Câu 34. Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit oleic, axit stearic (tỉ lệ mol lần lượt là 3 : 2 : 1) và các triglixerit. Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng oxi, thu được H2O và 13,45 mol CO2. Mặt khác, cho m gam E tác dụng với dung dịch chứa 0,9 mol KOH (lấy dư 20% so với lượng cần phản ứng) đun nóng, thu được glixerol và hỗn hợp chứa 3 muối có số mol đều bằng nhau. Phần trăm khối lượng của axit oleic trong m gam E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 18,2%. B. 13,4%. C. 6,7%. D. 12,1%.
(Xem giải) Câu 35. Cho các sơ đồ chuyển hóa theo đúng tỉ lệ mol:
(1) E (C9H12O4) + 2NaOH → X1 + X2 + X3
(2) X1 + 2HCl → Y + 2NaCl
(3) X2 + O2 (men giấm) → Z + H2O
(4) Z + X3 ⇔ T (C5H10O2) + H2O
Biết chất E là este mạch hở. Cho các phát biểu sau:
(a) Hợp chất E có đồng phân hình học
(b) Khối lượng phân tử của X1 là 160.
(c) Trong phân tử Y, số nguyên tử oxi gấp 2 lần số nguyên tử hiđro.
(d) Hợp chất T có hai đồng phân cấu tạo.
(e) Chất Z có thể được tạo thành từ CH3OH chỉ bằng 1 phản ứng hóa học.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 36. Cho các phát biểu sau:
(1) Poli(acrilonitrin) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(2) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn.
(3) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(4) Chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật) để lâu thường có mùi khó chịu (hôi, khét) do liên kết C=C ở gốc axit không no bị oxi hóa.
(5) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
(6) Tơ visco và tơ axetat đều là tơ bán tổng hợp.
(7) Dung dịch fructozơ bị oxi hóa bởi H2 (xúc tác Ni, t°) tạo ra sobitol.
(8) Trong dung dịch, lysin và axit glutamic đều làm đổi màu quỳ tím.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 7. B. 4. C. 6. D. 5.
(Xem giải) Câu 37. Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, axit acrylic và ancol anlylic. Đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol X, thu được 30,24 lít khí CO2. Mặt khác, đun nóng một lượng X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được 0,1 mol hỗn hợp Y (tỉ khối hơi của Y so với X bằng 1,25). Cho toàn bộ Y phản ứng với lượng dư Br2 trong dung dịch thì có a mol Br2 tham gia phản ứng. Giá trị của a là
A. 0,04. B. 0,05. C. 0,03. D. 0,06.
(Xem giải) Câu 38. Thực hiện 5 thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(b) Cho dung dịch NH4HCO3 vào dung dịch Ba(OH)2.
(c) Cho dung dịch NaHCO3 tác dụng với dung dịch BaCl2 đun nóng.
(d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4.
(e) Cho AgNO3 dư vào dung dịch loãng chứa a mol FeSO4 và 2a mol HCl.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được cả kết tủa và chất khí là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
(Xem giải) Câu 39. Hỗn hợp X gồm alanin; axit glutamic và axit metacrylic có cùng tỷ lệ mol. Hỗn hợp Y gồm propen và trimetylamin. Đốt cháy a mol X và b mol Y thì tổng số mol khí oxi cần dùng là 2,85 mol, thu được H2O; 0,2 mol N2 và 2,1 mol CO2. Mặt khác, khi cho hỗn hợp Z (chứa a mol X và b mol Y) tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 42,8. B. 44,1. C. 62,8. D. 50,0.
(Xem giải) Câu 40. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 vào dung dịch HCl dư, thu được a mol H2 và dung dịch chứa 62,38 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch chứa 1,1 mol H2SO4 (đặc) đun nóng, thu được dung dịch Y và 0,28 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Cho 800 ml dung dịch NaOH 1M vào Y, sau phản ứng kết thúc thu được 21,4 gam một chất kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,04. B. 0,03. C. 0,06. D. 0,05.
(Xem giải) Câu 41. Cho hỗn hợp E chứa bốn chất hữu cơ mạch hở gồm peptit X (cấu tạo từ hai amino axit có dạng H2NCmH2mCOOH), este Y (CnH2n−12O6) và hai axit không no Z, T (Y, Z, T cùng số mol). Đun nóng 24,64 gam hỗn hợp E với dung dịch chứa 0,35 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được glixerol và a gam hỗn hợp rắn M chỉ chứa 4 muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 24,64 gam E cần vừa đủ 1,12 mol O2, thu được 0,96 mol CO2. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 43,80 gam. B. 49,50 gam. C. 37,76 gam. D. 41,90 gam.
(Xem giải) Câu 42. Điện phân dung dịch chứa đồng thời NaCl và CuSO4 (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100% bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Thời gian điện phân | Khối lượng catot tăng | Khí thoát ra ở anot | Dungg dịch thu được sau điện phân có khối lượng giảm so với khối lượng dung dịch ban đầu |
1930 | m | Một khí duy nhất | 2,70 |
7720 | 4m | Hỗn hợp khí | 9,15 |
t | 5m | Hỗn hợp khí | 11,11 |
Giá trị của t là
A. 11580 B. 10615 C. 8202,5 D. 9650
(Xem giải) Câu 43. Cho 72,8 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4; Fe(NO3)2, Al và Mg tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 473,2 gam muối sunfat trung hòa (không có Fe3+) và 10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí không màu hóa nâu trong không khí. Biết dZ/He là 23/18. Phần trăm khối lượng của Mg trong X gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 15%. B. 9%. C. 20%. D. 6%.
(Xem giải) Câu 44. Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat, glixeryl triaxetat và phenyl axetat. Thủy phân hoàn toàn 47,3 gam X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam hỗn hợp muối và 15,6 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho Y tác dụng với Na dư, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 47,3 gam X bằng oxi, thu được 92,4 gam CO2 và 26,1 gam H2O. Giá trị của m là
A. 57,9. B. 58,2. C. 54,3. D. 52,5.
(Xem giải) Câu 45. Hòa tan hết 43,2 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO vào nước dư thu được dung dịch X có chứa 10,0 gam NaOH và 3,92 lít khí H2 (đktc). Sục 0,45 mol CO2 vào dung dịch X, kết thức phản ứng, lọc kết tủa, thu được dung dịch Y. Dung dịch Z chứa HCl 0,1M và H2SO4 aM. Cho từ từ 200ml dung dịch Z vào dung dịch Y, thấy thoát ra x mol khí CO2. Nếu cho từ từ dung dịch Y vào 200ml dung dịch Z, thấy thoát ra 1,6x mol khí CO2. Giá trị của a là
A. 0,15. B. 0,30. C. 0,10. D. 0,20.
(Xem giải) Câu 46. Tiến hành thí nghiệm oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 (phản ứng tráng bạc) theo các bước sau:
Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.
Bước 3: Thêm 3 – 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.
Bước 4: Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 – 70°C trong vài phút.
Cho các nhận định sau:
(a) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm chứa phức bạc amoniac (Ag(NH3)2]OH.
(b) Ở bước 4, glucozơ bị oxi hóa tạo thành muối amoni gluconat.
(c) Kết thúc thí nghiệm thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.
(d) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng fructozơ hoặc saccarozơ thì đều thu được kết tủa tương tự.
(e) Thí nghiệm trên chứng tỏ glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử chứa nhiều nhóm OH và một nhóm CHO.
Số nhận định đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
(Xem giải) Câu 47. Đốt cháy hoàn toàn 18,54 gam amino axit X mạch hở (phân tử chứa một nhóm -NH2), thu được N2, a mol CO2 và b mol H2O (b > a). Mặt khác, cho 0,15 mol X vào 1 lít dung dịch gồm KOH 0,4M và Ba(OH)2 0,3M, thu được dung dịch Y. Thêm dung dịch HCl dư vào Y, sau phản ứng hoàn toàn cô cạn thu được 113,125 gam chất rắn khan. Giá trị tổng (a + b) gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,45. B. 1,55. C. 1,65. D. 1,35.
(Xem giải) Câu 48. Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(1) X + 2NaOH → X1 + Y1 + Y2 + 2H2O.
(2) X2 + 2NaOH → X3 + 2H2O.
(3) X3 + 2NaOH → CH4 + 2Y2 (CaO, t°).
(4) 2X1 + X2 → X4.
Cho biết: X là muối có công thức phân tử là C3H12O3N2: X1, X2, X3, X4 là những hợp chất hữu cơ khác nhau; X1, Y1 đều làm quì tím ẩm hóa xanh. Phần tử khối của X4 bằng bao nhiêu?
A. 218. B. 152 C. 236. D. 194
(Xem giải) Câu 49. Chất hữu cơ E có công thức phân tử C12H12O4. E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được hỗn hợp X gồm ba chất có chứa Na. Cho X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được ba chất hữu cơ, trong đó có hai chất Y và Z (MY < MZ, Y mạch hở phân tử có chứa 2 liên kết π, Z no, mạch hở) có cùng số nguyên tử hiđro và chất T (có chứa một vòng benzen, không có liên kết bội ở ngoài vòng benzen, MT < 120). Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E có 6 đồng phân cấu tạo thỏa mãn.
(b) Chất E tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 3.
(c) Chất Y và chất Z là đồng phân của nhau.
(d) Chất T tác dụng với Na theo tỉ lệ mol 1 : 1.
(e) Chất Y có thể làm mất màu nước brom .
(f) Chất Z là hợp chất hữu cơ tạp chức.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
(Xem giải) Câu 50. Hòa tan hoàn toàn 5,52 gam Mg trong dung dịch gồm HCl và Fe(NO3)3, thu được dung dịch X (chỉ chứa các muối) và hỗn hợp Y gồm bốn khí không màu (trong đó có 0,02 mol H2 và ba trong bốn khí có số mol bằng nhau). Chia X làm 2 phần bằng nhau:
– Phần 1 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 39,825 gam kết tủa.
– Phần 2 tác dụng vừa đủ với 0,27 mol NaOH, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 5,8 gam chất rắn khan.
(Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng của khí có phân tử khối lớn nhất trong Y có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 33,67%. B. 48,89%. C. 62,22%. D. 66,67%.
Bình luận