[2024 – 2025] Thi học sinh giỏi lớp 12 – Tỉnh Quảng Ninh

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

Danh sách đề học sinh giỏi năm 2024-2025

Tổng hợp đề học sinh giỏi theo năm học

⇒ Mã đề 037-H12B năm 2024-2025

⇒ Thời gian làm bài: 180 phút

⇒ Bảng đáp án phần trắc nghiệm:

1D 2A 3D 4B 5B 6C 7C 8C 9C
10C 11D 12C 13C 14D 15A 16A 17B 18B
19 20 21 22 23 24
ĐSĐĐ ĐĐSĐ ĐSSĐ ĐĐSS 177,3 0,2955

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (2,7 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án.

(Xem giải) Câu 1. Margarin là một loại bơ nhân tạo được sản xuất chủ yếu từ dầu thực vật. Để sản xuất bơ nhân tạo từ dầu thực vật người ta thực hiện quá trình

A. làm lạnh.         B. xà phòng hóa.

C. oxi hóa bởi oxygen không khí.         D. hydrogen hóa.

(Xem giải) Câu 2. Thủy phân ethyl acetate bằng nước nặng, người ta tìm thấy nguyên tử đồng vị ¹⁸O có mặt trong acid theo sơ đồ phản ứng sau:

Kí hiệu các nhóm: CH3CO là Ac, CH3CH2 là Et, CH3 là Me. Phản ứng thủy phân ethyl acetate trên làm đứt liên kết hóa học nào șau đây?

A. Ac-O.       B. O-Et.       C. C=O.       D. Me-CO.

(Xem giải) Câu 3. Lactose (C11H22O11, còn gọi là đường sữa) là một disaccharide chiếm từ 2 – 8% khối lượng của sữa, có vị ngọt và tan tốt trong nước. Cấu trúc của lactose cho ở hình bên.

Phát biểu nào sau đây về cấu trúc lactose là đúng?

A. Lactose gồm 2 đơn vị α-glucose và β-galactose, nối với nhau bởi liên kết α-1,2-glycoside.

B. Lactose gồm 2 đơn vị α-galactose và α-glucose, nối với nhau bởi liên kết α-1,4-glycoside.

C. Lactose gồm 2 đơn vị β-glucose và α-galactose, nối với nhau bởi liên kết β-1,4-glycoside.

D. Lactose gồm 2 đơn vị β-galactose và β-glucose nối với nhau bởi liên kết β-1,4-glycoside.

(Xem giải) Câu 4. Cho các chất có công thức cấu tạo như sau:

Số chất có đồng phân hình học là

A. 4.       B. 6.       C. 7.       D. 8.

(Xem giải) Câu 5. Hằng ngày, cơ thể chúng ta cần cung cấp nhiều thực phẩm có nguồn gốc là carbohydrate như tinh bột, saccharose, glucose, fructose, cellulose (chất xơ), …Cho các phát biểu về các carbohydrate như sau:
a) Glucose phản ứng với methanol khi có mặt HCl khan tạo thành methyl gluconate.
b) Cellulose và tinh bột đều là các polysaccharide có phân tử khối rất lớn, nhưng phân tử khối của cellulose lớn hơn nhiều so với tinh bột.
c) Amylopectin được cấu tạo từ nhiều đơn vị α-glucose liên kết với nhau qua liên kết α-1,4-glycoside và α-1,6-glycoside hình thành cấu trúc mạch phân nhánh.
d) Phân tử maltose có thể mở vòng trong dung dịch nước để tạo nhóm aldehyde trong khi saccharose không thể mở vòng được do không có nhóm -OH hemiacetal.
Số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 3.       C. 4.       D. 1.

(Xem giải) Câu 6. Tùy thuộc vào pH của dung dịch, alanine tồn tại một số dạng sau:

Khi pH = 14 thì alanine sẽ tồn tại ở dạng nào trong các dạng trên?

A. (1).       B. (2).       C. (3).       D. (4).

(Xem giải) Câu 7. Alliin là một amino aciá có trong tỏi tươi, khi đập dập hay nghiền, enzyme alliinase sẽ chuyển hoá alliin thành allicin, tạo ra mùi đặc trưng của tỏi. Cấu trúc phân tử của alliin được mô tả dưới đây:

Phân tử khối của alliin là

A. 175.       B. 189.       C. 177.       D. 179.

(Xem giải) Câu 8. Với nhu cầu chế tạo vật liệu an toàn với môi trường, năm 2005 sản phẩm “hộp bã mía” – bao bì từ thực vật và an toàn cho sức khoẻ với nhiều tính năng vượt trội so với hộp xốp đã ra đời. Đây là loại bao bì có thành phần hoàn toàn tự nhiên, phần lớn là sợi bã mía từ nhà máy đường, với khả năng chịu nhiệt rộng từ -40°C đến 200°C, bền nhiệt trong lò vi sóng, lò nướng nên an toàn với sức khoẻ con người. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Thành phần chính của hộp bã mía là cellulose.

B. Hộp bã mía phân huỷ sinh học được nên thân thiện với môi trường.

C. Hộp xốp đựng thức ăn nhanh làm từ chất dẻo PS cũng là vật liệu dễ phân huỷ sinh học.

D. Thành phần chính của hộp bã mía là polymer thiên nhiên, còn hộp xốp là polymer tổng hợp.

(Xem giải) Câu 9. Phổ IR của chất A được cho như dưới đây:

Chất A có thể là chất nào trang các chất sau?

A. butan-1-ol.       B butan-2-ol.       C. diethylamine.       D. butylamine.

(Xem giải) Câu 10. Cho phương trình phản ứng hóa học của các polymer sau:
(a) [-CH2-CH(OOCCH3)-]n + nNaOH → [-CH2-CH(OH)-]n + nCH3COONa
(b) [-CH2-CH=C(CH3)-CH2-]n + nHCl → [-CH2-CH2-CCl(CH3)-CH2-]n
(c) [-NH(CH2)5CO-]n + nH2O → nH2N(CH2)5COOH
(d) 
Số phản ứng hóa học giữ nguyên mạch polymer là

A. 3.       B. 1.       C. 2.       D. 4.

(Xem giải) Câu 11. Cục quản lí thực phẩm và dược phẩm Hoa Kì (FDA) đã công nhận khí ethylene an toàn trong việc kích thích trái cây mau chín. Trong phòng ủ chín, ethylene được sử dụng ở nồng độ 100 – 150 ppm (1ppm = 1/10^6). Tuy nhiên, nếu sử dụng vượt quá nồng độ cho phép, một tia lửa điện có thể đốt cháy ethylene và gây ra cháy nổ. Khối lượng khí ethylene (gam) cần thiết cho vào phòng ủ chín có diện tích 50m² và chiều cao 3 m để đạt nồng độ 120 ppm ở 25°C, 1 bar gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 19.       B. 21.       C. 18.       D. 20.

(Xem giải) Câu 12. Cho phương trình nhiệt hóa học đốt cháy methane và propane:
CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l)  = -890 kJ
C3H8(g) + 5O2(g) → 3CO2(g) + 4H2O(l)  = -2218 kJ
Cho nhiệt hình thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) ở 298 K lần lượt là -393,5 kJ/mol và -285,8 kJ/mol. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nếu đốt cháy cùng một khối lượng methane hoặc propane, thì nhiệt tỏa ra khi đốt cháy methane sẽ lớn hơn.

B. Nhiệt hình thành chuẩn của methane ở 298 K là -75,1 kJ/mol.

C. Nhiệt hình thành chuẩn của propane ở 298 K là -107,7 kJ/mol.

Bạn đã xem chưa:  Đề thi Học sinh giỏi trước năm 2021

D. Nếu đốt cháy cùng một lượng mol methane hoặc propane, thì nhiệt tỏa ra khi đốt cháy methane sẽ nhỏ hơn.

(Xem giải) Câu 13. Chanh là một loài thực vật cho quả nhỏ, thuộc chi cam chanh (citrus), khi chín có màu xanh hoặc vàng, thịt quả có vị chua. Quả chanh được sử dụng làm thực phẩm – chủ yếu dùng nước ép của nó, phần múi và vỏ quả chanh cũng có thể dùng trong nấu ăn và nướng bánh. Nước ép chanh chứa khoảng 5% citric acid (X) nên chanh có vị chua và độ pH khoảng 2 – 3. Công thức (X) được cho ở hình bên.

Chọn phát biểu đúng về (X)

A. Công thức phân tử của (X) là C6H6O7.        B. (X) thuộc loại hợp chất đa chức.

C. 1 mol (X) tác dụng với Na tạo ra 2 mol H2.        D. (X) tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 4.

(Xem giải) Câu 14. Ion Ca2+ cần thiết cho máu của người hoạt động bình thường. Nồng độ ion calcium không bình thường là dấu hiệu của bệnh. Để xác định nồng độ ion calcium, người ta lấy mẫu máu, sau đó kết tủa ion calcium dưới dạng calcium oxalate rồi cho calcium oxalate tác dụng với dung dịch potassium permanganate trong môi trường acid theo phản ứng sau:
KMnO4 + CaC2O4 + H2SO4 → CaSO4 + K2SO4 + MnSO4 + CO2 + H2O
Giả sử calcium oxalate kết tủa từ 1,0 mL máu một người tác dụng vừa hết với 2,0 mL dung dịch potassium permanganate (KMnO4) 5.10^-4M. Số mg ion calcium trong 100 mL máu người đó là

A. 8.       B. 9.       C. 11.       D. 10.

(Xem giải) Câu 15. Trong dung dịch ethanol có các kiểu liên kết hydrogen sau:

Kiểu liên kết kém bền nhất và bền nhất tương ứng là

A. (1) và (2).       B. (2) và (4).       C. (1) và (4).       D. (3) và (2).

(Xem giải) Câu 16. Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi để chống đóng băng và khử băng. Y là nguyên tố thiết yếu cho các cơ thể sống và được sử dụng nhiều trong sản xuất phân bón. Phân mức năng lượng cao nhất của X và Y tương ứng là 3p và 4s. Nguyên tử nguyên tố Y có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử các nguyên tố hơn kém nhau 3 electron. X và Y

A. là phi kim và kim loại tương ứng.       B. đều là phi kim.

C. là kim loại và phi kim tương ứng.       D. đều là kim loại.

(Xem giải) Câu 17. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ứng dụng hiện nay của các chất?

A. Hydrogen fluoride được dùng để sản xuất chất làm lạnh hydrochlorofluorocarbon HCFC (thay thế chất CFC), chất chảy cryolite, …

B. Do có hàm lượng nitrogen cao (82,35% theo khối lượng) nên ammonia được sử dụng làm phân đạm.

C. Khi nhiệt kế thủy ngân vỡ, rắc bột sulfur lên thủy ngân rờ vãi sẽ thu hồi thủy ngân ờ dạng hợp chất bền, ít độc hại.

D. Khí nitrogen thường được dùng để tạo bầu khí quyển trơ do nitrogen rất bền với nhiệt.

(Xem giải) Câu 18. Một người ngủ quên trong ô tô tắt máy, đóng kín cửa. Sau một thời gian, khi hàm lượng oxygen trong xe giảm xuống còn 16% thể tích không khí thì có người kịp thời phát hiện, phá vỡ kính xe để đưa đi cấp cứu. Tại thời điểm được cứu, tốc độ “phản ứng hô hấp” (v hô hấp = k.C(O2)) của người trong xe giảm bao nhiêu lần so với bình thường? Biết ban đầu oxygen chiếm 21% thể tích không khí.

A. 1,2500.       B. 1,3125.       C. 1,1125.       D. 1,4325.

Trắc nghiệm đúng/sai (2,4 điểm). Thi sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) của mỗi câu, thi sinh chi chọn đúng hoặc sai.

(Xem giải) Câu 19. α-linoleic acid (ALA) và γ-linoleic acid (GLA) thuộc nhóm omega-n (n là số thứ tự vị trí của liên kết đôi đầu tiên tính từ đầu nhóm methyl) là những acid béo có lợi cho sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. α-linoleic acid và γ-linoleic acid có công thức cấu tạo như hình dưới đây:

(α-linoleic)

(γ-linoleic)

a) ALA thuộc loại omega-3, GLA acid thuộc loại omega-6.
b) Thủy phân triglyceride X thu được glycerol, ALA và GLA, công thức phân tử của X là C57H98O6.
c) ALA và GLA là đồng phân vị trí liên kết đôi của nhau, các liên kết đôi đều có cấu trúc dang cis.
d) Hydrogen hóa hoàn toàn ALA hay GLA đều thu được stearic acid.

(Xem giải) Câu 20. Các halogen đều có độc tính, không khí có chứa halogen với nồng độ vượt ngưỡng cho phép làm tổn hại niêm mạc tế bào đường hô hấp, gây co thắt phế quản, khó thở. Bromine gây bỏng sâu khi tiếp xúc với da. Cho bảng về một số tính chất vật lí của đơn chất halogen và nhận xét dưới đây

Đơn chất Trạng thái Màu sắc t°s (°C) t°nc (°C) Độ tan (*)
F2 Khí Lục nhạt -219,6 -188,1
Cl2 Khí Vàng lục -101,0 -34,1 0,091
Br2 Lỏng Nâu đỏ -7,3 59,2 0,21
I2 Rắn Đen tím 113,6 185,5 0,0013

(*) Độ tan trong dung môi H2O ở 25°C, đơn vị mol/L.
a) Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các halogen tăng dần từ fluorine đến iodine.
b) Màu sác của các halogen biến đổi theo xu hướng đậm dần từ fluorine đến iodine.
c) Tương tác Van der Waals giữa các phân tử halogen giảm từ fluorine đến iodine.
d) Ở nhiệt độ cao, iodine có khả năng thăng hoa.

(Xem giải) Câu 21. Trong những cơn mưa giông kèm theo sấm sét, khí nitrogen trong khí quyển được chuyển hóa thành phân đạm theo sơ đồ sau:

a) Trong tự nhiên, phản ứng (1) xảy ra trong những cơn mưa giông kèm sấm sét.
b) Các chuyển hóa trong sơ đồ trên đều là quá trình oxi hóa khử.
c) Các hoạt động giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp là nguyên nhân chính phát thải khí nitrogen.
d) Ion nitrate (NO3-) là một dạng phân đạm mà cây trồng hấp thụ được để sinh trưởng, phát triển.

(Xem giải) Câu 22. Cortisone là một loại hormone có khả năng giảm các cơn đau ngắn hạn và giảm sưng từ viêm khớp, gân,..; Cortisone có công thức cấu tạo như hình bên:

a) Phân tử cortisone có chứa 3 nhóm ketone.
b) Phân tử cortisone là hợp chất hữu cơ không no.
c) Khi cho cortisone tác dụng với l2 trong dung dịch NaOH, thu được kết tủa màu vàng.
d) Trong phân tử cortisone, carbon chiếm 75% theo khối lượng.

Bạn đã xem chưa:  [2024 - 2025] Thi học sinh giỏi lớp 12 tỉnh Nam Định (Đề tham khảo)

Trắc nghiệm trả lời ngắn (0,9 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 24.

(Xem giải) Câu 23. Salicin là một thuốc chống viêm được sản xuất từ vỏ cây liễu. Salicin có cấu tạo như bên. Về mặt hóa học, salicin có quan hệ gần gũi với aspirin và cũng có tác dụng tương tự trên cơ thể người. Salicin được chuyển hóa thành salicylic acid qua 2 phản ứng sau:

Giả sử hiệu suất chuyển hóa của mỗi giai đoạn là 70%. Từ 1,0 tấn salicin (chứa 25% tạp chất trơ) người ta điều chế được m kg salicylic acid theo quy trình trên. Tính giá trị của m.

(Xem giải) Câu 24. Krypton là một trong những khí hiếm được ứng dụng trong chiếu sáng và nhiếp ảnh. Ánh sáng của krypton có nhiều dải phổ, do đó nó được sử dụng nhiều làm tia laser có mức năng lượng cao. Phổ khối lượng của Krypton như sau:

Tính thể tích (ở đkc) của 1,0 gam krypton.

PHẦN II. TỰ LUẬN (14,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

(Xem giải) 1. Sucralose là một chất làm ngọt nhân tạo, ngọt hơn đường mía khoảng 320 đến 1000 lần. Sucralose được tìm thấy trong nhiều sản phẩm thực phẩm và đồ uống, vì nó là một chất làm ngọt không chứa calori, không thúc đẩy sâu răng và an toàn cho bệnh nhân tiểu đường do không làm ảnh hưởng đến mức insulin. Sucralose được sản xuất bằng cách chloride hóa saccharose, thay thế chọn lọc 3 nhóm hydroxyl ở vị trí C – 1 và C – 6 của đơn vị fructose và C- 4 của đơn vị glucose. Biết trong phản ứng thay thế nhóm chức ở carbon bậc 2 (ví dụ như nhóm hydroxyl ở C – 4 của Sucralose) sẽ xảy ra sự nghịch đảo cấu hình, túc nhóm thế mới sẽ ở ngược chiều với nhóm thế ban đầu.
a) Vẽ cấu trúc của sucralose.
b) Vẽ cấu trúc dạng mạch hở và mạch vòng của 2 đơn vị cấu tạo nên sucralose. Biết quy luật mở vòng các đơn vị cấu tạo nên sucralose này cũng tương tự như khi mở vòng các monosaccharide đã học.
c) Viết phương trình phản ứng thủy phân sucralose trong môi trường acid và trong môi trường base (dung dịch NaOH dư).

(Xem giải) 2. Để đánh giá chất lượng của chất béo người ta sử dụng các chỉ số chất lượng, trong đó có chỉ số acid và chỉ số xà phòng hóa. Chỉ số acid của chất béo là số miligam KOH cần dùng để trung hòa acid béo tự do có trong 1,0 gam chất béo, còn chỉ số xà phòng hóa là tổng số miligam KOH cần để xà phòng hóa hết lượng triglyceride và trung hòa acid béo tự do trong 1,0 gam chất béo.
Chất béo E gồm có chỉ số xà phòng hóa là 190,96 và chỉ số acid là 6,16 được sử dụng để sản xuất xà phòng. Khi đun 1,0 kg E trong dung dịch NaOH dư thì thu được m gam muối. Từ m gam muối này người ta sản xuất được k bánh xà phòng (xà phòng có chứa 72% muối của acid béo về khối lượng). Biết rằng mỗi bánh xà phòng có khối lượng tịnh 90 gam và giả sử hiệu suất toàn bộ quá trình là 100%. Xác định giá trị của m và k.

Câu 2. (2,75 điểm)

(Xem giải) 1. Chất béo là triester của glycerol và acid béo. Chất béo có thể tồn tại ở dạng rắn hoặc lỏng trong điều kiện nhiệt độ phòng, phụ thuộc vào cấu trúc và thành phần của chúng. “Dầu ăn” thường là chất béo ở dạng lỏng, trong khi “mỡ” thường là chất béo ở thể rắn.
a) Trong lúc nấu ăn tay bạn Kiên dính dầu ăn. Kiên rửa tay với nước nhiều lần mà vết dầu ăn đó không sạch hết được. Mẹ Kiên bảo: “Con hãy lấy xà phòng đề rửa thì mới sạch”. Kiên không hiểu tại sao xà phòng lại có thể làm sạch các vết dầu ăn. Em hãy giúp Kiên giải thích điều này?
b) Những chú gấu trắng sống ở vùng Bắc cực ngoài bộ lông dày hoàn hảo thì chúng còn sở hữu một thân hình mập mạp do lớp mỡ dày dưới da. Gấu là một loài động vật có tập tính ngủ đông, trước khi bước vào mùa đông lạnh giá chúng tích trữ một lớp mỡ dày. Cho biết lớp mỡ dày có ý nghĩa gì trong đời sống của loài gấu trắng Bắc cực trên?

(Xem giải) 2. Rau quả nếu để trong không khí (chứa 21%O2, 0,03%CO2 còn lại là N2 và một số khí khác) thì sẽ nhanh chín và hư hỏng. Rau quả tươi nếu được bảo quản trong điều kiện hàm lượng oxygen thấp và tăng lượng carbon dioxide ở nhiệt độ thích hợp thì sẽ tươi lâu hơn. Trong một kho bảo quản rau quả có diện tích 200 m² và chiều cao 4 m, người ta làm giảm lượng oxygen và tăng lượng carbon dioxide bằng cách đốt lượng vừa đủ khí methane trong kho kín rồi hạ nhiệt độ xuống 0°C. Tính hàm lượng thể tích khí carbon dioxide trong kho sau khi đốt khí methane để lượng oxygen còn lại 5%.

(Xem giải) 3. Glutamic acid (Glu) có ba giá trị pKa1 = 2,19; pKa2 = 4,25 và pKa3 = 9,67 và có cấu trúc như sau:

a) Hãy gắn các giá trị pKa1, pKa2 và pKa3 với các nhóm chức thích hợp.
b) Xác định điện tích của glutamic acid khi pH của dung dịch bằng 1.

Câu 3. (4,0 điểm)

(Xem giải) 1. SO3 được điều chế từ quặng pyrite theo sơ đồ sau: FeS2 → SO2 → SO3. Hấp thụ toàn bộ lượng SO3 điều chế được vào 1000 gam dung dịch H2SO4 98% thu được oleum X. Hoà tan 50,7 gam oleum X vào nước được dung dịch Y, cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch Y thấy tạo thành 139,8 gam kết tủa. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Tính khối lượng quặng pyrite (có chứa 80% FeS2, các tạp chất khác không chứa S) đã dùng.
b) Trong công nghiệp, khi sản xuất acid H2SO4 theo theo phương pháp tiếp xúc thì SO3 được hấp thụ bằng acid thành oleum, sau đó pha loãng oleum với lượng nước thích hợp để được H2SO4 đặc. Hãy giải thích tại sao không hấp thụ trực tiếp SO3 bằng nước.

(Xem giải) 2. Để xác định hàm lượng FeCO3 trong quặng siderite, người ta làm như sau: Cân 1,5 gam mẫu quặng rồi hòa tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thêm nước cất vừa đủ để thu được 100 mL dung dịch X. Chuẩn độ 10 mL dung dịch X bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,01M thì thấy vừa hết 12,5 mL.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình trên dạng phân tử và ion. Cho biết dấu hiệu để kết thúc phép chuẩn độ (điểm tương đương) trên.
b) Tính phần trăm theo khối lượng của FeCO3 trong quặng siderite trên.

Bạn đã xem chưa:  [2023 - 2024] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Bình Phước

(Xem giải) 3. Sau cơn bão số 3, mưa lớn liên tục gây ra lũ quét và lụt trên diện rộng, người dân miền Bắc chịu nhiều thiệt hại nặng về người và tài sản. Đặc biệt, vấn đề xử lí nước sau lũ rất quan trọng, để giải quyết vấn đề này, có thể dùng phèn chua hoặc PAC (poly aluminium chloride, được coi là bước tiến mới trong xử lý nước sinh hoạt, nước thải, nước nuôi trồng thủy sản với vai trò là chất trợ lắng, keo tụ tạo bông). Biết 30,0 gam phèn chua có thể sử dụng làm trong cho 1,0 m³ nước, còn nếu dùng PAC chỉ cần khoảng 9,0 gam PAC.
a) Giải thích vì sao phèn chua và PAC có tác dụng làm trong nước? Nên bảo quản PAC như thế nào khi sử dụng không hết, giải thích?
b) Một gia đình vùng lũ ven sông Hồng tại Hà Nội cần làm trong 3000 lít nước phù sa để phục vụ sinh hoạt. Để làm trong thể tích nước trên cần dùng m1 gam phèn chua hoặc m2 gam PAC. Tính m1 và m2, so sánh kết quả và rút ra nhận xét?
c) Sau khi nước trong, gia đình cần dùng bao nhiêu viên cloramin-B để khử trùng nước, biết một viên cloramin-B loại 250 mg dùng diệt trùng đủ cho 30 lít nước.

(Xem giải) 4. Cho 1,0 lít dung dịch A chứa 0,1 mol CH3COOH và 0,1 mol CH3COOK. Biết hằng số phân li acid của CH3COOH trong nước là 1,8.10^-5.
a) Tính pH của dung dịch A.
b) Tính pH của dung dịch thu được khi thêm vào dung dịch ở trên 0,01 mol KOH.

Câu 4. (2,25 điểm)

(Xem giải) 1. Hợp chất hữu cơ (X) chứa 77,92%C; 11,69%H; còn lại là oxygen. Phương pháp phân tích phổ khối lượng (phổ MS) của (X) xác định được giá trị của peak [M+] là 154. Phổ IR của như sau:

a) Xác định công thức phân tử của (X).
b) Xác định đấu tạo và gọi tên thay thế của (X). Biết (X) có 3 nhóm methyl, 2 nhóm methylene (CH2), 2 liên kết đôi C=C cách nhau 4 liên kết đơn, không có đồng phân hình học và có nhóm chức gắn với carbon bậc 3.
c) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho (X) phản ứng với hydrogen dư (xúc tác Ni, đun nóng).

(Xem giải) 2. Cumene (isopropylbenzene) là một arene ở thể lỏng trong điều kiện thường, có mùi dễ chịu. Cumene được sản xuất từ quá trình chưng cất nhựa than đá và các phân đoạn dầu mỏ hoặc bằng cách alkyl hoá benzene với propene, xúc tác là acid.
Khoảng 95% cumene được sử dụng làm chất trung gian trong sản xuất phenol và acetone. Các ứng dụng khác như trong sản xuất styrene, α-methylstyrene, acetophenone, chất tẩy rửa; làm chất pha loãng cho sơn; làm dung môi cho chất béo và nhựa; in ấn và sản xuất cao su. Một lượng nhỏ được sử dụng trong pha chế xăng và là thành phần của nhiên liệu hàng không có chỉ số octane cao.
Đã có bằng chứng rõ rệt về khả năng gây ung thư của cumene đối với chuột, ở người, cumene thuộc nhóm có thể gây ung thư. Cumene được thải ra từ quá trình đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu hoá thạch từ các phương tiện giao thông, dầu tràn, vận chuyển và phân phối nhiên liệu hoá thạch hoặc bốc hơi từ các trạm xăng. Ngoài ra, các nguồn thải khác từ việc sử dụng cumene làm dung môi, từ các nhà máy dệt và kể cả từ khói thuốc lá,… cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư ở người.
Bảng sau đây thống kê một số nguồn sản sinh cumene trong đời sống, sinh hoạt, sản xuất.

Nguồn Tỉ lệ phát thải Ghi chú
Sản xuất 0,08 kg/tấn cumene Được kiểm soát
0,27 kg/tấn cumene Không được kiểm soát
Xe chạy động cơ xăng 0,0002-0,0009 g/km Có bộ chuyển đổi xúc tác
0,002 g/km Không có bộ chuyển đổi xúc tác
Máy photocopy 140-220 μg/h Hoạt động liên tục

a) Bộ chuyển đổi xúc tác trong động cơ xăng có khả năng giảm thiểu tối đa bao nhiên phần trăm cumene so với trường hợp không có bộ chuyển đổi xúc tác?
b) Có bao nhiêu tấn cumene tối đa phát thải từ 100000 xe ô tô chạy động cơ xăng (có bộ chuyển đổi xúc tác) trong 1 năm (365 ngày)? Giả sử bình quân một ngày mỗi xe ô tô chạy 100km.
c) Một cửa hàng có 3 máy photocopy. Bình quân mỗi máy hoạt động liên tục 12 giờ/ngày. Trong một tháng (30 ngày), có bao nhiêu gam cumene tối đa phát thải từ 10000 cửa hàng có quy mô như trên?

Câu 5. (2,0 điểm)

(Xem giải) 1. Hợp chất G tạo thành từ các ion X+ và Y2-. Ion X+ có 5 nguyên tử của hai nguyên tố và có 10 electron. Ion Y2- có 4 nguyên tử của 2 nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ và cách nhau một ô trong bảng tuần hoàn. Tổng số electron trong Y2- là 32.
a) Xác định công thức của G.
b) Viết công thức Lewis của các ion X+ và Y2-.
c) Xác định kiểu lai hóa của nguyên tố trung tâm và dạng hình học của 2 ion X+ và Y2-.

(Xem giải) 2. Nitrogenmonoxide NO và nitrogendioxide NO2 là những chất gây ô nhiễm trong không khí thường gặp. Nitrogenmonoxide có trong khí quyển thường được tạo thành khi có sấm chớp và trong các động cơ đốt trong. Ở nhiệt độ cao, nitrogenmonoxide phản ứng với hydrogen tạo thành dinitrogenmonoxide N2O là một khí nhà kính theo phản ứng: 2NO(g) + H2(g) → N2O(g) + H2O(g). Biểu thức định luật tốc độ phản ứng có dạng:

Người ta đo tốc độ ban đầu của phản ứng ở 820°C với nồng độ ban đầu khác nhau của NO và H2 như sau:

TN Nồng độ NO (M) Nồng độ H2 (M) Tốc độ phản ứng (M/s)
1 0,01 0,01 2.10^-4
2 0,02 0,01 8.10^-4
3 0,01 0,02 4.10^-4

a) Viết biểu thức tốc độ đầu ứng với số liệu thực nghiệm ở các thí nghiệm.
b) Hãy tính n và m trong biểu thức tốc độ phản ứng.
c) Tính hằng số tốc độ phản ứng k.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!