[2024 – 2025] Thi học sinh giỏi lớp 12 – Tỉnh Vĩnh Phúc

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Mã đề 035-H12A năm 2024-2025

⇒ Thời gian làm bài: 90 phút

⇒ Bảng đáp án phần trắc nghiệm:

1C 2A 3B 4A 5B 26 27 28 29 30
6D 7C 8B 9D 10C Đ S Đ S S
11D 12C 13B 14D 15A Đ Đ Đ S Đ
16D 17B 18D 19B 20A Đ S S S Đ
21B 22A 23D 24D 25B S Đ S Đ S
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
10 4 6000 10 348 6900 3,2 2 280 4

PHẦN I (10,0 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 25. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,4 điểm.

(Xem giải) Câu 1. Cho các tính chất sau: (1) có vị ngọt, (2) dễ tan trong nước, (3) có phản ứng tráng bạc, (4) bị thủy phân trong môi trường acid, (5) hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam. Số tính chất đúng với saccharose là

A. 5.       B. 2.       C. 4.         D. 3.

(Xem giải) Câu 2. Hợp chất X (chỉ chứa C, H, O trong phân tử) là một chất hóa học giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Hợp chất này có chức năng bảo vệ trạng thái cân bằng của vi sinh vật trong đường ruột và ngăn ngừa các bệnh về đường ruột, chống dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch, kéo dài tuổi thọ,… Người ta xác định được phân tử khối của X là 90 bằng phương pháp phổ khối lượng MS. Bằng các phương pháp phổ hiện đại khác như phổ hồng ngoại IR và phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR, người ta xác định được trong phân tử của X chứa nhóm hydroxy và nhóm carboxyl cùng liên kết với một nguyên tử carbon. Đun nóng X với dung dịch sulfuric acid đặc (làm xúc tác), sau một thời gian thu được hỗn hợp các chất, trong đó có hợp chất hữu cơ Y (chỉ chứa 2 liên kết π). Trong phân tử Y, nguyên tố oxygen chiếm 44,44% về khối lượng và phân tử khối của Y nằm trong khoảng từ 75 đến 150. Cho các phát biểu sau:
a) X là hợp chất tạp chức.
b) X và Y đều chỉ có cấu tạo mạch hở.
c) Hợp chất Y có công thức phân tử là C6H8O4.
d) Trong phân tử của hợp chất X có chứa 1 liên kết π.
đ) Cả X và Y đều tác dụng được với dung dịch NaOH.
e) Độ bất bão hòa trong Y là 4, gồm các liên kết π và vòng no.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 3.       C. 6.       D. 5.

(Xem giải) Câu 3. Cho potassium iodide tác dụng với potassium permanganate trong dung dịch sulfuric acid, thu được manganese (II) sulfate, iodine và potassium sulfate. Phương trình hóa học của phản ứng trên khi cân bằng có tổng hệ số (nguyên, tối giản) là

A. 22.       B. 41.       C. 28.        D. 14.

(Xem giải) Câu 4. Chlorine có thể phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. NaBr, NaOH, NH3, H2S, Fe.        B. Fe, Cu, O2, N2, H2, KOH.

C. ZnO, Na2SO4, Ba(OH)2, H2S, CaO.        D. Cu, CuO, AgNO3, NaOH.

(Xem giải) Câu 5. Cho phổ hồng ngoại của chất X như hình dưới đây:

Phân tử chất X có chứa nhóm chức nào sau đây?

A. Alcohol.       B. Aldehyde.       C. Ether.       D. Amine.

(Xem giải) Câu 6. Salbutamol nằm trong số nguyên liệu được sử dụng để sản xuất thuốc điều trị hen suyễn, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nhưng ở Việt Nam, nhằm đạt lợi ích kinh tế, một số trang trại chăn nuôi heo đã dùng một số hóa chất cấm để trộn vào thức ăn với liều lượng cao, trong đó có salbutamol. Salbutamol giúp heo lớn nhanh, tỉ lệ nạc cao, màu sắc thịt đỏ hơn. Nếu con người ăn phải thịt heo được nuôi có sử dụng salbutamol thì sẽ gây ra nhược cơ, giảm vận động của cơ, khớp khiến cơ thể phát triển không bình thường. Salbutamol có công thức cấu tạo thu gọn nhất như sau:

Cho các phát biểu sau:
a) Công thức phân tử của salbutamol là C13H21NO3.
b) Trong phân tử salbutamol có chứa nhóm chức amine bậc 1.
c) Cứ 1 mol salbutamol phản ứng vừa đủ với Na thu được 3 mol khí hydrogen.
d) Salbutamol vừa tác dụng được với Na, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH.
đ) Cho 0,1 mol salbutamol phản ứng với 0,15 mol HCl thu được dung dịch X. Dung dịch X sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y. Khối lượng muối thu được trong dung dịch Y là 37,8 gam.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 1.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 7. Cho 4 hợp chất hữu cơ sau: neopentane, butan-1-ol, methyl propyl ether, pentane. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi?

A. butan-1-ol, methyl propyl ether, neopentane, pentane.

B. pentane, neopentane, methyl propyl ether, butan-1-ol.

C. butan-1-ol, methyl propyl ether, pentane, neopentane.

D. methyl propyl ether, butan-1-ol, pentane, neopentane.

(Xem giải) Câu 8. Để sản xuất phân đạm ammonium sulfate trong công nghiệp người ta tiến hành quy trình từ nguyên liệu NH3, CO2 và CaSO4.2H2O như sau:
Giai đoạn 1: Hấp thụ khí NH3 vào bể chứa nước và sục khí CO2 ở áp suất cao, thu được dung dịch (NH4)2CO3 theo phương trình sau:
2NH3 + CO2 + H2O → (NH4)2CO3.
Giai đoạn 2: Cho thạch cao CaSO4.2H2O vào dung dịch (NH4)2CO3 để thực hiện phản ứng hóa học
(NH4)2CO3 + CaSO4.2H2O → (NH4)2SO4 + CaCO3 + 2H2O.
Tách lấy phần dung dịch, làm bay hơi nước thu được tinh thể (NH4)2SO4. Biết hiệu suất của giai đoạn 1, 2 lần lượt là 80% và 90%. Muốn điều chế được 2,64 tấn (NH4)2SO4 thì cần dùng ít nhất x tấn NH3; y tấn CO2 và z tấn CaSO4.2H2O (kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2). Giá trị x, y, z lần lượt là

A. 0,76; 0,98; 3,44.       B. 0,94; 1,22; 3,82.

C. 0,94; 1,22; 3,44.       D. 0,76; 0,98; 3,82.

(Xem giải) Câu 9. Hydrocarbon là nguồn nguyên liệu trong tổng hợp hữu cơ. Một trong các chuyển hóa hydrocarbon được biết đến là quá trình sản xuất xà phòng từ hydrocarbon no, mạch dài không phân nhánh. Quá trình được mô tả theo sơ đồ sau:
R-CH2-CH2-R + O2 → RCOOH + H2O (1)
RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O (2)
Cho các phát biểu sau:
a) Sodium stearate có khả năng giặt rửa nước cứng tốt hơn chất giặt rửa tổng hợp.
b) Trong phản ứng (1), số mol O2 gấp 2,5 lần số mol hydrocarbon phản ứng.
c) Trong phản ứng (2), nếu thay NaOH bằng Na2CO3 thì muối thu được không thay đổi.
d) Nếu hiệu suất quá trình là 90% thì cần 1 tấn hydrocarbon để sản xuất được 0,9 tấn sodium stearate.
đ) Muối sodium stearate có khả năng giặt rửa là do nhóm -COO- dễ xâm nhập vào các vết dầu mỡ.
Số phát biểu đúng là

A. 4.        B. 3.        C. 1.         D. 2.

(Xem giải) Câu 10. Tiến hành các thí nghiệm sau:
a) Cho a mol KHS vào 2a lít dung dịch NaOH 0,5M.
b) Sục 3a mol khí CO2 vào dung dịch chứa 2a mol Ca(OH)2.
c) Cho Mg vào dung dịch HNO3 loãng, dư không thấy khí thoát ra.
d) Cho 2a mol P2O5 vào dung dịch chứa a mol NaOH và a mol Na3PO4.
đ) Cho hỗn hợp Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl loãng, dư.
e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.
g) Cho dung dịch chứa a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2.
Số thí nghiệm mà dung dịch thu được sau phản ứng có chứa hai muối là

Bạn đã xem chưa:  [2024 – 2025] Thi chọn HSG trường Lê Lợi - Thanh Hóa

A. 3.       B. 2.       C. 4.       D. 5.

(Xem giải) Câu 11. Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Ở điều kiện thường, X là chất rắn vô định hình. Thủy phân X nhờ xúc tác acid hoặc enzyme, thu được chất Y có ứng dụng làm thuốc tăng lực trong y học. Chất X và Y lần lượt là

A. saccharose và glucose.        B. cellulose và saccharose.

C. tinh bột và saccharose.       D. tinh bột và glucose.

(Xem giải) Câu 12. Trong một bình kín có cân bằng hóa học sau: 2NO2 (g) ⇌ N2O4 (g). Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H2 ở nhiệt độ T1 bằng 27,6 và ở nhiệt độ T2 bằng 34,5. Biết T1 > T2. Phát biểu nào sau đây về cân bằng trên là đúng?

A. Khi tăng nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng giảm.

B. Phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt.

C. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.

D. Khi giảm nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng tăng.

(Xem giải) Câu 13. Chất hữu cơ A có công thức phân tử C5H8O5, có mạch carbon không phân nhánh. Nếu cho 14,8 gam A tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư hoặc K dư thì thu được 0,2 mol khí CO2 hoặc 0,15 mol khí H2. Số công thức cấu tạo của A là:

A. 1.       B. 2.       C. 4.       D. 3

(Xem giải) Câu 14. Cho các chất khí sau: H2S, NO, NO2, SO2. Số khí gây ô nhiễm môi trường khi phát thải vào không khí là

A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 15. Khí X không màu có mùi đặc trưng, khi cháy trong khí oxygen tạo nên khí Y không màu, không mùi. Khí Y có thể tác dụng với lithium (Li) kim loại ở nhiệt độ thường tạo ra chất rắn Z. Hoà tan chất rắn Z vào nước được chất X và dung dịch E. Khí X tác dụng với khí F trong điều kiện thích hợp tạo ra chất rắn G. Chất rắn G tác dụng với dung dịch HCl dư thấy sủi bọt khí. Cho các phát biểu sau:
a) Phân tử khối của chất Z là 49.
b) Khí X có mùi trứng thối đặc trưng.
c) Dung dịch E làm quỳ tím hoá xanh.
d) Khí Y được sử dụng để bảo quản máu.
đ) Khí F là một khí gây hiệu ứng nhà kính.
e) Khí Y có thể làm mất màu dung dịch Br2 hoặc KMnO4.
g) Chất G tác dụng với nước vôi trong, đun nóng nhẹ tạo thành kết tủa trắng và khí X.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 5.       C. 3.        D. 6.

(Xem giải) Câu 16. Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Áp suất.        B. Nhiệt độ.       C. Nồng độ.       D. Thể tích dung dịch.

(Xem giải) Câu 17. Propyl tiglate là một loại chất tạo nên mùi hương của quả táo, có công thức cấu tạo như sau:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thủy phân propyl tiglate trong dung dịch NaOH thu được ethanol.

B. Propyl tiglate có 23 liên kết sigma (σ).

C. Propyl tiglate là ester no, đơn chức, mạch hở.

D. Công thức phân tử của propyl tiglate là C7H14O2.

(Xem giải) Câu 18. Cho các phát biểu sau:
a) Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền cao hơn cao su thiên nhiên.
b) Chất béo là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng ở người và động vật.
c) Protein tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu xanh.
d) Methyl amine có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
đ) Quá trình làm rượu vang từ quả nho xảy ra phản ứng lên men rượu của glucose.
e) Khi làm rơi sulfuric acid đặc vào vải cotton (sợi bông) thì chỗ vải đó bị hóa đen rồi thủng.
g) Tơ nitron, tơ nylon-6, poly(ethylene terephthalate) đều chỉ được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
Số phát biểu đúng là:

A. 5.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 19. Nguyên tử X có tổng số electron thuộc phân lớp p là 6, nguyên tử Y có 4 lớp electron và có 2 electron ở lớp ngoài cùng, electron cuối cùng điền vào phân lớp s. Biết rằng X và Y thuộc hai nhóm liên tiếp. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Liên kết trong phân tử oxide cao nhất của X là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

B. Hydroxide của X khi tan trong nước tạo dung dịch có tính base mạnh.

C. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử X có 3 lớp electron và có 2 electron độc thân.

D. Y là kim loại mạnh, còn X là phi kim mạnh.

(Xem giải) Câu 20. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Những polymer khi đun nóng không bị nóng chảy mà bị phân huỷ thì được gọi là chất nhiệt rắn.

B. Các polymer thường là chất rắn, nóng chảy ở một nhiệt độ xác định.

C. Tất cả các polymer đều khá bền với dung dịch acid hoặc base.

D. Tất cả các polymer đều tham gia phản ứng phân cắt mạch polymer.

(Xem giải) Câu 21. Hỗn hợp M gồm 2 chất hữu cơ mạch hở X (C5H11NO4) và dipeptide Y (C6H12N2O3). Cho M tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch gồm một chất hữu cơ Z là muối của amino acid T, một muối của carboxylic acid E và alcohol F. Biết M có thể tham gia phản ứng tráng bạc. Cho các phát biểu
a) Trong phân tử của X có 2 nhóm chức ester.
b) Dung dịch T có khả năng làm xanh quỳ tím.
c) Từ E có thể điều chế khí CO bằng 1 phản ứng.
d) 1 mol hỗn hợp M phản ứng tối đa với 3 mol NaOH.
đ) F được dùng làm nguyên liệu sản xuất acetic acid trong công nghiệp.
e) 1 mol M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 luôn thu được 2 mol Ag
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 2.       C. 3.        D. 5.

(Xem giải) Câu 22. X là một polymer trong thành phần chỉ chứa hai nguyên tố. Đun khan X đến 300°C thu được một hydrocarbon lỏng Y, có thể chưng cất được. Tỉ khối hơi của Y so với không khí bằng 3,586. Hydrocarbon Y làm mất màu dung dịch bromine. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tên gọi của X là polystyrene.

B. Polymer X có tính đàn hồi.

C. Trùng ngưng hydrocarbon Y thu được polymer X.

D. Trong phân tử Y có chứa 5 liên kết đôi.

Bạn đã xem chưa:  [2016 - 2017] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Phú Thọ

(Xem giải) Câu 23. Cho hai phản ứng cũng xảy ra ở điều kiện chuẩn:
(1) N2(g) + O2(g) → 2NO(g) (1)
(2) NO(g) + ½O2(g) → NO2(g) (2)
Cho các phát biểu sau:
a) Enthalpy tạo thành chuẩn của NO2 là (2) kJ/mol.
b) Enthalpy tạo thành chuẩn của NO là ½(1) kJ/mol.
c) Enthalpy tạo thành chuẩn của NO2 là (½(1) + (2)) kJ/mol.
d) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa 1 mol N2 với 1 mol O2 tạo thành 2 mol NO là ½(1) kJ.
Số phát biểu không đúng là

A. 4.       B. 3.        C. 1.        D. 2.

(Xem giải) Câu 24. Cho các phát biểu sau:
a) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl acetate.
b) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
c) Glucose và saccharose đều tác dụng với Cu(OH)2/NaOH đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch.
d) Các amino acid thiên nhiên kiến tạo nên protein của cơ thể sống hầu hết là β-amino acid.
đ) Nếu đem đốt túi nylon và đồ làm từ nhựa có thể sinh ra chất độc, gây ô nhiễm môi trường.
Số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 4.       C. 5.        D. 3.

(Xem giải) Câu 25. Cho mô hình phân tử hai hydrocarbon X và Y như sau:

Cho các phát biểu sau:
a) X, Y là đồng phân của nhau.
b) X có nhiệt độ sôi cao hơn Y.
c) X có mạch carbon phân nhánh.
d) Cả X và Y đều chứa 13 liên kết sigma (σ).
Số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 3.       C. 1.       D. 4.

PHẦN II (6,0 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 26 đến câu 30. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

(Xem giải) Câu 26. Caffeine – chất kích thích tự nhiên thường được nhắc đến nhiều trong cà phê, trong lá trà, hạt ca cao và trong cả chocolate. Chúng hoạt động bằng cách kích thích não và hệ thần kinh trung ương, giúp con người tỉnh táo và ngăn ngừa sự mệt mỏi. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) coi caffeine vừa là phụ gia thực phẩm vừa là thuốc. FDA khuyến cáo: một người bình thường chỉ nên tiêu thụ lượng caffein không quá 400mg trong một ngày. Tuy nhiên, bạn có thể “bơm” nhiều caffeine hơn nếu cơ thể to lớn hơn bình thường một chút, hoặc có thể tự tính lượng caffeine có thể tiêu thụ trong một ngày theo công thức: Lượng caffeine có thể tiêu thụ = 6mg × Trọng lượng cơ thể (kg)
Hàm lượng Caffeine có trong một số loại đồ uống dưới đây:

Tên loại đồ uống Hàm lượng khoảng
Cà phê Espresso 80 mg Caffeine/cốc 44 mL
Nước tăng lực Monster 160 mg Caffeine/lon 473 mL
Nước tăng lực Red Bull 80 mg Caffeine/lon 250 mL
Cocacola 32 mg Caffeine/lon 330 mL

Caffeine có công thức cấu tạo như hình dưới đây:

a) Phổ khối lượng (MS) của caffeine có giá trị m/z cao nhất là 194.
b) Với một người đàn ông nặng 80 kg có thể tiêu thụ lượng vừa đủ caffeine trong một ngày tương đương khoảng 6 cốc cà phê Espresso hoặc 3 lon nước tăng lực Monster hoặc 6 lon nước tăng lực Redbull hoặc 15 lon Cocacola.
c) Caffeine có nhiều tác dụng tốt nhưng nếu sử dụng caffeine quá nhiều một ngày có thể gây mất ngủ, căng thẳng, khó chịu trong người, rối loạn dạ dày, nhịp tim tăng…
d) Một phân tử caffeine có chứa hai nhóm chức ketone và có tổng số 22 nguyên tử các nguyên tố.

(Xem giải) Câu 27. Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hoá chất béo như sau:
– Chuẩn bị:
+ Hoá chất: Dầu dừa, dung dịch NaOH 40%, dung dịch NaCl bão hoà.
+ Dụng cụ: bát sứ, cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, kiềng sắt, đèn cồn.
– Tiến hành:
+ Cho khoảng 5 gam dầu dừa và khoảng 10 ml dung dịch NaOH 40% vào bát sứ. Đun hỗn hợp trong khoảng 10 phút và liên tục khuấy bằng đũa thuỷ tinh.
+ Kết thúc phản ứng, đổ hỗn hợp vào cốc thuỷ tinh chứa khoảng 30 ml dung dịch NaCl bão hoà, khuấy nhẹ.
a) Vai trò của NaCl làm tăng độ tan của xà phòng và giảm khối lượng riêng của dung dịch.
b) Dùng đũa thủy tinh khuấy đều hỗn hợp trong bát sứ để phản ứng xảy ra nhanh hơn. Nếu thế tích nước giảm cần bổ sung thêm nước trong quá trình phản ứng.
c) Nếu thay dầu dừa bằng mỡ lợn hoặc dầu mỡ bôi trơn máy thì thí nghiệm xảy ra tương tự.
d) Sau khi thêm dung dịch NaCl bão hòa thì hỗn hợp sản phẩm tách lớp: phần xà phòng rắn ở trên, phần lỏng ở dưới gồm NaCl bão hòa và glycerol.

(Xem giải) Câu 28. Kết quả phân tích thành phần của một muối sulfate ngậm nước (X) của kim loại M thu được như sau:

Nguyên tố M O S H
Thành phần khối lượng (%) 25,6 57,6 12,8 4,0

Biết trong thành phần của X, nước chiếm 36,0% khối lượng. Trong nông nghiệp, muối X được dùng để pha chế thuốc Bordeaux dùng để diệt nấm mốc cho cây trồng. Cách pha chế 10 lít dung dịch Bordeaux 1% như sau:
– Bước 1: Pha 0,1 kg muối X trong 8,0 lít nước.
– Bước 2: Pha 0,1 kg vôi sống (CaO) trong 2,0 lít nước.
– Bước 3: Đổ dung dịch muối X vào nước vôi, vừa đổ vừa khuấy, thu được dung dịch Bordeaux 1% ở dạng keo, màu xanh nhạt, pH = 7 – 8, độ lắng chậm.
a) Một phân tử X có chứa 5 phân tử nước.
b) Ở bước 2, nếu dùng vôi tôi thay cho vôi sống thì cần dùng 0,132 kg.
c) Có thể sử dụng thùng làm bằng aluminium hoặc iron để pha chế thuốc Bordeaux.
d) Ở bước 3, có thể thao tác ngược lại là đổ nước vôi vào dung dịch muối X.

(Xem giải) Câu 29. Biết rằng X là hợp chất hữu cơ phổ biến trong tự nhiên, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, tạo nên bộ khung của cây cối. Trong X, phần trăm khối lượng C, H, O lần lượt bằng 44,44%, 6,17% và 49,39%. Cho dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương ứng với một phương trình hóa học) như sau:
X → X1 → X2 → X3 → acetaldehyde
X2 → X4 → methyl acetate
a) Từ X2 có thể điều chế trực tiếp được acethylene.
b) Từ X3 không thể điều chế ethylene glycol bằng 1 phản ứng.
c) X3, X4 đều là các hợp chất hữu cơ không no, phân tử chứa một liên kết π.
d) X2, X3 và X4 có cùng số nguyên tử carbon.

(Xem giải) Câu 30. Bốn hợp chất X, Y, Z, T đều có công thức phân tử C4H9O4N. Cho các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3 + H2O
(2) Y + 2NaOH → Y1 + X2 + 2H2O
(3) Z + 2NaOH → Z1 + Z2 + X3 + H2O
(4) T + 2NaOH → Z1 + T1 + X2 + H2O
Biết rằng, các hợp chất X1, X2, X3, Y1, Z1, Z2, T1 đều là hợp chất hữu cơ; X2 không chứa oxygen. Cho các nhận xét sau:
a) Đốt cháy hoàn toàn X1 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
b) Hai chất Z2 và T1 đều có cùng số nguyên tử carbon.
c) Dung dịch của các chất X1, X2 đều làm quì tím chuyển sang màu xanh.
d) X3 có thể hoà tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.

Bạn đã xem chưa:  [2021 – 2022] Thi học sinh giỏi lớp 12 – Tỉnh Vĩnh Phúc

PHẦN III (4,0 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 31 đến câu 40. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,4 điểm.

(Xem giải) Câu 31. Soda ( Na2CO3) khi để lâu ngày bị chuyển hóa một phần thành NaHCO3 và hút ẩm tạo thành hỗn hợp X gồm Na2CO3, NaHCO3 và H2O. Hòa tan hoàn toàn 12,3 gam X trong nước, thu được 100 mL dung dịch Y. Tiến hành các thí nghiệm sau:
• Thí nghiệm 1: Cho 25 mL dung dịch HCl 1M vào 10 mL dung dịch Y sau đó đun nhẹ. Chuẩn độ dung dịch thu được với chỉ thị phenolphtalein đến khi xuất hiện màu hồng nhạt thì thấy hết 25 mL dung dịch NaOH 0,2M.
• Thí nghiệm 2: Cho 10 mL dung dịch NaOH 1M vào 10 mL Y sau đó thêm tiếp dung dịch BaCl2 đến dư vào, lọc bỏ kết tủa. Chuẩn độ nước lọc với chỉ thị phenolphtalein đến khi màu hồng vừa mất thì hết 40 mL dung dịch HCl 0,2M.
Phần trăm Na2CO3 đã bị chuyển hóa thành NaHCO3 là a%. Tính giá trị của a.

(Xem giải) Câu 32. Cho E (C3H7O2N) và F (C5H9O4N) là các chất hữu cơ mạch hở, trong đó E là ester của một amino acid. Cho các chuyển hóa sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) E + NaOH → X + Y
(2) F + 2NaOH → X + Z + Y
(3) X + 2HCl → T + NaCl
(4) Z + HCl → Q + NaCl
Biết X, Y, Z, T, Q là các hợp chất hữu cơ. Cho các phát biểu sau:
a) Chất X và chất Z có cùng số nguyên tử carbon.
b) Chất X và chất T đều là muối của α-amino acid.
c) Nhiệt độ sôi của chất Y nhỏ hơn nhiệt độ sôi của Q.
d) 1 mol Q tác dụng với Na dư thu được tối đa 1 mol H2.
đ) Dung dịch chất Q trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
e) Dung dịch chất Y được sử dụng làm cồn sát trùng trong y học.
Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu trên?

(Xem giải) Câu 33. Trên bao bì một loại phân bón NPK có ghi độ dinh dưỡng là 20-20-15, Để cung cấp 135,780 kg nitrogen, 15,500 kg phosphorus và 33,545 kg potassium cho 10000 m² đất trồng thì người nông dân cần trộn đồng thời phân NPK (ở trên) với đạm urea (độ dinh dưỡng là 46%) và phân kali (độ dinh dưỡng là 60%). Giả sử mỗi m² đất trồng đều được bón với lượng phân như nhau. Nếu người nông dân sử dụng 251,1 kg phân bón vừa trộn trên thì diện tích đất trồng được bón phân là bao nhiêu m²? (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).

(Xem giải) Câu 34. Khi làm nguội 1026,4 gam dung dịch bão hòa muối sulfate của kim loại kiềm M từ nhiệt độ 80°C xuống nhiệt độ 10°C thì thấy có 395,4 gam tinh thể ngậm nước có công thức M2SO4.nH2O (với 7 < n < 12) tách ra. Biết độ tan của muỗi ở 80°C là 28,3 gam và ở 10°C là 9 gam. Giá trị của n trong công thức muối ngậm nước là bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 35. PMMA (poli(methylmethacrylate)) là một nhựa nhiệt dẻo, trong suốt thường được sử dụng ở dạng tấm, miếng như một vật liệu nhẹ, khó bể vỡ có thể được dùng để thay thế cho kính và thủy tinh. PMMA được điều chế theo 2 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Methyl alcohol tác dụng với methacrylic acid tạo thành methyl methacrylate.
– Giai đoạn 2: Trùng hợp methyl methacrylate tạo thành PMMA (poli(methylmethacrylate)). Để sản xuất 500 tấm kính có chiều dài 20 cm, chiều rộng 15 cm có độ dày 2 cm (khối lượng riêng của tấm kinh là d = 1,2 gam/cm³) người ta cần tối thiểu m kg methacrylic acid. Biết trong mỗi tấm kính khối lượng PMMA chiếm 90% và hiệu suất phản ứng toàn bộ quá trình tính theo methacrylic acid là 80%. Tính giá trị của m. (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).

(Xem giải) Câu 36. Hiện nay, xăng sinh học E5 (xăng chứa 5% ethanol về thể tích) đang được sử dụng ở nước ta để thay thế một phần xăng truyền thống. Trong một nhà máy, ethanol được sản xuất từ cellulose theo sơ đồ sau (với hiệu suất của cả quá trình là 60%):
(C6H10O5)n (H+, t°) → C6H12O6 (lên men, 30-35°C) → C2H5OH
Toàn bộ lượng ethanol thu được từ 1,62 tấn mùn cưa (chứa 50% cellulose) dùng để pha chế thành V lít xăng E5. Biết ethanol có khối lượng riêng là 0,8 g/mL.Tính giá trị của V.

(Xem giải) Câu 37. X, Y là hai ester đều đơn chức, cùng dãy đồng đẳng; Z là ester 2 chức (X, Y, Z đều mạch hở). Đun nóng 5,7m gam hỗn họp E gồm X, Y, Z (số mol Y lớn hơn số mol của Z và MY > MX) với dịch NaOH vừa đủ được hỗn hợp F gồm 2 alcohol kế tiếp trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp muối. Cho toàn bộ F vào bì dựng Na dư, kết thúc phản ứng, khối lượng bình tăng 8,56 gam và có 0,12 mol khí H2 thoát ra. Cho toàn G phản ứng hoàn toàn với vôi tôi xút, nung nóng chỉ thu được một hydrocarbon đơn giản nhất có khối lượng m gam. Tính giá trị của m

(Xem giải) Câu 38. Hợp chất T có công thức C8H14O4. Từ T thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) T + NaOH (t°) → T1 + T2
(2) 2T1 + H2SO4 → 2T3 + Na2SO4
(3) T3 + C2H4(OH)2 (H2SO4 đặc, t°) ⇋ T4 + H2O
(4) T2 + 3C15H31COOH (H2SO4 đặc, t°) ⇋ T5 + 3H2O
Biết T3 có đồng phân hình học, T2 mạch không phân nhánh và có 1 nhóm CH3. Cho các phát biểu sau:
(a) Khối lượng mol của T5 là 806 gam/mol.
(b) T4 tác dụng được với cả Na và dung dịch KOH.
(c) Đốt hoàn toàn 1 mol T1 thu được 4 mol CO2.
(d) Có 1 công thức cấu tạo thỏa mãn với T.
(e) T2 được sinh ra khi thủy phân triolein.
(f) T3 có số nguyên tử H gấp 3 lần số nguyên tử O.
Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu trên?

(Xem giải) Câu 39. Chỉ số acid của chất béo là số mg KOH cần dùng để trung hòa acid béo tự do có trong 1 gam chất béo. Chỉ số xà phòng hóa là tổng số mg KOH cần để xà phòng hóa triglyceride và trung hòa acid béo tự do trong 1 gam chất béo. Chất béo E gồm triglyceride X và acid béo Y có chỉ số xà phòng hóa là 191,61 và chỉ số acid là 6,18. Khi xà phòng hóa hoàn toàn E bằng dung dịch KOH, thu được dung dịch chỉ chứa một muối. Khối lượng của Y trong 9,06 gam E là m mg. Giá trị của m là bao nhiêu? (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).

(Xem giải) Câu 40. Levodopa (L-dopa) là tiền chất của dopamine, thường được sử dụng như một chất thay thế dopamine để điều trị bệnh Parkinson. L-dopa có công thức cấu tạo như sau:

Cho các phát biểu sau:
a) L-dopa là một α-amino acid.
b) L-dopa làm nhạt màu nước bromine.
c) Công thức phân tử của L-dopa là C8H11NO4.
d) 1 mol L-dopa phản ứng tối đa với 3 mol H2, có xúc tác Ni, t°.
đ) 1 mol L-dopa phản ứng tối đa với 3 mol KOH trong dung dịch.
Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu trên?

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!