[2018 – 2019] Thi học sinh giỏi lớp 12 – Tỉnh Phú Thọ

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Thời gian làm bài: 180 phút

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1D 2C 3C 4B 5A 6C 7C 8C 9A 10D
11D 12C 13A 14B 15A 16A 17B 18C 19C 20B
21B 22B 23B 24D 25D 26A 27C 28A 29D 30A
31B 32B 33C 34B 35B 36C 37D 38B 39C 40A

A. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Câu I (3,0 điểm):

(Xem giải) 1. Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) 500 ml dung dịch X chứa HCl 0,01M và NaCl 0,1M. Viết phương trình điện phân và giải thích sự thay đổi pH trong quá trình điện phân.

(Xem giải) 2. Hỗn hợp X gồm 5 hợp chất vô cơ A, B, C, D và E có tổng phân tử khối bằng 661. Mỗi chất trong X phản ứng với dung dịch HCl đều tạo ra H2O. Cho X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl vừa đủ chỉ thu được dung dịch Y chứa hai muối. Cho từ từ dung dịch NaOH vào Y đến khi kết tủa cực đại, lọc kết tủa, nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là một chất có trong hỗn hợp X. Tìm các chất A, B, C, D và E thỏa mãn.

(Xem giải) 3. a) Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có)
X + H2 → Y; Y – 2H2O → Z; Z → cao su Buna
Biết X là hợp chất hữu cơ không no, có công thức phân tử là C4H8O2.
b) Trùng hợp Z thu được sản phẩm chính là cao su Buna và sản phẩm phụ polime Z1. Xác định Z1.

(Xem giải) Câu II (2,0 điểm):
Hoà tan hoàn toàn 22 gam hỗn hợp X gồm sắt và kim loại M (M chỉ có hoá trị II) trong 100 ml dung dịch chứa hai axit HNO3 và H2SO4, thu được dung dịch A chỉ chứa hai muối sunfat (biết sắt bị oxi hóa lên số oxi hóa cao nhất), đồng thời giải phóng 0,9 mol hỗn hợp khí B gồm: (NO2, NO và N2O) có tỉ khối so với hiđro là 21,533. Biết khí màu nâu đỏ trong B có số mol là 0,7 mol. Cho dung dịch A tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn D gồm hai oxit. Cho luồng CO dư qua D, nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng D giảm 4,8 gam.
a) Xác định kim loại M. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
b) Tính nồng độ phần trăm của mỗi axit trong dung dịch ban đầu (d = 2,5 g/ml).

(Xem giải) Câu III (2,0 điểm):
Một hợp chất A có MA < 170. Đốt cháy hoàn toàn 0,486 gam A sinh ra 403,2 ml CO2 (đktc) và 0,27 gam H2O. Hợp chất A tác dụng với dung dịch NaHCO3 hoặc với Na đều sinh ra khí với số mol đúng bằng số mol A đã phản ứng. Chất A và sản phẩm B tham gia các phản ứng theo phương trình sau:
A ⇌ B + H2O (t°)
A + 2NaOH → 2D + H2O (t°)
B + 2NaOH → 2D (t°)
a) Xác định công thức phân tử của A.
b) Xác định công thức cấu tạo của A, B và D.

(Xem giải) Câu IV (1,0 điểm):
Hai học sinh thực hiện hai thí nghiệm sau:
Học sinh 1: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 2 ml dung dịch hồ tinh bột 2%. Đun nóng dung dịch một thời gian, sau đó để nguội.
Học sinh 2: Nhỏ dung dịch iot vào mặt cắt quả chuối xanh và mặt cắt quả chuối chín.
Hãy nêu hiện tượng quan sát được của hai thí nghiệm trên và giải thích.

B. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (12,0 điểm)

Câu 1. Chất nào sau đây không phải là sản phẩm của phản ứng nhiệt phân Cu(NO3)2?

A. NO2.       B. O2.       C. CuO.       D. Cu(NO2)2.

Câu 2. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. Ba(OH)2 và H3PO4.       B. (NH4)2HPO4 và KOH.

C. Cu(NO3)2 và HNO3.       D. Al(NO3)3 và NaOH.

(Xem giải) Câu 3. Anken nào sau đây trong phân tử có 8 liên kết xích ma (σ)?

A. C2H4.       B. C4H8.       C. C3H6.       D. C5H10.

Câu 4. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?

A. Tơ nilon-6,6.       B. Tơ axetat.       C. Tơ capron.       D. Tơ tằm.

(Xem giải) Câu 5. Đun nóng muối X trong dung dịch NaOH thu được khí NH3 và dung dịch Y. Cho dung dịch BaCl2 vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z ở nhiệt độ cao thấy khối lượng không đổi. Mặt khác, cho X vào dung dịch NaHCO3 thấy có khí bay ra. Muối X là

A. NH4HSO4.       B. NH4HCO3.       C. (NH4)2SO4.       D. (NH4)3PO4.

(Xem giải) Câu 6. Cho các phát biểu sau:
(1) Dung dịch NaOH tác dụng với Ca(HCO3)2 theo tỉ lệ mol 1:1 sau phản ứng thu được kết tủa và muối axit.
(2) NaHCO3 được dùng làm bột nở, thuốc chữa bệnh đau dạ dày.
(3) Si tan trong dung dịch NaOH.
(4) Trong công nghiệp để điều chế Si người ta dùng Mg khử SiO2.
Số phát biểu đúng là

A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố cacbon và hiđro.

B. Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.

C. Đồng phân là những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử.

D. Phản ứng hữu cơ thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

(Xem giải) Câu 8. Cho các phản ứng:
(1) HBr + C2H5OH (t°) →
(2) C2H4 + Br2 →
(3) C2H4 + HBr →
(4) C2H6 + Br2 (askt, 1 : 1) →
Số phản ứng tạo ra C2H5Br là

Bạn đã xem chưa:  [2021 - 2022] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Quảng Nam

A. 4.       B. 2.       C. 3.       D. 1.

(Xem giải) Câu 9. Hỗn hợp T gồm hai ancol X và Y (MX < MY). Ancol Y không bị oxi hóa bởi CuO đun nóng. Khi đun nóng hỗn hợp T với H2SO4 ở 140°C thì thu được hỗn hợp ete. Trong đó có một ete có công thức C5H12O. Hai chất X và Y lần lượt là

A. Metanol và 2-metylpropan-2-ol.       B. Metanol và 2-metylpropan-1-ol.

C. Etanol và propan-1-ol.       D. Etanol và 2-metylpropan-2-ol.

(Xem giải) Câu 10. Cho các phát biểu sau:
(a) Fomanđehit, axetanđehit đều là những chất tan tốt trong nước.
(b) Khử anđehit hay xeton bằng H2 (xúc tác Ni, đun nóng) đều tạo sản phẩm là các ancol cùng bậc.
(c) Oxi hóa axetanđehit bằng O2 (xúc tác Mn2+, t°) tạo ra sản phẩm là axit axetic.
(d) Oxi hóa fomanđehit bằng dung dịch AgNO3/ NH3 dư thì sản phẩm oxi hóa sinh ra có thể tạo kết tủa với dung dịch CaCl2.
(e) Axetanđehit có thể điều chế trực tiếp từ etilen, axetilen, hay etylaxetat.
(f) Axeton có thể điều chế trực tiếp từ propin, propan-2-ol.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu là sai?

A. 1.       B. 4.       C. 3.       D. 2

Câu 11. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.

B. Mỡ động vật và dầu thực vật không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

C. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.

D. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.

(Xem giải) Câu 12. Cho 4,48 gam hỗn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COOC6H5 (có tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được chất rắn có khối lượng là

A. 4,88 gam.       B. 5,6 gam.       C. 6,40 gam.       D. 3,28 gam.

(Xem giải) Câu 13. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H9O2N. Biết X tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl. Số công thức cấu tạo thỏa mãn là

A. 4.       B. 3.       C. 5.       D. 2.

(Xem giải) Câu 14. Cho các phát biểu sau:
(1) Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ), thu được khí O2 ở catot.
(2) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu.
(3) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa.
(4) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.
(5) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl.
Số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 3.       C. 4.       D. 5.

(Xem giải) Câu 15. Trong các thí nghiệm sau:
(1) Cho luồng khí CO dư đi qua FeO, nung nóng.
(2) Nhiệt phân KNO3.
(3) Cho luồng khí NH3 dư đi qua CuO, nung nóng.
(4) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
(5) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.
(6) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
(7) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.
(8) Cho khí O3 tác dụng với Ag.
(9) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.
(10) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất khí là:

A. 7.       B. 8.       C. 9.       D. 6.

(Xem giải) Câu 16. Cho các chất sau: axetilen, axit fomic, fomanđehit, phenyl fomat, glucozơ, anđehit axetic, metyl axetat, natri fomat, axeton, vinyl axetilen. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo kết tủa là

A. 8.       B. 5.       C. 6.       D. 7.

(Xem giải) Câu 17. Cho hai muối X và Y thỏa mãn điều kiện sau:
X + Y → không phản ứng; X + Cu → không phản ứng;
Y + Cu → không phản ứng; X + Y + Cu → phản ứng.
Hai muối X và Y lần lượt là

A. NaNO3 và NaHCO3.       B. NaNO3 và NaHSO4.

C. Fe(NO3)3 và NaHSO4.       D. Mg(NO3)2 và KNO3.

(Xem giải) Câu 18. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa x mol NaOH, y mol KOH và z mol K2CO3. Số mol khí CO2 thu được phụ thuộc vào số mol HCl được biểu diễn trên đồ thị sau (coi khí CO2 không tan trong nước):

Tổng (x + y) có giá trị là

A. 0,05.       B. 0,20.       C. 0,15.       D. 0,25.

(Xem giải) Câu 19. Hiđrat hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các hiđrocacbon thu được hỗn hợp chỉ gồm các ancol no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp ancol này rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư. Kết thúc phản ứng thu được 118,2 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 4,2.       B. 16,8.       C. 8,4.       D. 12,6.

(Xem giải) Câu 20. Cho X là este no, đơn chức; Y là este đơn chức, không no, mạch phân nhánh, chứa một liên kết đôi C=C (X và Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 14,4 gam hỗn hợp E chứa X và Y cần dùng 14,336 lít O2 (đktc), thu được 9,36 gam nước. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn E trong môi trường axit thu được hỗn hợp chứa hai axit cacboxylic A và B (MA < MB) và ancol Z duy nhất. Cho các nhận định sau:
(1) X và A đều có phản ứng tráng gương.
(2) X, Y, A và B đều làm mất màu dung dịch nước Br2.
(3) Từ Y điều chế thủy tinh hữu cơ bằng phản ứng trùng hợp.
(4) Đun Z với H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken tương ứng.
(5) Nhiệt độ sôi của X nhỏ hơn Y.
Số nhận định đúng là

Bạn đã xem chưa:  [2018 - 2019] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Quảng Nam

A. 2.       B. 4.       C. 5.       D. 3.

(Xem giải) Câu 21. Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là

A. 324.        B. 405.          C. 297.        D. 486.

(Xem giải) Câu 22. Hợp chất X có công thức C4H14O3N2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp Y gồm hai khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 5.       B. 3.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn 43,1 gam hỗn hợp X gồm axit axetic, glyxin, alanin và axit glutamic thu được 31,36 lít CO2 (đktc) và 26,1 gam H2O. Mặt khác, 43,1 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 1M. Nếu cho 21,55 gam hỗn hợp X tác dụng với 350 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 15,60.       B. 30,15.       C. 20,30.       D. 35,00.

(Xem giải) Câu 24. Cho X, Y, Z và M là các kim loại. Thực hiện các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1 M + dung dịch muối của X → kết tủa + khí
Thí nghiệm 2 X + dung dịch muối của Y → Y
Thí nghiệm 3 X + dung dịch muối của Z: Không phản ứng
Thí nghiệm 4 Z + dung dịch muối của M: Không phản ứng

Chiều tăng dần tính khử của các kim loại X, Y, Z và M là

A. Y < X < M < Z.       B. Z < Y < X < M.       C. M < Z < X < Y.       D. Y < X < Z < M.

(Xem giải) Câu 25. Cho 20,55 gam Ba tác dụng với 100 ml dung dịch gồm HCl 1M và CuSO4 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa X. Lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

A. 34,95.       B. 46,95.       C. 31,30.       D. 42,95.

(Xem giải) Câu 26. Cho ba dung dịch X, Y và Z thỏa mãn điều kiện sau:
– Dung dịch X tác dụng với dung dịch Y có kết tủa và có khí thoát ra.
– Dung dịch Y tác dụng với dung dịch Z có khí thoát ra.
– Dung dịch X tác dụng với dung dịch Z có kết tủa tạo thành.
Ba dung dịch X, Y và Z lần lượt là

A. Ba(OH)2; NH4HCO3; H2SO4.       B. Ca(HCO3)2; H2SO4; NH4NO3.

C. (NH4)2CO3; Ca(OH)2; NH4Cl.       D. BaCl2; H2SO4; NaHCO3.

(Xem giải) Câu 27. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 (trong đó oxi chiếm 25,8% về khối lượng của X) vào dung dịch H2SO4 loãng, rất dư, thu được dung dịch Y. Biết rằng 1/10 dung dịch Y làm mất màu vừa đủ 30 ml dung dịch KMnO4 0,2M. Giá trị của m là

A. 74,4.       B. 88,8.       C. 49,6.       D. 44,4.

(Xem giải) Câu 28. Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO; 0,1 mol HC≡C-CHO; 0,1 mol HC≡C-CH3 và 0,01 mol CH≡CH tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 101,3.       B. 98,0.       C. 81,9.       D. 79,7.

(Xem giải) Câu 29. Hỗn hợp X gồm ba peptit Y, Z và T (đều mạch hở) với tỉ lệ mol tương ứng là 2:3:4. Tổng số liên kết peptit trong phân tử Y, Z và T bằng 12. Thủy phân hoàn toàn 39,05 gam X, thu được 0,11 mol X1, 0,16 mol X2 và 0,2 mol X3. Biết X1, X2, X3 đều có dạng H2NCnH2nCOOH. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 36,918 lít O2 (đktc). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 30.       B. 32.       C. 28.       D. 29.

(Xem giải) Câu 30. Điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2, CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi 2A, hiệu suất 100%. Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:

Thời gian điện phân (giây) t t + 2895 2t
Tổng số mol khí ở 2 điện cực a a + 0,03 2,125a
Số mol Cu ở catot b b + 0,02 b + 0,02

Giá trị của t là

A. 3860.       B. 4825.       C. 2895.       D. 3680.

(Xem giải) Câu 31. Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 1 lít dung dịch gồm AgNO3 a mol/l và Cu(NO3)2 2a mol/l, thu được 45,2 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được 7,84 lít khí SO2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

A. 0,15.       B. 0,30.       C. 0,20.       D. 0,25.

(Xem giải) Câu 32. Nhúng thanh kẽm và thanh đồng (không tiếp xúc với nhau) vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng. Nối thanh kẽm và thanh đồng bằng dây dẫn (có một khóa X) như hình:

Cho các phát biểu sau:
(1) Khi mở khóa X có bọt khí thoát ra ở thanh đồng.
(2) Khi đóng khóa X có bọt khí thoát ra ở thanh kẽm.
(3) Tốc độ bọt khí thoát ra khi mở khóa X và khi đóng khóa X là như nhau.
(4) Khi mở khóa X hay đóng khóa X thanh kẽm đều bị ăn mòn.
(5) Khi đóng khóa X có dòng electron chuyển dời từ thanh đồng sang thanh kẽm.
(6) Khi đóng khóa X thanh kẽm đóng vai trò cực âm và bị oxi hóa.
(7) Khi thay thanh Cu bằng thanh Mg thanh kẽm vẫn bị ăn mòn điện hóa.
(8) Khi thay dung dịch H2SO4 bằng dung dịch ancol etylic thanh kẽm không bị ăn mòn.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  [2022 - 2023] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Đồng Tháp

A. 3.       B. 4.       C. 2.       D. 5.

(Xem giải) Câu 33. Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO và Cu(NO3)2 cần dùng hết 430 ml dung dịch H2SO4 1M, thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06 mol NO và 0,13 mol H2, đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Thành phần phần trăm của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất là

A. 25,5%.       B. 18,5%.       C. 20,5%.       D. 22,5%.

(Xem giải) Câu 34. Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu (trong đó sắt chiếm 52,5% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với 420 ml dung dịch HCl 2M dư, thu được dung dịch Y và còn lại 0,2m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được khí NO và 141,6 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 20.       B. 32.       C. 36.       D. 24.

(Xem giải) Câu 35. Hỗn hợp E chứa X là este đơn chức, mạch hở, có mạch cacbon phân nhánh (phân tử có hai liên kết π) và Y là peptit mạch hở (tạo bởi hai amino axit có dạng H2NCnH2nCOOH). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E chỉ thu được 0,38 mol CO2, 0,34 mol H2O và 0,06 mol N2. Nếu lấy m gam hỗn hợp E đun nóng với lượng dư dung dịch NaOH thì có tối đa 0,14 mol NaOH tham gia phản ứng, thu được ancol no Z và m1 gam muối. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Giá trị của m là 10,12.       B. Trong phân tử Y có hai gốc Ala.

C. X chiếm 19,76% khối lượng trong E.       D. Giá trị của m1 là 14,36.

(Xem giải) Câu 36. Đốt cháy hoàn toàn 5,52 gam chất X thu được hỗn hợp khí và hơi A gồm CO2, HCl, H2O và N2. Cho một phần A đi chậm qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 6 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 1,82 gam và có 0,112 lít khí (ở đktc) không bị hấp thụ. Phần còn lại của A cho lội chậm qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 2,66 gam và có 5,74 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phân tử khối của X có giá trị gần nhất với

A. 172,0.       B. 188,0.       C. 182,0.       D. 175,5.

(Xem giải) Câu 37. Cho hỗn hợp M gồm hai chất hữu cơ X và Y. Trong đó, X là một axit hữu cơ hai chức, mạch hở, không phân nhánh (trong phân tử có một liên kết đôi C=C) và Y là ancol no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 22,32 gam M thu được 14,40 gam H2O. Nếu cho 22,32 gam M tác dụng với kali dư thu được 4,256 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Y trong M gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 27,25%.       B. 62,40%.       C. 72,70%.       D. 37,50%.

(Xem giải) Câu 38. Hòa tan hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Cu (trong đó FeO chiếm 1/3 tổng số mol hỗn hợp X) trong dung dịch chứa NaNO3 và HCl, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối clorua và 0,896 lít NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp X trên trong dung dịch HCl thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối có tổng khối lượng 29,6 gam. Trộn dung dịch Y với dung dịch Z thu được dung dịch T. Cho dung dịch AgNO3 tới dư vào dung dịch T thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 196,36.       B. 180,16.       C. 160,72.       D. 111,28.

(Xem giải) Câu 39. Hỗn hợp X gồm một axit no, mạch hở, đơn chức và hai axit không no, mạch hở, đơn chức (gốc hiđrocacbon chứa một liên kết đôi), kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho X tác dụng hoàn toàn với 150 ml dung dịch NaOH 2,0 M. Để trung hòa vừa hết lượng NaOH dư cần thêm vào 100 ml dung dịch HCl 1,0M được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận Y thu được 22,89 gam chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH đặc, khối lượng bình tăng thêm 26,72 gam. Phần trăm khối lượng của axit không no có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp X là

A. 35,52%.       B. 40,82%.       C. 22,78%.       D. 44,24%.

(Xem giải) Câu 40. Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) chỉ có một loại nhóm chức. Cho 0,15 mol X phản ứng vừa đủ với 180 gam dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y, chỉ thu được 164,7 gam hơi nước và 44,4 gam hỗn hợp chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 23,85 gam Na2CO3; 56,1 gam CO2 và 14,85 gam H2O. Mặt khác, Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được hai axit cacboxylic đơn chức và hợp chất T (chứa C, H, O và MT < 126). Số nguyên tử H trong phân tử T bằng

A. 8.       B. 6.       C. 10.         D. 12.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!