[2025] Thi ĐGNL Đại học Sư phạm Hà Nội (Đề minh họa)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Thời gian làm bài: 60 phút
⇒ Bảng đáp án phần trắc nghiệm:
1A | 2B | 3B | 4A | 5C | 6C | 7A | 8B | 9D | 10A |
11A | 12D | 13C | 14D | 15C | 16A | 17D | 18A | 19D | 20B |
Cho biết: Nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Mg = 24. Kí hiệu viết tắt: Me = CH3, s: rắn, l: lỏng, g: khí, aq: dung dịch nước. Số sóng hấp thụ đặc trưng trên phổ hồng ngoại của một số liên kết như sau:
Liên kết | O-H (alcohol) | O-H (carboxylic acid) | C=O (aldehyde, ester, carboxylic acid) |
Số sóng (cm-1) | 3650 – 3200 (tù) | 3300 – 2500 (tù rộng) | 1780 – 1650 (mạnh) |
A. TÔ TRÊN PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM
Phần I (5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Đối với mỗi câu, thi sinh chỉ chọn một phương án.
(Xem giải) Câu 1. Thực hiện điện phân dung dịch copper(II) sulfate (CuSO4) nồng độ 0,5M với các điện cực trơ ở hiệu điện thế phù hợp. Quá trình xảy ra ở cực dương là
A. H2O bị oxi hóa và giải phóng O2. B. SO42- bị khử thành SO2.
C. Cu2+ bị khử thành Cu. D. H2O bị khử và giải phóng H2.
(Xem giải) Câu 2. Keo sữa là loại keo dán phổ biến được sử dụng cho các vật liệu như gỗ và giấy, có thành phần chính là poly(vinyl acetate). Poly(vinyl acetate) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH2=CH-COO-CH3. B. CH3-COO-CH=CH2.
C. CH2=C(CH3)-COO-CH3. D. CH3-CH2-COO-CH=CH2.
(Xem giải) Câu 3. Cho các cặp oxi hóa – khử và giá trị thế điện cực chuẩn tương ứng như sau: Fe2+/Fe (–0,44V), Mn2+/Mn (–1,18V), Al3+/Al (–1,66V), Ag+/Ag (+0,80V). Ở điều kiện chuẩn, chiều tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại là
A. Ag+, Fe2+, Mn2+, Al3+. B. Al3+, Mn2+, Fe2+, Ag+.
C. Al3+, Mn2+, Ag+, Fe2+. D. Al3+, Fe2+, Mn2+, Ag+.
(Xem giải) Câu 4. Đồng phân mạch hở và mạch vòng của glucose có thể chuyển hóa lẫn nhau. Cấu tạo dạng mạch hở của glucose và dạng vòng 6 cạnh α-glucose được cho ở hình bên.
Liên kết nào trong số các liên kết được đánh số (1), (2), (3), (4) sẽ bị phá vỡ khi mở vòng α-glucose để chuyển hóa thành dạng mạch hở?
A. (1). B. (3). C. (2). D. (4).
(Xem giải) Câu 5. Có 5 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm chứa 2,0 mL dung dịch của một trong số các chất sau: Na2CO3, MgCl2, CuSO4, AlCl3, Fe2(SO4)3, đều có nồng độ 0,01M. Sau khi cho dung dịch NaOH 0,1M dư vào lần lượt từng ống nghiệm và lắc đều, số lượng ống nghiệm quan sát thấy có kết tủa còn trong ống là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
(Xem giải) Câu 6. Glutamic acid, một amino acid quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể động vật, có công thức cấu tạo như hình bên.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở điều kiện thường, glutamic acid là chất lỏng và ít tan trong nước.
B. 1 mol glutamic acid tác dụng tối đa với 3 mol NaOH trong dung dịch.
C. Trong phân tử glutamic acid có 2 liên kết π.
D. Glutamic acid chỉ tác dụng với dung dịch base.
(Xem giải) Câu 7. Trong công nghiệp, dãy nào sau đây chỉ gồm những kim loại được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Al, Na, Mg. B. Na, Al, Au. C. Cu, Fe, Au. D. Ag, Na, Zn.
(Xem giải) Câu 8. Trong quy trình sản xuất menthol, tinh dầu bạc hà được làm lạnh để tạo ra các tinh thể menthol. Các tinh thể menthol sau đó được tách bằng cách lọc. Phương pháp nào sau đây được sử dụng để sản xuất menthol theo quy trình trên?
A. Phương pháp chưng cất. B. Phương pháp kết tinh.
C. Phương pháp sắc kí. D. Phương pháp chiết.
(Xem giải) Câu 9. Trong phòng thí nghiệm, sodium (Na) được bảo quản bằng cách ngâm trong bình chứa dầu hỏa khan. Lí do của việc bảo quản theo phương pháp này là do
A. dầu hỏa giúp duy trì độ cứng của Na trong quá trình lưu trữ lâu dài.
B. Na tan tốt trong dầu hỏa nên có thể dễ dàng lưu trữ và vận chuyển.
C. dầu hỏa tạo ra lớp màng ngăn cản sự bay hơi mạnh của Na vào không khí.
D. Na hoạt động hóa học mạnh nên cần hạn chế tiếp xúc với không khí, nước và các tác nhân khác.
(Xem giải) Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch ethylamine hoặc dung dịch aniline thì giấy quỳ đều chuyển sang màu xanh.
B. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch methylamine vào dung dịch copper(II) sulfate, ban đầu thấy xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt, sau đó kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam.
C. Cho dung dịch methylamine vào ống nghiệm đựng dung dịch iron(III) chloride thấy xuất hiện kết tủa nâu đỏ.
D. Nhỏ vài giọt nước bromine vào ống nghiệm đựng dung dịch aniline thấy xuất hiện kết tủa trắng.
(Xem giải) Câu 11. Phản ứng hóa học nào sau đây minh họa cho phản ứng xảy ra trong quá trình đun sôi để giảm độ cứng tạm thời của nước cứng chứa các ion M2+ (M = Ca, Mg)?
A. M(HCO3)2(aq) (t°) → MCO3(s) + CO2(g) + H2O(l)
B. MCO3(s) (t°) → MO(s) + CO2(g)
C. M(HCO3)2(aq) + 2H2O(l) (t°) → M(OH)2(s) + 2CO2(g) + 2H2O(l)
D. M(HCO3)2(aq) (t°) → MCO3(aq) + CO2(g) + H2O(l)
(Xem giải) Câu 12. Hợp chất hữu cơ X là thành phần chính trong tinh dầu cây đinh hương và cây hương nhu. Trên phổ hồng ngoại của X có số sóng hấp thụ ở 3515 cm-1 nhưng không có số sóng hấp thụ mạnh ở vùng 1780 – 1650 cm-1. Chất nào sau đây có phổ hồng ngoại phù hợp với X?
A. B.
C. D.
(Xem giải) Câu 13. Các nguyên tử trong pha khí ở trạng thái cơ bản có tính chất thuận từ (nếu có electron độc thân), hoặc nghịch từ (nếu không có electron độc thân). Ở pha khí, trong số các nguyên tử Na (Z = 11), Al (Z = 13), Ca (Z = 20), (các) nguyên tử nào ở trạng thái cơ bản là nghịch từ?
A. Na, Ca. B. Na, Al. C. Ca. D. Ca, Al.
(Xem giải) Câu 14. Khi đun nóng chất hữu cơ X với dung dịch NaOH thì tạo ra sodium acetate và pentan-1-ol. X là chất nào trong số các chất sau:
A. B.
C. D.
(Xem giải) Câu 15. Sự phụ thuộc của tốc độ thủy phân tinh bột (r) vào nhiệt độ (T) của phản ứng được xúc tác bởi một loại enzyme amylase (có cấu tạo từ protein) được mô tả như hình bên.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở nhiệt độ cao (khoảng 60°C – 70°C), tốc độ phản ứng giảm do phản ứng tỏa nhiệt nên cân bằng bị chuyển dịch.
B. Trong khoảng nhiệt độ nghiên cứu, tốc độ phản ứng tăng khi nhiệt độ tăng do phản ứng được xúc tác bởi enzyme.
C. Ở nhiệt độ cao (khoảng 60°C – 70°C), tốc độ phản ứng giảm do cấu trúc của protein trong enzyme bị biến đổi làm giảm khả năng xúc tác.
D. Tốc độ phản ứng thủy phân không phụ thuộc vào nhiệt độ do nhiệt độ không ảnh hưởng tới cấu trúc enzyme cấu tạo từ protein chứa các liên kết peptide bền vững.
(Xem giải) Câu 16. Dãy nào sau đây gồm các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị?
A. H2S, Cl2, NO2. B. NH4Cl, N2H4, H2S.
C. NO2, O2, NaHCO3. D. O2, O3, (NH4)2SO4.
(Xem giải) Câu 17. Số lượng phối tử trong hai phức chất [Co(H2O)4Cl2] và [Co(H2O)2Cl4]2- lần lượt là
A. 4 và 2. B. 2 và 4. C. 4 và 4. D. 6 và 6.
(Xem giải) Câu 18. Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa theo các bước sau:
• Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 2 gam mỡ lợn và 5 mL dung dịch NaOH 40%.
• Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh và thỉnh thoảng thêm nước cất để tránh hỗn hợp phản ứng bị cạn.
• Bước 3: Sau khoảng 10 phút thì dừng đun và rót thêm vào hỗn hợp 10 mL dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để nguội hỗn hợp.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên trên.
B. Nếu thay thế mỡ lợn bằng dầu dừa thì phản ứng xà phòng hóa không diễn ra.
C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để làm tăng tốc độ phản ứng xà phòng hóa.
D. Trong hỗn hợp sản phẩm của phản ứng trên không chứa alcohol đa chức.
(Xem giải) Câu 19. Một kết quả mô phỏng hình học các phân tử BH3 và CH4 được cho trọng hình bên. Phát biểu nào sau đây là đúng về hình học và góc liên kết của các phân tử?
A. Phân tử BH3 có dạng tam giác, phân tử CH4 có dạng tứ diện, góc liên kết trong BH3 nhỏ hơn góc liên kết trong CH4.
B. Phân tử BH3 có dạng tam giác, phân tử CH4 có dạng hình vuông, góc liên kết trong BH3 nhỏ hơn góc liên kết trong CH4.
C. Phân tử BH3 và CH4 đều có dạng tứ diện, góc liên kết trong BH3 lớn hơn góc liên kết trong CH4.
D. Phân tử BH3 có dạng tam giác, phân tử CH4 có dạng tứ diện, góc liên kết trong BH3 lớn hơn góc liên kết trong CH4.
(Xem giải) Câu 20. Acid trong dịch dạ dày có thành phần chủ yếu là HCl. Khi nồng độ acid trong dịch dạ dày quá cao sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa acid, gây ra nhiều bệnh lí. Sữa magiê có dạng huyền phù, chứa thành phần chính là Mg(OH)2 được sử dụng như một loại thuốc kháng acid trong dạ dày. Nếu dạ dày chứa 200 mL dung dịch HCl có pH = 1,5 thì khối lượng tối thiểu Mg(OH)2 trong sữa magiê cần dùng để trung hòa toàn bộ lượng HCl này là bao nhiêu (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười)?
A. 91,7 mg. B. 183,4 mg. C. 348,0 mg. D. 3,5 gam.
Phần II (2 điểm). Thí sinh trả lời câu 21, câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
(Xem giải) Câu 21. Một học sinh thực hiện các thí nghiệm chuẩn độ dung dịch HCl (có nồng độ trong khoảng 0,10 – 0,12M) bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,0985 M với chỉ thị phenolphthalein như sau:
– Thí nghiệm 1: Dung dịch NaOH được cho vào burette (loại 25 mL); bình tam giác (loại 100 mL) chứa 10,0 mL dung dịch HCl và 2 giọt chất chỉ thị phenolphthalein. Thể tích dung dịch NaOH trung binh sau 3 lần chuẩn độ là 10,35 mL.
– Thí nghiệm 2: Dung dịch HCl được cho vào burette (loại 25 mL); bình tam giác (loại 100 mL) chứa 10,0 mL dung dịch NaOH và 2 giọt chất chỉ thị phenolphthalein. Thể tích dung dịch HCl trung bình sau 3 lần chuẩn độ là V1 mL.
a) Trong quá trình chuẩn độ, pH của dung dịch chứa trong bình tam giác ở hai thí nghiệm không thay đổi.
b) Nồng độ của dung dịch HCl xác định được từ thí nghiệm 1 là 0,1050 M.
c) Trong hai thí nghiệm trên, tại điểm kết thúc chuẩn độ, dung dịch trong bình tam giác đổi màu từ hồng sang không màu.
d) Nếu nồng độ dung dịch HCl xác định được từ thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 là như nhau, thì giá trị của V, bằng 10,35 mL.
(Xem giải) Câu 22. Aspirin được sử dụng làm thuốc giảm đau, hạ sốt. Aspirin được tổng hợp bằng cách đun hỗn hợp salicylic acid và anhydride acetic khi có mặt xúc tác sulfuric acid đặc theo phương trình hóa học sau:
Hỗn hợp sau phản ứng được làm lạnh để tạo tinh thể aspirin. Sau đó tiến hành lọc, rửa, làm khô sản phẩm và đem cân để tính hiệu suất phản ứng.
a) Phản ứng tổng hợp aspirin là phản ứng oxi hóa – khử trong đó acid đóng vai trò xúc tác.
b) Nếu không làm khô sản phẩm thì hiệu suất phản ứng tính được sẽ cao hơn thực tế.
c) Quá trình rửa sản phẩm giúp tăng độ tinh khiết của aspirin tổng hợp được.
d) 1 mol aspirin tác dụng tối đa với 1 mol NaOH trong dung dịch.
B. VIẾT TRÊN TỜ GIẤY THI
Phần III (1 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Đối với mỗi câu, thí sinh chỉ viết kết quả, không trình bày suy luận.
(Xem giải) Câu 1. Cho biết nhiệt tạo thành chuẩn của hematite Fe2O3(s) là -825,5 kJ/mol và biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng CO(g) + ½O2(g) → CO2(g) là -283,0 kJ. Tính nhiệt (theo kJ) ở điều kiện chuẩn của phản ứng điều chế sắt từ quặng hematite theo phương trình hóa học sau:
Fe2O3(s) + 3CO(g) → 2Fe(s) + 3CO2(g)
(Xem giải) Câu 2. Từ tinh dầu hoa nhài người ta tách được chất hữu cơ X1. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy X1 chứa 72,0% carbon, 6,66% hydrogen còn lại là oxygen. Trên phổ khối lượng của X1 thấy pic ion phân tử M+ = 150. Trên phổ hồng ngoại của X1 thấy có số sóng hấp thụ ở 1716 cm-1 (mạnh), không thấy số sóng hấp thụ đặc trưng của nhóm OH. Thủy phân X1 trong dung dịch NaOH thu được một trong các sản phẩm là benzyl alcohol. Vẽ công thức cấu tạo phù hợp cho X1.
(Xem giải) Câu 3. Khi đun nóng muối CuSO4.5H2O (có màu xanh) thì thu được chất rắn có màu trắng. Viết phương trình hóa học minh họa cho hiện tượng này.
(Xem giải) Câu 4. Viết tên gọi của hợp chất hữu cơ CH3CH2CH(NH2)CH3 theo danh pháp thay thế.
Phần IV (2 điểm). Thí sinh trả lời câu 5; viết quá trình và kết quả suy luận.
(Xem giải) Câu 5. Phương pháp Kjeldahl được sử dụng rộng rãi trong công nghệ thực phẩm, dược phẩm, … để xác định tổng lượng nitrogen. Phương pháp này có thể được tiến hành theo ba giai đoạn chính như sau:
– Giai đoạn (i): Cân chính xác m1 gam mẫu cần phân tích và cho vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 98% dư và chất xúc tác. Đun nóng hỗn hợp. Nitrogen trong các chất hữu cơ có trong mẫu như protein, nucleic acid, … sẽ được chuyển hóa thành ammonium sulfate ((NH4)2SO4).
– Giai đoạn (ii): Hỗn hợp thu được sau giai đoạn (i) được cho phản ứng với dung dịch NaOH dư thì thu được chất Y1 chứa nitrogen (phản ứng 1). Chưng cất bằng hơi nước hỗn hợp chứa Y1 và dẫn sản phẩm qua bình chứa V1 mL dung dịch HCl 0,1000 M để toàn bộ lượng Y1 bị hấp thụ (phản ứng 2).
– Giai đoạn (iii): Lượng dung dịch HCl còn dư sau giai đoạn (ii) được xác định bằng phương pháp chuẩn độ acid – base thì thấy tiêu tốn V2 mL dung dịch chuẩn NaOH 0,1000 M (phản ứng 3).
a) Viết các phương trình hóa học ứng với các phản ứng 1, 2 và 3.
b) Coi toàn bộ lượng nitrogen trong mẫu ban đầu được chuyển hóa thành Y1 sau hai giai đoạn (i) và (ii) và không có các chất khác tác dụng với HCl trong giai đoạn (ii), hãy thiết lập công thức tính % khối lượng nitrogen (N) (%N) trong m gam mẫu ban đầu theo V1, V2, m1.
c) Để xác định hàm lượng protein trong mẫu sữa theo phương pháp trên, người ta sử dụng hệ số chuyển đổi ƒ. Theo đó, % khối lượng protein trong mẫu sữa (%p) liên hệ với %N trong mẫu theo công thức:
%p = %N × ƒ
Xác định ƒ nếu % khối lượng nitrogen trung bình trong protein của mẫu sữa là 15,67%. Coi toàn bộ lượng N của mẫu sữa chỉ được cung cấp bởi protein.
d) Một sự việc chấn động đã xảy ra vào năm 2008 khi một số công ty sản xuất sữa bột đã trộn melamine (có công thức như hình bên) vào sản phẩm nhằm gian lận hàm lượng protein trong sữa, dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Giả sử toàn bộ nitrogen có trong melamine (M = 126 g/mol) chuyển hóa thành ion ammonium và được định lượng theo phương pháp Kjeldahl ở trên với cùng hệ số chuyển đổi ƒ, hãy xác định khối lượng protein (theo gam) bị gian lận bởi sự có mặt của 1,000 gam melamine trong mẫu sữa.
Bình luận