[2022] Đánh giá tư duy ĐH Bách khoa Hà Nội

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

⇒ Mã đề: 006

16B 17C 18D 19B 20A 21D 22B 23C 24B 25A
26C 27A 28D 29D 30A

(Xem giải) Câu 16. Đun nóng hỗn hợp gồm 18 gam CH3COOH và 11,5 gam C2H5OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác). Sau phản ứng thu được 13,2 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là

A. 50,0%.       B. 60,0%.       C. 62,5%.         D. 75,0%.

(Xem giải) Câu 17. L-dopa (C9H11NO4) được dùng điều trị bệnh Parkinson. L-dopa là một α – amino axit có cùng mạch cacbon với phenylalanin (Phe). Biết 1 mol L-dopa phản ứng tối đa với 3 mol NaOH, thu được chất X có công thức phân tử C9H8NO4Na3. Cho các phát biểu sau:
(a) L-dopa làm nhạt màu nước Br2.
(b) 1 mol L-dopa phản ứng tối đa với 4 mol H2, có xúc tác Ni, t°.
(c) Phân tử L-dopa có nhiều hơn phân tử Phe 2 nguyên tử O.
(d) 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol HCl.
(e) L-dopa phản ứng với C2H5OH/HCl khí, thu được chất Y có 16 nguyên tử H trong phân tử.
Số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 1.       C. 4.       D. 3.

(Xem giải) Câu 18. Chất nào sau đây có đồng phân hình học:

A. 2-metyl but-2-en.       B. 2,3-dimetyl but-2-en.

C. 2-clo but-1-en.       D. 2,3-diclo but-2-en.

(Xem giải) Câu 19. Butan là thành phần chính của khí đốt hóa lỏng. Đốt cháy hết 14,5 gam butan để đun nóng 2 lít nước từ 25°C đến t°C. Biết nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 mol butan là 2580 kJ, trong đó 40% được dùng làm nóng nước, để 1 gam nước tăng lên 1°C cần nhận nhiệt lượng 4,18J, khối lượng riêng của nước là 1 g/ml. Giá trị của t là

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi thử đánh giá tư duy ĐHBK Hà Nội (Phần tự chọn Hóa học)

A. 100.       B. 55.       C. 75.       D. 30.

(Xem giải) Câu 20. Khí X được thu bằng phương pháp dời nước như trong hình sau:

X là khí nào sau đây?

A. O2.       B. SO2.       C. HCl.       D. NH3.

(Xem giải) Câu 21. Cho các chất: X, Y là hai axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic, Z là ancol no, hai chức, mạch hở có cùng số nguyên tử C với X; T là este tạo bởi X, Y và Z. Biết rằng m gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T tác dụng vừa đủ với 12,8 gam Br2 trong dung dịch. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 0,73 mol O2, thu được 0,6 mol CO2 và 0,58 mol H2O. Cho các phát biểu sau:
(a) X là axit acrylic.
(b) Phân tử khối của T bằng 198.
(c) Z có 2 đồng phân cấu tạo.
(d) Số mol của Z nhiều gấp 4 lần số mol T.
(e) E phản ứng vừa đủ với 0,08 mol KOH trong dung dịch.
Số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 5.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 22. Cho các phát biểu sau đây:
(a) Dùng giấm ăn có thể khử mùi tanh của cá.
(b) Xenlulozơ được dùng để sản xuất thuốc súng không khói.
(c) Vắt chanh vào cốc sữa tươi, xảy ra hiện tượng đông tụ protein.
(d) Đồng trùng hợp axit adipic và hexametylendiamin thu được nilon-6,6.
(e) Thủy phân vinyl fomat thu được 2 sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là

A. 5.       B. 4.       C. 2.       D. 3.

Bạn đã xem chưa:  Thi thử THPT Quốc gia 2018 của sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội

(Xem giải) Câu 23. Cho sơ đồ chuyển hóa:

Biết X, Y, Z là các chất khác nhau đều chứa kali. Phát biểu sai là

A. Có 2 chất thỏa mãn X.       B. Có 2 chất thỏa mãn Z.

C. Chất Y là K2HPO4.       D. Có 1 chất thỏa mãn Y.

(Xem giải) Câu 24. Nhiệt phân hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2 thu được hỗn hợp rắn Y gồm MgO, Fe2O3 và 0,25 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ 130 ml dung dịch H2SO4 1M. Tỉ khối của Z so với H2 có giá trị là

A. 21,60.       B. 21,88.       C. 22,00.       D. 22,22.

(Xem giải) Câu 25. Đun nóng dung dịch X chứa m gam hỗn hợp BaCl2 và NaHCO3 thu được 39,4 gam kết tủa. Mặt khác, cho dung dịch KOH dư vào X thu được 59,1 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 96,0.       B. 75,2.       C. 112,8.        D. 87,6.

(Xem giải) Câu 26. Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu và m gam Ag vào dịch chứa lượng dư chất tan Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được chất rắn là Ag với khối lượng bằng m gam. Chất Y là

A. Cu(NO3)2.       B. AgNO3.       C. Fe(NO3)3.       D. HNO3.

(Xem giải) Câu 27. Để xác định nồng độ FeSO4 trong dung dịch X, cần lấy một thể tích chính xác dung dịch X cho vào bình nón, thêm dung dịch H2SO4 (dư). Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch KMnO4 đã biết nồng độ (đựng trong buret), lắc đều bình nón đến khi FeSO4 phản ứng vừa hết, thu được dung dịch Y. Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch Y có màu hồng tím.
(b) Có khi SO2 thoát ra từ bình nón.
(c) Trong bình nón xuất hiện kết tủa MnO2 màu đen.
(d) Tỉ lệ số mol FeSO4 và KMnO4 đã phản ứng là 5 : 1.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  Thi thử THPT 2018 - Chuyên SP Hà Nội (Lần 4)

A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 28. Cách nào sau đây không được dùng để điều chế kim loại Ag?

A. Điện phân dung dịch AgNO3.

B. Nhiệt phân AgNO3.

C. Kim loại Cu tác dụng với dung dịch AgNO3.

D. Kim loại Ba tác dụng với dung dịch AgNO3.

(Xem giải) Câu 29. Nước sông Hồng chứa nhiều phù sa. Để làm trong nước trước khi sử dụng, người dân ven sông thường dùng hóa chất X. Chất X là

A. thạch cao sống.       B. nước Gia-ven

C. clorua vôi.       D. phèn chua.

(Xem giải) Câu 30. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 vào dung dịch HCl dư, thu được a mol khi H2 và dung dịch Y chứa 15,95 gam muối. Mặt khác, cho m gam X tác dụng hết với dung dịch chứa 0,26 mol axit H2SO4 (đặc, nóng), thu được dung dịch Z và 0,07 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho toàn bộ Z vào dung dịch chứa 0,2 mol KOH, thu được 6,42 gam một chất kết tủa T màu nâu đỏ. Cho các phát biểu sau
(a) Kết tủa T là Fe(OH)3.
(b) Trong Z có 0,02 mol H+.
(c) Giá trị của a là 0,04.
(d) Số mol HCl phản ứng là 0,28.
(e) Giá trị của m là 8,48.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 2.       C. 5.       D. 4.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!