[2023] Đề minh họa thi ĐGNL trường Sư phạm Hồ Chí Minh

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

⇒ Mã đề: 005

1A 2C 3D 4A 5A 6D 7D 8A 9A 10A
11D 12D 13C 14C 15A 16A 17D 18C 19A 20C
21A 22C 23D 24D 25D 26B 27C 28C 29A 30A
31A 32A 33B 34B 35C 36: 0,58 37: 19,18 38: 13,56 39: 0,46 40: 0,02
41: 12 42: 4,25 43: 26,45 44: 55,8 45: 3 46: 4,91 47: 3,4,2,1 48: 1,4,5,6 49: 123,77 50: 36

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

(Xem giải) Câu 1. Hòa tan hoàn toàn một kim loại kiềm vào nước, thu được 0,005 mol khí H2 và 1 lít dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X bằng bao nhiêu?

A. 12.       B. 13.       C. 1.         D. 2.

(Xem giải) Câu 2. Nguyên tử Mg có cấu hình electron là [Ne]3s2. Công thức nào sau đây là của hợp chất được tạo bởi nguyên tố Mg với nguyên tố P?

A. MgP.       B. Mg3P.       C. Mg3P2.       D. Mg3P4.

(Xem giải) Câu 3. Chất nào sau đây vừa tác dụng với NaOH, vừa tác dụng với HCl trong dung dịch?

A. Na2SO4.       B. NaHSO4.       C. Na2CO3.       D. NaHCO3.

(Xem giải) Câu 4. Một số ankan có từ 20 nguyên tử cacbon trở lên được sử dụng làm dầu bôi trơn và có tác dụng chống gỉ. Tính chất nào sau đây của các ankan phù hợp với khả năng chống gỉ cho các kim loại?

A. Kị nước.       B. Dễ bay hơi.

C. Toả nhiều nhiệt khi cháy.       D. Không màu.

(Xem giải) Câu 5. Một hợp chất có công thức cấu tạo như sau: (CH3)2C=CH-CH3. Tên gọi nào sau đây là của hợp chất trên?

A. 2-Metylbut-2-en.       B. 3-Metylbut-2-en.       C. 2-Metylbuten.       D. 3-Metylbut-3-en.

(Xem giải) Câu 6. Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là

A. CnH2n+2.       B. CnH2n.       C. CnH2n-2.       D. CnH2n-6.

(Xem giải) Câu 7. Một thí nghiệm được tiến hành như sau: Nhỏ lần lượt vào ống nghiệm 3 – 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2 – 3 ml dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ; sau đó nhỏ thêm 3 – 4 giọt glixerol, lắc nhẹ ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên là

A. ống nghiệm có kết tủa và kết tủa không tan.

B. ống nghiệm không có kết tủa và dung dịch có màu xanh lam.

C. ống nghiệm có kết tủa và dung dịch tách thành hai lớp.

D. ống nghiệm có kết tủa, kết tủa tan và dung dịch có màu xanh lam.

(Xem giải) Câu 8. Dung dịch fomon được dùng làm chất tẩy uế, ngâm mẫu động vật làm tiêu bản, dùng trong kĩ nghệ da giày do có tính sát trùng. Fomon là dung dịch nước của chất nào sau đây?

A. Anđehit fomic.       B. Anđehit axetic.       C. Anđehit propionic.       D. Anđehit butiric.

(Xem giải) Câu 9. Isoamyl axetat có mùi chuối chín, thường được dùng làm chất tạo hương trong thực phẩm; được tổng hợp bằng phản ứng giữa axit axetic và ancol isoamylic với xúc tác axit sunfuric đặc, đun nóng theo phản ứng sau:
CH3-COOH + CH3-CH(CH3)-CH2-CH2OH (H2SO4, t°) ⇋ CH3-COO-CH2-CH2-CH(CH3)-CH3 + H2O
Công thức phân tử của isoamyl axetat là

A. C7H14O2.       B. C7H16O2.       C. C7H12O2.       D. C7H10O2.

(Xem giải) Câu 10. Trong công nghiệp, etyl axetat được tạo thành từ phản ứng este hóa giữa axit và ancol nào sau đây?

A. Axit axetic và etanol.       B. Axit fomic và etanol.

C. Axit axetic và propan-1-ol.       D. Axit fomic và propan-1-ol.

(Xem giải) Câu 11. Trimetylamin có công thức phân tử nào sau đây?

A. CH5N.       B. C2H7N.       C. C3H7N.       D. C3H9N.

(Xem giải) Câu 12. Cho 3 hợp chất hữu cơ gồm axit glutamic, lysin và alanin có công thức cấu tạo lần lượt như sau: HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH; H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH; CH3-CH(NH2)-COOH. Để nhận biết dung dịch riêng biệt của các hợp chất trên, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây?

A. NaOH.       B. CH3OH/HCl.       C. HCl.       D. Quì tím.

(Xem giải) Câu 13. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Amino axit có nhiệt độ nóng chảy thấp.

B. Amino axit khó tan trong nước.

C. Amino axit có tính chất lưỡng tính.

D. Dung dịch amino axit luôn làm đổi màu quì tím.

(Xem giải) Câu 14. Trong phân tử valin có bao nhiêu nguyên tử hiđro?

A. 7.       B. 9.       C. 11.       D. 13.

(Xem giải) Câu 15. Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt, nên thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm. Tơ nitron được điều chế từ momome X. Công thức phân tử nào sau đây là của chất X?

A. C3H3N.       B. C2H3N.       C. C3H5N.       D. C4H3N.

(Xem giải) Câu 16. Kim loại nào sau đây có cấu hình electron là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2?

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi thử TN trường Nguyễn Khuyến - Lê Thánh Tông (13/02)

A. Fe.       B. Al.       C. Cu.       D. Na.

(Xem giải) Câu 17. Phương trình hóa học nào sau đây là đúng?

A. 2Fe + 3CuSO4 → 3Cu + Fe2(SO4)3.       B. Fe + ZnSO4 → Zn + FeSO4.

C. 2Fe + 3MgSO4 → 3Mg + Fe2(SO4)3.       D. Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4.

(Xem giải) Câu 18. Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy?

A. Natri.       B. Sắt.       C. Nhôm.       D. Magie.

(Xem giải) Câu 19. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là

A. ns1.       B. ns2.       C. ns2 np1.       D. ns2 np2.

(Xem giải) Câu 20. Cho độ âm điện của magie và clo lần lượt là 1,31 và 3,16. Liên kết giữa magie và clo trong hợp chất magie clorua thuộc loại liên kết nào sau đây?

A. Liên kết cộng hoá trị không phân cực.       B. Liên kết cộng hoá trị phân cực.

C. Liên kết ion.       D. Liên kết kim loại.

(Xem giải) Câu 21. Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước gọi là thạch cao sống. Thạch cao sống có công thức nào sau đây?

A. CaSO4.2H2O.       B. CaSO4.0,5H2O.       C. CaSO4.H2O.       D. CaSO4.5H2O.

(Xem giải) Câu 22. Phản ứng của hỗn hợp tecmit (gồm nhôm và sắt (III) oxit) là phản ứng nhiệt nhôm, toả nhiệt mạnh, dùng để hàn đường ray. Phản ứng hoá học xảy ra như sau: 2Al + Fe2O3 (t°) → Al2O3 + 2Fe. Số electron trao đổi của 1 nguyên tử nhôm trong phản ứng trên là bao nhiêu?

A. Nhôm nhường 2 electron.       B. Nhôm nhận 3 electron.

C. Nhôm nhường 3 electron.       D. Nhôm nhận 2 electron.

(Xem giải) Câu 23. Hợp chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính?

A. Al(OH)3.       B. Al2O3.       C. KHCO3.       D. Al2(SO4)3.

(Xem giải) Câu 24. Ở Việt Nam, quặng hematit được tìm thấy nhiều ở Quảng Bình, Cao Bằng…. Quặng này được dùng làm nguyên liệu để sản xuất gang. Chất nào sau đây là thành phần chính của quặng hematit?

A. FeO.       B. Fe3O4.       C. FeS2.       D. Fe2O3.

(Xem giải) Câu 25. X là một muối vô cơ gồm 3 nguyên tố kali, oxi và crom (hoá trị VI); có màu da cam và tính oxi hoá mạnh. Công thức của X là

A. KCrO2.       B. K2Cr2O8.       C. K2CrO4.       D. K2Cr2O7.

(Xem giải) Câu 26. Cho các dung dịch đều có nồng độ mol 1M như sau: NaCl (1), HCl (2), Na2CO3 (3) và CH3COOH (4). Dãy nào sau đây gồm các dung dịch được sắp xếp theo chiều pH tăng dần?

A. (4), (2), (1), (3).       B. (2), (4), (1), (3).       C. (2), (4), (3), (1).       D. (3), (1), (4), (2).

(Xem giải) Câu 27. Người ta dùng nhiệt phản ứng, kí hiệu là ΔH để chỉ lượng nhiệt kèm theo mỗi phản ứng hóa học. Trong phản ứng tỏa nhiệt, các chất phản ứng mất bớt năng lượng nên giá trị ΔH có dấu âm (ΔH < 0). Đối với phản ứng thu nhiệt, các chất phản ứng lấy thêm năng lượng để tạo ra các sản phẩm, nên giá trị ΔH có dấu dương (ΔH > 0). Đèn xì được dùng để hàn, cắt kim loại nhờ vào lượng nhiệt tỏa ra rất lớn khi đốt khí trong đèn xì. Phản ứng hoá học nào dưới đây xảy ra khi đốt cháy nhiên liệu trong đèn xì?

A. CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O, ΔH = -890 kJ/mol

B. C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O, ΔH = -1410 kJ/mol

C. C2H2 + 2,5O2 → 2CO2 + H2O, ΔH = -3536 kJ/mol

D. C2H6 + 3,5O2 → 2CO2 + 3H2O, ΔH = -1413 kJ/mol

(Xem giải) Câu 28. Thí nghiệm nghiên cứu tính khử của ancol đơn chức được tiến hành theo 3 bước sau:
Bước 1: Nung 2 sợi dây đồng được quấn quanh đầu đũa thủy tinh trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xuất hiện màu đen của CuO.
Bước 2: Nhúng phần dây đồng đã nung nóng vào 2 ống nghiệm: Ống nghiệm 1 chứa propan-1-ol, ống nghiệm 2 chứa propan-2-ol.
Lặp lại bước 1 và bước 2 vài lần.
Bước 3: Thực hiện phản ứng tráng bạc với sản phẩm trong 2 ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở bước 2, phản ứng xảy ra trong ống nghiệm 1 và 2 đều có chất khử là ancol và chất oxi hóa là đồng.

B. Sau bước 3, sản phẩm trong ống nghiệm 2 là propanal.

C. Sau bước 3, ống nghiệm 1 có lớp bạc sáng bám trên thành ống nghiệm.

D. Sau bước 3, chất hữu cơ tạo thành trong ống nghiệm 1 chỉ có axit propanoic.

(Xem giải) Câu 29. Thông thường, khi một người uống rượu, có khoảng 10% rượu được thải ra ngoài qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu; 90% được hấp thu và chuyển hóa hết thành anđehit axetic tại gan nhờ hệ thống enzim. Nếu một người uống một lon bia có dung tích 330 ml và độ cồn của bia là 5° thì lượng anđehit axetic sinh ra tại gan là bao nhiêu gam? Biết khối lượng riêng của etanol là 0,789 g/ml.

Bạn đã xem chưa:  [2025] Đề tham khảo của sở GDĐT TP Hồ Chí Minh

A. 11,21.       B. 15,78.       C. 16,50.       D. 10,35.

(Xem giải) Câu 30. Khi cho 0,1 mol axit axetic tác dụng với 0,2 mol butan-1-ol với chất xúc tác là axit sunfuric, thu được m gam butyl axetat. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của m bằng bao nhiêu?

A. 9,28.       B. 11,80.       C. 23,20.       D. 13,00.

(Xem giải) Câu 31. Hai thí nghiệm được tiến hành như sau:
Thí nghiệm 1: Nhúng giấy quì tím vào dung dịch etylamin.
Thí nghiệm 2: Nhúng giấy quì tím vào dung dịch anilin.
Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thí nghiệm 1: giấy quì tím hoá xanh; thí nghiệm 2: giấy quì tím không đổi màu.

B. Thí nghiệm 1: giấy quì tím không đổi màu; thí nghiệm 2: giấy quì tím hoá xanh.

C. Cả hai thí nghiệm: giấy quì tím không đổi màu.

D. Cả hai thí nghiệm: giấy quì tím hoá xanh.

(Xem giải) Câu 32. Bột ngọt (mì chính) có thành phần chính là muối mononatri glutamat, được sử dụng như là một gia vị phổ biến. Khối lượng mol phân tử của mononatri glutamat bằng bao nhiêu?

A. 169 gam.       B. 191 gam.       C. 177 gam.       D. 155 gam.

(Xem giải) Câu 33. Cho 5,6 gam bột Fe vào dung dịch chứa 0,22 mol AgNO3. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X và kim loại Ag. Khối lượng muối có trong dung dịch X bằng bao nhiêu?

A. 16,47 gam.       B. 19,24 gam.       C. 20,82 gam.       D. 24,00 gam.

(Xem giải) Câu 34. Trộn m gam bột một oxit sắt với 54 gam bột nhôm thu được hỗn hợp X. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 158,4 gam rắn Y. Cho ½ lượng Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 0,6 mol khí H2. Phần trăm khối lượng sắt trong oxit sắt ban đầu bằng bao nhiêu?

A. 70,00%.       B. 72,41%.       C. 77,78%.       D. 46,67%.

(Xem giải) Câu 35. Các thí nghiệm được tiến hành như sau:
Thí nghiệm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch K2Cr2O7 trong H2SO4 loãng vào ống nghiệm 1 chứa dung dịch FeSO4 dư.
Thí nghiệm 2: Nhỏ vài giọt nước brom loãng (màu vàng nâu) vào ống nghiệm 2 chứa dung dịch FeCl2 dư.
Sau khi kết thúc các thí nghiệm, hiện tượng nào sau đây đúng?

A. Dung dịch trong ống nghiệm 1 có màu đỏ cam; dung dịch trong ống nghiệm 2 có màu nâu đỏ.

B. Dung dịch trong ống nghiệm 1 có màu xanh lục; dung dịch trong ống nghiệm 2 có màu nâu đỏ.

C. Dung dịch trong ống nghiệm 1 có màu xanh lục; dung dịch trong ống nghiệm 2 có màu vàng nhạt.

D. Dung dịch trong ống nghiệm 1 có màu vàng; dung dịch trong ống nghiệm 2 có màu vàng nhạt.

PHẦN II: TRẢ LỜI NGẮN
Yêu cầu chung:
– Đối với những câu hỏi liệt kê các phát biểu đúng, thí sinh ghi đáp án dưới dạng số tự nhiên, theo thứ tự tăng dần nếu có và cách nhau bởi dấu chấm phẩy ;
– Đối với những câu hỏi tự điền đáp án dưới dạng số, thí sinh ghi đáp án dưới dạng số tự nhiên. Nếu đáp án là số thập phân, thí sinh cần làm tròn đến 2 chữ số sau dấu thập phân.

(Xem giải) Câu 36. Lấy 1 ml dung dịch fomon (khối lượng riêng 1,09 g/ml) có nồng độ 37%, pha loãng với nước cất thu được 10 ml dung dịch X. Lấy 1 ml dung dịch X thực hiện phản ứng tráng bạc (với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3) thu được m gam bạc. Giá trị của m bằng bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 37. Amin bậc 1, bậc 2 và bậc 3 khi tác dụng với dung dịch HNO2 (thực tế HNO2 kém bền nên thường dùng dung dịch hỗn hợp NaNO2 và HCl) sẽ cho những sản phẩm khác nhau và nhờ đó có thể phân biệt được chúng.
‐ Amin no bậc 1 phản ứng với HNO2 sinh ra khí N2.
‐ Amin no bậc 2 phản ứng với HNO2 sinh ra nitrosamin có màu vàng.
‐ Amin no bậc 3 không có phản ứng với HNO2 (không xét phản ứng tạo muối amoni).
Có 4 dung dịch chứa riêng biệt các amin sau: etylamin, đietylamin, trimetylamin và benzylamin. Cho mỗi dung dịch amin trên vào từng ống nghiệm đựng sẵn dung dịch hỗn hợp NaNO2 và HCl (đã làm lạnh). Quan sát thấy dung dịch trong ống số 1 chuyển màu vàng. Phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ của amin trong ống nghiệm 1 bằng bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 38. Cho x gam alanin tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa y gam muối. Giá trị của y bằng bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 39. Nhúng một thanh Al vào 50 ml dung dịch CuSO4 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh Al tăng m gam so với khối lượng ban đầu. Giá trị của m bằng bao nhiêu?

Bạn đã xem chưa:  [2022] Đánh giá tư duy KHTN - ĐHBK Hà Nội (Lần 2)

(Xem giải) Câu 40. Cho 1,08 gam hỗn hợp Na và K (trong đó khối lượng của Na chiếm 63,89%) vào C2H5OH dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được x mol khí hiđro. Giá trị của x bằng bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 41. Cho thật chậm từng lượng nhỏ đến hết 0,345 gam kim loại Na vào nước, thu được dung dịch X. Thêm 50 ml dung dịch Y chứa HCl 0,075M và HNO3 0,025M vào dung dịch X, thu được dung dịch Z. Thêm nước vào Z thu được 1 lít dung dịch T. Giá trị pH dung dịch T bằng bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 42. Cá Diêu Hồng hay cá Điêu Hồng có xuất xứ từ Đài Loan, thịt trắng thơm, sống ở môi trường nước ngọt và là nguồn thực phẩm được ưa chuộng do bổ dưỡng, lành tính và có giá thành hợp lí. Ngưỡng độc tính của chì (liều gây chết một nửa trong 96 giờ) đối với cá Điêu Hồng tính được là 3,24 mg/l. Một nhân viên lấy 400 cm3 mẫu nước từ ao nuôi cá Điêu Hồng, xác định được khối lượng chì trong mẫu nước là 1,7.10^-3 gam. Từ đó, đã xác định được hàm lượng chì trong mẫu nước trên là x (đơn vị mg/l). Giá trị của x bằng bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 43. Nung 2,42 gam chất X là muối đồng (II) nitrat ngậm nước đến khi chất rắn có khối lượng không đổi thì thấy khối lượng chất rắn giảm 1,62 gam. Phần trăm khối lượng của đồng trong X bằng bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 44. Cho sơ đồ điều chế anilin từ benzen: benzen → nitrobenzen → anilin. Biết hiệu suất giai đoạn tạo thành nitrobenzen đạt 60% và hiệu suất giai đoạn tạo thành anilin đạt 50%. Khối lượng anilin thu được (tính theo đơn vị gam) khi điều chế từ 156 gam benzen bằng bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 45. Cho các phát biểu sau:
1. Đặc điểm phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
2. Chất béo là este của glixerol và axit béo.
3. Chất béo không tan trong nước, tan được trong dung môi hữu cơ như ete, xăng dầu…
4. Chất béo nhẹ hơn nước vì không tạo được liên kết hiđro với nước.
5. Dầu mỡ bôi trơn máy móc là hỗn hợp các hiđrocacbon (chủ yếu là parafin), dầu mỡ động thực vật là este của glixerol và axit béo.
6. Dầu mỡ bôi trơn máy móc (vazơlin….) và dầu mỡ động thực vật đều tan tốt trong nước nóng.
Hãy liệt kê các phát biểu đúng.

(Xem giải) Câu 46. Axit photphoric được ứng dụng rộng rãi trong đời sống như: sản xuất các loại phân lân, làm dung dịch khắc và làm sạch trong các thiết bị nha khoa, làm chất kiểm soát pH trong các loại mỹ phẩm,… Vì thế, việc tổng hợp axit photphoric với qui mô lớn là vấn đề hết sức cần thiết. Trong công nghiệp, axit photphoric được điều chế theo sơ đồ sau: Ca3(PO4)2 → P → P2O5 → H3PO4 (Hiệu suất lần lượt là 80%; 90% và 95%). Người ta dùng x tấn quặng photphorit (chứa 80% Ca3(PO4)2 về khối lượng) để sản xuất 2 tấn dung dịch H3PO4 85%. Biết hiệu suất mỗi quá trình được thể hiện rõ ở sơ đồ trên. Giá trị của x bằng bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 47. Nhúng 4 thanh kim loại có khối lượng bằng nhau vào 4 dung dịch Fe(NO3)3 đều có cùng số mol. Thanh A là Cu; thanh B là Fe; thanh C là Mg; thanh D là Ag. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy các thanh kim loại ra, rửa sạch bằng nước cất, sấy khô và cân lại, nhận thấy khối lượng (theo đơn vị gam) của các thanh kim loại lần lượt tương ứng là m1 (1), m2 (2), m3 (3), m4 (4).
Hãy dùng chữ số được viết tương ứng với khối lượng mỗi thanh kim loại sau phản ứng để sắp xếp theo thứ tự khối lượng giảm dần.

(Xem giải) Câu 48. Cho các phản ứng hoá học:
1. 4Cr + 3O2 (t°) → 2Cr2O3
2. Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
3. 2CrCl3 + 3Zn → 2Cr + 3ZnCl2
4. CrO3 + H2O → H2CrO4
5. 2CrO3 + H2O → H2Cr2O7
6. 4CrO3 + C2H5OH → 2Cr2O3 + 2CO2 + 3H2O
7. 4FeSO4 + Na2CrO4 + 4H2SO4 → 2Fe2(SO4)3 + CrSO4 + Na2SO4 + 4H2O
Hãy liệt kê các phản ứng hoá học đúng.

(Xem giải) Câu 49. Chỉ số axit của chất béo là số miligam KOH dùng để trung hoà axit béo tự do có trong 1 gam chất béo. Để tác dụng hết với 120 gam chất béo có chỉ số axit bằng 7 phải dùng 15,36 gam NaOH, thu được m gam muối. Giá trị của m bằng bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 50. Hỗn hợp X gồm Fe và Cu ở dạng bột. Cho 7 gam X vào 500 ml dung dịch AgNO3, khuấy kĩ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa thu được dung dịch Y và 21,8 gam chất rắn Z gồm 2 kim loại. Thêm lượng dư dung dịch NaOH loãng vào dung dịch Y, thu được kết tủa. Lọc lấy kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được rắn T có khối lượng 7,6 gam. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là bao nhiêu?

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!