[2025] Thi thử TN sở GDĐT Phú Yên
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Mã đề: 094
⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | |
(a) | |||||||
(b) | 26 | 27 | 28 | ||||
(c) | |||||||
(d) |
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
(Xem giải) Câu 1: “Trùng ngưng là quá trình cộng hợp nhiều …(1)… để tạo thành …(2)… đồng thời giải phóng phân tử nhỏ hơn (thường là H2O)”. Nội dung phù hợp trong ô trống (1), (2) lần lượt là
A. phân tử lớn, phân tử nhỏ. B. phân tử lớn, phân tử lớn.
C. phân tử nhỏ, phân tử lớn. D. phân tử nhỏ, phân tử nhỏ.
(Xem giải) Câu 2: Ethyl formate là chất có mùi thơm của táo, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Phân tử khối của ethyl formate là
A. 68. B. 74. C. 88. D. 60.
(Xem giải) Câu 3: Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử sau:
Cặp oxi hóa – khử | Al3+/Al | Zn2+/Zn | Fe2+/Fe | Cu2+/Cu | Ag+/Ag |
E°(V) | -1,676 | -0,763 | -0,440 | 0,340 | 0,799 |
Sức điện động chuẩn của pin Galvani thiết lập từ hai cặp oxi hóa-khử trong số các cặp trên là 2,475V. Hai cặp oxi hoá-khử hình thành pin lần lượt là
A. Fe2+/Fe và Cu2+/Cu. B. Zn2+/Zn và Al3+/Al.
C. Al3+/Al và Cu2+/Cu. D. Al3+/Al và Ag+/Ag.
(Xem giải) Câu 4: Nước cứng là nước có chứa nhiều cation nào sau đây?
A. Na+ và Ca2+. B. Mg2+ và Cu2+. C. Mg2+ và Ca2+. D. Fe2+ và Ca2+.
(Xem giải) Câu 5: Tên gọi của polymer có công thức [-CH2-CH(CN)-]n là
A. tơ nylon-6,6. B. tơ nylon-7. C. tơ nitron (to olon). D. tơ nylon-6.
(Xem giải) Câu 6: Thuỷ phân triglyceride (C17H35COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH, thu được muối C17H35COONa. Tên gọi của muối là
A. sodium acetate. B. sodium palmitate.
C. sodium oleate. D. sodium stearate.
(Xem giải) Câu 7: Cho các phát biểu sau:
(a) Nhỏ dung dịch I2 loãng vào hồ tinh bột, thấy xuất hiện màu xanh tím.
(b) Cho quả trứng gà vào giấm ăn thấy xuất hiện khí không màu, không mùi.
(c) Lòng trắng trứng tác dụng với Cu(OH)2/OH- tạo dung dịch màu xanh.
(d) Aniline có tính base nên làm chuyển màu quỳ tím.
(e) Dùng phản ứng màu biuret phân biệt được Gly-Ala với Gly-Ala-Ala.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 8: Xét quá trình điện phân dung dịch NaCl 20% bằng dòng điện một chiều (với điện cực trơ, có màng ngăn). Quá trình khử xảy ra ở cathode là
A. H2O → 2H+ + 2O2 + 2e. B. 2H2O + 2e → H2 + 2OH ̄.
C. Cl2 + 2e → 2Cl-. D. 2Cl- → Cl2 + 2e.
(Xem giải) Câu 9: Dạng hình học của phức chất [CoCl4]2- và [PtCl4]2- là dạng hình học gì?
A. Vuông phẳng và bát diện. B. Tứ diện và bát diện.
C. Vuông phẳng và tứ diện. D. Tứ diện và vuông phẳng.
(Xem giải) Câu 10: Cho phản ứng hydrogen hóa ethylene sau: C2H4 + H2 → C2H6. Biết năng lượng liên kết của một số liên kết cộng hoá trị như sau:
Liên kết | C-C | C=C | C-H | H-H | C≡C |
Eb (kJ/mol) | 346 | 612 | 418 | 436 | 839 |
Biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng có giá trị là
A. -134. B. -284. C. 478. D. 134.
(Xem giải) Câu 11: Trong công nghiệp, người ta tách vàng từ quặng theo sơ đồ sau:
Phương pháp tách kim loại nào đã được sử dụng trong quá trình sản xuất vàng theo sơ đồ trên?
A. Thuỷ luyện. B. Chiết. C. Nhiệt luyện. D. Điện phân.
(Xem giải) Câu 12: Cho các phát biểu sau về hợp kim:
(1) Tính chất hóa học của hợp kim thường tương tự như tính chất hóa học của các đơn chất thành phần tham gia tạo hợp kim.
(2) Hợp kim là kim loại có chứa kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim.
(3) Thép, duralumin lần lượt là các hợp kim quan trọng của sắt, nhôm.
(4) Hợp kim thường khó bị oxi hóa và có một số tính chất đáp ứng được nhiều mục đích sử dụng.
Các phát biểu đúng là
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4).
(Xem giải) Câu 13: Quá trình ủ phân chuồng có sinh ra CO2, NH4+. Các chất này sẽ phản ứng với nước để tạo ra đạm ammonium carbonate. Cho các phương trình hoá học sau:
(1) NH4+ + H2O ⇋ NH3 + H3O+. (2) 2NH3 + CO2 + H2O → (NH4)2CO3.
(3) 4NO + 3O2 + 2H2O → 4HNO3. (4) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.
Phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong quá trình sinh ra đạm ammonium carbonate là
A. (3), (4). B. (1), (2). C. (2), (3). D. (1), (3).
(Xem giải) Câu 14: Trong khói bếp có chứa một lượng nhỏ chất X, chất X này có tính diệt khuẩn, chống mọt nên người ta thường để những vật liệu bằng tre, nứa trên nơi có khói bếp để bảo quản được lâu hơn. X là chất nào sau đây?
A. CH3COOH. B. HCHO. C. C2H5OH. D. NaCl.
(Xem giải) Câu 15: Thuỷ phân tripeptide X thu được hỗn hợp gồm Ala và Gly có tỉ lệ số mol là 2 : 1. Công thức cấu tạo của X không thể là
A. Gly-Ala-Gly. B. Ala-Ala-Gly.
C. Gly-Ala-Ala. D. Ala-Gly-Ala.
(Xem giải) Câu 16: Cấu tạo của đoạn mạch sau mô tả chất nào sau đây?
A. Amylopectin. B. Saccharose. C. Glucose. D. Amylose.
(Xem giải) Câu 17: Phương trình hoá học của phản ứng nào sau đây không thể hiện tính base của amine?
A. CH3NH2 + HNO2 → CH3OH + N2 + H2O.
B. CH3NH2 + H2O ⇋ CH3NH3+ + OH ̄.
C. C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl.
D. Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3CH3NH3+.
(Xem giải) Câu 18: Cho cơ chế phản ứng của propene với H2O như sau:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở (2) quá trình tách proton để tạo thành alcohol.
B. Ở (1) quá trình proton hóa liên kết đôi C=C của propene tạo thành carbocation.
C. Sản phẩm của phản ứng là sản phẩm chính theo quy tác Markovnikov.
D. Nếu thay H2O bằng HBr thì cơ chế phản ứng xảy ra tương tự.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.
(Xem giải) Câu 1: Cho hai quá trình sau:
[Cu(OH2)6]2+(aq) + 2NH3(aq) ⇋ [Cu(NH3)2(OH2)4]2+(aq) + 2H2O(l) (1)
[Cu(OH2)6]2+(aq) + en(aq) ⇋ [Cu(en)(OH2)4]2+(aq) + 2H2O(l) (2)
(1) có = -46 kJ, Kc = 10^7,7
(2) có = -54 kJ, Kc = 10^10,6
Trong đó, en là ethylenediamine. Phân tử này đã dùng tất cả các cặp electron hoá trị riêng để tạo liên kết cho – nhận với cation Cu2+.
a) Quá trình (2) thuận lợi hơn quá trình (1) về năng lượng.
b) Sự thế H2O trong phức chất [Cu(OH2)6]2+ bởi NH3 tạo ra phức chất bền hơn so với sự thế H2O trong phức chất [Cu(OH2)]2+ bởi en.
c) Xung quanh nguyên tử trung tâm trong phức chất [Cu(NH3)2(OH2)4]2+ và [Cu(en)(OH2)4]2+ đều có 6 liên kết σ.
d) Phản ứng diễn ra ở quá trình (1) và (2) đều có sự tạo thành phức chất không tan và có sự biến đổi màu sắc.
(Xem giải) Câu 2: Glutamic acid có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng cấu trúc tế bào của con người. Glutamic acid có cấu trúc như hình sau:
và có điểm đẳng điện pl = 3,2 (pI là giá trị pH mà khi đó amino acid có nồng độ ion lưỡng cực là cực đại. Khi pH < pl thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng cation, còn khi pH > pI thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng anion).
a) Glutamic acid thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa hai loại nhóm chức.
b) Dạng ion lưỡng cực của glutamic acid có tổng điện tích bằng 0 vì số nhóm tích điện dương và âm bằng nhau.
c) Trong dung dịch pH = 3,2, glutamic acid tồn tại chủ yếu ở dạng HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COO-.
d) Trong dung dịch pH = 6, có thể tách hỗn hợp gồm glutamic acid và lysine (pI = 9,7) bằng phương pháp điện di.
(Xem giải) Câu 3: Cá là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng lại thường có mùi tanh khó chịu. Mùi tanh của cá là do sự có mặt của các hợp chất amine, đặc biệt là trimethylamine. Trimethylamine có tính base yếu, có thể phản ứng với acid để tạo thành muối ammonium. Trong dân gian, người ta thường dùng nước muối hoặc nước vo gạo để khử mùi tanh của cá
a) Trimethylamine là amine bậc 1.
b) Nước vo gạo có chứa lactic acid (CH3-CH(OH)-COOH) là acid yếu được sinh ra trong quá trình lên men tinh bột.
c) Ngoài nước muối, nước vo gạo có thể dùng giấm, chanh để khử mùi tanh của cá.
d) Nếu nồng độ mol của lactic acid trong nước vo gạo là 0,05M, thì thể tích nước vo gạo cần dùng để trung hoà hoàn toàn 1,15 gam trimethylamine là 389,83 mL.
(Xem giải) Câu 4: Giáo viên giao cho một nhóm học sinh tính hàm lượng của (NH4)2SO4.FeSO4.6H2O trong muối Mohr. Nhóm học sinh nêu giả thuyết như sau: “Sử dụng phương pháp chuẩn độ có thể xác định được hàm lượng của (NH4)2SO4.FeSO4.6H2O có trong muối Mohr”. Để kiểm tra giả thuyết này, học sinh tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
• Bước 1: Cân lấy 5,0 gam muối Mohr hoà tan vào nước, thêm tiếp 10 mL dung dịch H2SO4 20% rồi cho thêm nước cất vào để được 100 mL dung dịch (dung dịch X).
• Bước 2: Lấy 10 mL dung dịch X đem chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,02M, sau 3 lần chuẩn độ, lấy giá trị thể tích trung bình đọc được trên burette là 11,5 mL.
a) Thời điểm kết thúc chuẩn độ là lúc dung dịch bắt đầu xuất hiện màu hồng nhạt.
b) Trong quá trình chuẩn độ trên, ion Fe2+ bị khử bởi dung dịch KMnO4 trong môi trường acid tạo ion Fe3+.
c) Phần trăm khối lượng của (NH4)2SO4.FeSO4.6H2O có trong 5,0 gam muối Mohr là 90,16%.
d) Với kết quả của thí nghiệm trên, giả thuyết của nhóm học sinh nêu ra là đúng.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.
(Xem giải) Câu 1: Từ kết quả phân tích phổ phát xạ nguyên tử của chromium (Z = 24) dẫn đến nhận định rằng nguyên từ này phải có 6 electron độc thân.
Cho các phát biểu dưới đây:
(1) Nếu nguyên tử chromium có 6 electron độc thân thì nguyên tử này chứa 6 orbital nguyên tử mà trong mỗi orbital này chỉ có 1 electron.
(2) Cấu hình electron của Cr2+ là [Ar]3d3 4s1.
(3) Cấu hình electron của nguyên tử là [Ar]3d5 4s1 sẽ phù hợp với nhận định từ phổ phát xạ của nguyên tử chromium.
(4) Cấu hình electron của nguyên tử phải luôn phù hợp với các quy ước về viết cấu hình electron.
Hãy liệt kê theo thứ tự tăng dần các phát biểu đúng (ví dụ: 23, 134).
(Xem giải) Câu 2: Số nguyên tử oxygen có trong peptide Gly-Ala-Val-Glu-Ala là bao nhiêu?
(Xem giải) Câu 3: Phương pháp điện phân được sử dụng trong mạ điện, trong đó ion kim loại bị khử, tạo thành lớp kim loại rắn bao phủ trên bề mặt kim loại cần ma nhàm trang trí bề mặt hoặc chống sự ăn mòn. Tiến hành mạ bạc cho một huy chương bằng kim loại sắt (iron) theo sơ đồ minh họa bên
Cho các phát biểu sau:
(a) Huy chương được nối với cathode, khối bạc được nối với anode và tại anode Ag bị oxi hoá.
(b) Huy chương được nối với cathode, khối bạc được nối với anode và tại cathode Ag+ bị khử.
(c) Huy chương được nối với anode, khối bạc được nối với cathode và tại anode Fe bị oxi hoá.
(d) Cần mạ một lớp bạc dày d = 0,15 mm lên tấm huy chương có diện tích 80 cm², thì thời gian điện phân là khoảng 2,083 giờ. (Biết khối lượng riêng của bạc là 10,49 gam/cm³, F = 96500, cường độ dòng điện là 1,5A).
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
(Xem giải) Câu 4: Phèn chua được sử dụng nhiều trong công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước,…thường lẫn tạp chất. Để xác định độ tinh khiết của một mẫu phèn chua công nghiệp người ta tiến hành thí nghiệm: Cân 100 gam phèn chua công nghiệp rồi hòa tan vào nước nóng, lọc nóng thu được 160 gam dung dịch chưa bão hòa. Làm lạnh 160 gam dung dịch đó đến 20°C thì thấy tách ra 75,84 gam tinh thể KAl(SO4)2.12H2O. Biết độ tan của KAl(SO4)2 ở 20°C là 14 gam. Hàm lượng KAl(SO4)2.12H2O trong mẫu phèn chua công nghiệp trên là a%. Giá trị của a là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)
(Xem giải) Câu 5: Chất hữu cơ Z được ứng dụng chủ yếu trong sản xuất chất bôi trơn, làm bóng bề mặt, xà phòng, làm mềm cao su. Từ dầu oliu, người ta tách được triolein và điều chế Z theo sơ đồ phản ứng sau:
Theo sơ đồ trên, từ 100 L dầu oliu (chứa 20% triolein theo khối lượng) thu được tối đa bao nhiêu kg chất Z (khối lượng riêng của dầu oliu bằng 0,91 gam/mL, giả sử hiệu suất toàn bộ quá trình là 70%)? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)
(Xem giải) Câu 6: Thép không gỉ là loại thép có khả năng chống ăn mòn. Dao kéo ở nhà của bạn có thể được làm bằng vật liệu này. Một loại thép không gỉ có chứa 10,5% chromium (Cr). Một chiếc nĩa bằng thép không gỉ có khối lượng 60,5 gam, cần bao nhiêu gam chromium để làm ra 50 chiếc nĩa? (Làm tròn đến hàng đơn vị)
Bình luận