[2025] Thi thử TN sở GDĐT Quảng Nam (Lần 1 – Đề 3)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Mã đề: 077

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1C 2A 3B 4A 5D 6C 7B 8B 9B
10B 11B 12A 13A 14B 15B 16A 17B 18B
19 20 21 22 23 24 25
(a) S S Đ Đ 888 4,32 5
(b) S Đ S Đ 26 27 28
(c) S Đ Đ S 1 10 0,46
(d) Đ Đ S Đ

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

(Xem giải) Câu 1. Carbohydrate có nhiều trong mật ong và các quả ngọt như dứa, xoài là

A. saccharose.       B. tinh bột.       C. fructose.         D. cellulose.

(Xem giải) Câu 2. Polymer X được dùng sản xuất một loại chất dẻo an toàn thực phẩm trong công nghệ chế tạo chai lọ đựng nước, bao bì đựng thực phẩm. Phân tích thành phần nguyên tố của monomer dùng điều chế X thu được kết quả: %C = 85,71%; %H = 14,29% (về khối lượng). Từ phổ khối lượng xác định được phân tử khối của monomer bằng 42. Tên của polymer X là

A. Polypropylene.       B. Polyethylene.

C. Polymethylene.       D. Polybuta-1,3-diene.

(Xem giải) Câu 3. Cellulose triacetate là polymer được sử dụng để sản xuất tơ sợi chống nhăn, màng cho màn hình tinh thể lỏng… Một đoạn mạch cellulose triacetate có phân tử khối 432000 thì chứa số mắt xích là

A. 3456.       B. 1500.       C. 2133.       D. 1920.

(Xem giải) Câu 4. Thành phần chính của xà phòng là

A. muối sodium hoặc potassium của acid béo.

B. muối của acid béo.

C. muối của acid vô cơ.

D. muối sodium hoặc potassium của acid.

(Xem giải) Câu 5. Cho các cặp oxi hoá – khử và thế điện cực chuẩn tương ứng trong bảng sau:

Cặp oxi hoá-khử Cu2+/Cu Zn2+/Zn Fe2+/Fe Ag+/Ag
Thế điện cực chuẩn (V) +0,34 -0,76 -0,44 +0,80

Pin có sức điện động chuẩn lớn nhất là

A. pin Cu-Ag.       B. pin Fe-Cu.       C. pin Fe-Ag.       D. pin Zn-Ag.

(Xem giải) Câu 6. Carbohydrate nào dưới đây thuộc loại monosaccharide?

A. Tinh bột.       B. Saccharose.       C. Glucose.       D. Cellulose.

(Xem giải) Câu 7. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về trạng thái tự nhiên của kim loại kiềm?

A. Trong tự nhiên, sodium có trong khoáng vật halite, sylvinite.

B. Potassium ngoài tồn tại dạng hợp chất trong các khoáng vật, còn tồn tại dạng đơn chất.

C. Potassium thường gặp trong các khoáng vật sylvinite, carnallite.

D. Sodium thường gặp dưới dạng NaCl (trong nước biển, mỏ muối).

(Xem giải) Câu 8. Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe uống rượu. Để xác định hàm lượng ethanol trong máu của người lái xe cần chuẩn độ ethanol bằng K2Cr2O7 trong sulfuric acid. Khi đó K2Cr2O7 bị khử về Cr2(SO4)3, ethanol bị oxi hóa thành acetaldehyde.
Khi chuẩn độ 25 gam huyết tương máu của một người lái xe cần dùng 15 mL dung dịch K2Cr2O7 0,01M. Hàm lượng ethanol trong máu của người lái xe trên là

A. 0,0207.       B. 0,0828.       C. 0,0276.       D. 0,0414.

(Xem giải) Câu 9. Thạch cao nung (CaSO4.0,5H2O) là hóa chất được sử dụng để đúc tượng, bó bột trong y học. Có thể thu được thạch cao nung bằng cách nung thạch cao sống (CaSO4.2H2O) ở nhiệt độ khoảng 150°C. Phương trình nhiệt hóa học xảy ra như sau:
CaSO4.2H2O(s) → CaSO4.0,5H2O(s) + 1,5H2O(g)
Nhiệt tạo thành chuẩn của các chất được cho trong bảng sau:

Chất CaSO4.2H2O(s) CaSO4.0,5H2O(s) 2O(g)
(kJ/mol) –2021 –1575 –241,82

Lượng nhiệt cần cung cấp để chuyển 5 kg thạch cao sống thành thạch cao nung ở điều kiện chuẩn là

A. 5935,46 kJ.       B. 2420,64 kJ.       C. 4841,28 kJ.       D. 204,18 kJ.

(Xem giải) Câu 10. Cho các phát biểu về pin nhiên liệu:
(1) Cho hiệu suất chuyển đổi năng lượng cao.
(2) Chuyển đổi hoá năng thành điện năng thông qua phản ứng oxi hoá – khử giữa nhiên liệu và chất oxi hóa.
(3) Pin nhiên liệu hydrogen gây ô nhiễm môi trường khi hoạt động.
(4) Hoạt động liên tục không nghỉ nếu nhiên liệu được cung cấp liên tục.
Các phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  [2025] Thi thử TN sở GDĐT Bình Phước (Lần 1)

A. (1), (2).       B. (1), (2), (4).       C. (2), (3), (4).       D. (3), (4).

(Xem giải) Câu 11. Cho 10 gam đá vôi (dạng viên) ở 25°C vào cốc đựng 100 gam dung dịch HCl loãng và nhanh chóng cho lên một cân điện tử. Đọc giá trị khối lượng cốc tại thời điểm ban đầu và sau 1 phút. Lặp lại thí nghiệm khi nhiệt độ phòng là 35°C. Kết quả thí nghiệm được ghi lại trong bảng sau:

STT Nhiệt độ (°C) Khối lượng cốc (gam)
Thời điểm đầu Sau 1 phút
1 25 235,40 235,13
2 35 235,78 235,21

Hệ số nhiệt độ của phản ứng là

A. 3,11.       B. 2,11.       C. 2,27.       D. 2,57.

(Xem giải) Câu 12. Có nhiều loại sợi nylon, trong đó quan trọng nhất là sợi nylon-6 và sợi nylon-6,6. Đặc điểm nổi bật của sợi nylon là khả năng chống mài mòn tuyệt vời, đứng đầu trong số các loại sợi, gấp 10 lần sợi bông. Độ đàn hồi của sợi nylon cũng rất tốt, có khả năng chống sâu bướm và chống ăn mòn tốt. Vải nylon là loại vải có trọng lượng nhẹ và chỉ được xếp sau vải polypropylen và acrylic trong vải tổng hợp. Sợi nylon-6 và nylon-6,6 thuộc loại polymer

A. tổng hợp.       B. nhân tạo.       C. bán tổng hợp.       D. thiên nhiên.

(Xem giải) Câu 13. Tính chất vật lí của các kim loại nhóm IIA không biến đổi theo một quy luật nhất định là do các kim loại nhóm IIA có

A. kiểu mạng tinh thể không giống nhau.

B. số electron hóa trị ít.

C. điện tích hạt nhân nhỏ.

D. bán kính nguyên tử lớn.

(Xem giải) Câu 14. Cho 1-bromopropane và 2-bromopropane lần lượt phản ứng với dung dịch KOH/C2H5OH, đun nóng. Hai phản ứng trên có đặc điểm là

A. liên kết carbon-hydrogen bị phá vỡ tại cùng một vị trí.

B. đều là phản ứng tách và thu được một sản phẩm duy nhất.

C. thu được sản phẩm khác nhau.

D. đều thu được sản phẩm là alcohol.

(Xem giải) Câu 15. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất từ Sc đến Cu (trừ Cr và Cu) là

A. phân bố lần lượt đầy electron ở phân lớp 3d rồi đến phân lớp 4s.

B. phân bố đầy electron ở phân lớp 4s và tăng dần số electron ở phân lớp 3d.

C. phân bố đầy electron ở phân lớp 4d và tăng dần số electron ở phân lớp 4s.

D. phân bố đầy electron ở phân lớp 4s và giảm dần số electron ở phân lớp 3d.

(Xem giải) Câu 16. Đồ thị dưới đây biểu diễn nồng độ theo thời gian phân huỷ dinitrogen tetroxide ở 100°C, trong bình kín dung tích 1,0 lít theo phản ứng: N2O4(g) ⇋ 2NO2(g).

Hằng số cân bằng Kc của phản ứng có giá trị là

A. 64/3.10-2       B. 8/3.10-2       C. 64.10-2       D. 3/64.10-2

(Xem giải) Câu 17. Cho sức điện động chuẩn của các pin điện hóa: E°(Cu – X) = 0,46V; E°(Y – Cu) = 1,1V; E°(Z – Cu) = 0,47V. Với X, Y, Z là ba kim loại khác nhau. Dãy các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là

A. Z, Y, Cu, X.       B. X, Cu, Z, Y.       C. X, Cu, Y, Z.       D. Y, Z, Cu, X.

(Xem giải) Câu 18. Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?

A. Làm hỏng các dung dịch cần pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm.

B. Gây ngộ độc nước uống.

C. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo.

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi thử TN trường Trần Quốc Tuấn - Quảng Ngãi (Lần 3)

D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.

(Xem giải) Câu 1. Người ta có thể thực hiện tổng hợp chất hữu cơ Y từ chất hữu cơ X và ethyl alcohol theo phương trình hóa học sau:
(NH2)aR-COOH + C2H5OH (NH2)aR-COOC2H5 + H2O
Phổ MS của Y xuất hiện peak cực đại có giá trị m/z bằng 145.
Theo các nghiên cứu khoa học thì X có thể giúp giảm nguy cơ rối loạn tâm thần điều trị chứng chán ăn và tăng cường lưu thông máu lên não. Ngoài ra, X còn giúp tăng cường chức năng gan và túi mật, hỗ trợ quá trình thải độc, bảo vệ hệ miễn dịch và não bộ.
Một người trưởng thành nặng 70 kg thực hiện ăn uống khoa học theo khuyến nghị của một chuyên gia dinh dưỡng. Một ngày người đó chỉ sử dụng 60 gam thịt bò, 30 gam thịt ức gà, 40 gam đậu nành, 30 gam cá ngừ, 100 gam sữa chua trắng, 100 gam rau xanh.
Biết rằng, theo chuyên gia dinh dưỡng thì lượng amino acid thiết yếu khuyến nghị hằng ngày cho người trưởng thành được liệt kê trong bảng sau:

Amino acid Công thức mg/1 kg trọng lượng cơ thể
Histidine NH2-C5H6N2-COOH 10
Isoleucine NH2-C5H10-COOH 20
Leucine NH2-C5H10-COOH 39
Lysine (NH2)2C5H9-COOH 30
Threonine NH2-C3H6O-COOH 15
Tryptophan NH2-C10H9N-COOH 4
Valine NH2-C4H8-COOH 26

Trung bình hàm lượng chất X có trong thực phẩm mà người trưởng thành trên sử dụng là

Thực phẩm Hàm lượng X trong 100 gam thực phẩm
Thịt bò 1,4 gam
Thịt ức gà 1,2 gam
Đậu nành 0,32 gam
Cá ngừ 1,3 gam
Sữa chua trắng 0,47 gam
Rau xanh 0,4 gam

a) Người trưởng thành trên sử dụng thực phẩm chưa đủ để cung cấp lượng chất X hàng ngày cho cơ thể.
b) Cả X và Y đều tác dụng được với acid mạnh và base mạnh vì chúng có tính lưỡng tính.
c) X là lysine (một trong những amino acid thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được).
d) X là hợp chất tạp chức chứa đồng thời nhóm amino và carboxyl.

(Xem giải) Câu 2. Cho sơ đồ (1) biểu diễn sự điện phân dung dịch CuSO4(aq) với điện cực trơ graphite, sơ đồ (2) biểu diễn quá trình tinh luyện đồng (Cu) bằng phương pháp điện phân. Trong sơ đồ (2), các khối đồng có độ tinh khiết thấp được gắn với một điện cực của nguồn điện, các thanh đồng mỏng có độ tinh khiết cao được gắn với một điện cực của nguồn điện. Dung dịch điện phân là dung dịch CuSO4.

a) Khi điện phân xảy ra ở sơ đồ (2), nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch sẽ giảm dần theo thời gian.
b) Muốn tinh luyện Cu như sơ đồ (2) thì khối Cu không tinh khiết phải được nối vào anode, còn thanh Cu tinh khiết được nối vào cathode, khi đó khối lượng Cu tan ra từ anode bằng khối lượng Cu bám vào cathode.
c) Khi điện phân xảy ra ở sơ đồ (1), thì ban đầu ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cu2+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa H2O.
d) Trong sơ đồ (1), điện cực âm được gọi là cathode và điện cực dương gọi là anode.

(Xem giải) Câu 3. Muối FeCl3 khan là những tinh thể có màu vàng nâu. Hoà tan một lượng muối này vào nước, thu được dung dịch có màu vàng nhạt (có chứa phức chất X). Lấy một ít dung dịch muối trên cho vào dung dịch KSCN thì thấy xuất hiện màu đỏ đặc trưng do xảy ra sự tạo phức: Fe3+ + SCN- ⇋ [Fe(SCN)]2+.
a) Phức chất X là phức chất của Fe3+ và phối tử H2O.
b) Trong phức [Fe(SCN)]2+, nguyên tử trung tâm là Fe2+.
c) Trong môi trường base thì phức [Fe(SCN)]2+ khó hình thành hơn vì ion Fe3+ sẽ tạo kết tủa Fe(OH)3 làm giảm nồng độ ion Fe3+.
d) Dung dịch chứa phức X có môi trường base.

Bạn đã xem chưa:  [2023] Thi thử TN trường Yên Lạc 2 - Vĩnh Phúc (Lần 3)

(Xem giải) Câu 4. Trong công nghiệp, xút (sodium hydroxide) được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch sodium chloride có màng ngăn xốp. Bằng phương pháp này, người ta cũng thu được khí chlorine. Chất khí này được làm khô (loại hơi nước) rồi hoá lỏng để làm nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hoá chất.
Từ quá trình điện phân nêu trên, một lượng chlorine và hydrogen sinh ra được tận dụng để sản xuất hydrochloric acid đặc thương phẩm (32%, D = 1,153 g/mL).
Một nhà máy với quy mô sản xuất 200 tấn xút mỗi ngày thì đồng thời sản xuất được bao nhiêu m3 acid thương phẩm trên. Biết rằng, tại nhà máy này, 60% khối lượng chlorine sinh ra được dùng tổng hợp hydrochloric acid và hiệu suất của toàn bộ quá trình từ chlorine đến acid thương phẩm đạt 80%.
a) Có thể dùng sulfuric acid đặc làm khô khí chlorine thoát ra.
b) Lượng hydrochloric acid thương phẩm thu được lớn hơn 230 m3.
c) Trong quá trình điện phân thì Cl2 sẽ thoát ra tại cực cathode.
d) Phương trình phản ứng của quá trình điện phân là:
2NaCl + 2H2O (đpdd, có màng ngăn) → 2NaOH + H2 + Cl2

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.

(Xem giải) Câu 1. Xà phòng hóa hoàn toàn triglyceride X trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được sodium oleate và sodium stearate theo tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Phân tử khối của X là bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 2. Tiến hành tách kim loại Ag bằng phương pháp cyanide như sau:
Nghiền nhỏ quặng silver sulfide (chứa Ag2S, Ag) rồi hoà tan bằng dung dịch NaCN, lọc lấy phần dung dịch chứa phức Na[Ag(CN)2]. Sau đó dùng Zn (dư) để khử ion Ag+ trong phức thu được dung dịch chứa Na2[Zn(CN)4) và chất rắn chứa Ag và Zn. Cuối cùng dùng dung dịch H2SO4 (loãng, dư) để hoà tan Zn dư và thu được Ag.
Nếu sử dụng 1,50 kg Zn thì sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,52 kg chất rắn gồm Ag và Zn dư. Lượng Ag thu được trong quá trình này là bao nhiêu kg?

(Xem giải) Câu 3. Nước thải công nghiệp và nông nghiệp thường chứa các chất ô nhiễm mạnh như kim loại. So với các phương pháp xử lý nước sinh hoạt thông thường thì việc sử dụng hóa chất được xem là mang lại hiệu quả và dễ thực hiện hơn. Cho các hóa chất sau: xút NaOH, chlorine Cl2, ozone O3, phèn nhôm KAl(SO4)2.12H2O, hydro peroxide H2O2. Số hóa chất trong dãy có thể dùng để xử lý nước sinh hoạt là bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 4. Cho dãy các chất: glucose, cellulose, saccharose, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng với thuốc thử Tollens là bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 5. Muối ngậm nước FeSO4.xH2O được sử dụng trong y tế để điều trị chứng thiếu sắt. Muối này được biết đến từ thời cổ đại với cái tên coppera và vitriol xanh lá cây. Muối ngậm 7 phân tử nước với màu lục nhạt là dạng phổ biến nhất của hợp chất này. Trong quá trình bảo quản, một mẫu muối FeSO4.7H2O (có khối lượng m gam) bị oxi hóa bởi oxygen không khí tạo thành hỗn hợp X chứa các hợp chất của Fe(II) và Fe(III). Hòa tan toàn bộ X trong dung dịch loãng chứa 0,05 mol H2SO4, thu được 100 mL dung dịch Y. Tiến hành hai thí nghiệm với Y:
Thí nghiệm 1: Cho lượng dư dung dịch BaCl2 vào 25 mL dung dịch Y, thu được 4,66 gam kết tủa.
Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch H2SO4 (loãng, dư) vào 25 mL dung dịch Y, thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch KMnO4 0,1M vào Z đến khi phản ứng vừa đủ thì hết 13,5 mL.
Xác định phần trăm số mol Fe(II) đã bị oxi hóa trong không khí.

(Xem giải) Câu 6. Cho E°Zn-Cu = 1,10V; E°Zn2+/Zn = –0,76 V và E°Ag+/Ag = +0,80V. Sức điện động chuẩn của pin điện hóa Cu–Ag là bao nhiêu V?

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!