[2020] Thi thử THPT Quốc gia của sở GD-ĐT Hà Tĩnh
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
1C | 2A | 3D | 4D | 5D | 6B | 7C | 8D | 9C | 10C |
11A | 12B | 13C | 14D | 15D | 16C | 17A | 18B | 19D | 20D |
21C | 22B | 23A | 24C | 25B | 26B | 27A | 28A | 29A | 30B |
31C | 32B | 33B | 34D | 35D | 36B | 37B | 38B | 39A | 40C |
Câu 1. Chất dùng làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu là
A. Ca(OH)2. B. Na2SO4. C. Na2CO3. D. NaOH.
Câu 2. Công thức của nhôm clorua là
A. AlCl3. B. AgCl. C. Al4C3. D. Al2(SO4)3.
Câu 3. Polime nào sau đây thuộc loại tơ hóa học?
A. sợi bông B. polietilen. C. tơ tằm. D. tơ visco.
Câu 4. Chất nào sau đây không tham gia phản ứng tráng gương?
A. metyl fomat. B. Fructozơ. C. Glucozơ. D. Saccarozơ.
Câu 5. Khí X là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Khí X là
A. NH3 B. CO. C. SO2. D. CO2
Câu 6. Trong các kim loại Mg, Cu, Fe, Ag. Kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Ag. B. Mg. C. Cu D. Fe
Câu 7. Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH ?
A. MgO. B. AgCl. C. MgCl2. D. Fe3O4.
Câu 8. Chất nào sau đây không thuộc loại este?
A. HCOOCH3 B. CH2=CH-OOC-CH3. C. (COOCH3)2 D. CH3COONH4
Câu 9. Chất nào sau đây là amin bậc 2?
A. metylamin. B. propylamin. C. đimetylamin. D. anilin.
Câu 10. Al2O3 tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. NaNO3. B. CuSO4. C. NaOH. D. AgNO3.
Câu 11. Sản phẩm tạo ra khi cho Na vào nước là
A. NaOH. B. Na2O. C. Na2O3. D. Na2CO3.
Câu 12. Kim loại sắt không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. HNO3 loãng, nguội. B. HNO3 đặc, nguội. C. HCl đậm đặc. D. FeCl3.
Câu 13. Ở nhiệt độ cao CO có thể khử được oxit nào sau đây?
A. Al2O3 B. MgO C. Fe2O3 D. CaO
Câu 14. Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl?
A. Al. B. Fe. C. Mg. D. Cu.
Câu 15. Nhận xét nào sau đây đúng
A. Tripanmitin làm mất màu brom trong CCl4.
B. Ở điều kiện thích hợp H2 oxi hóa được glucozo thành sobitol.
C. Trong phân tử Gly-Ala-Val có 5 nguyên tử oxi.
D. Metylamin và etylamin đều làm quỳ ẩm chuyển màu xanh.
Câu 16. Số nguyên tử H trong phân tử axit glutamic là
A. 5. B. 11. C. 9. D. 7.
Câu 17. Thành phần chính của phèn chua có chứa muối
A. Al2(SO4)3. B. AlCl3. C. Fe2(SO4)3. D. Cr2(SO4)3.
Câu 18. Hidrocacbon nào sau đây thuộc loại hidrocacbon no?
A. striren. B. propan. C. isopren. D. axetien.
Câu 19. Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. Al2O3. B. Al(OH)3. C. Cr(OH)3. D. Al.
Câu 20. Thí nghiệm nào sau đây làm khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng lên so với dung dịch trước phản ứng?
A. Cho Fe vào dung dịch CuSO4. B. Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3.
C. Sục khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư. D. Cho Cu vào dung dịch FeCl3.
Câu 21. Dung dịch nào sau đây có pH nhỏ hơn 7?
A. KHCO3. B. NaNO3. C. Fe2(SO4)3. D. Na2SO4.
Câu 22. Axit nào sau đây là axit béo?
A. axit oxalic. B. axit linoleic. C. axit ađipic. D. axit terephtalic.
Câu 23. Cho 9 gam glyxin phản ứng vừa đủ với dung dịch KOH, khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 13,56. B. 11,64. C. 11,3. D. 9,7.
Câu 24. Cho 8,4 gam Fe vào dung dịch HCl dư, khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 19,50 gam. B. 12,70 gam. C. 19,05 gam. D. 15,24 gam.
Câu 25. Thí nghiệm nào sau đây tạo ra chất kết tủa màu xanh?
A. Cho Cu(OH)2 phản ứng với glixerol. B. Cho CuSO4 vào dung dịch NaOH.
C. Cho CuO vào dung dịch NaOH. D. Cho Cu(OH)2 phản ứng với lòng trắng trứng.
Câu 26. Thí nghiệm nào sau đây dùng điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm?
A. cho nhôm cacbua vào nước. B. Cho nước vào ống nghiệm có chứa đất đèn.
C. Nhiệt phân khí metan. D. Đun nóng ancol etylic với H2SO4 đặc ở nhiệt độ cao.
(Xem giải) Câu 27. Cho các phát biểu sau:
(1) Sục khí NH3 vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa Al(OH)3.
(2) Cho sợi Mg vào dung dịch CuSO4, magie bị ăn mòn điện hóa.
(3) Thạch cao nung có công thức CaSO4.H2O hoặc CaSO4.0,5H2O.
(4) Trong dung dịch Ba khử được FeCl3 thành FeCl2.
(5) Hỗn hợp gồm 2 mol Na2O và 2 mol Al2O3 tan hết trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 5.
Câu 28. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. metylmetacrylat và metylfomat đều làm mất màu dung dịch nước brom.
B. phenyl axetat và đietyl oxalat phản ứng với dung dịch NaOH dư đều thu được 2 muối.
C. Điện phân nóng chảy NaCl, cực dương xảy ra sự khử ion Cl-.
D. Tơ nitron, tơ capron, tơ nilon-6,6 đều là poliamit.
(Xem giải) Câu 29. Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức, đốt cháy 18,12 gam hỗn hợp X thu được 1,02 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Mặt khác 18,12 gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 220 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng thu được dung dịch Y chứa m gam muối và một ancol Z. Cho phản ứng với Na dư thấy khối lượng bình đựng Na tăng lên 3,54 gam. Giá trị của m là
A. 21,88. B. 20,44. C. 23,32. D. 22,24.
Câu 30. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 xuất hiện bọt khí CO2.
B. HNO3 đặc nóng oxi hóa Fe, FeO thành hợp chất sắt (III).
C. Cho Al vào dung dịch NaOH thu được kết tủa keo trắng.
D. Hỗn hợp FeO, Al2O3 có thể tan hết trong dung dịch NaOH loãng dư.
Câu 31. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Tinh bột là chất rắn màu trắng, vô định hình.
B. Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
C. Trong phân tử glucozơ có 6 nhóm hiđroxyl.
D. Glucozo có nhiều trong quả nho chín và mật ong.
(Xem giải) Câu 32. Chất X có công thức C5H14O4N2 là muối amoni của axit cacboxylic, X phản ứng với NaOH chỉ tạo ra một muối Y (không tham gia phản ứng tráng gương) và một amin. Số công thức cấu tạo có thể có của X là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 33. Cho các phát biểu sau:
(1) Muối natri, muối kali của axit hữu cơ là thành phần chính của xà phòng.
(2) amilopectin là polime tự nhiên.
(3) alanin và anilin đều là những chất lỏng rất ít tan trong nước.
(4) Poliamit không bền trong môi trường axit và kiềm.
(5) Tơ lapsan thuộc loại polieste.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
(Xem giải) Câu 34. Cho 0,1 mol Ba vào dung dịch chứa 0,1 mol HCl và 0,1 mol CuSO4. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 33,0 gam. B. 23,3 gam. C. 29,7 gam. D. 28,2 gam.
(Xem giải) Câu 35. Cho a mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước qua than nung đỏ được hỗn hợp khí A khô gồm H2, CO, CO2. Cho A qua dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 11,82 gam kết tủa và hỗn hợp khí B. Cho hỗn hợp khí B từ từ qua ống đựng hỗn hợp CuO và Fe2O3 nung nóng (H = 100%) thu được chất rắn C. Chất rắn C phản ứng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,24 lít SO2 (đktc) sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của a là
A. 0,16. B. 0,12. C. 0,14. D. 0,11.
(Xem giải) Câu 36. Hỗn hợp X gồm axit oleic, axit stearic và một triglixerit (trong đó tỉ lệ mol hai axit béo lần lượt là 4 : 1). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần vừa đủ 2,89 mol O2 thu được 2,04 mol CO2. Mặt khác m gam hỗn hợp X làm mất màu vừa đủ 12,8 gam brom trong CCl4. Nếu cho m gam hỗn hợp X phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng (vừa đủ) thu glixerol và dung dịch chứa 2 muối. Khối lượng của triglixerit trong m gam hỗn hợp X là
A. 18,72. B. 17,72. C. 17,68. D. 17,76.
(Xem giải) Câu 37. Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C7H10O4. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối Y và hai chất hữu cơ Z và T (thuộc cùng dãy đồng đẳng). Axit hóa Y, thu được hợp chất hữu cơ E (chứa C, H, O). Cho các phát biểu sau:
(a) Z và T là các ancol no, đơn chức.
(b) X có hai đồng phân cấu tạo.
(c) E tác dụng với Br2 trong CCl4 theo tỉ lệ mol 1: 2.
(d) Phân tử E có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử oxi.
Số phát biểu không đúng là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
(Xem giải) Câu 38. Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 – 6 phút ở 65 – 70°C.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(a) H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
(b) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
(c) Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
(d) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
(Xem giải) Câu 39. Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức (MX < MY); Z là este ba chức, mạch hở được tạo bởi X, Y với glixerol. Cho 23,06 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và glixerol (số mol của X bằng 8 lần số mol của Z) tác dụng với dung dịch NaOH 2M thì cần vừa đủ 200 ml, thu được hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1: 3 và 3,68 gam glixerol. Đốt cháy hoàn toàn F cần vừa đủ 0,45 mol O2, thu được Na2CO3, H2O và 0,4 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Z trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 26. B. 35. C. 29. D. 25.
(Xem giải) Câu 40. Hỗn hợp E chứa chất X (C8H15O4N3) và chất Y (C10H19O4N); trong đó X là một peptit, Y là este của axit glutamic. Đun nóng 78,12 gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch có chứa m gam muối của alanin và hỗn hợp F chứa 2 ancol. Đun nóng toàn bộ F với H2SO4 đặc ở 140°C, thu được 21,12 gam hỗn hợp ete. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 84,1. B. 13,4. C. 26,5. D. 31.
Em cảm ơn thầy ạ