[2025] Thi thử TN trường Diên Hồng – Hồ Chí Minh (Lần 1)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Mã đề: 018
⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:
1B | 2D | 3B | 4D | 5C | 6D | 7D | 8A | 9A |
10D | 11A | 12B | 13A | 14C | 15D | 16D | 17A | 18A |
19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | |
(a) | Đ | S | S | Đ | 62,4 | 2 | 3 |
(b) | Đ | S | Đ | Đ | 26 | 27 | 28 |
(c) | S | Đ | S | S | 213 | 7 | 26,4 |
(d) | Đ | Đ | Đ | Đ |
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
(Xem giải) Câu 1: Hợp chất H2N-CH2-COOH có tên là
A. valine. B. glycine. C. lysine. D. alanine.
(Xem giải) Câu 2: Vai trò chủ yếu của enzyme là
A. Vận chuyển oxygen từ phổi đến các cơ quan.
B. Thành phần cấu tạo nên tế bào.
C. Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
D. Làm tăng tốc độ phản ứng sinh hóa.
(Xem giải) Câu 3: Những polymer nào sau đây thuộc loại polymer nhân tạo (bán tổng hợp)?
A. Polycaprolactam, polystyrene, tinh bột và cellulose.
B. Tơ visco, cellulose acetate.
C. Polycaprolactam, tinh bột, cellulose.
D. Tơ tằm, tinh bột và cellulose.
(Xem giải) Câu 4: Trong phân tử Ala-Gly-Val, amino acid đầu C chứa nhóm
A. NH2. B. NO2. C. CHO. D. COOH.
(Xem giải) Câu 5: Khi nhỏ acid HNO3 đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng rồi đun nóng hỗn hợp thấy hiện tượng
A. Kết tủa màu nâu đỏ. B. Kết tủa màu tím.
C. Kết tủa màu vàng. D. Kết tủa màu xanh lam.
(Xem giải) Câu 6: Protein chiếm khoảng 20% cơ thể con người và xuất hiện trong thành phần của mọi tế bào. Thành phần phân tử protein nhất thiết phải có mặt 4 nguyên tố nào sau đây?
A. C, H, O, S. B. C, H, S, N. C. C, H, N, P. D. C, H, O, N.
(Xem giải) Câu 7: Phản ứng hóa học nào dưới đây thuộc loại phản ứng tăng mạch polymer?
A. [-NH(CH2)5CO-]n + nH2O → nH2N(CH2)5COOH
B. (-CH(C6H5)-CH2-)n → C6H5-CH=CH2
C. [-CH2-CH(OOCCH3)-]n + nNaOH → [-CH2-CH(OH)-]n + nCH3COONa
D. Cao su + S → Cao su lưu hóa.
(Xem giải) Câu 8: Keo dán là vật liệu polymer có
A. Khả năng kết dính hai mảnh vật liệu rắn với nhau.
B. Thành phần gồm vật liệu cốt và vật liệu nền là chất kết dính.
C. Khả năng kết dính khi thêm chất đóng rắn.
D. Khả năng tạo liên kết hydrogen giữa các vật liệu được kết dính.
(Xem giải) Câu 9: Monomer được dùng để tổng hợp polyethylene là
A. CH2=CH2. B. CH2=C(CH3)COOCH3. C. CH2=CHCOOCH3. D. CH3COOCH=CH2
(Xem giải) Câu 10: Cho các chất có công thức cấu tạo dưới đây:
Chất thuộc loại α-amino acid là
A. (4). B. (1). C. (3). D. (2).
(Xem giải) Câu 11: Hiện tượng đông tụ protein xảy ra trong quá trình nào sau đây?
A. Sản xuất sữa chua. B. Lên men rượu từ nho.
C. Sản xuất xà phòng. D. Sản xuất chất giặt rửa.
(Xem giải) Câu 12: Ở điều kiện thường, amino acid tồn tại chủ yếu ở
A. Thể khí. B. Thể rắn. C. Thể lỏng. D. Thể rắn và lỏng.
(Xem giải) Câu 13: Aminoacetic acid (H2N-CH2-COOH) tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaOH. B. NaNO3. C. NaCl. D. Na2SO4.
(Xem giải) Câu 14: Phát biểu nào sau đây là bản chất của sự lưu hóa cao su?
A. Làm cao su dễ ăn khuôn.
B. Tạo loại cao su nhẹ hơn.
C. Tạo cầu nối disulfide giữa các mạch phân tử cao su.
D. Giảm giá thành cao su.
(Xem giải) Câu 15: Cho các công thức biểu diễn trạng thái tồn tại của amino acid:
Trong dung dịch, amino acid chủ yếu tồn tại dạng
A. (3). B. (4). C. (1). D. (2).
(Xem giải) Câu 16: Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polymer là
A. CH3CH2Cl. B. CH3CH3. C. H2NCH2COOH. D. CH2=CHCl.
(Xem giải) Câu 17: Hợp chất cho phản ứng màu biuret là
A. Val-Ala-Gly. B. Ala-Gly. C. Gly-Ala. D. Alanine.
(Xem giải) Câu 18: Trùng ngưng chất nào sau đây thu được nylon-6?
A. ε-aminocaproic acid. B. α-aminoglutaric acid.
C. α-aminoisovaleric acid. D. ω-aminoenanthic acid.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.
(Xem giải) Câu 19: Cho thế điện cực một số cặp oxi hóa khử sau:
Cặp oxi hóa – khử | Mg2+/Mg | Fe2+/Fe | Cu2+/Cu |
E° (V) | -2,37 | -0,44 | 0,34 |
a. Phản ứng oxi hóa-khử có thể xảy ra theo chiều: Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu.
b. Sức điện động chuẩn của pin galvani Fe-Cu bằng 0,78 V.
c. Tính oxi hóa giảm dần: Mg2+ > Fe2+ > Cu2+.
d. Tính khử giảm dần: Mg > Fe > Cu.
(Xem giải) Câu 20: Biết thế điện cực chuẩn E° của cặp oxi hóa khử Zn2+/Zn và Cu2+/Cu lần lượt là -0,76V và 0,34V. Quan sát hình vẽ mô tả cấu tạo pin Galavine Zn-Cu như hình dưới
a. Pin Galvani tạo ra dòng điện từ quá trình vật lí.
b. Trong pin Galvani, điện cực âm là nơi xảy ra quá trình khử.
c. Sức điện động của pin Galvani là hiệu điện thế giữa hai điện cực.
d. Phản ứng hóa học xảy ra trong pin Galvani là phản ứng tự diễn biến.
(Xem giải) Câu 21: Hình ảnh dưới đây mô tả đoạn mạch cao su trước và sau khi lưu hóa
a. Phản ứng lưu hóa cao su thuộc loại phản ứng giữ nguyên mạch polymer.
b. Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn.
c. Cao su dùng để sản xuất lốp xe, chất dẻo, chất dẫn điện.
d. Ở cao su lưu hóa các mạch polymer chủ yếu được nối với nhau bằng cầu nối disulfide.
(Xem giải) Câu 22: Valine là một amino acid, valine tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể, thúc đẩy quá trình phát triển cơ và phục hồi mô. Thiếu valine sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, gây trở ngại về thần kinh, thiếu máu. Công thức cấu tạo của valine như hình dưới:
a. Cơ thể con người có thể hấp thụ valine từ các loại thực phẩm như pho mát, thịt, sữa,…
b. Valine không làm đổi màu quỳ tím.
c. Valine là β-amino acid.
d. Valine có tính lưỡng tính.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.
(Xem giải) Câu 23: Khi chlorine hóa PVC ta thu được một loại to clorin X. Biết trung bình một phân tử chlorine tác dụng với 4 mắt xích PVC. Tính phần trăm khối lượng chlorine trong tơ clorin X. (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).
(Xem giải) Câu 24: Cho một số protein sau: Keratin (có ở tóc, móng), collagen (có ở da, sụn), hemoglobin (có ở máu), albumin (có ở lòng trắng trứng), fibroin (có ở tơ nhện, tơ tằm). Số protein có dạng hình cầu là bao nhiêu?
(Xem giải) Câu 25: Thủy phân hoàn toàn pentapeptide Gly-Ala-Val-Gly thu được tối đa bao nhiêu α-amino acid khác nhau?
(Xem giải) Câu 26: Giá trị pH mà khi đó amino acid có nồng độ ion lưỡng cực là cực đại được gọi là điểm đẳng điện (kí hiệu là pI). Khi pH < pI thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng cation, còn khi pH > pI thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng anion. Khi đặt trong một điện trường dạng anion sẽ di chuyến về cực (+) còn dạng cation sẽ di chuyển về cực (-). Tính chất này được gọi là tính điện di và được dùng để tách, tinh chế amino acid ra khỏi hỗn hợp của chúng. Cho các giá trị pI của các chất sau: 1 (pI = 6,0), 2 (pI = 3,2), 3 (pI = 9,7). Tại điều kiện pH = 6,0, đặt dung dịch các amino acid vào trong một điệ trường thu được vị trí các amino acid như sau:
Cho biết vị trí A, B, C lần lượt ứng với các amino acid nào? (Trả lời 123, 321, ….)
(Xem giải) Câu 27: Cho biết tổng số nguyên tử oxygen và nitrogen trong phân tử Gly-Ala-Gly.
(Xem giải) Câu 28: Polymer A trong suốt, được dùng làm hộp đựng thực phẩm, để chơi trẻ em, vỏ đĩa CD, DVD,…. Trong công nghiệp sản xuất chất dẻo, polymer A được điều chế theo sơ đồ:
Từ 100 kg benzene và 32 m³ ethylene (ở 25°C, 1 bar), với hiệu suất mỗi quá trình (1), (2), (3) lần lượt là 60%, 55% và 60%, hãy tính khối lượng (kg) polymer A thu được. (Đáp án làm làm tròn hàng phần mười).
Bình luận