[2025] Thi thử TN sở GDĐT Thanh Hóa (Lần 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Mã đề: 078

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1C 2D 3D 4B 5D 6D 7D 8C 9B
10A 11C 12A 13B 14A 15C 16A 17B 18B
19 20 21 22 23 24 25
(a) Đ S Đ Đ 4 275 299
(b) Đ S Đ S 26 27 28
(c) Đ Đ S Đ 134 2 4
(d) S Đ S S

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

(Xem giải) Câu 1. Trong khái niệm về liên kết kim loại: “Liên kết kim loại là liên kết hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron hoá trị …(1)… với …(2)… kim loại ở các nút mạng”. Các từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là

A. tự do, các cation và anion.         B. tự do, các anion.

C. tự do, các cation.       D. tự do, lưỡng cực.

(Xem giải) Câu 2. Giá trị pH mà khi đó amino acid có nồng độ ion lưỡng cực là cực đại được gọi là điểm đẳng điện (kí hiệu là pI). Khi pH < pI thì amino acid đó tồn tại ở dạng cation, còn khi pH > pI thì amino acid đó tồn tại ở dạng anion. Khi đặt trong một điện trường dạng anion sẽ di chuyền về cực (+) còn dạng cation sẽ di chuyển về cực (-). Tính chất này được gọi là tính điện di và được dùng để tách, tinh chế amino acid ra khỏi hỗn hợp của chúng. Cho các giá trị pI của các chất sau: Gly (pI = 6,0), Glu (pI = 3,2) và Lys (pI = 9,7). Cho các phát biểu sau
(1) Với môi trường pH = 2,5 thì có hai chất di chuyển về phía cực âm, một chất di chuyền về phía cực dương.
(2) Với môi trường pH = 5,0 thì có hai chất di chuyển về phía cực âm, một chất di chuyển về phía cực dương.
(3) Với môi trường pH = 6,0 có thể tách riêng biệt 3 chất trên ra khỏi nhau.
(4) Với môi trường pH = 8,5 thì có hai chất di chuyển về phía cực dương, một chất di chuyển về phía cực âm.
Số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 4.       C. 1.       D. 3.

(Xem giải) Câu 3. Nước ép chanh chứa khoảng 5% citric acid (X) và có độ pH khoảng 2 – 3. Công thức (X) được cho như sau:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Vị chua của nước chanh chủ yếu do citric acid gây ra.

B. Chất (X) thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.

C. Cứ 1 mol(X) tác dụng được tối đa với 3 mol NaHCO3.

D. Tổng số nguyên tử trong một phân tử của (X) là 19.

(Xem giải) Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chất béo là triester của acid béo với glycerol.

B. Trong công nghiệp, chất béo được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất xà phòng và ethylene glycol.

C. Chất béo không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

D. Nhiều loại bơ thực vật được tạo thành bởi quá trình hydrogen hóa một phần dầu thực vật.

(Xem giải) Câu 5. Một trong những chất liệu làm nên vẻ đẹp ki ảo của tranh sơn mài là những mảnh màu vàng lấp lánh rất mỏng, đó là những lá vàng (Au) có chiểu dày khoảng 1.10^-4 mm. Tính chất vật lí nào của vàng đã được ứng dụng?

A. Tính dẻo và tính dẫn nhiệt.         B. Nhiệt độ nóng chảy và tính cứng.

C. Mềm và có tỉ khối lớn.         D. Tính dẻo và có ánh kim.

(Xem giải) Câu 6. Cho pin điện hoá có cấu tạo như sau:

Cho các phát biểu sau:
(1) Thế điện cực chuẩn của cặp Zn2+/Zn là −0,76V .
(2) Tại điện cực dương xảy ra quá trình khử ion H+(aq) thành khí H2(g).
(3) Phản ứng xảy ra trong pin là: Zn(s) + 2H+(aq) → Zn2+(aq) + H2(g)
(4) Thanh Zn sẽ đóng vai trò là cathode.
Số phát biểu đúng là

A. 1.       B. 2.       C. 4.       D. 3.

(Xem giải) Câu 7. Dung dịch chất nào sau đây tham gia phản ứng màu biuret?

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường chuyên Bến Tre (Lần 1)

A. Alanine.       B. Aniline.       C. Lysine.       D. Albumin.

(Xem giải) Câu 8. Glucose phản ứng với chất nào sau đây thể hiện tính chất của nhóm -OH hemiacetal?

A. Cu(OH)2/OH-.       B. AgNO3/NH3.        C. CH3OH/HCl.       D. H2 (Ni, t°).

(Xem giải) Câu 9. Điện phân dung dịch copper (II) sulfate với cả hai điện cực đều bằng copper (Cu). Ở anode xảy ra quá trình:

A. SO42- + 4H+ → 2H2O + SO2 + 2e.       B. Cu → Cu2+ + 2e.

C. Cu2+ + 2e → Cu.       D. 2H2O + 2e → H2 + 2OH-.

(Xem giải) Câu 10. Polymer nào sau đây thuộc loại polymer thiên nhiên?

A. Tinh bột.       B. Polystyrene.

C. Cellulose trinitrate.       D. Polypropylene.

(Xem giải) Câu 11. Cho thứ tự sắp xếp các cặp oxi hoá – khử trong dãy điện hoá: Ca2+/Ca, H2O/H2, 2H+/H2, Ag+/Ag. Cặp oxi hoá – khử có giá trị thế điện cực chuẩn lớn nhất trong dãy là

A. 2H+/H2.       B. Ca2+/Ca.       C. Ag+/Ag.       D. H2O/H2.

(Xem giải) Câu 12. Ethylene là một trong những hóa chất quan trọng, có nhiều ứng dụng trọng đời sống: kích thích quả mau chín, điều chế nhựa làm sản phẩm gia dụng,… Phản ứng hóa học của ethylene với dung dịch Br2 như sau: CH2=CH2 + Br2 → CH2Br – CH2Br. Cơ chế của phản ứng trên xảy ra như sau:

Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Giai đoạn 1, liên kết đôi phản ứng với tác nhân Brδ- tạo thành phần tử mang điện dương.

B. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng cộng.

C. Hiện tượng của phản ứng là dung dịch bromine bị mất màu.

D. Giai đoạn 2, phần tử mang điện dương kết hợp với anion Br- tạo thành sản phẩm.

(Xem giải) Câu 13. Sodium hydrogencarbonate là chất rắn, màu trắng, còn được gọi là baking soda. Trong sản xuất và đời sống baking soda có ứng dụng như: Điều chỉnh vị chua của nước giải khát, làm tăng độ xốp của bánh, làm mềm thực phẩm, … Công thức của sodium hydrogencarbonate là

A. Ca(OH)2.       B. NaHCO3.       C. NaOH.       D. Na2CO3.

(Xem giải) Câu 14. Ethyl acetate được viết tắt là EtOAc, được sản xuất ở quy mô khá lớn đề làm dung môi, là một loại hoá chất được sử dụng rất nhiều trong nước hoa, trong các loại sơn móng tay, hóa chất này rất phổ biển trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Ethyl acetate có công thức phân từ là

A. C4H8O2.       B. C4H6O2.       C. C3H6O2.       D. C4H6O4.

(Xem giải) Câu 15. Tơ acetate hay hỗn hợp gồm cellulose triacetate và cellulose diacetate được điều chế bằng cách cho cellulose tác dụng với anhydride acetic theo phương trình phản ứng sau:
[C6H7O2(OH)3]n + nk(CH3CO)2O → [C6H7O2(OH)3-k(OOCCH3)k]n + nkCH3COOH
(với k = 2,4). Hiệu suất chuyển hóa từ cellulose thành tơ acetate là 75% theo cellulose. Từ 10 tấn cellulose ban đầu, khối lượng tơ acetate thu được là

A. 12,81 tấn.       B. 15,62 tấn.       C. 12, 17 tấn.       D. 13,20 tấn.

(Xem giải) Câu 16. Hiện tượng phú dưỡng xảy ra ở các ao, hồ do dư thừa dinh dưỡng đã gây cản trở sự hấp thụ ánh sáng mặt trời vào nước, làm giảm sự quang hợp của sinh vật thuỷ sinh. Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của hiện tượng phú dưỡng là

A. mặt nước có sự xuất hiện dày đặc của tảo xanh.

B. nước trong, sạch sẽ.

C. mặt nước có sự xuất hiện lớp váng màu vàng nâu.

D. nước chuyển sang màu đỏ.

(Xem giải) Câu 17. Trong phân tử amine, nguyên tử N liên kết với một hoặc hai hoặc ba gốc hydrocarbon. Nguyên tử N trong phân tử amine có cấu trúc giống nguyên tử N trong phân tử ammonia, do đó amine có nhiều tính chất giống ammonia. Cho các phát biểu sau
(1) Nguyên tử N trong phân tử amine bậc 1, bậc 2 hay bậc 3 đều còn một cặp electron chưa liên kết.
(2) Aniline tác dụng với dung dịch nitrous acid ở nhiệt độ thấp (từ 0 – 5°C) tạo thành alcohol và giải phóng khí nitrogen.
(3) Dung dịch ethylamine có thể làm đổi màu quì tím thành xanh.
(4) Cho dung dịch methylamine vào dung dịch chứa ion kim loại như Mg2+, Fe3+ tạo được kết tủa hydroxide của kim loại tương ứng.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  [2024] Thi thử TN cụm Sóc Sơn, Mê Linh - Hà Nội

A. 4.       B. 3.       C. 2.       D. 1.

(Xem giải) Câu 18. Muối carbonate của kim loại nhóm IIA đều bị phân huỷ bởi nhiệt: MCO3(s) → MO(s) + CO2(g)
Biến thiên enthalpy chuẩn của quá trình trên được cho trong bảng sau:

Muối MgCO3(s) CaCO3(s) SrCO3(s) BaCO3(s)
(kJ) 100,7 179,2 234,6 271,5

Muối carbonate của kim loại nhóm IIA dễ bị phân huỷ nhất là

A. CaCO3(s).       B. MgCO3(s).       C. SrCO3(s).       D. BaCO3(s).

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.

(Xem giải) Câu 19. Methionine là một amino acid thiết yếu (cơ thể không thể tự tổng hợp), được tìm thấy trong nhiều protein của thức ăn, mô và cơ quan của cơ thể con người. Ngoài vai trò cấu thành nên protein, nó còn giữ một số nhiệm vụ khác, đặc biệt trong đó là khả năng chuyển thành phân tử chứa lưu huỳnh. Những phân tử chứa lưu huỳnh này đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, bao gồm bảo vệ các mô, chỉnh sửa DNA và duy trì hoạt động của tế bào. Methionine có công thức cấu tạo như sau: CH3-S-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH. Biết nhóm CH3-S- có tên là methylthio.
a) Methionine là α-amino acid.
b) Thức ăn giàu methionine có thể tìm thấy ở trứng, cá, thịt,….
c) Phân tử methionine có 11 nguyên tử hydrogen.
d) Methionine có tên thay thế là 3-amino-4-(methylthio)butanoic acid.

(Xem giải) Câu 20. Hoà tan 9,55 gam mẫu khoáng vật của kim loại iron trong dung dịch sulfuric acid dư, sao cho tất cả lượng iron có trong quặng đều chuyển thành Fe2+, thu được 250 mL dung dịch A. Chuẩn độ Fe2+ trong 10 mL dung dịch A bằng chất chuẩn là dung dịch thuốc tím KMnO4 0,04M. Khi đã sử dụng 23,5 mL thì phản ứng vừa đạt điểm tương đương.
a) Cần thêm chất chị thị phù hợp vào bình tam giác chứa dung dịch A để xác định được thời điểm kết thúc quá trình chuẩn độ.
b) Cần lặp lại thí nghiệm chuẩn độ it nhất 3 lần và lấy kết quả chính xác ở lần cuối cùng.
c) Trong quá trình chuẩn độ trên, cần nhỏ từ từ dung dịch thuốc tím từ burette vào bình tam giác chứa dung dịch A .
d) Giả sử chỉ có Fe2+ trong dung dịch A tác dụng được với thuốc tím thì % (theo khối lượng) của nguyên tố iron có trong mẫu khoáng vật là 68,9%. (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười)

(Xem giải) Câu 21. Hiện nay, mạ điện được sử dụng rộng rãi trong thực tế, mạ điện là quá trình phủ một lớp kim loại lên bề mặt kim loại khác bằng phương pháp điện phân. Giả sử người ta cần mạ Ag lên hai mặt của một tấm kim loại (mỏng, phẳng) hình tròn có bán kính 30 cm, độ dày lớp mạ là 0,01 mm . Nếu được cung cấp nguồn điện một chiều có cường độ dòng điện I = 2,5A thì thời gian cần dùng là t giờ. Biết rằng khối lượng riêng của Ag là 10,5 g/cm³; π = 3,14; hằng số Faraday (F = 96500 C/mol); hiệu suất điện phân là 100%.
a) Cần dùng thanh Ag (tinh khiết) làm anode và tấm kim loại cần mạ làm cathode.
b) Trong quá trình điện phân lượng cation kim loại trong dung dịch không thay đổi.
c) Giá trị của t là 2,95 (chỉ làm tròn ở phép tính cuối cùng, kết quả làm tròn đến hàng phần trăm).
d) Dung dịch dùng trong quá trình điện phân ở trên là AgNO3 hoặc Cu(NO3)2.

(Xem giải) Câu 22. Một học sinh tiến hành tổng hợp ethyl butyrate (thành phần chính tạo mùi dứa) từ butyric acid và ethanol theo phương trình hóa học sau:
CH3CH2CH2COOH + C2H5OH ⇋ CH3CH2CH2COOC2H5 + H2O
Sau thí nghiệm, tiến hành phân tách sản phẩm. Ghi phổ hồng ngoại của butyric acid, ethanol và ethyl butyrate. Cho biết số sóng hấp thụ đặc trưng của một số liên kết trên phổ hồng ngoại như sau:

Bạn đã xem chưa:  [2025] Thi thử TN chuyên Phan Bội Châu - chuyên Hà Tĩnh
Liên kết O-H (alcohol) O-H (carboxylic acid) C=O (ester, carboxylic acid)
Số sóng (cm−1) 3650 − 3200 3300 − 2500 1780 − 1650

a) Dựa vào phổ hồng ngoại, phân biệt được butyric acid, ethanol và ethyl butyrate.
b) Ethyl butyrate có cùng công thức phân tử với isopropyl acetate.
c) Phản ứng tổng hợp trong thí nghiệm này là phản ứng ester hóa.
d) Phổ hồng ngoại có số sóng hấp thụ ở 1730 cm−1 mà không có số sóng hấp thụ đặc trưng của liên kết O-H là phố của ethyl butyrate.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.

(Xem giải) Câu 23. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo là amine bậc I ứng với công thức C4H11N?

(Xem giải) Câu 24. Một loại chất béo có chứa tristearin, tripalmitin, stearic acid, palmitic acid. Thành phần % về khối lượng và hiệu suất phản ứng của các chất khi xà phòng hóa chất béo này bằng dung dịch NaOH như sau:

Thành phần Tristearin Tripalmitin Stearic acid Palmitic acid Tạp chất
% khối lượng 53,400 32,240 1,136 1,536 11,688
% đã phản ứng 90% 88% 100% 100% 0%

(Tạp chất không tạo ra muối của acid béo)
Một nhà máy cần sản xuất 3000 bánh xà phòng loại 100 gam (chứa 72% khối lượng muối sodium của các acid béo) bằng cách xà phòng hóa x kg chất béo nói trên với dung dịch NaOH. Biết trong quá trình đóng gói, lượng muối sodium của các acid béo bị hao hụt 4%. Tính giá trị của x (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

(Xem giải) Câu 25. Thành phần chính của quặng apatite là 3Ca3(PO4)2.CaF2 (hay được viết dạng thu gọn là Ca5(PO4)3F) được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón theo các giai đoạn sau:
• Giai đoạn 1:
3Ca3(PO4)2.CaF2 + 10H2SO4 + 5H2O → 6H3PO4 + 10CaSO4.0,5H2O↓ + 2HF↑
• Giai đoạn 2:
3Ca3(PO4)2.CaF2 + 14H3PO4 → 10Ca(H2PO4)2 + 2HF↑
Phân lân thu được sau hai giai đoạn trên chứa Ca(H2PO4)2 và các chất khác không chứa photpho. Hàm lượng P2O5 có trong phân lân đó là 56,8%. Tính khối lượng (tấn) quặng apatite (chứa 90% Ca5(PO4)3F và 10% tạp chất không chứa phosphorus) để điều chế được 150 tấn phân lân đó. Biết hiệu suất của cả quá trình là 75% (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).

(Xem giải) Câu 26. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
• Bước 1: Lấy hai ống nghiệm sạch, cho 2 mL dung dịch H2SO4 1M vào ống (1), cho 2 mL dung dịch H2SO4 1M và 2 – 3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống (2).
• Bước 2: Cho đồng thời vào hai ống, mỗi ống một đinh sắt có kích thước như nhau đã được làm sạch bề mặt rồi để yên một thời gian.
Cho các phát biểu sau:
(1) Ở bước 2, tốc độ thoát khí ở ống (2) nhanh hơn ở ống (1).
(2) Ở bước 2, ống (1) chỉ xảy ra ăn mòn hoá học, ống (2) chỉ xảy ra ăn mòn điện hoá.
(3) Ở bước 2, cả hai ống đều xảy ra quá trình oxi hoá Fe thành Fe2+ .
(4) Ở bước 2 , trong ống (2) có chất rắn màu đỏ cam bám lên bề mặt đinh sắt.
(5) Nếu thay dung dịch CuSO4 bằng MgSO4 thì khí thoát ra ở ống (2) nhanh hơn ống (1).
Liệt kê các phát biểu đúng theo số thứ tự tăng dần (ví dụ như 124 hoặc 235…).

(Xem giải) Câu 27. Một mẫu khí gas X chứa hỗn hợp propane và butane.
C3H8 (g) + 5O2 (g) → 3CO2(g) + 4H2O (g)  = -2220 kJ
C4H10 (g) + 6,5O2 (g) → 4CO2(g) + 5H2O (g) = -2874 kJ
Đốt cháy hoàn toàn 24 gam mẫu khí gas X tỏa ra nhiệt lượng 1195,2 kJ. Tỉ lệ mol của propane và butane trong mẫu khí gas X tương ứng là 1 : x. Giá trị của x là bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 28. Cho các thí nghiệm sau:
(1) Đốt cháy cellulose.
(2) Cho dung dịch bromine tác dụng với dung dịch glucose
(3) Cho dung dịch glucose tác dụng với thuốc thử Tollens đun nóng.
(4) Hòa tan Cu(OH)2 bằng dung dịch saccharose.
(5) Cho dung dịch maltose tác dụng với Cu(OH)2/NaOH đun nóng.
Số thí nghiệm mà các hợp chất carbohydrate bị oxi hóa là?

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!