Amin – Amino Axit – Peptit (Phần 5)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 1. Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 aminoaxit A và B (MA < MB) có tổng số mol là 0,05 mol, chỉ chứa tối đa 2 nhóm -COOH (cho mỗi axit). Cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với 56 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Sau phản ứng phải dùng 6 ml dung dịch NaOH 1M để trung hòa hết với H2SO4 dư. Nếu lấy 1/2 hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 25 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,26 gam muối. Thành phần % khối lượng của aminoaxit B trong m gam hỗn hợp X là:

A. 78,91%.        B. 67,11%.        C. 21,09%.        D. 32,89%.

(Xem giải) Câu 2. Hỗn hợp X gồm glyxin, axit glutamic và hai axit cacboxylic no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 41,05 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 17,64 lít khí O2. Cho sản phẩm cháy qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thu được 20,72 lít hỗn hợp khí CO2 và N2. Thể tích các khí đo ở đktc. Thành phần % theo khối lượng của axit cacboxylic có phân tử khối nhỏ hơn trong X là

A. 28,64%.        B. 19,63%.        C. 30,62%.       D. 14,02%

(Xem giải) Câu 3. Hỗn hợp X chứa hai amin A và B, đều là đồng đẳng của metyl amin (MA < MB) và nA = 4nB. Hỗn hợp Y chứa Glyxin và Lysin. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 1,035 mol O2, thu được 16,38 gam H2O; 0,81 hỗn hợp CO2 và N2. Biết m gam Z phản ứng vừa đủ với 200ml dung dịch KOH 0,5M. Phần trăm khối lượng của amin B trong Z là:

A. 8,68        B. 16,05        C. 7,02        D. 17,36

(Xem giải) Câu 4. Hỗn hợp X gồm amino axit Y (H2NCnH2nCOOH) và axit glutamic trong đó tỉ lệ khối lượng nitơ và oxi là 5 : 16. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 0,87 mol O2. Nếu cho gam X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được (m + 6,16) gam muối. Phân tử khối của Y là

A. 75          B. 103          C. 89          D. 117

(Xem giải) Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T gồm hai amin (đều no, mạch hở, phân tử chứa không quá hai nguyên tử nitơ) bằng oxi thu được 23,85 gam H2O và 25,2 lít (đktc) hỗn hợp gồm CO2 và N2. Mặt khác, cho m gam T tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được (m + 10,585) gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của amin có phân tử khối lớn hơn trong T là:

A. 56,52%.         B. 45,00%.         C. 43,48%.         D. 55,00%.

(Xem giải) Câu 6. Hỗn hợp X gồm etylmetylamin, propylamin, butylamin và hexametylendiamin. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 1M. Nếu đốt cháy m gam X thì thu được CO2 và H2O có số mol hơn kém nhau 0,35 mol. % số mol của hexametylendiamin có trong X là

A. 25%        B. 50%        C. 75%        D. 20%

(Xem giải) Câu 7. Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, lysin và axit glutamic; trong đó tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi là 5 : 12. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch Y chứa (m + 7,98) gam muối. Cho dung dịch HCl dư vào Y, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 41,805 gam muối khan. Giá trị của m là

Bạn đã xem chưa:  Amin – Amino Axit – Peptit (Phần 3)

A. 18,86          B. 17,92           C. 17,29         D. 17,82

(Xem giải) Câu 8. Hỗn hợp X chứa hai amin no, đơn chức, mạch hở thuộc đồng đẳng liên tiếp (Y và Z trong đó MY < MZ và nY < nZ) và một ancol no, hai chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 10,02 gam hỗn hợp X cần dùng vừa đủ a mol O2. Toàn bộ sản phẩm cháy thu được cho qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy có 1,12 lít (đktc) khí N2 thoát ra, đồng thời trong bình xuất hiện 40 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng ancol có trong X gần nhất với?

A. 62%.        B. 48%.        C. 61%.        D. 50%.

(Xem giải) Câu 9. Hỗn hợp X gồm axit oxalic, axit acrylic, glyxin, alanin và axit glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 38,4% về khối lượng. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch gồm NaOH 12% và KOH 11,2% thu được 53,632 gam muối. Giá trị của m là

A. 42,224.         B. 40,000.         C. 39,232.         D. 31,360.

(Xem giải) Câu 10. Cho X là một aminoaxit có dạng (H2N)xCnHm(COOH)2. Cho 0,1 mol X tác dụng với dung dịch 0,1 mol HCl và 0,1 mol KHSO4 sau phản ứng thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng tối đa với dung dịch gồm 0,2 mol NaOH và 0,2 mol KOH thu được dung dịch B. Cô cạn B thu được 44,05 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng C trong X gần nhất

A. 40%         B. 40,5%         C. 32%         D. 32,5%

(Xem giải) Câu 11. Cho hỗn hợp X gồm hai Amino axít (đều no mạch hở và có cùng số nhóm -NH2 trong phân tử) trong đó khối lượng nguyên tố nitơ bằng 31,25% khối lượng nguyên tố oxy. Chia 51,9 gam hỗn hợp X thành hai phần bằng nhau. Phần một đốt cháy hoàn toàn cần dùng vừa đủ 19,32 lít khí O2 (đktc), thu được sản phẩm gồm nước, nitơ và V lít khí CO2. Phần hai tác dụng tối đa 250ml HCl 1M. Hấp thụ hết V lít CO2 ở trên vào dung dịch chứa 0,4 mol Ca(OH)2; 0,5mol KOH, 0,2 mol CaCl2 thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 60         B. 45         C. 50         D. 55

(Xem giải) Câu 12. Cho 14,5 gam hỗn hợp gồm metylamin và một amin X không no, có một liên kết đôi đơn chức, mạch hở tác dụng với 360 ml dung dịch HCl 1M (biết lấy dư 20% so với lượng cần dùng), phản ứng xảy ra hoàn toàn. Mặt khác cũng hỗn hợp trên đi qua dung dịch brom dư thì sau khi phản ứng kết thúc thấy lượng Br2 tham gIa phản ứng là 32 gam. Công thức cấu tạo của amin X (biết X không có đồng phân hình học)

A. CH2=CH2CH2CH2NH2     B. CH3CH2CH2NH2

C. CH2=CHNH2     D. CH2=CH-CH2NH2

(Xem giải) Câu 13. X là α-amino axit, trong phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Lấy m gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thu được (1,2m + 4,3) gam muối. Nếu lấy 2m gam X tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M,cô cạn dung dịch thu được 2,44m gam chất rắn khan. Phân tử khối của X là:

A. 103         B. 98         C. 117          D. 75

(Xem giải) Câu 14. Từ x gam α-amino axit X no, có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2 điều chế được a gam tetrapeptit A, đốt cháy hoàn toàn a gam A, thu được 45 gam H2O. Cũng từ x gam X điều chế được b gam tripeptit B, đốt cháy hoàn toàn b gam B, thu được 46 gam H2O. Phân tử khối của X là

Bạn đã xem chưa:  Amin – Amino Axit – Peptit (Phần 4)

A. 103 đvC        B. 89 đvC         C. 117 đvC        D. 75 đvC

(Xem giải) Câu 15. Hỗn hợp X chứa butan, đietylamin, etyl propionat và valin. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol X cần dùng 2,66 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy có a mol khí không bị hấp thụ. Giá trị của a là?

A. 0,12       B. 0,10.       C. 0,14        D. 0,15

(Xem giải) Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm một amino axit Y (có một nhóm amino) và một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở Z, thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và 23,4 gam H2O. Mặt khác, 0,4 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa m1 gam HCl thu được dung dịch có chứa m2 gam muối. Giá trị của m1 và m2 lần lượt bằng

A. 5,84 và 20,08.       B. 6,57 và 25,10.

C. 5,84 và 17,84.       D. 6,39 và 17,84.

(Xem giải) Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol amin no X bằng O2, thu được N2, 0,4 mol CO2 và 0,8 mol H2O. Cho 0,2 mol X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, số mol HCl đã phản ứng là

A. 0,2 mol.       B. 0,4 mol.       C. 0,6 mol.       D. 0,8 mol.

(Xem giải) Câu 18. Cho hỗn hợp 2 amino axit no chứa một chức –COOH và một chức –NH2 tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Để tác dụng hết với các chất trong X cần dùng 140 ml dung dịch KOH 3M. Tổng số mol hai amino axit là

A. 0,2       B. 0,4       C. 0,1       D. 0,3

(Xem giải) Câu 19. Cho 0,15 mol một amino axit (no, mạch hở có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2) vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là

A. 0,55.       B. 0,70.       C. 0,50.       D. 0,65.

(Xem giải) Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm etylmetylamin và hexametylenđiamin với khí oxi thu được N2, H2O và 2,688 lit khí CO2. Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), thì số mol HCl tối đa tham gia phản ứng là

A. 0,12 mol.       B. 0,01 mol.        C. 0,06 mol.       D. 0,04 mol.

(Xem giải) Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu được 0,7 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 1,5 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl phản ứng là

A. 0,045.       B. 0,03.       C. 0,025.       D. 0,05.

(Xem giải) Câu 22. Đốt cháy hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp thu được CO2 và hơi H2O có tỉ lệ VCO2 : VH2O = 7 : 13. Nếu cho 24,9 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được bao nhiêu gam muối?

A. 52,275.       B. 46,8.       C. 39,5.       D. 43,15.

(Xem giải) Câu 23. Pentapeptit X mạch hở tạo từ các amino axit có công thức dạng H2NCnH2nCOOH. Trong phân tử X, cacbon chiếm 46,8% theo khối lượng. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 0,5M đun nóng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

Bạn đã xem chưa:  Bài tập chất béo (Phần 10)

A. 60,2.       B. 63,1.       C. 59,6.       D. 61,3.

(Xem giải) Câu 24. Hỗn hợp X chứa một số este đơn chức, một số aminoaxit và một số hidrocacbon (đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp X cần vừa đủ 1,2 mol O2 thu được hỗn hợp gồm CO2, 0,8 mol H2O và 0,04 mol N2. Hidro hoá hoàn toàn 0,26 mol X cần dùng a mol khí H2. Giá trị của a là?

A. 0,38          B. 0,26          C. 0,22          D. 0,30

(Xem giải) Câu 25. Cho 14,6 gam amino axit X (cóng thức có dạng ((H2N)2CnH2n-1COOH) tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 21,9 gam muối, số nguyên tử hidro trong phân tử X là

A. 10.       B. 13       C. 14.       D. 12.

(Xem giải) Câu 26. Hỗn hợp M gồm aminoaxit: H2NR(COOH)x và axit CnH2n+1COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol M thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 12,15 gam H2O. Mặt khác, cho 0,2 mol M phản ứng vừa đủ vói dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là

A. 0,16 mol.        B. 0,12 mol.       C. 0,14 mol.         D. 0,1 mol.

(Xem giải) Câu 27. Hỗn hợp X gồm amino axit Y (mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm -NH2 và một nhóm -COOH) và 0,03 mol axit glutamic. Cho X tác dụng với 40 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch gồm 0,05 mol NaOH và 0,07 mol KOH, thu được dung dịch T chứa 11,69 gam chất tan đều là muối. Phân tử khối của Y bằng

A. 75.       B. 117.       C. 89.       D. 103.

(Xem giải) Câu 28. Cho X là một amino axit. Đun nóng 100ml dung dịch X 0,2M với 80ml dung dịch NaOH 0,25M thì thấy vừa đủ và tạo thành 2,5 gam muối khan. Mặt khác để phản ứng với 200 gam dung dịch X 20,6% phải dùng vừa hết 400ml dung dịch HCl 1M. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là:

A. 2        B. 3       C. 4        D. 5

(Xem giải) Câu 29. Cho chất X (C4H10O2NCl, là sản phẩm este hóa của amino axit) và đipeptit Y (C7H12O5N2). Đun nóng 0,02 mol hỗn hợp X và Y trong dung dịch NaOH dư, có tối đa 0,05 mol NaOH phản ứng, thu được dung dịch chứa ba muối, trong đó có muối của axit glutamic. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với giá trị nào dưới đây?

A. 30,85.       B. 40,65.       C. 86,95.       D. 68,55.

(Xem giải) Câu 30. Hỗn hợp X gồm glyxin, axit glutamic, lysin (tỷ lệ mol tương ứng là 2 : 2 : 1) và một amin no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 7,36 gam X cần vừa đủ 0,37 mol khí O2, thu được hỗn hợp khí và hơi Y gồm N2, CO2, H2O. Cho Y vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2, sau khi phản ứng thấy khối lượng bình tăng 18,08 gam so với ban đầu. Mặt khác, a mol X phản ứng tối đa với 0,16 mol HCl trong dung dịch. Phát biểu
nào sau đây sai?

A. Phần trăm khối lượng của lysin có trong X là 19,84%.

B. Số mol amin có trong X là 0,02 mol.

C. Khối lượng amin có trong X là 0,62 gam.

D. Giá trị của a là 0,14.

2
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
Cúc Tịnh Y

Cho em hỏi là phần này có file chưa ạ?

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!