Bài tập Hóa 9 nâng cao (Phần 5)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

Câu 1. Cho 10 gam oxit của kim loại M hóa trị 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 33,33%. Làm lạnh nó thấy có 15,625 gam chất rắn X tách ra, phần dung dịch bão hòa có nồng độ 22,54%.

a) Tìm M.

b) Tìm công thức hóa học X.

Xem giải

Câu 2. Hòa tan hết 2,019 gam hỗn hợp gồm muối clorua của kim loại A chỉ có hóa trị 1, muối clorua của kim loại B chỉ có hóa trị 2 trong mọi hợp chất vào nước được dung dịch X. Cho 50ml dung dịch AgNO3 1M vào dung dịch X, sau khi xảy ra phản ứng hoàn toàn thu được 5,74 gam kết tủa. Lọc kết tủa, cô cạn dung dịch nước lọc thu được a gam muối khan.

a. Tìm a

b. Xác định kim loại A, B biết rằng MB = MA + 1

Xem giải

Câu 3. Hoà tan hết 5,53 gam hỗn hợp gồm AO và B2O3 bằng 170 ml dung dịch HCl 1M, sau đó chia dung dịch sản phẩm thành 2 phần bằng nhau.

a. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.

a. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 2,675 (g) kết tủa. Xác định A, B biết A là kim loại kiềm thổ.

Xem giải

Câu 4. Cho 8,04 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với 500 ml dung dịch AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 26,88 gam chất rắn Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa, rửa sạch rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn T. Tính khối lượng các kim loại trong X và nồng độ mol của dung dịch AgNO3.

Xem giải

Câu 5. Cho 7,73 gam hỗn hợp gồm Zn và Fe có tỉ lệ nZn : nFe = 5 : 8 vào dung dịch HCl dư thu được V lit khí H2 (đktc). Dẫn toàn bộ lượng khí H2 đi qua hỗn hợp B đun nóng có thành phần khối lượng gồm 48% Fe2O3, 32% CuO và 20% tạp chất.

a) Tính V ?

b) Tính khối lượng hỗn hợp B vừa đủ để phản ứng với lượng H2 trên (biết rằng tạp chất không phản ứng với H2)

Xem giải

Câu 6. Cho hỗn hợp gồm K2SO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với 18,25 gam dung dịch HCl 20% thu được hỗn hợp khí A gồm SO2 và CO2 trong đó tỉ lệ thể tích CO2 và SO2 là 3:1. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng?

Xem giải

Câu 7. Cho 32,6 gam hỗn hợp X gồm muối cacbonat của 2 kim loại thuộc nhóm IIA, ở 2 chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được 7,84 lít khí CO2.

a. Xác định muối cacbonat

b. Tính % theo khối lượng mỗi muối cacbonat ban đầu.

c. Nếu lấy m1 gam hỗn hợp X trên nhiệt phân một thời gian thu được m2 gam chất rắn Y. Cho rắn Y phản ứng với dung dịch HCl dư sau phản ứng thu được 2,352 lít khí. Tính giá trị m2. Biết m2 = m1 – 3,08.

Xem giải

Câu 8. Hòa tan 10,1 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại kiềm nằm ở hai chu khì liên tiếp thuộc nhóm IA vào nước dư thu được 3,36 lít khí và dung dịch X.

a) Tìm tên hai kim loại và % khối lượng của chúng.

b) Cần phải dùng bao nhiêu lít dung dịch H2SO4 49% (d = 1,25g/ml) để trung hòa hết dung dịch X.

c) Trộn m gam kim loại R nhóm IIA vào 10,1 gam hỗn hợp A ta thu được hỗn hợp Y có 57,56% khối lượng R. Hòa tan hết Y trong nước có 5,6 lít khí thoát ra. Xác định tên R.

Xem giải

Câu 9. Cho m gam oxit sắt (FexOy) tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được V lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO2 ở trên vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 6,12 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch Ba(OH)2 1M lọc kết tủa thu được rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 112,4 gam chất rắn

Bạn đã xem chưa:  Bài tập Hóa 9 nâng cao (Phần 1)

a) Tính giá trị của V và m.

b) Xác định công thức hóa học của oxit sắt.

Xem giải

Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C và S rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình chứa 11,2 gam dung dịch NaOH 25% thấy khối lượng bình tăng thêm 1,3 gam. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,65 gam chất rắn

a) Chứng minh rằng dung dịch sau phản ứng còn chứa NaOH dư.

b) Tính % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp X.

Xem giải

Câu 11. Cho oxit MxOy của kim loại M có hóa trị không đổi.

1. Xác định công thức oxit trên biết rằng 3,06g MxOy nguyên chất tan trong HNO3 dư thu được 5,22g muối.

2. Khi cho 7,050g loại oxit trên có lẫn tạp chất trơ để trong không khí, một phần hút ẩm, một phần biến thành muối cacbonat, sau một thời gian khối lượng mẫu oxit đó là 7,184g. Hòa tan mẫu oxit này vào nước thu được dung dịch A, khối lượng cặn còn lại là 0,209g. Hòa tan cặn trong dung dịch HCl dư, còn lại 0,012g chất rắn không tan.

a. Tính phần trăm khối lượng tạp chất trong mẫu oxit ban đầu.

b. Tính phần trăm khối lượng của oxit đã bị hút ẩm và đã bị biến thành muối cacbonat.

c. Lấy 4,2g hỗn hợp B gồm MgCO3 và CaCO3 cho tác dụng với dung dịch HCl có dư, khí CO2 thu được cho hấp thụ hoàn toàn bởi dung dịch A ở trên. Tính khối lượng kết tủa thu được.

Xem giải

Câu 12. Cho 4,48 lít hỗn hợp khí gồm CO và H2 phản ứng vừa đủ với hỗn hợp oxit kim loại gồm FexOy và Al2O3 nung nóng, thu được hỗn hợp rắn B và hỗn hợp C (gồm khí và hơi). Lấy 1/3 hỗn hợp rắn B tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 1,12 lít khí H2. Các thể tích đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn

a) Xác định công thức của oxit sắt trên

b) Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp C vào dung dịch chứa 0,12 mol Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa. Tính % thể tích của mỗi khi trong hỗn hợp A

Xem giải

Câu 13. Hòa tan hoàn toàn cùng một lượng oxit của kim loại M (có hóa trị không đổi ở 2 thí nghiệm), bằng dung dịch HCl và bằng dung dịch HNO3 thu được muối ntrat có khối lượng nhiều hơn khối lượng muối clorua một lượng bằng 99,375% khối lượng của oxit đem hòa tan. Tìm công thức của oxit.

Xem giải

Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 4,32 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào cốc đựng 24,5 gam dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được khí B (duy nhất) và dung dịch C. Hấp thụ hết B vào nước clo dư, rồi thêm dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch tạo thành thu được 18,64 gam kết tủa. Rót dung dịch C vào cốc đựng 76,3 ml nước nguyên chất (d = 1 gam/ml) thu được dung dịch D

a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra

b) Biết rằng trong C lượng H2SO4 còn lại bằng 20% lượng H2SO4 ban đầu, tìm nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 ban đầu và của mỗi chất trong dung dịch D

Xem giải

Câu 15. Cho m gam hỗn hợp A gồm 2 muối (NH4)2SO4 và NH4HCO3. Chia A làm 2 phần với phần 1 có khối lượng gấp đôi phần 2.

Bạn đã xem chưa:  Bài tập Hóa 9 nâng cao (Phần 2)

Phần 1: cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư tạo thành 46,6 gam kết tủa

Phần 2: cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, đun nóng tạo thành 33,15 gam kết tủa, đồng thời có khí B thoát ra. Dẫn khí B qua nước thu được dung dịch D. Thêm vào dung dịch D này lượng FeCl2 dư thu được kết tủa E. Đem nung kết tủa E này ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 8 gam chất rắn G

1) Xác định các chất E và G và viết PTHH của các phản ứng xảy ra

2) Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp A

3) Chứng tỏ chỉ có một phần khí B được nước giữ lại. Tính % khí B đã được nước giữ lại so với lượng khí B tạo thành từ phản ứng. Cho rằng, toàn thể khí B tạo ra trong phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 thoát ra khỏi dung dịch này

Xem giải

Câu 16. Cho 25,65 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu vào m1 gam dung dịch Y chứa HCl và H2SO4 thu được m2 gam dung dịch Z chỉ chứa các muối tan và V lít (đktc) khí H2, còn lại m3 gam 1 kim loại không tan. Cho từ từ dung dịch Na2CO3 tới dư vào dung dịch Z thì thu được 23,3 gam hỗn hợp chất rắn T. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn

a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b) Tính khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp X biết m2 – m1 = 9 gam.

c) Tính khối lượng muối có trong dung dịch Z.

Xem giải

Câu 17. Hai thanh kim loại X cùng chất, đều có khối lượng là a gam. Thanh thứ nhất nhúng vào 100ml dung dịch AgNO3; thanh thứ hai nhúng vào 1,51 lít dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy 2 thanh kim loại ra ta thấy thanh 1 tăng khối lượng, thanh 2 giảm khối lượng nhưng tổng khối lượng vẫn là 2a gam, đồng thời trong dung dịch thấy nồng độ mol của muối kim loại X trong dung dịch Cu(NO3)2 gấp 10 lần trong dung dịch AgNO3. Xác định kim loại X biết X hóa trị II trong mọi hợp chất.

Xem giải

Câu 18. Nung nóng 12,6 gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hỗn hợp này phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 4,2 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất), ở đktc.

a) Viết các PTHH.

b) Tính m.

Xem giải

Câu 19. Hòa tan 3,7 kg MgSO4.7H2O vào 2 lít nước (tỉ trọng 1 kg/lít) và đun nóng để nước bay hơi bớt thu được A kg dung dịch magie sunfat bão hòa ở 100 độ C. Khi hạ nhiệt độ của A kg dung dịch trên từ 100 độ C hạ xuống 0 độ C thì có B kg MgSO4.7H2O tách ra.Xác định A, B. Cho biết dung dịch magie sunfat bão hòa ở 0 độ C có nồng độ 21,2% còn ở 100 độ C là 42,5%.

Xem giải

Câu 20. Dung dịch A là dung dịch H2SO4, dung dịch B là dung dịch NaOH. Trộn A và B theo tỉ số Va : Vb = 3:2 thì được dung dịch X có chứa A dư. Trung hòa 1 lit dung dịch X cần 40 gam KOH 28%. Trộn A và B theo tỉ số Va : Vb = 2:3 thì được dung dịch Y có chứa B dư. Trung hòa 1 lít dung dịch Y cần 29,2 gam HCl 25%. Tính nồng độ mol của dung dịch A và B.

Xem giải

Câu 21. Hòa tan hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20% thu được dung dịch Y. Biết nồng độ của MgCl2 trong dung dịch Y là 11,787%.

a) Tính nồng độ % của FeCl2 trong Y.

b) Nếu thêm vào dung dịch Y nói trên một lượng dung dịch NaOH 10% vừa đủ để tác dụng thì nồng độ % của chất có trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu?

Bạn đã xem chưa:  Bài tập Hóa 9 nâng cao (Phần 4)

Xem giải

Câu 22. Hòa tan 6,94 gam hỗn hợp X gồm bột Al và một oxit sắt trong 180ml dung dịch H2SO4 1M (loãng) thu được 0,672 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Lượng axit lấy dư 20% so với phản ứng. Tìm công thức hóa học của oxit và khối lượng của mỗi muối trong dung dịch Y.

Xem giải

Câu 23. Khi nung quặng đolomit CaCO3.MgCO3 (có lẫn 8% tạp chất trơ) ở nhiệt độ cao, thu được hỗn hợp rắn có khối lượng bằng 67% khối lượng quặng trước khi nung.

a) Tính hiệu suất phân hủy quặng.

b) Tính % khối lượng từng chất có trong hỗn hợp rắn sau khi nung.

Xem giải

Câu 24. Hòa tan hết 8,3 gam hỗn hợp kim loại Fe, Al vào dung dịch HCl 0,5M vừa đủ, ta thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng thêm 7,8 gam. Tính khối lượng mỗi kim loại và thể tích dụng dịch HCl đã dùng.

Xem giải

Câu 25. Có 2 dung dịch NaOH (B1, B2) và 1 dung dịch H2SO4 (A). Trộn B1 và B2 theo tỉ lệ thể tích 1:1 thì được dung dịch X. Trung hòa 1 thể tích dung dịch X cần 1 thể tích dung dịch A. Trộn B1 với B2 theo tỉ lệ thể tích 2:1 thì được dung dịch Y. Trung hòa 30 ml dung dịch Y cần 32,5 ml dung dịch A. Tính tỉ lệ thể tích dung dịch B1 và B2 phải trộn để sao cho khi trung hòa 70ml dung dịch Z tạo ra cần 67,5 ml dung dịch A?

Xem giải

Câu 26. Cho 80 gam bột đồng vào 200 ml dung dịch AgNO3, sau một thời gian phản ứng lọc thu được dung dịch A và 95,2 gam chất rắn B. Cho tiếp 80 gam bột Pd vào dung dịch A, sau phản ứng tách được dung dịch D chỉ chứa 1 muối duy nhất và 67,05 gam chất rắn E. Cho 40 gam bột kim loại R (hóa trị II) vào 1/10 dung dịch D, sau phản ứng hoàn toàn lọc tách được 44,575 gam chất rắn F. Tính nồng độ mol của AgNO3 và xác định kim loại R?

Xem giải

Câu 27. Một dung dịch chứa 5,35 gam muối MCl, cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Sau phản ứng thu được a gam một chất kết tủa và dung dịch X. Cho X tác dụng hết với dung dịch CuCl2 ta lại thu được 2a gam một chất kết tủa, biết tổng khối lượng hai lần kết tủa là 43,05 gam. Viết phương trình phản ứng. Xác định công thức hóa học của muối MCl.

Xem giải

Câu 28. Hòa tan hoàn toàn một lượng kim loại M trong dung dịch H2SO4 loãng có nồng độ 20% (lấy dư 20% so với lượng cần cho phản ứng). Dung dịch thu được có nồng độ muối tạo thành là 23,68%. Xác định kim loại M?

Xem giải

Câu 29. Có 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và kin loại M (hóa trị n). Chia A làm hai phần bằng nhau:

Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch HCl được 1,568 lít khí H2

Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,016 lít khí SO2

Viết các phương trình phản ứng và xác định kim loại M. Các khí đo đktc.

Xem giải

Câu 30. Hòa tan 1,28 gam Fe và oxit sắt chưa rõ cấu tạo bằng dung dịch HCl thì có 0,224 lít H2 thoát ra (đktc), mặt khác nếu lấy 6,4 gam hỗn hợp trên đem khử hoàn toàn bằng H2 kết quả thu được 5,6 gam chất rắn màu trắng xám.

a) Xác định % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

b) Xác định công thức phân tử cuả oxit sắt.

Xem giải

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!