Phản ứng Oxi hóa – Khử (Phần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Đáp án và giải chi tiết:

1C 2D 3A 4C 5C 6B 7C 8B 9D 10B
11A 12B 13B 14D 15D 16B 17B 18B 19D 20C
21D 22A 23C 24D 25C 26CA 27D 28B 29A 30B
31C 32B 33B 34C 35D 36B 37C 38C 39B 40B

(Xem giải) Câu 1: Loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa-khử?

A. Phản ứng hoá hợp                      B. Phản ứng phân huỷ

C. Phản ứng thế                              D. Phản ứng trung hoà

(Xem giải) Câu 2: Loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn không phải là phản ứng oxi hoá-khử?

A . Phản ứng hoá hợp                            B. Phản ứng phân huỷ

C. Phản ứng thế                                     D. Phản ứng trao đổi

(Xem giải) Câu 3: Ở 4 phản ứng dưới đây, phản ứng nào không có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố?

A. Sự tương tác của natri clorua và bạc nitrat trong dung dịch

B. Sự tương tác của sắt với clo

C. Sự hoà tan kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng

D. Sự nhiệt phân kali pemanganat

(Xem giải) Câu 4: Một nguyên tử lưu huỳnh (S) chuyển thành ion sunfua (S2-) bằng cách:

A. nhận thêm một electron.         B. nhường đi một electron.

C. nhận thêm hai electron.         D. nhường đi hai electron.

(Xem giải) Câu 5: Trong các phản ứng hóa hợp dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?

A. CaCO3 + H2O + CO3 → Ca(HCO3)2        B. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

C. 2SO2 + O2 → 2SO3        D. BaO + H2O → Ba(OH)2

(Xem giải) Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

 A. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.

 B. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố.

 C. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất.

 D. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố

(Xem giải) Câu 7: Phản ứng giữa các loại chất nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử ?

A. oxit phi kim và bazơ.                        B. oxit kim loại và axit.

C. kim loại và phi kim.                          D. oxit kim loại và oxit phi kim.

(Xem giải) Câu 8: Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự là

A. -2, -1, -2, -0,5.        B. -2, -1, +2, -0,5.       C. -2, +1, +2, +0,5.     D. -2, +1, -2, +0,5.

(Xem giải) Câu 9: Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra theo chiều tạo thành

Bạn đã xem chưa:  Phản ứng Oxi hóa - Khử (Phần 4)

A. chất oxi hóa yếu hơn so với ban đầu.           B. chất khử yếu hơn so với chất đầu.

C. chất oxi hóa (hoặc khử) mới yếu hơn.          D. chất oxi hóa (mới) và chất khử (mới) yếu hơn.

(Xem giải) Câu 10: Cho quá trình NO3- + 3e + 4H+ →  NO + 2H2O, đây là quá trình

A. oxi hóa.           B. khử.            C. nhận proton.           D. tự oxi hóa – khử.

(Xem giải) Câu 11: Cho quá trình Fe2+ → Fe3+ + 1e, đây là quá trình

A. oxi hóa.             B. khử.            C. nhận proton.           D. tự oxi hóa – khử.

(Xem giải) Câu 12: Trong phản ứng: M + NO3- + H+ → Mn+ + NO + H2O, chất oxi hóa là

A. M                  B. NO3-               C. H+             D. Mn+

(Xem giải) Câu 13: Trong phản ứng: 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl. Cho biết vai trò của H2S

A. chất oxi hóa.      B. chất khử.         C. Axit.        D. vừa axit vừa khử.

(Xem giải) Câu 14: Trong phản ứng MnO2 + 4HCl →  MnCl2 + Cl2 + 2H2O, vai trò của HCl là

A. oxi hóa.             B. khử.                 C. tạo môi trường.      D. khử và môi trường.

(Xem giải) Câu 15: Cho biết trong phản ứng sau: 4HNO3 đặc nóng + Cu → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. HNO3 đóng vai trò là:

 A. chất oxi hóa.            B. Axit.            C. môi trường.             D. Cả A và C.

(Xem giải) Câu 16: Trong các chất sau, chất nào luôn luôn là chất oxi hóa khi tham gia các phản ứng oxi hóa – khử: KMnO4, Fe2O3, I2, FeCl2, HNO3, H2S, SO2?

A. KMnO4, I2, HNO3.                  B. KMnO4, Fe2O3, HNO3.

C. HNO3, H2S, SO2.                   D. FeCl2, I2, HNO3.

(Xem giải) Câu 17: Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là

A. 2.                             B. 5.                                C. 3.                               D. 4.

(Xem giải) Câu 18: Cho dãy các chất và ion: Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2-, Cl-. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là

A. 3.                            B. 4.                            C. 6.                               D. 5.

(Xem giải) Câu 19: Cho dãy các chất: Fe3O4, H2O, Cl2, F2, SO2, NaCl, NO2, NaNO3, CO2, Fe(NO3)3, HCl. Số chất  trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là

A. 9.                            B. 7.                            C. 6.                               D. 8.

(Xem giải) Câu 20: Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng

A. oxi hóa – khử.                              B. không oxi hóa – khử.

C. oxi hóa – khử hoặc không.          D. thuận nghịch.

(Xem giải) Câu 21: Khi trộn dung dịch Fe(NO3)2 với dung dịch HCl, thì

A. không xảy ra phản ứng.                  B. xảy ra phản ứng thế.

Bạn đã xem chưa:  Bài tập Cấu tạo nguyên tử (Phần 1)

C. xảy ra phản ứng trao đổi.               D. xảy ra phản ứng oxi hóa – khử.

(Xem giải) Câu 22: Cho các phản ứng sau:

a. FeO + H2SO4 đặc nóng            b. FeS  + H2SO4 đặc nóng

c. Al2O3 + HNO3                            d. Cu + Fe2(SO4)3

e. RCHO + H2                                f. Glucozơ + AgNO3 + NH3 + H2O

g. Etilen + Br2                                h. Glixerol + Cu(OH)2

Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá- khử là ?

A. a, b, d, e, f, g.            B. a, b, d, e, f, h.             C. a, b, c, d, e, g.            D. a, b, c, d, e, h.

(Xem giải) Câu 23: Phản ứng nào dưới đây không xảy ra?

A. KMnO4 + SO2 + H2O →             B. Cu + HCl + NaNO3 →

C. Ag + HCl + Na2SO4 →                D. FeCl2 + Br2 →

(Xem giải) Câu 24: Xét phản ứng MxOy + HNO3 → M(NO3)3 + NO + H2O, điều kiện nào của x và y để phản ứng này là phản ứng oxi hóa khử ?

A. x = y = 1.      B. x = 2, y = 1.        C. x = 2, y = 3.       D. x = 1 hoặc 2, y = 1.

(Xem giải) Câu 25: Xét phản ứng sau:

3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O (1)

2NO2 + 2KOH → KNO2 + KNO3 + H2O (2)

Phản ứng (1), (2) thuộc loại phản ứng

A. oxi hóa – khử nội phân tử.                B. oxi hóa – khử nhiệt phân.

C. tự oxi hóa khử.                                  D. không oxi hóa – khử.

(Xem giải) Câu 26: Cho các phản ứng oxi hoá- khử sau:

3I2 + 3H2O → HIO3 + 5HI          (1)                    HgO → 2Hg + O2                          (2)

4K2SO3 → 3K2SO4 + K2S            (3)                 NH4NO3 → N2O + 2H2O             (4)

2KClO3 → 2KCl + 3O2                    (5)                3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO          (6)

4HClO4 → 2Cl2    + 7O2 + 2H2O      (7)              2H2O2  → 2H2O    + O2                 (8)

Cl2 + Ca(OH)2­  → CaOCl2 + H2O    (9)               KMnO4  → K2MnO4 + MnO2 + O2  (10)

a. Trong số các phản ứng oxi hoá- khử trên, số phản ứng oxi hoá – khử nội phân tử là

A. 2.                            B. 3.                            C. 4.                               D. 5.

b. Trong số các phản ứng oxi hoá- khử trên, số phản ứng tự oxi hoá- khử là

A. 6.                            B. 7.                             C. 4.                               D. 5.

(Xem giải) Câu 27: Xét phản ứng: xBr2 + yCrO2- + …OH- →  …Br- + …CrO42- + …H2O. Giá trị của x và y là

A. 3 và 1.                    B. 1 và 2.                     C. 2 và 3.                     D. 3 và 2.

Bạn đã xem chưa:  Tốc độ phản ứng - Cân bằng hóa học (Phần 1)

(Xem giải) Câu 28: Cặp hóa chất có thể phản ứng oxi hóa – khử với nhau là

A. CaCO3 và H2SO4.         B. Fe2O3 và HI.           C. Br2 và NaCl.           D. FeS và HCl.

(Xem giải) Câu 29: Trong phản ứng 6KI + 2KMnO4 + 4H2O → 3I2 + 2MnO2 + 8KOH, chất bị oxi hóa là

A. I-.           B. MnO4-.           C. H2O.           D. KMnO4.

(Xem giải) Câu 30: Hòa tan Cu2S trong dung dịch HNO3 loãng nóng, dư, sản phẩm thu được là

A. Cu(NO3)2 + CuSO4 + H2O.          B. Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O.

C. Cu(NO3)2 + H2SO4 + H2O.          D. Cu(NO3)2 + CuSO4 + NO2 + H2O.

(Xem giải) Câu 31: Sản phẩm của phản ứng: SO2 + KMnO4 + H2O là

A. K2SO4, MnO2.                              B. KHSO4, MnSO4.

C. K2SO4, MnSO4, H2SO4.            D. KHSO4, MnSO4, MnSO4.

(Xem giải) Câu 32: Cho phản ứng:  Fe2+ + MnO4- + H+ → Fe3+ + Mn2+ + H2O, sau khi cân bằng, tổng các hệ số (có tỉ lệ nguyên và tối giản nhất) là

A. 22.                      B. 24.                          C. 18.              D. 16.

(Xem giải) Câu 33: Trong phản ứng: 3M + 2NO3- + 8H+ → …Mn+ + …NO + …H2O. Giá trị n là

A. 1.                      B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

(Xem giải) Câu 34:  Cho phản ứng: I- + MnO4- + H+ → I2 + Mn2+ + H2O, sau khi cân bằng, tổng các chất tham gia phản ứng là

A. 22.                   B. 24.                          C. 28.              D. 16.

(Xem giải) Câu 35: Cho sơ đồ phản ứng: aFeS + bH+ + cNO3- →  Fe3+ + SO42- + NO + H2O. Sau khi cân bằng, tổng hệ số a + b + c là

A. 3.                       B. 4.                                C. 6.                               D. 8.

(Xem giải) Câu 36: Cho sơ đồ phản ứng: FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O. Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng của phản ứng là

A. 21.                      B. 19.                        C. 23.                 D. 25.

(Xem giải) Câu 37: Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử HNO3 là

A. 23x-9y.                      B. 23x- 8y.                     C. 46x-18y.                   D. 13x-9y.

(Xem giải) Câu 38: Cho phản ứng: KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O. Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là

A. 10 và 2.                    B. 1 và 5.                     C. 2 và 10.         D. 5 và 1.

(Xem giải) Câu 39: Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử các chất là phương án nào sau đây?

A. 3, 14, 9, 1, 7.          B. 3, 28, 9, 1, 14.            C. 3, 26, 9, 2, 13.           D. 2, 28, 6, 1, 14.

(Xem giải) Câu 40: Trong phản ứng: KMnO4 + C2H4 + H2O → X + C2H4(OH)2 + KOH. Chất X là

A. K2MnO4.                B. MnO2.                     C. MnO.                      D. Mn2O3.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!