Bài tập Hóa 9 nâng cao (Phần 4)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

Câu 1. Nhúng một thanh sắt và một thanh kẽm vào cùng một cốc chứa 500ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy 2 thanh kim loại ra khỏi cốc thì mỗi thanh có thêm Cu bám vào. Khối lượng dung dịch trong cốc giảm mất 0,22 gam. Trong dung dịch sau phản ứng nồng độ mol của ZnSO4 gấp 2,5 lần nồng độ mol của FeSO4. Thêm dung dịch NaOH dư vào cốc lọc lấy kết tủa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 14,4 gam chất rắn.

a) Tính khối lượng Cu bám trên mỗi thanh kim loại.

b) Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu.

Xem giải

Câu 2. R là một kim loại có hóa trị II, đem hòa tan hoàn toàn a gam oxit của kim loại này vào 48 gam dung dịch H2SO4 6,125%, sau phản ứng thu được dung dịch A có chứa 0,98% H2SO4. Khi dùng 2,8 lit khí cacbon (II) oxit để khử hoàn toàn a gam oxit trên thành kim loại, thu được khí B. Nếu lấy 0,7 lit khí B cho qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 0,625 gam kết tủa.

Tính a và khối lượng nguyên tử của R. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc.

Xem giải

Câu 3. Cho 12.10^22 phân tử CuO tác dụng vừa đủ trong dung dịch H2SO4 20% đun nóng. Sau khi phản ứng xong, làm nguội dung dịch  đến 10°C. Tính khối lượng CuSO4 tách khỏi dung dịch, biết độ tan của CuSO4 ở 10°C là 17,4 gam.

Xem giải

Câu 4. Có 1 hỗn hợp gồm Cu(OH)2, Cu và CuCO3 (trong đó số mol của 2 hợp chất bằng nhau) được chia làm 2 phần bằng nhau. Phần thứ nhất được hòa tan trong 100 ml dung dịch H2SO4 loãng 20% (D = 1,4g/ml, axit lấy dư) làm tách ra 0,896 lít khí CO2 (dktc). Nung nóng phần 2 trong không khí, sau khi phản ứng xảy ra xong, để nguội rồi đem sản phẩm thu được thực hiện thí nghiệm như phần 1. Cả 2 dung dịch thu được sau thí nghiệm đem làm lạnh đến nhiệt độ (t1) độ C, khi đó từ dung dịch 2 tách ra 9,75 gam CuSO4.5H2O.

a) Tính khối lượng CuSO4.5H2O từ dung dịch sau thí nghiệm ở phần 1.

b) Tìm khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu. Biết ở (t1) độ C, độ tan của CuSO4 là 12,9 gam.

Xem giải

Câu 5. Một mẫu kim loại X được ngâm trong nước cân nặng 13,315 gam, trong khi đó đem ngâm cùng khối lượng mẫu kim loại vào CCl4 chỉ nặng 12,331 gam. Biết khối lượng riêng của CCl4 là 1,5842 g/cm3. Tính khối lượng riêng của X.

Xem giải

Câu 6. Hòa tan 15,5 gam Na2O vào nước thu được 0,5 lít dung dịch A

a) Tính nồng độ mol/l của dung dịch A

b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 20%, khối lượng riêng là 1,14 g/ml cần để trung hòa dung dịch A

c) Tính nồng độ mol/l của chất có trong dung dịch sau khi trung hòa

Xem giải

Câu 7. Đốt cháy hết m gam cacbon trong oxi thu được hỗn hợp A gồm CO và CO2. Cho hỗn hợp khí A đi từ từ qua ống sứ đựng 23,2g Fe3O4 nung nóng đến phản ứng kết thúc thu được chất rắn B chứa 3 chất (Fe, FeO, Fe3O4) và khí D duy nhất. Hấp thụ hoàn toàn khí D bởi dung dịch Ba(OH)2 thu được 19,7g kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X thu thêm 14,775g kết tủa nữa thì kết thúc phản ứng. Cho toàn bộ chất rắn B vào dung dịch CuSO4 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì lượng CuSO4 đã phản ứng là 0,03mol, đồng thời thu được 21,84g chất rắn E.

a) Viết phương trình hóa học xảy ra

b) Tính m và tỉ khối của A so với H2

Xem giải

Câu 8. Tiến hành 2 thí nghiệm cùng với hốn hợp X

TN1: Lấy m1 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại (A hóa trị a và B hóa trị b) cho tác dụng với dung dịch xút dư sau khi phản ứng xong khối lượng hỗn hợp X giảm đi 21,95%, chất rắn B còn lại cân nặng 1,92 gam và thu được 672 ml khí.

TN2: Nếu đem 2m1 gam hỗn hợp X hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được 1792 ml khí NO và dung dịch Y chứa m2 gam muối nitrat.

Bạn đã xem chưa:  Bài tập Hóa 9 nâng cao (Phần 7)

a) Tính giá trị m1, m2 (các khí đo ở đktc)?

b) Xác định hai kim loại?

Xem giải

Câu 9. Cho 6,9 gam Na và 9,3 gam Na2O vào 284,1 gam nước, được dung dịch A. Hỏi phải lấy thêm bao nhiêu gam NaOH có độ tinh khiết 80% (tan hoàn toàn) cho vào để được dung dịch 15%.

Xem giải

Câu 10. Hỗn hợp bột A gồm Fe kim loại R có hóa trị ko đổi. Trộn đều và chia 22,59 gam hỗn hợp A thành 3 phần bằng nha. Hòa tan hết phần 1 bằng dung dịch HCl thu được 3,696 lít H2. Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thu được 3,36 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Biết các thể tích đo ở đktc.

a) Viết phương trình hóa học xảy ra và xác định kim loại.

b) Cho phần 3 vào 100ml dung dịch Cu(NO3)2 để Cu(NO3)2 tan hết được chất rắn B có khối lượng 9,76 gam. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính nồng độ mol/l của Cu(NO3)2.

Xem giải

Câu 11. Hòa tan hoàn toàn 4,32 gam hỗn hợp gồm Al, MgCO3 trong 200ml dung dịch HCl 1,5M (d = 1,05 g/ml), thu được dung dịch A và hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với hidro là 13,6. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch A?

Xem giải

Câu 12. Hòa tan m gam hỗn hợp hai kim loại Cu và Fe trong 100ml dung dịch AgNO3 1M, sau phản ứng thu được dung dịch Y và chất rắn có khối lượng 13,36 gam gồm 2 kim loại. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch T và chất rắn Z, lọc Z đem nung trong không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được p gam chất rắn.

a. Tính p?

b. Tính khối lượng kim loại Cu trong hỗn hợp, biết m= 5,44 gam.

Xem giải

Câu 13. Hòa tan hết vào nước 10,95 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3, NaHCO3 và NaCl trong 3 muối đó chỉ có 1 muối ngậm nước, ta thu được dung dịch A. Chia dung dịch A ra làm 2 phần bằng nhau:

– Phần 1: tác dụng vừa đủ với 70ml dung dịch HCl 1M. Sau đó thêm một lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 11,48 g kết tủa.

– Phần 2 : thêm 50ml dung dịch NaOH 1M và một lượng dư dung dịch BaCl2. Lọc bỏ kết tủa. Để trung hòa phần nước lọc cần 25ml dd HCl 1M.

Xác định công thức tinh thể của muối ngậm nước.

Xem giải

Câu 14. Một thanh kim loại R được ngâm trong dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, thanh kim loại có khối lượng nhẹ bớt đi so với ban đầu. Cũng thanh kim loại R như vậy, sau khi ngâm trong dung dịch AgNO3, kết thúc phản ứng thì khối lượng thanh kim loại bây giờ lại nặng thêm so với ban đầu. Cho biết: R có hoá trị II; tất cả kim loại sinh ra đều bám vào thanh R; phần khối lượng nặng thêm gấp 75,5 lần phần khối lượng nhẹ bớt đi; số mol kim loại bám vào thanh R trong hai thí nghiệm trên đều bằng nhau.

Xác định kim loại R. Nếu thanh R đem thí nghiệm có khối lượng 20g; dung dịch CuSO4 có thể tích 125 ml và nồng độ 0,8M thì trong thí nghiệm với dung dịch AgNO3, thanh kim loại tăng bao nhiêu phần trăm về khối lượng? Thể tích dung dịch AgNO3 0,4M cần dùng là bao nhiêu ml?

Xem giải

Câu 15. Hòa tan 17,2 gam hỗn hợp gồm Fe và 1 oxit sắt vào 200 gam dung dịch HCl 14,6% thu được dung dịch A và 2,24 lít H2. Thêm 33 gam nước vào dung dịch A được dung dịch B. Nồng độ của  HCl  trong B là 2,92%. Xác định công thức của oxit sắt.

Xem giải

Câu 16. Trên hai đĩa cân để hai cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 loãng sao cho cân ở vị trí thăng bằng, cho 50 gam CaCO3 vào cốc dựng dung dịch HCl, cho b gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4 cân vẫn ở vị trí thăng bằng. Tính b (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).

Xem giải

Bạn đã xem chưa:  Bài tập Hóa 9 nâng cao (Phần 1)

Câu 17. Cho hỗn hợp X gồm a mol MgCl2, b mol FeCl3, c mol CuCl2. Hòa tan hỗn hợp này vào H2O được dung dịch A. Cho dòng khí H2S sục từ từ vào dung dịch A cho đến dư thì thu được một lượng kết tủa (sau khi rửa sạch kết tủa và sấy khô) nhỏ hơn 6,90625 lần lượng kết tủa thu được khi cho A tác dụng với lượng dư dung dịch Na2S.

Cho hỗn hợp Y gồm a mol MgCl2, b mol FeCl2, c mol CuCl2. Hòa tan hỗn hợp này vào H2O được dung dịch B. Cho dòng khí H2S sục từ từ vào dung dịch B cho đến dư thì thu được một lượng kết tủa (sau khi rửa sạch kết tủa và sấy khô) nhỏ hơn 8,875 lần lượng kết tủa thu được khi cho B tác dụng với lượng dư dung dịch Na2S.

Xác định phần trăm khối lượng mỗi chất trong X.

Xem giải

Câu 18. A là một hỗn hợp bột gồm: Fe, Fe2O3, Fe3O4

a) Cho khí CO dư qua 11,2 gam hỗn hợp A nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 8,96 gam Fe. Còn khi cho 5,6 gam A phản ứng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 dư thu được 5,84 gam chất rắn. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp A.

b) Để hòa tan vừa đủ  5,6 gam hỗn hợp A cần V (ml) dung dịch HCl 8%(d = 1,04g/ml) thu được một dung dịch B. TÍnh V biết dung dịch B chỉ chứa 1 muối duy nhất.

c) Cho B tác dụng với AgNO3 dư thu được kết tủa D. Tính khối lượng D.

Xem giải

Câu 19. Hỗn hợp M gồm 3 muối của kim loại kiềm (X): cacbonat, hidrocacbonat, clorua. Cho 8,742 gam hỗn hợp M hòa tan vào lượng dư dung dịch HCl 7,3% thì sau phản ứng xong thu được dung dịch A và 1,92 lit khí B (đktc). Đem dung dịch A trung hòa bằng 50 ml dung dịch KOH 0,8M được dung dịch D, cho D tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thì tạo thành 27,552 gam kết tủa.

a) Tìm kim loại X và tính thành phần khối lượng hỗn hợp M?

b) Tính nồng độ % của dung dịch A?

Xem giải

Câu 20. Dung dịch X là dung dịch HCl. Dung dịch Y là dung dịch NaOH. Cho 60 ml dung dịch vào cốc chứa 100 gam dung dịch Y, tạo ra dung dịch chỉ chứa một chất tan. Cô cạn dung dịch, thu được 14,175 gam chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thì chỉ còn lại 8,775 gam chất rắn.

(a)  Tìm nồng độ CM của dung dịch X, nồng độ C% của dung dịch Y và công thức của Z.

(b)  Cho 16,4 gam hỗn hợp X1 gồm Al,  Fe vào cốc đựng 840 ml dung dịch X. Sau phản ứng thêm tiếp 1600 gam dung dịch Y vào cốc. Khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn, lọc lấy kết tủa, đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 13,1 gam chất rắn Y1. Tìm thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X1.

Xem giải

Câu 21. Hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu. Lấy 3,31 gam X cho vào dung dịch HCl dư, thu được 0,784 lit H2 (đktc). Mặc khác nếu lấy 0,12 mol X tác dụng với khí clo dư, đun nóng thu được 17,27 gam hỗn hợp chất rắn Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính thành phần % về khối lượng của các chất trong X.

Xem giải

Câu 22. Hỗn hợp X gồm Al, Fe, Mg. Cho 15,5 gam hỗn hợp X vào 1 lit dung dịch HNO3 2M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 8,96 lit NO duy nhất (đktc). Mặt khác cho 0,05 mol X vào 500 ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi lấy toàn bộ kết tủa thu được đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2 gam chất rắn. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong X.

Xem giải

Câu 23. Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, Fe2O3 phải dùng vừa hết 350 ml dung dịch HCl 2M. Mặt khác nếu lấy 0,4 mol hỗn hợp X đốt nóng trong ống sứ (không có không khí) rồi thổi một luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 7,2 gam nước. Tính m?

Bạn đã xem chưa:  Bài tập Hóa 9 nâng cao (Phần 3)

Xem giải

Câu 24. Hòa tan 1,97 gam hỗn hợp Zn, Mg, Fe trong 1 lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 1,008 lit khí ở đktc và dung dịch A. Chia A thành 2 phần không bằng nhau. Phần 1 cho kết tủa hoàn toàn với 1 lượng vừa đủ dung dịch xút, cần 300 ml dung dịch NaOH 0,06M. Đun nóng trong không khí, lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thu được 0,562 gam chất rắn. Phần 2 cho phản ứng với NaOH dư rồi tiến hành giống như phần 1 thì thu được chất rắn có khối lượng a gam. Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp và giá trị của a.

Xem giải

Câu 25. Cho 20 gam hỗn hợp A gồm FeCO3, Fe, Cu, Al tác dụng với 60ml dung dịch NaOH 2M thu được 2,688 lít khí hidro. Sau khi kết thúc phản ứng cho tiếp 740ml dung dịch HCl 1M và đun nóng đến khi hỗn hợp khí B ngừng thoát ra. Lọc và tách cặn rắn C chỉ chứa kim loại. Cho B hấp thụ từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 10 gam kết tủa. Cho C tác dụng hết với axit HNO3 đặc, nóng, dư thu được dung dịch D và 1,12 lít một chất khí (đktc) duy nhất. Cô cạn D rồi nhiệt phân muối khan đến khối lượng không đổi được m gam sản phẩm rắn. Tính khối lượng của các chất trong hỗn hợp A và giá trị m.

Xem giải

Câu 26. Cho a gam Mg vào 200 ml dung dịch A chứa hai axit loãng HCl và H2SO4 thu được dung dịch B và V lít khí bay ra. Chia B thành hai phần bằng nhau. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào phần 1, đến khi phản ứng trung hoà xảy ra hoàn toàn thì cần 40 ml dung dịch NaOH, nếu cho dung dịch NaOH dư vào thì thu được 1,45g kết tủa. Cho dư dung dịch BaCl2 vào phần 2 thì thu được 1,165g kết tủa. Hãy tính:

a. Khối lượng Mg đã dùng.

b. Tính thể tích V.

c. Nồng độ mol/lit của mỗi axit.

Xem giải

Câu 27. Chia 34,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit của sắt thành 2 phần bằng nhau.

– Hòa tan hết phần 1 vào 200 gam dung dịch HCl 14,6 % thu được dung dịch A và 2,24 lít khí H2 (đktc). Thêm 33,0 gam nước vào dung dịch A được dung dịch B. Nồng độ của HCl trong dung dịch B là 2,92 %.

– Hòa tan hết phần 2 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được V lít khí SO2 (đktc).

  1. Xác định công thức hóa học của oxit sắt trong hỗn hợp X.
  2. Tính khoảng giá trị của V có thể nhận.

Xem giải

Câu 28. Đốt cháy 2 gam kim loại R cần vừa đủ 1,244 lít khí oxi ở đktc thu được oxit của kim loại R.

a) Cho luồng khí CO nóng dư đi thật chậm  qua 6,55 gam hỗn hợp oxit kim loại R ở trên và đồng 2 oxit theo tỉ lệ mol tương ứng là 1:2. Toàn bộ sản phẩm khí cho vào bình đựng  100ml dung dịch Ba(OH)2 0,375M thu được m gam kết tủa. Tìm m?

b) Nếu cho 6,55 gam hỗn hợp như trên tác dụng với 100ml dung dịch H2SO4 1,5M thì thu được dịch Y. Tính thể tích dung dịch NaOH 1,5M cho vào dung dịch Y để thu được lượng kết tủa là lớn nhất?

Xem giải

Câu 29. Hỗn hợp gồm Fe và FexOy có khối lượng 16,16g. Hoà tan hết X trong dung dịch HCl thu được dung dịch A và 0,896 lít khí H2 (đktc). Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi đem đun sôi trong không khí được kết tủa B. Nung B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 17,6g chất rằn
Xác định công thức FexOy

Xem giải

Câu 30. Hòa tan vừa  đủ 4 gam oxit của kim loại A (hóa trị III) vào dung dịch HNO3 37,8% thấy nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được là 41,7%. Khi làm lạnh dung dịch này thì thoát ra 8,08 gam muối rắn và nồng độ phần trăm của muối  trong dung dịch còn lại là 34,7%.

a) Xác định công thức của oxit kim loại A.

b) Xác định công thức của muối rắn.

Xem giải

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!