Giải đề thi ĐH-CĐ năm 2003 – Khối B

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (1,5 điểm).

(Xem giải) 1. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là 12.
a) Xác định 2 kim loại A và B. Cho biết số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố: Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13), K (Z = 19), Ca (Z = 20), Fe (Z = 26), Cu (Z = 29), Zn (Z = 30).
b) Viết các phương trình phản ứng điều chế A từ muối cacbonat của A và điều chế B từ một oxit của B.

(Xem giải) 2. Chỉ dùng thêm nước, hãy nhận biết 4 chất rắn: Na2O, Al2O3, Fe2O3, Al chứa trong các lọ riêng biệt. Viết các phương trình phản ứng.

Câu 2 (1,5 điểm).

(Xem giải) 1. Cho hỗn hợp gồm FeS2, FeCO3 tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch A và hỗn hợp khí B gồm NO2, CO2. Thêm dung dịch BaCl2 vào dung dịch A. Hấp thụ hỗn hợp khí B bằng dung dịch NaOH dư. Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra.

(Xem giải) 2. Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ x mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 13. Tính x và m. Cho biết, trong các dung dịch với dung môi là nước, tích số nồng độ ion [H+].[OH]= 10-14.

Bạn đã xem chưa:  Giải chi tiết đề thi THPT Quốc gia 2018 (Phần 1)

Câu 3 (1,5 điểm).

(Xem giải) 1. Chất A có công thức phân tử là C7H8. Cho A tác dụng với Ag2O (dư) trong dung dịch amoniac được chất B kết tủa. Khối lượng phân tử của B lớn hơn của A là 214 đvC. Viết các công thức cấu tạo có thể có của A.

(Xem giải) 2. Ba chất hữu cơ A, B, C chứa cùng nhóm định chức, có công thức phân tử tương ứng là CH2O2, C2H4O2, C3H4O2.
a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các chất đó.
b) Tính khối lượng chất B trong dung dịch thu được khi lên men 1 lít rượu etylic 9,2°. Biết hiệu suất quá trình lên men là 80% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml.

Câu 4 (1,5 điểm).

(Xem giải) 1. Viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện) thực hiện dãy chuyển hoá sau:

Cho biết E là rượu etylic, G và H là polime.

(Xem giải) 2. Viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện) chuyển hoá axetilen thành axit picric (2,4,6-trinitrophenol).

(Xem giải) Câu 5 (2 điểm).
Hỗn hợp X gồm các kim loại Al, Fe, Ba. Chia X thành 3 phần bằng nhau:
• Phần I tác dụng với nước (dư), thu được 0,896 lít H2.
• Phần II tác dụng với 50 ml dung dịch NaOH 1M (dư), thu được 1,568 lít H2.
• Phần III tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,24 lít H2.
(Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
1. Tính phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp X.
2. Sau phản ứng ở phần II, lọc, được dung dịch Y. Tính thể tích dung dịch HCl 1M cần thêm vào dung dịch Y để:
a) Thu được lượng kết tủa nhiều nhất.
b) Thu được 1,56 gam kết tủa.

Bạn đã xem chưa:  [2009] Giải đề thi ĐH Khối B

(Xem giải) Câu 6 (2 điểm).
A là hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, O. Cho một lượng chất A tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch KOH 2,4M rồi cô cạn, được 105 gam chất rắn khan B và m gam rượu C. Oxi hoá m gam rượu C bằng oxi (có xúc tác) được hỗn hợp X. Chia X thành ba phần bằng nhau:
• Phần I tác dụng với Ag2O (dư) trong dung dịch amoniac, được 21,6 gam Ag.
• Phần II tác dụng với dung dịch NaHCO3 (dư), được 2,24 lít khí (đktc).
• Phần III tác dụng với Na (vừa đủ), thu được 4,48 lít khí (đktc) và 25,8 gam chất rắn khan.
1. Xác định công thức cấu tạo của rượu C, biết khi đun nóng rượu C với H2SO4 (đặc), ở 170°C được anken.
2. Tính phần trăm số mol rượu C đã bị oxi hoá.
3. Xác định công thức cấu tạo của A.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!