Giải đề thi thử 2018 thầy Tào Mạnh Đức (Lần 16)

⇒ Đáp án và giải chi tiết:

1A 2C 3C 4D 5D 6A 7B 8A 9D 10D
11C 12A 13B 14D 15B 16C 17D 18A 19D 20D
21C 22B 23C 24D 25A 26B 27C 28B 29B 30A
31C 32D 33C 34B 35D 36A 37C 38D 39B 40D

Câu 1. Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biurê?

A. Gly-Gly.                 B. Ala-Gly-Ala.          C. Ala-Ala-Gly.          D. Gly-Gly-Gly-Gly.

Câu 2. Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?

A. Isoamyl axetat.       B. Đimetyl oxalat.       C. Tripanmitin.            D. Benzyl axetat.

Câu 3. Tơ olon dai, bền với nhiệt và giữ được nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét. Tơ olon được tổng hợp từ monome nào sau đây?

A. Vinyl clorua.          B. Axit caproic.           C. Vinyl xianua.          D. Propilen.

Câu 4. Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?

A. Isopropylamin.       B. Trimetylamin.         C. Phenylamin.           D. Etylmetylamin.

Câu 5. Ethanol là chất có tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng ethanol trong máu tăng cao sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể dẫn đến tử vong. Công thức của ethanol là

A. HCHO.                  B. CH3OH.                 C. HCOOH.               D. C2H5OH.

Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ, fructozơ, saccarozơ và xenlulozơ thu được 105,6 gam CO2 và 40,5 gam H2O. Giá trị m là

A. 69,30.                     B. 76,23.                     C. 55,44.                     D. 83,16.

Câu 7. Thủy phân hoàn toàn m gam tripeptit Gly-Ala-Val trong dung dịch NaOH dư, thu được 69,4 gam muối. Giá trị m là

A. 44,1.                       B. 49,0            .                       C. 58,8.                       D. 53,9.

Câu 8. Cho 18,72 gam valin tác dụng với 200 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam rắn khan. Giá trị m là

A. 27,04.                     B. 23,12.                     C. 26,32.                     D. 23,84.

Câu 9. Axit acrylic thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất hay dung dịch nào sau đây?

A. Br2.                         B. NaHCO3.                C. O2 (t0).                    D. H2 (xúc tác Ni, t0).

Câu 10. Nhận định sai là?

A. Monome là các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime.

B. Teflon  là vật liệu polime có tính dẻo.

C. Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc a-amino axit.

D. Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và không tan trong nước.

Câu 11. Ở nhiệt độ thường, kim loại Na phản ứng với nước tạo thành

A. NaOH và O2.         B. NaHCO3 và H2.      C. Na­OH và H2.         D. NaHCO3 và O2.

Câu 12. Cho dãy các kim loại: Li, Ba, Sr, Na, Al, Cs. Số kim loại kiềm trong dãy là

A. 3.                            B. 4.                            C. 2.                            D. 5.

Câu 13. Chất X là một bazơ mạnh, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất clorua vôi (CaOCl2) dùng để tẩy trắng và khử trùng. Công thức của X là

A. CaCO3.                   B. Ca(OH)2.                C. CaSO4.                   D. NaOH.

Câu 14. Oxit nào sau đây bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng?

A. Al2O3.                     B. Fe(OH)2.                 C. Na2O.                     D. Fe3O4.

Câu 15. Cho phản ứng: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. H2O đóng vai trò là chất khử.                    B. H2O đóng vai trò là chất oxi hóa.

C. NaOH đóng vai trò là chất oxi hóa.           D. NaOH đóng vai trò là chất khử.

Câu 16. Điện phân nóng chảy hoàn toàn 11,4 gam MCln, thu được 2,688 lít khí thoát ra ở anot (đktc). Kim loại M là

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia chuyên Quốc học - Huế (Lần 3)

A. Na.                         B. Ca.                          C. Mg.                         D. K.

Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn 4,68 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong oxi (dùng dư), thu được m gam hỗn hợp rắn X gồm hai oxit. Hòa tan hoàn toàn m gam X cần dùng 300 ml dung dịch H2SO4 0,8M. Giá trị của m là

A. 6,60.                       B. 12,36.                     C. 10,44.                     D. 8,52.

Câu 18. Cho 12,0 gam hỗn hợp gồm Na và Al vào nước dư, thu được 5,376 lít khí H2 (đktc) và còn lại m gam rắn không tan. Giá trị m là

A. 6,00.                       B. 0,96.                       C. 9,00.                       D. 6,48.

Xem giải

Câu 19. Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là

A. đá vôi.                    B. vôi sống.                 C. thạch cao nung.      D. thạch cao sống.

Câu 20. Phản ứng hóa học nào sau đây là đúng?

A. 2Na + CuSO4 → Na2SO4 + Cu.                B. Ni + FeSO4 → NiSO4 + Fe.

C. MgO + CO → Mg + CO2.                 D. Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + H2O.

Câu 21. Cho hai bình như nhau, bình A chứa 0,5 lít axit clohiđric 2M; bình B chứa 0,5 lít axit axetic 2M được bịt kín bởi hai bóng cao su như nhau. Hai mẫu Mg khối lượng như nhau được thả xuống cùng một lúc. Kết quả sau 1 phút và sau 10 phút (phản ứng đã kết thúc) được thể hiện như ở hình dưới đây:

tmd163

Nhận định nào sau đây là sai?

A. Axit clohiđric là axit mạnh, phân li một chiều nên lượng H+ tại thời điểm 1 phút nhiều hơn nên phản ứng xảy ra nhanh hơn.

B. Sau 10 phút, khí thoát ra ở cả hai bình đều bằng nhau.

C. Axit axetic có phân tử khối lớn hơn nên tại thời điểm 1 phút, tốc độ thoát khí chậm hơn.

D. Sau 1 phút, tốc độ thoát khí ở bình A nhanh hơn bình B.

Xem giải

Câu 22. Cho dãy các chất: glyxin, phenylamoni clorua, etyl axetat, glixerol, đimetylamin, lòng trắng trứng (anbumin). Số chất trong dãy phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng là

A. 5.                            B. 4.                            C. 3.                            D. 6.

Câu 23. Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế khí Z. Phương trình điều chế khí Z là

tmd162

A. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 ­ + H2O.

B. 2H2SO4 + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O.

C. 2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2­.

D. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2­ + 2H2O.

Xem giải

Câu 24. Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:

(a) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.

(b) Cho bột Al tiếp xúc với hơi brom.

(c) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch CaCl­2.

(d) Cho bột Cu vào dung dịch Fe(NO3)3.

Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là

A. 4.                            B. 2.                            C. 1.                            D. 3.

Câu 25. Cho luồng khí CO dư qua ống sứ đựng 11,2 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO (nung nóng), thu được m gam rắn và hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 18,0 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là

A. 8,32.                       B. 7,52.                       C. 8,00.                       D. 8,16.

Xem giải

Câu 26. Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là

A. 12,0.                       B. 16,0.                       C. 13,8.                       D. 13,1.

Xem giải

Câu 27. Cho 0,15 mol hợp chất hữu cơ X (thành phần C, H, O) phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH 8%, làm bay hơi dung dịch sau khi kết thúc phản ứng, chỉ thu được 230,4 gam hơi nước và 41,7 gam hỗn hợp rắn Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 1,575 mol O2, thu được CO2; 212,4 gam H2O và 23,85 gam Na2CO3. Tổng số nguyên tử trong chất X là

Bạn đã xem chưa:  [2021] Khảo sát kiến thức - Sở GDĐT Vĩnh Phúc (Lần 1 - Đề 1)

A. 20.                          B. 26.                          C. 24.                          D. 22.

Xem giải

Câu 28. Cho m gam bột Al vào 200 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,8M và AgNO3 1M, sau một thời gian thu được dung dịch X và 3,935m gam rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là 25,6 gam. Giá trị m là

A. 16,0.                       B. 8,0.                         C. 12,0.                       D. 9,0.

Xem giải

Câu 29. Hợp chất hữu cơ X mạch hở, thành phần chứa C, H, O; trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. X tác dụng được với Na, giải phóng khí H2. Đốt cháy hoàn toàn a mol X, thu được 2a mol CO2. Số chất của X thỏa mãn là

A. 3.                            B. 2.                            C. 5.                            D. 4.

Xem giải

Câu 30. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử Hiện tượng

X

Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

Có màu tím.

Y

Đun nóng với dung dịch NaOH dư, sau đó làm nguội, cho tiếp vài giọt dung dịch CuSO4.

Xuất hiện màu xanh lam.

Z

Nước Br2.

Kết tủa trắng.

T Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.

Kết tủa Ag trắng sáng.

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Lòng trắng trứng (anbumin), triolein, anilin, glucozơ.

B. Lòng trắng trứng (anbumin), anilin, triolein, glucozơ.

C. Triolein, lòng trắng trứng (anbumin), glucozơ, anilin.

D. Lòng trắng trứng (anbumin), glucozơ, anilin, triolein.

Câu 31. Cho dung dịch muối X vào lượng dư dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra một khí duy nhất không màu hóa nâu ngoài không khí. Hai chất X và Y lần lượt là:

A. Ba(HCO3)2 và Na2CO3.                             B. FeCl2 và NaOH.

C. FeCl2 và AgNO3.                                       D. FeCl2 và Na2CO3.

Câu 32. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Tính chất vật lý chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong mạng kim loại gây ra.

B. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử.

C. Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử.

D. Trong ăn mòn kim loại và trong điện phân, ở cực âm đều xảy ra quá trình khử ion kim loại.

Câu 33. Hòa tan hết 20,06 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Al và Al2O3 vào nước dư, thu được 2a mol khí H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và số mol HCl được biểu diễn theo đồ thị sau:

tmd161

Giá trị của a là

A. 0,03.                       B. 0,04.                       C. 0,06.                       D. 0,08.

Xem giải

Câu 34. Hỗn hợp X gồm CH2=CHCOOH, CH2=CHCOOCH=CH2, CH2=C(COOCH3)2 và CH3COOH. Để làm no hoàn toàn 0,3 mol X cần dùng 0,16 mol H2 (xúc tác Ni, t0). Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần dùng a mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 12,96 gam. Giá trị của a là

A. 0,88.                       B. 0,94.                       C. 0,92.                       D. 0,86.

Xem giải

Câu 35. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Bạn đã xem chưa:  [2024] Thi thử TN sở GDĐT Hải Dương (Lần 3)

(a) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp.

(b) Sục 3a mol khí CO2 vào dung dịch của 2a mol Ca(OH)2.

(c) Cho hỗn hợp gồm Ba và Al (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.

(d) Cho dung dịch KHCO3 tác dụng vừa đủ dung dịch NaOH.

(e) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là

A. 4.                            B. 2.                            C. 5.                            D. 3.

Xem giải

Câu 36. Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic hai chức và một ancol đơn chức, đều mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon. Cho 0,2 mol X tác dụng với Na dư, thu được 3,584 lít khí H2 (đktc). Nếu cho 0,2 mol X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 16,08 gam muối. Phần trăm khối lượng của ancol trong hỗn hợp X là

A. 25,4%.                    B. 31,8%.                    C. 62,6%.                    D. 38,1%.

Xem giải

Câu 37. Cho 50,0 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào dung dịch NaCl thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I = 7,5A, sau thời gian t giây thì dừng điện phân, tổng thể tích khí thoát ra ở hai cực là 5,6 lít (đktc). Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 3,74 gam Al2O3. Giả sử các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là

A. 6176.                      B. 6562.                      C. 6948.                      D. 7720.

Xem giải

Câu 38. Cho các phát biểu sau:

(a) Ở nhiệt độ thường, chất béo chứa chủ yếu các gốc axit béo no ở trạng thái rắn.

(b) Đốt cháy hoàn toàn protein đơn giản luôn thu được nitơ đơn chất.

(c) Fructozơ còn được gọi là đường mật do có nhiều trong mật ong.

(d) Trong phân tử tinh bột, các mắt xích –C6H12O6– liên kết với nhau tạo nên.

(e) Phenylamin và benzylamin đều là chất lỏng, ít tan trong nước.

(g) Muối mononatri a-aminoglutarat dùng làm gia vị thức ăn.

Số phát biểu đúng là

A. 3.                            B. 6.                            C. 5.                            D. 4.

Câu 39. Nung nóng 20,88 gam hỗn hợp gồm Al, Fe2O3 và CuO trong khí trơ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 9,6 gam, thu được m gam rắn không tan. Nếu hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch chứa 1,32 mol HNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối nitrat của kim loại và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm N2O và NO. Cô cạn dung dịch Y thu được 87,72 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 10,80.                     B. 10,56.                     C. 8,40.                       D. 14,40.

Xem giải

Câu 40. Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no, hai chức; hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức (đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 1,32 mol CO2. Mặt khác, đun nóng a gam X với 400 ml dung dịch KOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cho tiếp 100 ml dung dịch HCl 0,8M để trung hòa lượng KOH dư, cô cạn dung dịch sau khi trung hòa thu được 0,16 mol hỗn hợp Y gồm hai ancol có tỉ khối so với He bằng 12,375 và m gam hỗn hợp Z gồm hai muối. Giá trị m là

A. 36,68.                     B. 40,20.                     C. 35,40.                     D. 41,48.

Xem giải

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!