Giải đề thi thử 2018 thầy Tào Mạnh Đức (Lần 35)

⇒ Đáp án và giải chi tiết:

1D 2B 3D 4A 5B 6D 7A 8A 9B 10D
11B 12A 13C 14C 15D 16C 17D 18C 19D 20B
21A 22B 23C 24D 25D 26C 27A 28A 29A 30A
31C 32B 33C 34A 35C 36C 37A 38B 39C 40A

Câu 1. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A. Cs.                          B. Na.                          C. Al.                          D. Mg.

Câu 2. Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl; vừa tác dụng với dung dịch NaOH

A. (NH4)2SO4­.             B. Al.                          C. MgO.                      D. NaAlO2.

Câu 3. Phèn chua có công thức là

A. (NH4)Al(SO4)2.12H2O.                              B. LiAl(SO4)2.12H2O.

C. NaAl(SO4)2.12H2O.                                   D. KAl(SO4)2.12H2O.

Câu 4. Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch CuSO4?

A. Ag.                         B. Al.                          C. Fe.                          D. Zn.

Câu 5. Điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Đun nóng nước cứng tạm thời thấy khí không màu thoát ra.

B. Trong các phản ứng hóa học, cation Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.

C. Tính chất vật lý chung của kim loại là tính dẽo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và tính ánh kim.

D. Thạch cao sống dùng để sản xuất xi măng.

Câu 6. Cho 5,8 gam hỗn hợp gồm Al và Cu vào dung dịch HCl loãng dư, thu được 4,032 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị m là

A. 20,52.                     B. 18,58.                     C. 24,03.                     D. 16,02.

Câu 7. Cho 1,44 gam bột Al vào dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch X và 0,02 mol khí Y duy nhất. Cô cạn dung dịch X thu được 11,36 gam muối khan. Khí Y là

A. N2O            .                       B. NO.                                    C. N2.                          D. NO2.

Câu 8. Cho phương trình phản ứng: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O. Sau khi phương trình đã cân bằng, tổng hệ số tối giản của phản ứng là

A. 22.                          B. 28.                          C. 24.                          D. 26.

Câu 9. Cho a mol Ba vào dung dịch chứa 2a mol Na2CO3, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nhiệt phân hoàn toàn kết tủa Y, lấy khí sinh ra sục vào dung dịch X, thu được dung dịch Z. Chất tan có trong dung dịch Z là

A. Ba(HCO3)2 và NaHCO3.                            B. Na2CO3.

C. NaHCO3.                                                   D. NaHCO3 và Na2CO3.

Xem giải

Câu 10. Ứng dụng nào sau đây là sai?

A. Amoniac lỏng được dùng làm chất gây lạnh trong máy lạnh.

B. Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.

C. Các muối nitrat được sử dụng chủ yếu để làm phân bón hóa học trong nông nghiệp.

D. Hỗn hợp temic gồm Al2O3 và Fe được dùng để hàn đường ray xe lửa.

Câu 11. Chất nào sau đây không cho được phản ứng thủy phân?

A. Xenlulozơ.             B. Glucozơ.                 C. Triolein.                  D. Saccarozơ.

Câu 12. Axit nào sau đây là axit béo?

A. Axit stearic.            B. Axit ađipic.             C. Axit fomic.             D. Axit axetic.

Câu 13. Loại tơ nào sau đây thuộc tơ thiên nhiên

A. Nilon-6,6.               B. Tơ visco.                 C. Tơ tằm.                   D. Tơ lapsan.

Câu 14. Hợp chất nào sau đây cho được phản ứng tráng gương?

A. CH3COOCH3.          B C2H3COOCH3.       C. HCOOC2H5.          D. H2N-CH2-COOH.

Câu 15. Tơ lapsan hay poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng giữa hai chất hữu cơ nào sau đây?

A. C6H5-COOH + HO-CH2-CH2-OH.

B. HO-CH2-CH2-OH + HO-C6H4-COOH.

C. H2N-[CH2]6-NH2 + HOOC-C6H4-COOH.

D. HOOC-C6H4-COOH + HO-CH2-CH2-OH.

Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn 9,6 gam hợp chất hữu cơ X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức của X là.

A. HCOOCH3.           B. C2H4(OH)2.                        C. CH3OH.                 D. HCOOH.

Câu 17. Thủy phân hoàn toàn 13,2 gam este X (C4H8O2) trong 300 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được ancol etylic và hỗn hợp rắn Y. Phần trăm của muối có trong rắn Y là

Bạn đã xem chưa:  [2024] Thi thử TN chuyên Trần Phú - Hải Phòng (Lần 2)

A. 67,2%.                    B. 50,0%.                    C. 53,2%.                    D. 63,6%.

Câu 18. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Ở điều kiện thường, glixerol hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức xanh lam.

B. Các amin đều thể hiện tính bazơ.

C. Dung dịch các amino axit thiên nhiên đều không làm đổi màu quì tím.

D. Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng, ít tan trong nước.

Câu 19. Peptit X có công thức phân tử là C7H13O4N3. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 1.                            B. 4.                            C. 2.                            D. 3.

Xem giải

Câu 20. Cho các nhận định sau:

(a) Thành phần polime đều chứa các nguyên tố C, H, O, N.

(b) Ancol (rượu) là dẫn xuất hiđrocacbon mà phân tử có nhóm hiđroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no.

(c) Hai hợp chất hữu cơ có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.

(d) Các ankylamin ở trạng thái khí đều làm quì tím ẩm hóa xanh.

Các nhận định đúng là

A. (a), (b), (d).                B. (b), (d).                    C. (b), (c), (d).               D. (c), (d).

Câu 21. Cho luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa 9,28 gam Fe3O4 và 1,6 gam MgO nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy phần rắn trong ống sứ tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,688.                     B. 4,032.                     C. 3,584.                     D. 2,240.

Xem giải

Câu 22. Cho 8,22 gam hỗn hợp gồm Na và Al2O3 vào nước dư, thu được 2,016 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cho từ từ đến hết V ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X, thu được a mol kết tủa và dung dịch Y. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Nếu V = 100 ml thì kết tủa bắt đầu xuất hiện.

B. Nếu V = 200 ml thì giá trị của a là lớn nhất.

C. Nếu V = 300 ml thì giá trị của a = 0,04 mol.

D. Nếu V = 450 ml thì dung dịch Y chứa hai muối.

Xem giải

Câu 23. Salbutamol là loại biệt dược được chỉ định cho các bệnh lý giãn phế quản, ho …Ngoài ra chất này đã trở thành “thần dược” khi trộn với thức ăn gia súc, để cho lợn mau tăng cân, siêu nạc .. gây ra rất nhiều lo lắng, bức xúc đối với người tiêu dùng. Salbutamol có công thức hóa học là C13H21NO3. Phần trăm khối lượng của cacbon có trong phân tử là

A. 20,08%.                  B. 61,66%.                  C. 65,27%.                  D. 18,97%.

Câu 24. Cho hỗn hợp gồm glyxin và axit glutamic (tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng vừa đủ với 240 ml dung dịch KOH 1M, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 23,36.                     B. 31,20.                     C. 23,04.                     D. 26,88.

Xem giải

Câu 25. Cho dung dịch muối X vào dung dịch muối Y, thu được dung dịch Z chỉ chứa một chất tan duy nhất và kết tủa T. Cho dung dịch HCl loãng dư vào Z, thấy thoát ra một khí không màu hóa nâu ngoài không khí. Hai muối X và Y lần lượt là:

A. NaI và Fe(NO3)3.                                       B. Fe(NO­3)2 và AgNO3.

C. Fe(NO3)2 và Na2CO3.                                D. Ba(NO3)2 và FeSO4.

Câu 26. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Các peptit mạch hở có số nguyên tử nitơ là số chẵn thì số nguyên tử hiđro là số lẻ.

B. Trùng hợp vinyl xianua thu được một loại polime có tính đàn hồi.

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Hàn Thuyên - Bắc Ninh (Lần 3)

C. Xenlulozơ hay tinh bột do các mắt xích –C6H10O­5– liên kết với nhau tạo nên.

D. Trong môi trường axit hay kiềm, fructozơ chuyển hóa thành glucozơ.

Câu 27. Cho các hợp chất hữu cơ mạch hở sau:

(a) Etylen glicol.                      (b) Alanin.                               (c) Metyl fomat.

(d) Axit axetic.                        (e) Metylamin.                         (g) Glyxin.

Số hợp chất mà có số nguyên tử cacbon bằng với số nhóm chức là

A. 3.                            B. 2.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 28. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng lá Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.

(b) Nhúng lá Zn nguyên chất vào dung dịch chứa H2SO4 và CuSO4.

(c) Nhúng lá Fe nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng.

(d) Đốt cháy là Fe trong khí Cl2.

(e) Nhúng lá Cu nguyên chất vào dung dịch Fe­2(SO4)3.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 2.                            B. 4.                            C. 3.                            D. 5.

Xem giải

Câu 29. Cho 1,61 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào 200 ml dung dịch chứa Fe(NO3)3 0,8M và Cu(NO3)2 0,4M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X. Các muối có trong dung dịch X là:

A. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.

B. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.

C. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2.

D. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2.

Xem giải

Câu 30. Tiến hành điện phân 400 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 1,2a (mol/l) và KCl 0,4a (mol/l) bằng điện cực trơ, đến khi khối lượng catot tăng 12,8 gam thì dừng điện phân. Cho 0,4 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và còn lại 16,0 gam rắn không tan. Giá trị của a là

A. 0,5.                         A. 0,9.                         C. 0,6.                         D. 0,8.

Xem giải

Câu 31. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol este X chỉ chứa một loại nhóm chức, thu được 46,2 gam CO­2 và 8,1 gam H2O. Nếu cho 0,15 mol X tác dụng tối đa với dung dịch chứa 16,8 gam KOH, thu được m gam muối. Giá trị m là

A. 37,2.                       B. 30,30.                     C. 32,4.                       D. 27,6.

Xem giải

Câu 32. Đun nóng 17,52 gam hỗn hợp X gồm một axit đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc làm xúc tác thu được 16,44 gam hỗn hợp Y gồm este, axit và ancol. Đốt cháy hoàn toàn 16,44 gam Y cần dùng 1,095 mol O2, thu được CO2 và 11,88 gam H2O. Nếu đun nóng toàn bộ 16,44 gam Y cần dùng 450 ml dung dịch NaOH 0,2M; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được x gam muối. Giá trị của x là

A. 18,00.                     B. 10,80.                     C. 15,90.                     D. 9,54.

Xem giải

Câu 33. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa Fe2O3 nung nóng.

(b) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ.

(c) Cho dung dịch NaI vào dung dịch FeCl3.

(d) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Na3PO4.

(e) Đốt cháy FeS2 trong oxi dư.

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là

A. 4.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 5.

Xem giải

Câu 34. Cho các nhận định sau:

(a) Glucozơ và fructozơ đều thể hiện tính khử khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

(b) Trong phân tử glucozơ và fructozơ đều chứa nhóm hiđroxyl (-OH).

(c) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ chủ yếu tồn tại dưới dạng mạch vòng.

(d) Glucozơ và fructozơ đều có công thức đơn giản nhất là CH2O.

(e) Ở dạng mạch hở, trong phân tử glucozơ và fructozơ đều chứa  5 nhóm hiđroxyl (-OH).

Số nhận định đúng là

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Yên Lạc 2 - Vĩnh Phúc (Lần 1)

A. 5.                            B. 4.                            C. 2.                            D. 3.

Câu 35. Cho 11,7 gam kim loại M vào hỗn hợp gồm Fe3O4 và Fe2O3 có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 6 thu được 23,62 gam hỗn hợp X. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 loãng dư, thấy lượng HNO3 phản ứng là 2,1 mol thu được dung dịch Y và 6,66 gam hỗn hợp khí Z gồm NO, N2O. Cô cạn dung dịch Y thu được 131,8 gam muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kim loại M là

A. Zn.                          B. Mg.                         C. Al.                          D. Ca.

Xem giải

Câu 36. Thủy phân hoàn toàn 20,52 gam hỗn hợp gồm peptit X (C6H11O4N3) và este mạch hở Y (C3H4O2) bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH đun nóng, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một chất hữu cơ Z có khối lượng 7,92 gam và hỗn hợp muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất của a : b là

A. 0,95.                       B. 1,35.                       C. 1,05.                       D. 1,50.

Xem giải

Câu 37. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho Al(OH)3 vào dung dịch HCl loãng, dư.

(b) Cho NaNO­3 dạng rắn vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

(c) Sục khí NO­2 vào dung dịch NaOH loãng, dư.

(d) Cho dung dịch HCl loãng dư vào dung dịch Fe(NO3)2.

(e) Cho dung dịch HNO3 loãng vào dung dịch Na3PO4.

(g) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2CO3.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là

A. 6.                            B. 4.                            C. 3.                            D. 5.

Xem giải

Câu 38. Cho 5,52 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa FeCl3 0,4M và CuCl2 0,6M. Sau một thời gian thu được dung dịch X và 4,8 gam rắn Y gồm hai kim loại. Cho dung dịch NaOH dư vào X (không có mặt không khí) thu được 21,04 gam kết tủa. Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng (dùng dư), thấy thoát ra 0,3 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Nếu cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 71,04.                     B. 75,36.                     C. 77,52.                     D. 73,20.

Xem giải

Câu 39. Este X mạch hở, trong phân tử có số liên kết pi không quá 4. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường axit, thu được hỗn hợp Y gồm ba hợp chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon, trong đó có chất hữu cơ Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, cần dùng 3,5a mol O2, thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là a mol. Điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Z hòa tan được Cu(OH)2 ở điều thường tạo phức xanh lam.

C. X là este hai chức, không no có chứa một nối đôi C=C.

B. Hiđro hóa hoàn toàn 1 mol X cần dùng 1 mol H2 (xúc tác Ni, t°).

D. X có công thức phân tử là C12H18O6.

Xem giải

Câu 40. Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức và một este hai chức (đều mạch hở, trong đó có hai este có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 19,44 gam X cần dùng 0,62 mol O2, thu được CO2 và 9,36 gam H2O. Nếu đun nóng 19,44 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol. Hóa hơi toàn bộ Y thì thể tích hơi đúng bằng thể tích của 5,6 gam N2 (đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Phần trăm khối lượng của este đơn chức có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp X là

A. 8,64%.                    B. 13,27%.                  C. 12,96%.                  D. 8,85%.

Xem giải

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!